Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

VỊ THỨ 23

Ông Võ Anh Tuấn, sanh năm 1940 (70 tuổi), tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trước cư ngụ quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, hiện nay cư ngụ tại tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ, hỏi một loạt 8 câu như sau:
Câu 1: Pháp môn tu tụng, chúng tôi không thấy kinh nào của Đức Phật dạy, sao hiện nay Chùa nào cũng tụng?
Câu 2: Ở Mỹ, hiện có vị thầy mở dạy Thiền, lấy hiệu là “Rừng Thiền Đạt Ma”, ở trong tận rừng sâu, nhiều người ở Mỹ đến đó để tu Thiền này. Mỗi người đến tu, tự bỏ tiền ra cất nhà ở, trong đó có tôi bỏ ra cả 100 ngàn USD. Ba năm nay, vị thầy ây chỉ dạy ngâm thơ Thiền, gọi là thơ Thiền của Tổ Đạt Ma. Theo Trưởng Ban, Tổ Bồ Đề Đạt Ma có dạy tu Thiền Tông mà ngâm thơ không? Vị thầy ấy bảo, ai muốn tu Giải Thoát, phải tu Thiền Đạt Ma thì mới Giải Thoát được, có phải như vậy không, xin Trưởng Ban giúp giải đáp cho chúng tôi thông suốt?
Câu 3: Trong kinh, chúng tôi thường nghe danh từ “Phật con”, ý trong kinh chỉ vị Phật nào?
Câu 4: Phật Quốc, cấu tạo bằng gì, sự sống ra sao?
Câu 5: Nước Tịnh Độ có phải là nước Cực Lạc không, cấu tạo bằng gì, sống ở nước ấy ra sao?
Câu 6: Pháp thân là gì, cấu tạo bằng gì?
Câu 7: Điện Từ Quang và Điện Từ Âm Dương khác nhau như thế nào?
Câu 8: Bố thí như thế nào có Công đức, bố thí như thế nào có Phước đức?

Trưởng Ban trả lời một loạt 8 câu hỏi của ông Võ Anh Tuấn:
Câu 1: Sự thật, trong 6 Pháp môn của Đức Phật dạy, không có Pháp môn nào tu tụng cả. Kinh tụng này có nguồn gốc như sau:
– Ngày xưa, đời Nhà Đường bên Trung Quốc, có Ngài Trần Huyền Tráng, là một vị tu sĩ rất khôi ngô, tuấn tú và rất thông minh, Ngài giảng đạo rất hay, nhưng Ngài chỉ dạy được các kinh tu có dụng công thành tựu trong Vật lý.
Ngài Lý Thế Dân, là vị vua đang trị vì Nhà Đường, nghe nói bên nước Ấn Độ. Ngày xưa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy đạo Thiền Tông. Vua Lý Thế Dân, muốn đem Pháp môn Thiền Tông học này dạy cho nhân dân của Ngài biết, nên Nhà vua mới đề cử Nhà sư Trần Huyền Tráng sang nước Ấn Độ thỉnh Pháp môn này đem về nước của Ngài. Nhưng vì Pháp môn Thiền Tông học này không có ghi trong các kinh điển, mà Pháp môn này chỉ truyền theo dòng Thiền của các vị Tổ sư Thiền Tông, nên Ngài Trần Huyền Trang không tìm được, đành ở lại học các Pháp môn tu Tiểu thừa và Trung thừa.

Ngài là một vị thầy có bộ óc thông minh hơn người, nên được Ban Giám đốc trường Đại học bên nước Ấn Độ giữ Ngài lại làm Giảng sư, (hiện di tích tượng của Ngài ở trước trường Đại học bên nước Ấn Độ vẫn còn).

Hồi Đức Phật còn tại thế, nguyên tắc học lời dạy của Đức Phật là phải thuộc lòng. Vì vậy, ở trường Đại học này cũng áp dụng như thời của Đức Phật dạy.
Vì vậy, khi Ngài về nước đem Công thức này dạy lại cho những người ở Trung Hoa, vì chỗ lập đi lập lại đó, nên kinh tụng bắt đầu có từ đây. Khi Ngài Trần Huyền Trang mất, Hòa thượng Hoa Lâm là vị Pháp chủ Chùa trong Hoàng cung, đem giáo Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hòa hợp cùng với đạo Khổng, đạo Lão và cả đạo Tiên nữa, thành ra một “Pháp môn tụng” có tựa đề như sau:

– Kinh cầu an.
– Kinh cầu siêu.
– Kinh cầu phước.
– Kinh cầu lộc.
– Kinh cầu thọ.

Vì vậy, kinh tụng bắt đầu có từ đây, nước Việt Nam chúng ta bị nước Trung Hoa đô hộ hàng ngàn năm, nên những vì người Trung Hoa làm là chúng ta phải làm theo. Chớ trong các bộ kinh Tiểu thừa, Bát Nhã (Trung thừa) cũng như các bộ kinh Đại thừa đâu có bộ kinh nào dạy tụng.

Câu 2: Về Tổ sư Thiền Tông đời thứ 28, là Ngài Bồ Đề Đạt Ma, Ngài dạy tu Thiền Tông là dạy Pháp môn Thiền Tông theo dòng Thiền mà Đức Phật truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư đời thứ nhất. Còn Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Ngài được vị Tổ sư đời thứ 27 của dòng Thiền Tông là Ngài Bát Nhã Đa La, truyền “Bí mật Thiền Tông” cho Ngài. Pháp môn Thiền Tông này có 4 cấp bậc như sau:

1- Cảm ngộ Thiền.
2- Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông.
3- Đạt được Bí mật Thiền Tông.
4- Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh.

Bốn cấp trên, được lưu truyền cho 33 vị Tổ Sư Thiền Tông của nước Ấn Độ – Trung Hoa và 3 vị Tổ Sư Thiền Tông của Việt Nam, tổng cộng là 36 vị.
Còn Pháp môn “Rừng Thiền Đạt Ma”, chúng tôi không tìm thấy trọng các kinh hay sách của Nhà Phật. Chắc có lẽ Pháp môn Rừng Thiền Đạt Ma này, vị thầy ấy lấy ở Tây Phương hay cõi cao nào đó đến đây dạy.

Theo lời dạy của Đức Phật trong Huyền ký: Tổ sư Thiền Tông chỉ có 33 đời Tổ được truyền “Bí mật Thiền Tông” thôi. Nhưng trong Huyền ký của Đức Phật có dạy, ở nước Rồng có thêm 3 đời Tổ nữa, nên căn cứ vào đây mà Đức vua Trần Nhân Tông mới lập thêm 3 đời Tổ nữa. Vì vậy, việc Tổ trước truyền Tổ vị cho Tổ sau, ở Việt Nam chứng ta có thêm 3 đời Tổ nữa là vậy.

Sau 3 vị Tổ sư Thiền Tông Việt Nam, những vị đạt được “Bí mật Thiền Tông”, chỉ được gọi là “Thiền Tông gia”, gọi tắt là “Thiền gia”, hoặc là “Thiện tri thức” của Pháp môn Thiền Tông học này mà thôi. Nhưng quý vị này cũng được truyền “Bí mật Thiền Tông” đàng hoàng, tức đúng theo quy định của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy về Pháp môn Thiền Tông học này.

Vì vậy, hiện nay vị nào được truyền “Bí mật Thiền Tông”, đều được cung cấp toàn bộ những lời của Đức Phật dạy trong Huyền ký của Ngài. Đặc biệt, vị nào được truyền “Bí mật Thiền Tông” mà giúp được từ 5 người trở lên Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và giúp được từ 2 người trở lên đạt được “Bí mật Thiền Tông” thì vị đó được cấp “Bằng Chứng Nhận” đủ tư cách truyền “Bí mật Thiền Tông” lại cho người sau.

Câu 3: “Phật con”, Đức Phật Thích Ca có dạy như sau:
Vị nào cúng dường cho vị nào đó, mà vị đó nhận ra Pháp thân Thanh Tịnh của chính mình, thì vị cúng dường đó Tự nhiên có Công đức. Chính phần Công đức này, Đức Phật có dạy trong kinh “Tứ Thập Nhị Chương”, là cúng dường một vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng” đó.

Nếu vị nào đó cúng dường được nhiều vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng” thì khối Công đức ấy tự động tích tụ thành một khối Công đức lớn, được lưu giữ trong vỏ bọc của Tánh Phật. Khi vị này vượt qua cửa Hải Triều Dương vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, được ánh sáng Điện Từ Quang chiếu vào, thì khôi Công đức lớn ấy biến thành là Pháp thân Thanh Tịnh của chính vị ấy.
Trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, có Hằng hà sa số Pháp thân, mỗi Pháp thân Thanh Tịnh không đồng đều với nhau, tức có lớn có nhỏ.

Vì sao vậy?
Vì sự tích lũy Công đức của các vị có khác nhau, nên Pháp thân của mỗi vị không đồng đều, do đó có 3 danh từ như sau:

1. Phật cả.
2. Phật huynh.
3. Phật con.

Vì trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh có quá nhiều vị Phật, nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi những vị này là Chư phật. Còn Bể Tánh Thanh Tịnh Đức Phật gọi là Mười Phương, hai danh từ này ghép chung lại là Mười Phương Chư Phật.

Cũng xin nói rõ:
– Vị Phật nào tích lũy Công đức thật nhiều, thì vị Phật ấy mới phát nguyện lập quốc được. Điển hình như Đức Phật A Di Đà, Ngài tích lũy Công đức được vô lượng, nên Ngài đem một phần Công đức vô lượng của Ngài ra lập một hành tinh “Hữu sắc”, trong kinh gọi là nước “Tịnh Độ”.

Câu 4: Phật Quốc là chỉ hành tinh của Đức Phật A Di Đà.
Vì sao gọi vậy?
Vì Ngài sử dụng một phần Công đức của Ngài lập ra một hành tinh này. Giống như người sống nơi địa cầu này, lấy tiền mua đất để tạo ra nhà cửa hay vườn tược vậy.
Cõi Hữu Sắc của Đức Phật A Di Đà bằng gì?

Trưởng Ban trả lời:
– Hành tinh của Đức Phật A Di Đà cấu tạo bằng màu sắc của ánh sáng của điện từ Âm Dương, nên gọi là cõi Hữu sắc.

Câu 5: Đức Phật A Di Đà gọi nước Ngài là Tịnh Độ.
Sao Ngài gọi như vậy?
Vì Ngài tu Thanh Tịnh Thiền được trở về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, nên khi lập quốc, Ngài lấy chữ Tịnh của Thanh Tịnh Thiền làm chữ đầu. Chữ sau là Ngài lấy chữ Độ, tức Ngài lấy chữ qua (độ) cửa Hải Triều Dương đặt cho tên cõi nước của Ngài. Còn nước Cực Lạc là quý thầy giảng hiện nay đặt ra để dụ nhiều người ham vui tu theo Pháp môn này.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy như sau:
– Ai muốn về nước “Tịnh Độ ”, người đó phải “vượt qua mười muôn ức cõi thì mới đến nước Tịnh Độ được”.

Xa quá làm sao vượt qua được?
Không xa đâu, chúng ta chỉ cần “Buông” 8 muôn 4 ngàn những thứ ảo giác nơi Thế Giới Vật lý này và 16 thứ của Tánh Người, thì tức khắc đến nước “Tịnh Độ” ngay!

Tại vì chúng ta không chịu thực hiện theo lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, mà lại làm theo lời nguyền của Ma vương, là cầu xin về nước “Cực Lạc”, để hưởng sung sướng, tức chúng ta vướng vào ý muốn của Ma vương rồi vậy.

Câu 6: Muốn có Pháp thân Thanh Tịnh, người cúng dường phải có Công đức, còn không Công đức thì không có Pháp thân được.

Câu 7: Điện Từ Quang là điện từ Tự nhiên trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh. Còn điện từ Âm Dương là điện từ xoay 2 chiều, gọi các cách như sau:
– Chiều lên gọi là Dương, chiều xuống gọi là Âm.
– Chiều từ ngoài vào gọi là Âm, từ trong ra gọi là Dương.
– Chiều phải qua trái gọi là Dương, từ trái qua phải gọi là Âm.

Câu 8: Bố thí có Công đức, là giúp cho người nào đó nhận ra Phật Tánh của chính người đó.
Còn bố thí Thanh Tịnh thì có Phước đức lớn, vọng cầu thì Phước đức theo sự hình tướng vọng cầu của mình.

Ông Võ Anh Tuấn lại hỏi thêm:
– Cha mẹ tôi rất thích linh thiêng, khi cha mẹ tôi mất, tôi đem của bố thí Ba La Mật (Thanh Tịnh), hồi hướng cho cha mẹ tôi được sanh về Phật Quốc được không?

Trưởng Ban trả lời:
– Không được.
Vì sao vậy?
– Tuy ông có lòng hiếu thảo như vậy, như theo luật Nhân Quả trong Tam Giới này, người mà thích đi trong Tam Giới này rồi, Đức Phật cũng không giúp được, chứ nói chi người bình thường như ông. Tuy nhiên, lòng hiếu thảo của ông, chỉ giúp cho cha mẹ ông về cảnh an nhàn mà thôi. Phần này ông nên xem gương Ngài đại hiếu Mục Kiền Liên thì ông sẽ rõ.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 👉 Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *