Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

7. Chánh điện Thiền Tông đúng nghĩa

Chúng tôi được vị Trưởng Ban Quản trị Chùa giải thích về Chánh điện Thiền Tông:

Đây là Chánh điện chúng tôi không thấy ghi bất cứ Chùa nào mà trong suốt những năm tháng chúng tôi đi tìm. Còn ở Chánh điện Chùa này ghi là:

CHÁNH ĐIỆN THIỀN TÔNG.
TU THEO PHÁP MÔN THIỀN TÔNG CỐT ĐỂ THÀNH PHẬT.

Ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt Nam.

Đây, chúng tôi xác nhận:

NGÔI CHÙA TÂN DIỆU NÀY, ĐÚNG LÀ THIỀN TÔNG VIỆT NAM.

Nhìn câu ghi tại Chánh điện, cũng đủ để chúng ta suy ngẫm, không phải Chùa này ghi mà không có cơ sở, vì câu này Đức Phật đã nói đi nói lại rất nhiều lần trong kinh Hoa Nghiêm:

Ta là Phật đã thành, còn các ông là Phật sẽ thành!

Vị Trưởng Ban Quản trị Chùa nói tiếp:

– Tại chúng ta không chịu nhận mà tin sai sự thật gặp người nào nói làu làu, giỏi biện luận, bài biện cầu kỳ, nói ra những lời để mê hoặc lòng người, chúng ta không chịu tìm hiểu, mà cứ tin đại!

Còn Đức Phật nói chúng ta sẽ thành Phật, chúng ta không chịu tin mà thực hành, không nương theo lời của Ngài, coi đó là kim chỉ nam. Vì vậy, lời nguyền của Ma Vương thật không sai:

– Này ông Cồ Đàm, khi ông không còn ở Thế Giới này, các đệ tử của ông, tuy tu theo ông, nhưng họ hoàn toàn làm theo sự sai bảo của ta cả!
Lời nguyền của Ma Vương thấy khủng khiếp quá! Chúng ta là người sống với thời đại văn minh của khoa học cao, hãy suy xét tu gì là mê tín (tin lầm), tu gì là theo chánh pháp của Như Lai đã dạy. Quý vị là người lớn tuổi, nên tìm hiểu những gì là luân chuyển của Vật lý, cái gì giúp cho chúng ta Giác Ngộ và Giải Thoát, để trở về quê xưa của chính mình, mà Như Lai đã dạy rất rõ trong các kinh điển.

Vì sao chúng ta phải tìm hiểu kỹ như vậy?

Vì chúng ta chỉ còn một thời gian ngắn nữa, là phải từ bỏ tất cả những gì mà chúng ta tạo dựng nên, để rồi đi theo nghiệp thức mà tái sanh, đây là cái khổ muôn đời của mỗi người vậy!

Đức Phật dạy:

Mỗi người chúng ta, ai ai cũng có khả năng để làm chủ đời mình, nhất là Thiền Tông đã dạy. Đức Phật đã nói như vậy, mà mình không chịu nghe, mà lại đi nhờ người này, người nọ giúp đỡ mình. Người nhận giúp đỡ mình, họ lại là người chẳng khác gì mình, họ cũng bị đi trong sáu nẻo Luân hồi không biết đâu là ngày cùng! Họ cũng bị Nhân – Quả chi phối như tất cả bao nhiêu người khác. Có khác chăng, họ được mang một lớp hư ảo, nhưng lớp hư ảo này, đối với Nhân – Quả coi như là hoa giấy giữa đám lửa hồng, không ăn thua gì!

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy:

“Tam Giới vô an du như hỏa trạch! ”

Trong ba cõi: Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới như trong nhà lửa!
Đã ba giới như ở trong nhà lửa, tức còn bị vòng xoáy của Nhân – Quả cuốn hút (vòng xoáy của Nhân – Quả, không sức mạnh nào vượt ra ngoài nó được! Chỉ trừ người nào biết tránh được cuốn hút của Nhân – Quả, người đó không bị đi trong sáu nẻo Luân hồi).

Cốt yếu của Đức Phật là chỉ cho chúng ta biết cách vượt ra ngoài Tam Giới, để không còn bị Nhân – Quả lôi cuốn nữa!

Trưởng Ban Quản trị Chùa giải về:

Tượng Đức Phật thờ tại Chánh điện Thiền Tông

Là tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tay cầm cành sen, cao 3,2 m sơn toàn màu vàng, xem rất oai nghi và đẹp. Đây là cốt truyện ghi trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa:

Một hôm, tại mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Thứu (Linh Sơn), Đức Phật lên tòa, không phải Ngài giảng đạo, mà Ngài “kiểm đạo”, bằng cách tay cầm cành Hoa Sen đưa lên cho hội chúng xem, từ phải sang trái, từ gần đến xa, Đức Phật không nói một lời nào, trong pháp hội này có đầy đủ các đệ tử lớn của Đức Phật như:

– Đức Mục Kiền Liên.
– Ngài Xá Lợi Phất.
– Ngài Phú Lâu Na.
– Ngài A Nan.
– Ngài Tu Bồ Đề.
– Ngài Ca Chiên Diên.
– Ngài Ma Ha Ca Diếp.
V.v…

Không vị nào biết Đức Phật muốn nói gì. Duy chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm miệng cười.

Đức Phật liền bảo cho đại chúng trong pháp hội biết

Tượng Đức Phật thờ tại Chánh điện Thiền Tông Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
– Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, Pháp môn mầu nhiệm, không lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay ta giao phó cho ông Ma Ha Ca Diếp thay ta giáo hóa chúng sanh ở cõi Ta bà này sau khi ta diệt độ, ông truyền mãi đừng cho đoạn dứt và làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất, khi ông rời thế gian này, ông trao lại cho A Nan Đà làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ hai…

Bên phải Đức Phật:

Tượng Bồ Tát đại trí Văn Thù Sư Lợi:
– Ngài cỡi con sư tử lông vàng.
– Tay cầm cây kiếm bén.

Ý nghĩa đại trí Văn Thù sư Lợi:
Tượng trưng cho cái căn bản trí mỗi con Người của chúng ta. Vì nhờ cái căn bản trí này, mà thái tử Tất Đạt Đa nhìn được sự thật ở thế gian này, dù có danh vọng, cao sang, tiền tài nhiều đến đâu đi chăng nữa, khi thở ra mà không hít vào thì mọi thứ đều bỏ còn các ân oán phải theo nghiệp mà vay trả với nhau!

Vì vậy, thái tử Tất Đạt Đa mới bỏ cung vàng, điện ngọc, chức tước, quyền uy, vợ đẹp, con xinh, đi tìm cái nguồn cội của chính mình và thái tử đã thành công trọn vẹn, nên chúng ta gọi Ngài là Đức Phật (tức Đấng Giác Ngộ).

Con Sư tử lông vàng:
Tượng trưng cho oai lực dũng mãnh, vì trong rừng sâu núi thẳm, không con vật nào có oai lực bằng con sư tử cả. Khi tiếng của con sư tử rống lên, mọi con thú khác đều im hơi lặng tiếng.

Cây kiếm bén:
Tượng trưng cho mọi sự cắt đứt, vì nhờ cây kiếm này, người tu theo Thiền Tông mới cắt đứt được tất cả: Tham, Sân, Si, Mạng, Nghi, Ác, Kiến, v.v… và các danh, lợi, quyền uy, chức tước ở Thế Giới này vậy.

Tượng Đức Bồ Tát đại trí Văn Thù Sư Lợi thờ tại Chánh điện Thiền Tông Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Bên trái Đức Phật:
Tượng Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền, Ngài cỡi con voi trắng sáu ngà.

Đại Hạnh Phổ Hiền:
Tượng trưng cho cái hạnh lớn của ai muốn tu theo Pháp môn Thiền Tông này.

Con voi trắng sáu ngà:
Tượng trưng cho sức mạnh, vì trong rừng già, không con vật nào mạnh bằng con voi cả.
Sáu ngà là tượng trứng cho lục độ Ba La Mật, chứ ở Thế Giới này làm gì có con voi nào sáu ngà.
Còn màu trắng là tượng trưng cái trong sáng Phật Tánh của mỗi người.

Tượng Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền thờ tại Chánh điện Thiền Tông Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *