Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

Vị Thứ 35

Ông La Ngọc Lâm, sanh năm 1955, tại Chợ Lớn, 58 tuổi. Cư tại nhà số 551/34E, đường Phạm Văn Chí, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh có hỏi tác giả Nguyễn Nhân như sau:
– Tôi đã hiểu thông tất cả những gì mà Đức Phật dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, nhưng vì tôi bị đau tim, có thể chết bất đắc kỳ tử, không biết trong lúc chết bất ngờ như vậy, Tâm Vật lý tôi còn sáng suốt để biết đường vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh không?

Tác giả Nguyễn Nhân trả lời:
– Đây là câu hỏi của ông rất hay. Cũng là câu hỏi tuyệt cao trong Nhà Phật, mà từ trước đến nay chưa ai hỏi.
Vì sao vậy?
Vì có ai biết tu Thiền Tông đâu mà hỏi. Chúng tôi xin xác nhận, câu hỏi này là câu hỏi chỗ tuyệt mật của Đức Phật dạy nơi Thế Giới này.
Tính đến giờ phút này (10-10-2013) chưa có ai biết.
Vì sao chúng tôi khẳng định như vậy?
Vì khi bắt đầu viết ra sách Thiền Tông học này, chúng tôi đã đi tìm hiểu hết các nơi, không nơi nào biết, thì làm sao có ai tu, không người tu thì làm sao có ai biết mà hỏi.

Chúng tôi xin nói rõ cho ông biết:
Pháp môn Thiền Tông học này, Đức Phật có quy định cho những vị Thầy giảng giải cho người hỏi được chia ra làm 4 phần hỏi đáp như sau:
+ Hỏi đáp 1: Những câu thông thường, không cần người hỏi, người giảng được phép nói trước đông người.
+ Hỏi đáp 2: Những câu hỏi trong phạm vi của 5 Pháp môn mà Như Lai dạy ban đầu có dụng công trong Vật lý, để được thành tựu, không cần hỏi, người giảng được phép nói.
+ Hỏi đáp 3: Những câu hỏi có Tánh cách linh thiêng, Huyền bí, được phép giảng nói bình thường, không cần ai hỏi, cũng được phép nói công khai cho nhiều người biết.
+ Hỏi đáp 4: Những câu hỏi có tính cách Bí mật trong Thanh Tịnh Thiền, người đứng ra dạy Pháp môn Thiền học này, không được bừa bãi nói trước đông người. Những Pháp môn Như Lai dạy trong ẩn ý, chỉ được nói cho người nghe thật cần thiết để giúp cho 2 hạng người như sau:
1. Giúp cho người đang tu Thanh Tịnh Thiền, mà họ hoang mang khi họ chết bất đắc kỳ tử.
2. Làm sáng tỏ Pháp môn Thiền học này, giúp cho người thật tình muốn Giải Thoát.

Hôm nay, ông hỏi chỗ tuyệt mật này đúng theo quy định của Như Lai dạy, nên chúng tôi xin lấy câu hỏi của ông cư sĩ Liễu Thường Trung hỏi Đức Phật về vấn đề này để trả lời cho ông rõ, chúng tôi sẽ phổ biến lời của ông hỏi, nếu có ai nhận được, thì Công đức lớn thuộc về ông đó, xin ông hãy lắng nghe cho thật rõ lời Đức Phật dạy về chết bất đắc kỳ tử như sau:

Ông cư sĩ Liễu Thường Trung hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con đang tu Thanh Tịnh Thiền, khi con vào rừng bất ngờ bị cọp tấn công cắn chết, trong lúc hoảng loạn như vậy, tâm con không còn được Thanh Tịnh nữa, như vậy chúng con có còn biết đường vào Bể Tánh Thanh Tịnh?

Đức Phật dạy ông Liễu Thường Trung:
Ông tu Thanh Tịnh Thiền phải thực hiện 2 điều như sau:
1. Tâm Vật lý Thanh Tịnh rỗng lặng và hằng tri.
2. Lúc nào Tâm Vật lý ông lúc nào cũng phải thấy và biết.
Đó là căn bản tu Thanh Tịnh Thiền.

Như Lai dạy tuyệt mật này cho ông rõ có 3 phần:
1. Thanh Tịnh: Tức không suy nghĩ, không dụng công.
2. Rỗng lặng: Tự nó rỗng lặng, không ép cho nó rỗng lặng.
3. Hằng tri: Lúc nào cũng Thấy, Biết.

Thấy, Biết là thấy biết cái gì, là thấy biết 4 phần như sau:
Một: Thấy sắc thân mình đang hoạt động hay ngưng hoạt động?
Hai: Khi thân ông bị hư, ông phải thấy biết 4 thứ như sau:
* Trung Ấm Thân của ông rời thân Tứ Đại nó mang theo 4 khối:
– Khối Công đức có không?
– Khối Phước đức có bao nhiêu?
– Khối Ác đức nhiều hay ít?
– Khối mơ tưởng gồm: Ông Phật này, Bồ Tát kia, ông Trời này, ông Thần nọ, hoặc Ma, Quỷ hay thú, v.v…

Như Lai dạy sự cuốn hút của 4 khối trên như sau:
1. Đầu tiên, nếu ông tạo ra được Công đức ít, thì số Công đức này là hạt nhân để ánh sáng Điện Từ Quang trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh hút phần Công đức này vào, còn 3 phần kia nó không qua được cửa Hải Triều Dương, nên nó phải đi theo dòng Luân hồi của loài Người.

Còn ông có duyên tạo ra Công đức thật nhiều, số Công đức thật nhiều này, Tự nhiên ông được tự tại, có nghĩa là ông không cần ánh sáng Điện Từ Quang trợ giúp, tự ông vào ra Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh.
Vì sao ông được như vậy?
Vì ông đã trở thành là “Pháp Vương Vô Thượng”, tức Vua Pháp không ai hơn, nên được tự do ra vào cửa Hải Triều Dương.
2. Nếu ông tạo ra Phước đức nhiều, Tự nhiên ông được ánh sáng điện từ Âm Dương cuốn hút ông vào nơi nào thích hợp với số Phước đức mà ông đã tạo ra nơi loài Người, ông đến đó để hưởng.
3. Nếu ông tạo ra Ác đức nhiều, Tự nhiên ông được ánh sáng điện từ Âm Dương cuốn hút ông vào nơi loài để trả quả.
4. Nếu ông mơ tưởng Phật, Bồ Tát, Trời, Thần, Ma, Quỷ, v.v… thì ông được ảo giác của ánh sáng điện từ Âm Dương cuốn hút ông vào cõi mà ông mơ tưởng.
Trên đây là nguyên lý luân chuyển của Thế Giới loài Người này.

Cũng vì nguyên lý này mà Như Lai dạy ông và đại chúng, ai tu Thanh Tịnh Thiền phải thấu rõ 3 phần như sau:
Phần 1: Hằng Thấy và Biết, lúc nào cũng thấy và biết, mà Như Lai dạy các ông phải “Hằng Tri”.
Phần 2: Trong Trung Ấm Thân của ông khi rời xác thân, nó có gì trong đó?
Phần 3: Giải Thoát, ông phải một mực là vượt qua cửa Hải Triều Dương, chớ không đi vào các đường kia.

Như Lai dạy ông:
Đến đây ông phải rõ rành
Bên kia Thanh Tịnh, bến này tử sanh
Thiền Thanh Ta dạy vô sanh
Giúp người Giải Thoát, tử sanh không còn.

Ông Liễu Thường Trung được hiểu rõ lời của Đức Phật dạy về sự chết bất ngờ, nên ông không còn lo nữa, ông lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.


Cô Trần Thị Phi Phụng, sanh năm 1976. Cư ngụ tại nhà số 429/17D, đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận Ba, Thành Phố Hồ Chí Minh, có cho chúng tôi xem trên mạng điện thoại của thầy Thích Giác Trường ở nước Úc. Thầy dạy, người tu theo đạo Phật chỉ có Pháp môn Bát Chánh Đạo là cao nhất, chỉ có Pháp môn này mới được vượt ra ngoài sanh tử Luân hồi, còn các Pháp môn khác không thể nào Giải Thoát được.
Vì vậy, cô Trần Thị Phi Phụng có hỏi về Pháp môn Bát Chánh Đạo này là tu làm sao?

Tác giả Nguyễn Nhân trả lời:
– Pháp môn này Thiền gia Chánh Huệ Phong có trả lời cho cụ Mạc Đăng An, 77 tuổi, cư ngự tại quận Tư, Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

Ngày xưa, Đức Phật 77 tuổi, có ông cư sĩ Kiều An Thương hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Thầy Ca Chiên Diên là sư phụ của con có nói Như Lai trước kia có dạy Pháp môn Bát Chánh Đạo, để giúp người tu được Giải Thoát. Sao nay Như Lai dạy Pháp môn tu Thanh Tịnh Thiền này cũng được Giải Thoát. Vậy, hai Pháp môn này Đức Thế Tôn dạy khác nhau chỗ nào, kính xin Đức Thế Tôn giải thích cho chúng con được rõ, kính xin cám ơn Đức Thế Tôn?

Đức Phật dạy ông cư sĩ Kiều An Thương:
– Này ông cư sĩ Kiều An Thương, cách đây gần 40 năm, Như Lai có dạy Pháp môn Bát Chánh Đạo, là 8 con đường vào Bể Tánh Thanh Tịnh. Từ khi Như Lai dạy Pháp môn Bát Chánh Đạo này, đến nay đã gần 40 năm rồi mà không ai thắc mắc hỏi, có nghĩa không ai thích Giải Thoát.
Còn hôm nay, Như Lai tuyên dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền, là đúng với nhiệm vụ của một vị Phật dạy đạo nơi cõi Ta Đà này. Như Lai cũng nói cho ông và đại chúng rỗ về 6 Pháp môn tu như sau:
Một: Năm Pháp môn tu để được chứng và đắc, ai ai cũng rất thích.
Hai: Một Pháp môn tu để Giải Thoát, không ai chịu nghe, bỏ đi rất nhiều, còn những người ở lại nghe cho Như Lai bị Ma ám.
Như Lai cũng như những vị Phật trước dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này với mục đích chánh như sau:
1. Để truyền riêng cho vị Thầy nào đạt được “Bí mật Thanh Tịnh Thiền”. Vị Thầy ấy có nhiệm vụ dẫn Mạch nguồn Thanh Tịnh đi theo dòng Thiền riêng của nó, vị này gọi Tổ sư Thiền, ở Thế Giới Vật lý này, mười ngàn người tu theo đạo của Như Lai, chỉ có một hay hai người thích thôi. Vì vậy, Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, các vị Tổ phải truyền ngoài kinh điển thông thường.
2- Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này sẽ biến mất khi loài Người trên Trái Đất này không còn nhiều. Sau đó, vị Phật kế tiếp mới ra đời dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này.

Như Lai giải thích cho ông rõ về Pháp môn Bát Chánh Đạo này như sau:
1. Chánh ngữ: Lời nói, phải ở trong Thanh Tịnh.
2. Chánh niệm: Nhớ, phải ở trong Thanh Tịnh.
3. Chánh tri: Cái hằng biết, phải ở trong Thanh Tịnh.
4. Chánh nghe: Lúc nào cũng phải hằng nghe trong Thanh Tịnh.
5. Chánh kiến: Cái hằng thấy, phải ở trong Thanh Tịnh.
6. Chánh tư duy: Lúc suy nghĩ phải ở trong Thanh Tịnh.
7. Chánh thân: Thân lúc nào cũng phải ở trong Thanh Tịnh.
8. Chánh tinh tấn: Luôn lúc nào cũng tinh tấn tập trong Thanh Tịnh.

Trên đây là Bát Chánh Đạo, tức tám đường chánh người tu muốn Giải Thoát phải hiểu rõ và thực hành cho thật đúng, thì mới Giải Thoát được.
Đức Phật đưa ra bằng chứng là ông Ma Ha Ca Diếp là vị đạt được một trong Bát Chánh Đạo:
– Khi Như Lai đưa cành hoa sen lên, ông Ma Ha Ca Diếp nhận ra cái Tánh Thấy Thanh Tịnh rõ ràng của chính ông.

Đức Phật dạy thêm:
– Sau khi Như Lai diệt độ, các đời Tổ sư Thiền tiếp nối Như Lai truyền dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, một trong Bát Chánh Đạo này, có nhiều vị Tổ đã Giác Ngộ được.
Ông Kiều An Thương nghe Đức Phật giải thích thật rõ về Pháp môn Bát Chánh Đạo, ông hết sức vui mừng và lạy tạ Đức Phật và quay về chỗ ngồi.

Ông La Ngọc Lâm đã hiểu rất rõ Pháp môn tu Thiền Tông học này, nên ông không sợ khi chết bất đắc kỳ tử. Còn cô Trần Thị Phi Phụng đã được giải thông về Pháp môn Bát Chánh Đạo này, cô cũng hết sức vui mừng nghe cái chưa từng nghe.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 👉 Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *