Giải đápThiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Chân Như

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem

Chân Như ở bên Phật Giới và Chân Như ở bên Tam Giới tất cả mãi mãi vĩnh trường không bao giờ biến mất, không bao giờ chết đi, chỉ khác nhau là Phật Giới thì vô sanh, còn Tam Giới thì tử sanh luân hồi có phải như vậy hay không ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:

Bây giờ giải quyết cái chữ Chân Như nè: chân là chân thật, cái gì chân thật?

Ở Phật Giới cái gì chân thật? Thấy, nghe, nói, biết và ý là chân thật, điện từ quang là chân thật bên đó.

Còn bên đây là cái gì? Cũng Chân Như vật lý: đất, nước, gió, lửa, dầu anh đi đâu nó cũng vậy, nó đi đâu nó thành cây rớt xuống nó cũng thành đất, con người cũng vậy, còn sống đi nói vậy chứ đến khi chết cũng nằm xuống đất.

Đó là cái Chân Như, còn gọi là cái chân lý của vật lý mà mình tạm gọi là Chân Như, bên kia thấy, nghe, nói, biết, ý mới gọi là Chân Như, chân là cái chân thật, như là như vậy không biến đổi, nhưng mà tại nó vô qui luật vật lý nó phải quay theo vật lý thành ra thấy nó biến đổi.

Bởi vậy nếu mình nói đó, bây giờ mình mới so sánh cái này nè, so sánh bằng cái gì? So sánh bằng 1 nguyên tử, nguyên tử đất tuy là nó kết hợp nhiều nguyên tử nó trở thành hình người, nhưng mà cá thể của nguyên tử đất hoàn toàn không thay đổi, nó chỉ kết dính tạm thời, chỉ duyên hợp kết dính thôi, hàng tỷ tỷ tế bào nó kết hợp trở thành con người, khi nó mất ra thì nó trả về, tất cả hàng tỷ tỷ tế bào nó cũng phải trả về cái Chân Như của đất, rồi Chân Như của nước, Chân Như của gió, Chân Như của điện, nó không có khác.

Kêu bằng Chân Như không biến đổi là chỗ này, mà nó duyên hợp nó sẽ biến đổi cái hình thể, chứ sự thật đất không thể nào mà mất, bây giờ mình nói nè: ví dụ nước đi, mình thấy 1 ly nước chứ sự thật ở trong đó biết bao nhiêu nguyên tử nước ở trong đó? Nhưng mà dầu nó có luân chuyển đi đâu rồi nó cũng là Chân Như của nước, bên kia cũng vậy, Chân Như là cái chân thật không biến đổi, bên đây là đất, nước, gió, lửa, điện từ âm dương, còn bên kia là điện từ quang, công đức và Phật Tánh.

Mà cái công đức này nó phải ở đây tạo, vì thế giới vật lý này nó mới tạo được công đức, còn thế giới kia là hưởng thôi, kể như về Phật Giới cũng là hưởng thôi, lên cõi Trời cũng là hưởng thôi, đó mình phải hiểu.

Bởi vậy thế giới này tại sao Đức Phật nói là Thế Giới Vật Lý Âm Dương, mà trong âm dương này quay thì nó mới tạo ra cái công đức này nè, mà nếu công đức mà nếu mà 1 vị Phật mà vô đây có liền thì về liền không có ở đây, nhưng mà nên nhớ là không ở đây không nếm mùi được trần gian thì cái công đức không giá trị, phải nếm được mùi trần gian thì công đức mới giá trị.

(Trích Buổi Giải Đáp Thiền Tông: Ngày 19/01/2020)

Nguồn Thiền Tông

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *