Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…
Thiền Tông Videos Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông
⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉 Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉 Xem
⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉 Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉 Xem
Video: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông – Tháng 01/2020
Mạch nguồn Thiền Tông xuất phát từ nơi mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn của nước Ấn Độ, khởi đầu và tạo thành dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông, được Thiền gia Chánh Huệ Phong diễn tả bằng 28 câu thơ như sau:
Thiền Tông nở tại Linh Sơn,
Một, hai, năm chục không hơn một người.
Hoa Liên Diệu Pháp tốt tươi,
Tánh thấy Chân thật nhận thời Thiền Tông.
Chánh pháp Nhãn tạng trong lòng,
Niết Bàn Vi diệu phát dòng tại đây.
Thiền Tông chánh thức nơi này,
Chảy đi các xứ đã dừng tại đây.
Chúng con ghi nhớ lời Thầy,
Tìm nhiều phương cách Thiền đây lưu truyền.
Giúp người có được đại Duyên,
Nhận được nguồn Thiền của Phật Thích Ca.
Chúng con xin nói hết ra,
Tuyệt ý Phật Đà, Cốt tủy Thiền Tông.
Pháp môn Chân thật trong lòng,
Niết Bàn Thanh Tịnh là xong Luân hồi.
Như Lai chỉ dạy vậy thôi,
Nghi, Tìm hay Kiếm vào đời trầm luân.
Đức Phật chỉ dạy phải “Dừng”,
Luân hồi Sanh – Tử, không làm được chi.
Người tu đừng có Tư nghì,
Dụng công mà được tức thì bỏ ngay.
Chúng con ghi nhớ lời Ngài,
Pháp Thiền Thanh Tịnh tuyệt hay Ta Bà.
Chúng con nghe dạy của Cha,
Quyết tâm Thanh Tịnh nhận ra Niết Bàn.
Lòng con mới được Bình an,
Và quyết truyền lại muôn ngàn Người nghe.
⭐️Và từ nơi mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn ấy, Mạch nguồn Thiền Tông chảy xuôi về Nam Ấn. Từ đây, vượt biển Nam Ấn vào nước Tích Lan (Xri Lan Ca). Từ nước Tích Lan, Mạch nguồn Thiền Tông vượt Ấn Độ Dương vào cực Tây nước Nam Dương (Indonésia).
Lần theo eo biển Malacca vào biển Đông Việt Nam. Tránh bảo ở Côn Sơn, để rồi trực chỉ vào huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh. Từ đây, cập bờ biển Việt Nam ghé Vũng Tàu, Nha Trang, Qui Nhơn, Thừa Thiên Huế. Được tiếp lương thực sau cùng tại Việt Nam trực chỉ ra biển Đông vào cực Nam đảo Hải Nam nước Trung Hoa.
Lần lần theo bờ biển Đông đảo Hải Nam, nhận lương thực sau cùng tại đảo này rồi vượt biển Đông vào cửa sông Trường Giang. Chảy ngược dòng Trường Giang vào nước Lương. Chủ nước Lương lại không chấp nhận dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông, nên Mạch nguồn Thiền Tông phải chảy xuôi dòng Trường Giang ra biển Đông chảy ngược về phương Bắc.
Khi vào đất Bắc Ngụy, dừng tại động Thiếu Thất nơi Chùa Thiếu Lâm và dừng chảy tại đây đến 9 năm!
Chín năm sau, có vị tráng sỹ kiên cường quên thân mạng mình, chỉ còn một tay mà nắm lấy được Mạch nguồn Thiền Tông. Để rồi từ đây Mạch nguồn Thiền Tông chia ra nhiều nhánh chảy đi khắp nước Trung Hoa rộng lớn. Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông có 3 hướng chảy quan trọng nhất:
✨Một: Mạch nguồn Thiền Tông chảy về hướng Đông Bắc vượt biển Hoàng Hải đến nước Cao Ly nay là Triều Tiên và Hàn Quốc.
✨Hai: Mạch nguồn Thiền Tông chảy vượt biển Đông Trung Hoa đđến nước Phù Tang nay là Nhật Bản.
✨Ba: Dòng chảy mạnh nhất là vượt biên giới Trung – Việt vào tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, rồi đến thành Thăng Long. Chính nơi đđây, Mạch nguồn Thiền Tông chảy ngược lên núi Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, rồi chảy xuôi về Nam. Khi chảy đến Huế, Mạch nguồn Thiền Tông phải dừng lại đây mất 182 năm!
⭐️Năm 1956, Mạch nguồn Thiền Tông ấy bùng lên tại đất Rồng, nhưng vì thời cuộc, phải tắt lịm. Vị tiếp nhận Mạch nguồn Thiền ấy không có Duyên lớn, nên không cho Mạch nguồn Thiền chảy đi các nơi, đành trụ lại đây và có lời nhắn nhủ cho hậu nhân bằng những lời dạy như sau:
Hoa Thiền nở tại Linh Sơn,
Thầy đã nhận được, quí hơn ngọc vàng.
Quê hương chưa được Bình an,
Thiền Tông chưa được mở mang nơi này.
Các con ghi nhớ lời Thầy,
Giang sơn nối lại, nơi đây mọc Thiền.
Vạn dân xum họp bình yên,
Mạch chảy nguồn Thiền phải phát bùng xa.
Lòng từ của Phật Thích Ca,
Hai lăm thế kỷ hiện ra nơi này.
Các con ghi nhớ lời Thầy,
Đến đời Minh Triết nên xây Chùa Thiền.
Khởi đầu tuy có não phiền,
Nhiều người muốn phá chớ phiền mà chi.
Kim Cang giúp đở tức thì,
Tiền Thầy, Thầy chỉ, sau này chẳng lo.
Dù cho Chùa nhỏ Chùa to,
Miễn sao ghi lại để cho mọi người.
Thiền Tông lợi ích mọi nơi,
Nhiều người ngộ đạo tươi cười Thiền Tông.
Chánh pháp Nhãn tạng trong lòng,
Niết Bàn Vi diệu hiện phồng nơi đây.
Tiền Thầy, Thầy để gốc cây,
Đến đời Minh Triết đem xây Phật đài.
⭐️Vâng lời vàng ngọc ấy, chúng con nghe và xin làm. Hôm nay, hình bóng của Thầy tuy không còn nữa, nhưng những lời tuyệt đỉnh về Thiền Tông học của Thầy dạy chúng con, chúng con xin ghi nhớ mãi, nguyện đem hết sức lực của mình để cho Mạch nguồn Thiền Tông chảy mạnh và chảy khắp mọi nơi. Kính xin Thầy yên lòng tin tưởng ở chúng con:
Chúng con xin nhớ lời Thầy,
Thiền Tông nguyện mở nơi đây lưu truyền.
Xin Thầy yên dạ ngủ yên,
Chúng con xin trọn lời nguyền không sai.
Những người đến Tiểu Linh Đài,
Nhìn thấy Sen nở biết ngay ánh Thiền.
Chúng con xin trọn lời Nguyền,
Lập nhiều Phương tiện môn Thiền vươn xa.
Chúng con nguyện trước Thích Ca,
Cho nngười mê muội nhận ra nguồn Thiền.
Từ đây hết đảo hết điên,
Làm trọn lời Nguyền trước Phật Thích Ca.
Chúng con xin Nguyện bày ra,
Cùng nhau chung sức nói ra lời Thầy.
Chúng con xin Nguyện lời này,
Lập nhiều Phương tiện xin Thầy đừng lo.
Dù cho Thiền nhỏ Thiền to,
Người đến Linh Thứu phải lo tu Thiền.
Mong rằng Chư Phật trợ Duyên,
Con nguyện ước Nguyền mãi mãi không thôi.
⭐️Những lời thành tâm Nguyện hứa đó, mãi đến 50 năm sau mới thực hiện được, nên đến năm 2006, Mạch nguồn Thiền Tông mới chuyển mình chảy lại, tạo thành một Tiểu Linh Đài.
Từ đây, Mạch nguồn Thiền Tông được người có tâm Nguyện lớn, cho vượt các biển để vươn ra các Châu, nhiều người có Duyên lớn tiếp nhận và nếm được mùi vị tuyệt đỉnh của Mạch nguồn Thiền Tông. Vì vậy, hiện nay ai đến đất Rồng đều nhìn thấy 12 câu thơ tuyệt cao của Thiền Tông như sau:
Thơ rằng:
Đất Rồng lại mọc núi Linh,
Hai lăm thế kỷ hiện hình nơi đây.
Chúng con nghe dạy của Thầy,
Đến đây nhìn thấy dứt dây Luân hồi.
Vui mừng rơi lệ tuôn rơi,
Tỷ đời, triệu kiếp, ngộ thời Thiền Tông.
Mạch Phật con nhận trong lòng,
Niết Bàn Vi diệu không mong bên ngoài.
Lòng con vui sướng lắm thay,
Nhận ra Chân Tánh thấy ngay Niết Bàn.
Đời con đã hết gian nan,
Xin lạy ba lạy vô vàn nhớ ơn..
⭐️Chân thành cám ơn Đức Phật và những vị có công dẫn Mạch nguồn Thiền Tông chảy đến đđây. Thầy chúng con nhận lấy, dạy lại chúng con. Nay, hình bóng của Thầy chúng con không còn nữa, nhưng Mạch nguồn Thiền đã chảy đến mảnh đất Rồng này. Hậu nhân chúng con, xin cám ơn những vị Tiền nhân, xin lạy 3 lạy với lời thành kính và xướng kệ Thiền như sau:
Lạy thứ nhất:
Hôm nay con đến Linh Sơn,
Thấy hoa Sen nở quí hơn ngọc vàng.
Nhận ra tánh Thấy Bình an,
Chân Tánh hiển lộ muôn ngàn vui thay.
Thiền Tông Đức Phật chỉ bày,
Con biết tánh Thấy nhận ngay Niết Bàn.
Lòng con đã bỏ Trần Gian,
Về nơi Quê cũ an nhàn thảnh thơi.
Lạy thứ hai:
Đại Duyên con đến Linh đài,
Lòng thành đảnh lễ xin Ngài chứng minh.
Hoa Sen nhận thấy nơi mình,
Niết Bàn Vi diệu con nhìn đã ra.
Lòng từ của Đức Thích Ca,
Hai lăm thế kỷ hiện ra nơi này.
Con xin kính lễ ơn Thầy,
Đã giúp con được vượt qua Luân hồi.
Lạy thứ ba:
Đất Rồng đã có nui Linh,
Thấy hoa Sen nở tự mình biết ngay.
Vạn năm Sanh – Tử trần ai,
Nhận ra Chân Tánh sinh lai không còn.
Lệ rơi đôi mà lăn tròn,
Lòng thành đảnh lễ lòng con nhẹ nhàng.
Từ nay con hết gian nan,
Con lạy ba lạy muôn ngàn biết ơn.
⭐️Những người trước chúng con, từng từng lớp lớp đã ra đi, hình bóng người xưa nay không còn nữa, nhưng Mạch nguồn Thiền Tông vẫn chảy và chảy mãi, giúp cho hậu nhân chúng con nếm được mùi vị tuyệt diệu của Mạch nguồn Thiền Tông.
Phúc đức ngàn đời của chúng con, là đã nếm được mùi vị tuyệt diệu Thiền Tông ấy, vô vàng cám ơn Đức Phật và những vị đã có công dẫn Mạch nguồn Thiền đến đây. Chúng con không dùng ngôn từ gì của thế giới này để nói lên lời cám ơn đó, chỉ biết nhìn hình tượng của các Ngài, rồi cúi đầu, bùi ngùi rơi lệ.
✨Đức Phật dạy trong kinh Niết Bàn và Diệu Pháp Liên Hoa: Dù làm vua cõi Người, làm Chúa cõi Trời, hay giàu sang phú quí nhất trong Tam giới này, nếu đem so sánh với người nếm được mùi vị tuyệt vời của Mạch nguồn Thiền Tông, người làm Vua, người làm Chúa hay giàu sang, cũng chỉ là kẻ bần cùng nghèo khó mà thôi.
Chúng con đã cảm nhận được lời dạy ấy, không biết tại sao nước mắt của chúng con lại tự nhiên tuôn trào, và cứ tuôn trào.
Video: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông – Trích Q5: Khai thị Thiền Tông
Nguồn Internet
✍️ Mục lục: Kinh Vô Tự – Giáo Lý Đạo Phật 👉 Xem tiếp
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram