Chùa Thiền TôngKinh - KệThiền Tông

Kệ Như Lai ngộ Thiền ở Cõi Trời Đâu Suất

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt) 👉  Xem
⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem

Kệ Như Lai ngộ Thiền ở Cõi Trời Đâu Suất trình Phật Cổ Nhiên Đăng

Ta là Thái tử Thường Hộ Minh đạt được “Bí mật Thanh Tịnh thiền”:

Ta là Thái tử Thường Hộ Minh vừa nghe Đức Phật Nhiên Đăng dạy đến đây, bỗng Ta được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh”, nên có thốt lên:

– Ồ! Kính thưa Đức Như Lai, con đã Thấy bằng Tánh Phật của con rồi.

Đức Phật Nhiên Đăng liền hỏi Ta:

– Thái tử thấy như thế nào hãy nói lại cho Như Lai nghe coi có đúng như vậy không?

Ta không trả lời mà đọc bài kệ 88 câu đế nói lên chỗ Ta được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh mà Mười phương chu Phật đang sinh sống”, như sau:

Tánh Phật đã sẵn ngàn xưa
Vì con ngu muội cứ ưa luân hồi
Bao năm tìm kiếm cả đời
Không sao tìm được luân hồi kéo đi.

Nhiên Đăng không dạy thứ gì
Chỉ dạy Thanh tịnh hết đi luân hồi
Đầu tiên con dụng công ngồi
Vào trời Thanh tịnh ngàn đời ngồi yên.

Ở trong thanh tịnh lâu điên!
Khi được hết nghiệp con liền trở ra
Tiếp tục sống cõi Ta bà
Mơ tưởng cảnh đẹp để ra luân hồi.

Phước thiện làm đủ cách rồi
Được vào cảnh giới ôi thôi thiên hình
Vào đây cảnh sắc tuyệt xinh
Không sao kể hết tự mình biết thôi.

Vào đây ở mãi hết đời
Mười ngàn năm hết để rồi nghĩ suy
Trở về Trần thế để đi
Đi vào Dục Giới ở thì ngàn năm.

Sống hết tuổi thọ âm thầm
Trở lại nhân thế làm Thần kiếm ăn
Năm trăm năm ngồi mà ăn
Lại bịa hù dọa kiếm ăn người khờ.

Hết đời trở lại Trần nhơ
Chém giết thiên hạ sa cơ Ngục hình
Ngục hình là trị tội mình
Để trả hết tội thì mình mới ra.

Con trở lại sống Ta Bà
Không dám thố lộ thiết tha than rằng:
Chẳng lẽ ở mãi đây chăng?
Vừa than mấy tiếng mắt hằng thiếp đi.

Nhiên Đăng, Phật dạy con thì:
Muốn hết sinh tử phải hằng thiện tâm
Làm phước thiện phải âm thầm
Không được thố lộ người Trần biết nghe.

Một mực thanh tịnh mà nghe
Nghe lời Phật dạy nghe nơi Suất Trời
Khi nghe lời dạy ở Trời
Ở Trời Đâu Suất biết rồi tử sanh.

Chợt ngộ con hết tử sanh
Trở lại Trần thế được sanh Vương Hoàng
Hoàng cung sống được cao sang
Nhiệm vụ con phải độ ngàn chúng sanh.

Trên ba mươi phải tu hành
Ra ngoài Nhân thế dụng công tu Thiền
Ban đầu dụng công tu Thiền
Ép cho thân thể đi xiên ốm gầy.

Kế tiếp ngồi dưới gốc cây
Lý luận làm Thầy dạy đạo người nghe
Người nghe họ lại đi khoe
Cồ Đàm Thầy giỏi, nói nghe tuyệt Trần.

Nhiều người thích đến lại gần
Con dạy người Trần tuyệt ý Thế gian
Thế gian là chỗ buộc ràng
Ai muốn an nghĩ Niết bàn lại đây.

Lại đây Con dạy như vầy:
Muốn có linh nghiệm, Thầy liền dạy cho
Dạy cho Thần chú tự do
Mặc tình biến đổi vật to trước mình.

Thiền Mật hết sức huyền linh
Vài câu Thần chú tuyệt linh vô cùng
Nhân thế lại thích lạ lùng
Do vậy, đến học ung dung kiếm tiền.

Sau cùng Con dạy bình yên
Là thiền Thanh tịnh hết liền tử sanh
Người nghe nói đến thiền Thanh
Liền bỏ đi hết xung quanh ít người.

Thì ra người Thế thích vui
Thích Cầu và Lạy để người ngợi khen
Thích làm kẻ ngốc người hèn
Làm con Thượng Đế để Ngài ban ân.

Giờ đây Con biết người Trần
Sử dụng cái Tưởng, Dương trần họ ham
Do vậy, sáng, tối cứ làm
Cho thân mỏi mệt trí Phàm mới yên.

Tu thiền Thanh tịnh bảo điên!
Nhiều người bảo thế Con khuyên thế nào?
Thôi thì Dương thế đi vào
Khi nào họ chán con mau dạy Thiền.

Phần này con xin trình riêng
Nhiên Đăng Đức Phật, Ngài liền chứng Con
Đâu Suất Con đã hiểu tròn
Luân hồi sinh tử lòng Con quyết gìn.

Cám ơn Đức Phật huyền linh
Xin lạy ba lạy Con trình lời Con
Con nay nhất quyết lòng son
Phổ đi Thiền học để còn hậu lai.

Đức Phật Nhiên Đăng nghe Như Lai trình bài kệ 88 câu xong, Ngài biết Như Lai đã đạt được “Bí mật Thanh tịnh thiền” nên thọ ký cho Như Lai sau này được thành Phật, hiệu là Thích Ca Văn, tại cõi Nam Diêm Phù Đề.

Video: Trích: Q9 – Sách trắng Thiền Tông

Nguồn Thiền Tông

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *