Sách Tâm LinhNewsSlide

Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa

Chương 6: Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối

Mục lục

1. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học hãm sâu vào ngộ nhận bác bỏ Thần linh
1.1 Một màn kịch nhân bản con người gây chấn động
1.2 Giả thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, không có căn cứ
1.3 Nghiên cứu về luân hồi và cận tử cho thấy khả năng tồn tại của Thần
1.4 Khoa học và niềm tin vào Thần không mâu thuẫn với nhau

2. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học mất đi luân lý đạo đức
2.1 Nghiên cứu Tuskegee về bệnh giang mai
2.2 Ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng đẫm máu ở Trung Quốc
2.3 Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học phớt lờ luân lý đạo đức ra sao

3. Giả thuyết tiến hóa dẫn tới việc lạm dụng khoa học kỹ thuật
3.1 Cái chết của Jesse
3.2 Hạ Kiến Khuê chỉnh sửa phôi người
3.4 Tác hại của sinh vật biến đổi gene
3.5 Giả thuyết tiến hóa là động lực đằng sau việc theo đuổi công nghệ quá mức

4. Giả thuyết tiến hóa khiến y học phương Tây hiện đại lâm vào khốn cảnh
4.1 Giả thuyết tiến hóa củng cố quan điểm của triết học cơ học về sinh mệnh
4.2 Giả thuyết tiến hóa củng cố các ý tưởng điều trị kháng cơ học
4.3 Sức khỏe tinh thần và bệnh tinh thần bị xem nhẹ

5. Giả thuyết tiến hóa khiến nghiên cứu khoa học bỏ qua tinh thần
5.1 Baxter và “cảm ứng nguyên thủy”
5.1.1 Niềm vui và nỗi sợ hãi của ngưu thiệt lan
5.1.2 Cây thường xuân và nhện ở Đại học Yale
5.1.3 Cây hỷ lâm dụ và con tôm sống
5.1.4 Cảm biến bạch cầu từ xa
5.1.5 “Cảm ứng nguyên thủy”
5.2 ‘Nước biết câu trả lời’
5.2.1 Nước có khả năng cảm nhận môi trường
5.2.2 Nước có thể cảm nhận được suy nghĩ của con người
5.2.3 Các thử nghiệm đối chiếu mù đôi và mù ba đã được kiểm chứng thành công
5.3 Vật lý lượng tử chứng minh tinh thần con người ảnh hưởng đến thế giới khách quan

6. Giả thuyết tiến hóa không thể giải thích được những công năng đặc dị của cơ thể con người
6.1 Có phải ‘mắt’ thấy thì mới là thực?
6.1.1 Tai nhận biết được chữ
6.1.2 Từ nghi ngờ, tự thân kiểm chứng đến vững tin
6.1.3 Ngón tay cũng có thể nhận được chữ
6.1.4 Thấu thị còn chuẩn xác hơn CT
6.2 Rào cản bị đột phá
6.2.1 Miếng nhựa trong hố chì
6.2.2 Trò đùa dịch chuyển khoai lang
6.2.3 Lấy thuốc ra từ trong không khí
6.2.4 Viên thuốc đi qua thành bình
6.2.5 ‘Kéo ra’ đồng nhân dân tệ từ trên mu bàn tay
6.2.6 Niệm lực của con người có thể mạnh mẽ đến mức nào?
6.2.7 Định luật vạn vật hấp dẫn bị thách thức
6.3 Công năng đặc dị được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới
6.3.1 Thiên lý nhãn dao thị
6.3.2 Túc mệnh thông thần cơ diệu toán
6.3.3 Tâm linh cảm ứng
6.3.4 Tâm linh cảm ứng giữa con người và thực vật
6.3.5 Khải thị của chữ “Phật”
6.4 Công năng đặc dị là tiềm năng bẩm sinh của cơ thể con người
6.4.1 ‘Màn hình trong não’ và ‘Con mắt thứ ba’
6.4.2 Công năng đặc dị có thể được khai phá
6.5 Công năng đặc dị được các nhà khoa học thừa nhận rộng rãi


Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có một câu chuyện về Thần lửa Hephaestus, ông đã tạo ra một người phụ nữ tên là Pandora từ đất sét và sau đó gửi cô ấy đến nhân gian. Sau khi Pandora đến nhân gian, cô đã mở một chiếc hộp ma thuật đáng lẽ không nên mở ra, kết quả là những thứ tà ác như tham lam, đố kỵ, ôn dịch, bệnh tật đã tràn ra, mang đến vô số tai họa cho nhân loại.

Câu chuyện cổ xưa này cho đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa sâu sắc.

Ngày nay, phi thuyền vũ trụ đã bay ra ngoài không gian, công nghệ cao có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Điện thoại di động, máy điện toán và trí tuệ nhân tạo dường như có thể làm bất cứ điều gì. Khoa học đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống con người, đồng hành cùng sự phát triển của con người và làm thay đổi tư duy của con người thông qua giáo dục, nghiên cứu khoa học, ứng dụng …

Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật là con dao hai lưỡi. Đồng thời với việc mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống con người, thì khoa học kỹ thuật cũng mang đến một số vấn đề. Con người ngày càng theo đuổi khoa học kỹ thuật, trong quá trình khoa học kỹ thuật phát triển, thì truyền thống và đạo đức dần bị mai một. Trái Đất ngày nay đang không ngừng bị tàn phá bởi những thiên tai nhân họa, ô nhiễm môi trường; đạo đức sa đọa, xa rời truyền thống, loạn tượng tràn lan; chứng lo lắng, trầm cảm và các bệnh truyền nhiễm không ngừng xuất hiện.

Nhiều vấn đề khác nhau do khoa học gây ra mà con người phải đối mặt, có thể bắt nguồn từ sự dẫn hướng sai lầm của giả thuyết tiến hóa.

Như đã đề cập trước đây, trong điều kiện nguyên thủy của Trái Đất, quá trình tiến hóa tự phát không thể tạo ra con người với thân hình tinh mỹ và hoạt động trí tuệ cao như vậy. Do đó, tất phải có một sức mạnh của trí tuệ cao hơn, mới có thể thiết kế và tạo ra con người một cách có trật tự. Mà “trật tự” này, theo quan điểm vật lý mà xét, chính là quy luật cơ bản của tự nhiên, hay là cái mà người xưa gọi là “Đạo.”

Sự tồn tại, hoạt động của con người và môi trường mà họ sống tất phải phù hợp với quy luật cơ bản này của tự nhiên, nếu không sẽ không tồn tại tất cả nền văn minh và sự phát triển trước mắt chúng ta. Có lẽ chúng ta không thể hiểu được nguồn gốc của thiết kế đầy trí tuệ này, thậm chí không thể đặt tên cho nó, nhưng chúng ta vẫn thừa nhận một cách khách quan sự tồn tại của thiết kế trí tuệ có trật tự này, phù hợp với điều mà Khổng Tử gọi là tri thức chân chính – “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy chính là biết). Socrates cũng có một câu nói nổi tiếng rằng: “All I know is that I know nothing” (Tất cả những gì tôi biết là tôi không biết gì cả).

Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa đã phủ nhận sự tồn tại của thiết kế có trật tự này, đồng thời cũng phủ nhận luân lý đạo đức tương thích với định luật cơ bản này của tự nhiên, kết quả tất yếu là mang đến cho con người những hậu quả không tương thích với tự nhiên như lạc lối, thậm chí là thảm họa. Vì vậy, Darwin giống như đã mở một chiếc hộp ma thuật, giải phóng giả thuyết tiến hóa, khiến con người dần xa rời truyền thống, đánh mất tín ngưỡng, coi thường linh hồn và đạo đức của con người. Việc chú trọng quá mức vào lợi ích vật chất và tiến bộ kỹ thuật đã dẫn đến những biến dị về thể chất và tinh thần của con người, tạo ra vô vàn thảm họa cho môi trường và nhân loại.

1. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học hãm sâu vào ngộ nhận bác bỏ Thần linh

Từ xưa đến nay, chúng ta đều do cha mẹ sinh ra, ai có thể ngờ rằng điều này lại có thể bị thay đổi bởi “khoa học” mà con người luôn xem là chuẩn mực? Chúng ta hãy bắt đầu từ một sự kiện nhân bản con người.

1.1 Một màn kịch nhân bản con người gây chấn động

Ngày 27/12/2002, tại một cuộc họp báo ở Hollywood, Florida, bà Brigitte Boisselier, một cựu hóa học gia người Pháp, lãnh đạo của một giáo phái có liên quan với người ngoài hành tinh, và là người đứng đầu công ty nhân bản (Clonaid), đã tuyên bố rằng em bé nhân bản đầu tiên mang tên Eve đã chào đời ⁵³².

Trước đó một tháng, vào ngày 28/11/2002, bác sĩ phụ khoa người Ý Severino Antinori cũng tuyên bố rằng một em bé nhân bản sẽ chào đời vào tháng 01/2003 ⁵³³.

Ngay khi tin tức về nhân bản con người xuất hiện, nó đã lập tức làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt từ khắp nơi trên thế giới. Ngày 28/12/2002, The Guardian đã đăng một bài báo có nhan đề “Nhà khoa học tà giáo tuyên bố lần đầu tiên nhân bản con người,” chỉ trích những “nhà khoa học” này bị ám ảnh bởi công nghệ “nhân bản con người,” đồng thời kêu gọi lệnh cấm trên phạm vi toàn cầu. ⁵³⁴

Không ai có thể tưởng tượng rằng có một ngày, một khoa học gia được kính trọng lại có thể phát triển kỹ thuật sinh học như vậy, làm những việc vi phạm bản chất và đạo đức cơ bản của con người.

Kỳ thực, băng dày ba thước không bởi cái lạnh một ngày.

Có thể mọi người đã từng xem bộ phim khoa học viễn tưởng “Công viên kỷ Jura” sản xuất vào năm 1993, nói về một công ty công nghệ sinh học đã chiết xuất gene khủng long từ một con muỗi bên trong hổ phách, và hồi sinh loài khủng long thông qua công nghệ sinh học.

Câu chuyện này đã nói đến khái niệm cơ bản của công nghệ nhân bản. Nói một cách đơn giản, nhân bản là quá trình tạo ra đời sau của sinh vật bằng cách sao chép gene một cách nhân tạo, thay vì giao phối truyền thống giữa sinh vật đực và cái ⁵³⁵. Trên thực tế, trường hợp đầu tiên của công nghệ nhân bản động vật là vào năm 1964, Tiến sĩ John Gurdon, một khoa học gia người Anh, đã nhân bản thành công phôi ếch. Ông đã sử dụng một phương pháp gọi là chuyển nhân tế bào sinh dưỡng, (somatic cell nuclear transfer, SCNT) ⁵³⁶.

Đến năm 1996, các khoa học gia Anh quốc đã tạo ra con cừu nhân bản đầu tiên tên là “Dolly” ⁵³⁷, sau đó càng ngày càng có nhiều loài động vật được nhân bản như bò nhân bản ⁵³⁸, lợn nhân bản ⁵³⁹, v.v. Mặc dù các cá thể nhân bản thường già sớm và đoản mệnh, cho thấy công nghệ tưởng chừng như mới lạ này có những sai sót rất lớn, nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản các nhà khoa học nghiên cứu cách nhân bản con người.

Cuối cùng, khi một số nhà khoa học bí mật chuyển cái gọi là công nghệ sinh học này sang con người, thì sự cố nhân bản con người nói trên đã xảy ra. Trên thực tế, việc nhân bản con người mà họ tuyên bố chưa được xác nhận, và cuối cùng chỉ là một màn kịch sơ sài.

Hành động nhân bản con người đã bị các khoa học gia, chính trị gia và cơ quan quản lý trên toàn thế giới lên án gay gắt. Ngay cả các nước châu Âu và châu Mỹ có công nghệ sinh học phát triển cũng đã cấm điều này một cách rõ ràng. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và cựu Tổng thống Pháp Chirac đều ủng hộ mạnh mẽ luật cấm nhân bản con người; Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã coi việc nhân bản con người là một hành vi y tế bất hợp pháp.

Đây là lẽ thường tình hiển nhiên, cho dù công nghệ nhân bản có phát triển đến đâu thì cũng chỉ có thể sao chép cơ thể con người chứ không thể sao chép linh hồn con người. Thật khó để tưởng tượng rằng một “cơ thể” không có linh hồn lại có thể sống một cuộc sống bình thường trên thế giới.

Đằng sau hành vi nhân bản con người này, có liên quan chặt chẽ đến giả thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người tiến hóa từ khỉ, loại trừ khả năng Thần tạo ra con người, dẫn đến sự hiểu lầm của con người về các nguyên tắc cơ bản của sinh mệnh. Đó là lời cảnh tỉnh cho công nghệ của con người.

Làm thế nào mà giả thuyết tiến hóa lại khiến khoa học từng bước lạc lối, thậm chí những thứ như nhân bản con người cũng có thể được con người nghĩ đến? Ngọn nguồn của điều này vẫn cần phải giải thích từ đầu.

1.2 Giả thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, không có căn cứ

Từ “khoa học” (Science) ban đầu có nguồn gốc từ tiếng Latin, theo cách nói thông thường, nó dùng để chỉ những tri ​​thức hoặc học vấn giải thích vạn sự vạn vật trên thế giới ⁵⁴⁰. Mục đích ban đầu của khoa học là [truy tìm] tri ​​thức và học vấn mô tả chân lý của vũ trụ.

Có rất nhiều cách để khám phá chân lý của vũ trụ, bao gồm cả khoa học thực nghiệm ⁵⁴¹, và khoa học phi thực nghiệm. Mọi con đường đều dẫn đến Rome, chỉ cần mọi người giữ tấm lòng cởi mở và thái độ tìm kiếm sự thật, cho dù sử dụng các phương pháp khác nhau, thì cũng đều có thể biết được ít nhiều chân tướng của vũ trụ.

Vậy “giả thuyết tiến hóa” của Darwin, được coi là chân lý và được viết vào sách giáo khoa sinh học, có tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của khoa học không?

Chúng ta đã thảo luận trong ba chương đầu tiên rằng có 13 lỗi cơ bản về mặt logic và thực tế trong giả thuyết tiến hóa. Darwin chỉ cần nghĩ đến đôi mắt là cảm thấy chấn kinh. Tại sao? Bởi vì giả thuyết tiến hóa không thể giải thích được sự phức tạp, tinh tế của cấu trúc và chức năng của đôi mắt, vậy nên Darwin đã viết trong cuốn “Nguồn gốc các loài” rằng: “Thật hoang đường khi nghĩ rằng đôi mắt có thể được hình thành bởi quá trình tiến hóa.”

Mọi người thường so sánh chức năng của mắt với máy ảnh, nhưng máy ảnh đòi hỏi các chuyên gia phải thiết kế cẩn thận. Đôi mắt con người có chức năng còn mạnh hơn và phức tạp hơn nhiều so với máy ảnh, lẽ nào nó là kết quả của quá trình tiến hóa ngẫu nhiên hay sao? Nếu không được thiết kế cẩn thận, làm sao nó có thể sinh ra?

Có thể thấy, giả thuyết tiến hóa của Darwin hoàn toàn không có bằng chứng củng cố và hoàn toàn không phù hợp với các nguyên tắc khoa học, nó hoàn toàn là một thứ ngụy khoa học và lẽ ra phải sớm bị loại trừ khỏi hệ thống khoa học.

Về phương pháp nhận thức thế giới, khoa học thực nghiệm chủ yếu dựa trên tư duy phân tích, nhấn mạnh “nhìn thấy mới tin,” và thường “mất đi tổng thể.” Vào giữa thế kỷ 19, khoa học thực nghiệm vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Darwin đã lợi dụng những hạn chế và sự non nớt của khoa học thực nghiệm lúc bấy giờ để tiêm nhiễm vào con người giả thuyết sai lầm rằng con người “tiến hóa” từ loài khỉ; cứ như thế, giả thuyết tiến hóa đã đường hoàng thâm nhập vào điện đường của khoa học.

1.3 Nghiên cứu về luân hồi và cận tử cho thấy khả năng tồn tại của Thần

Khoa học chân chính sẽ bắt đầu bằng những quan sát chân thực về các hiện tượng vũ trụ. Sự quan sát có thể bắt đầu từ trải nghiệm của các giác quan vật lý của chúng ta trong không gian này, hoặc có thể đến từ sự “quan sát” và “thể nghiệm” về vũ trụ rộng lớn hơn thông qua suy nghĩ và ý thức của chúng ta.

Về nguồn gốc sự sống của con người, ngoài những phương thức thảo luận nghiên cứu từ xưa đến nay ra, ở Chương 3 chúng tôi cũng đã trích dẫn một lượng lớn bằng chứng, cho thấy cơ thể con người tinh xảo và phức tạp không thể được tạo ra thông qua quá trình tiến hóa, mà chỉ có thể được thiết kế và tạo ra bởi một loại sinh mệnh có trí tuệ nào đó.

Trên thực tế, trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trong lịch sử đều có truyền thuyết sáng thế riêng của mình, đa số tổ tiên của các dân tộc đều tin rằng Thần đã tạo ra con người và vạn vật.

Bởi vì khả năng thị giác, thính giác và các khả năng nhận thức khác của cơ thể con người chúng ta là hữu hạn, nên nếu con người không thể nhìn thấy Thần, thì cũng chưa đủ để phủ nhận khả năng tồn tại của Thần. Lúc này, chỉ có một tinh thần khiêm tốn, một tâm hồn cởi mở, kết hợp với những phương pháp khám phá khác, chúng ta mới có thể đến gần với chân tướng của vũ trụ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học về số lượng lớn các trường hợp trải nghiệm cận tử có thật cho thấy, khi con người ở trạng thái cận kề cái chết và linh hồn rời khỏi cơ thể, thì họ có thể sở hữu nhiều khả năng phi thường. Linh hồn có thể đi vào những không gian khác, quan sát và cảm nhận nhiều chân tướng hơn ở những không gian khác.

Ví dụ, cô bé Vicky bị mù từ khi sinh ra, không biết gì về toán học và khoa học, chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng, cây cối, hoa lá hay con người, nhưng lại bất ngờ nhìn thấy ánh sáng trong hai lần trải nghiệm cận tử. Cô bé còn nhìn thấy cơ thể của chính mình và các nhân viên y tế ở nhân gian. Ngoài ra, ở trạng thái tại không gian khác, cô bé còn hiểu được phép tính vi-tích phân, biết hành tinh được hình thành như thế nào và tìm ra câu trả lời cho nhiều câu hỏi về khoa học, toán học, sự sống, tinh cầu, các vị Thần, v.v. Cô bé có cảm giác được bao quanh bởi một dòng nước kiến ​​thức và có thể biết những ngôn ngữ mà trước đây không hiểu. ⁵⁴²

Một người có trải nghiệm cận tử đã viết rằng, đôi mắt của anh ta ở không gian khác dường như có thể tự động thay đổi tiêu cự, với tầm nhìn giống như kính thiên văn và kính hiển vi, có thể nhìn thấy mọi đường gân trên lá của mỗi cái cây xa ngoài mấy dặm ⁵⁴³; một người khác từng trải qua trải nghiệm cận tử mô tả họ có tầm nhìn 360 độ, có thể nhìn thấy mọi hướng cùng một lúc ⁵⁴⁴.

Điều này cho thấy sau khi linh hồn con người tách khỏi cơ thể, nó có thể bộc lộ những khả năng phi thường như tầm nhìn phi thường, tầm nhìn toàn cảnh, dao thị, v.v. Ở trạng thái đó, trí tuệ của con người được mở rộng, có thể hiểu được những bí ẩn phức tạp và sâu sắc của vũ trụ, bao gồm cả lời giải đáp cho những câu hỏi về nguồn gốc của nhân loại.

Ví dụ, sau trải nghiệm cận tử do bị nghẹn hạt điều, cháu bé Katie 3 tuổi đã viết rằng: “Cháu biết chắc rằng mình là một sinh vật được tạo ra, một sinh vật tồn tại nhờ vào sự hiện hữu này.”

Rất nhiều người từng trải qua trải nghiệm cận tử, bao gồm cả một số chuyên gia y tế, đã nhìn thấy những sinh mệnh trí tuệ cao cấp ở các chiều không gian khác.

Trong tuần lễ khi bác sĩ giải phẫu thần kinh Eben Alexander (1953-) ở Đại học Harvard hôn mê, linh hồn của ông đã đến một thế giới Thiên đường với những đám mây trắng hồng khổng lồ. Ông còn miêu tả cảm giác được tình yêu từ Chúa và trải nghiệm được đồng hành với các Thiên Thần. ⁵⁴⁵

Trong cuốn sách “Chúa và thế giới bên kia” (God and the Afterlife) do bác sĩ xạ trị ung thư người Mỹ Jeffrey Long (1954-) xuất bản, một nghiên cứu được thực hiện trên 420 trường hợp trải nghiệm cận tử đến từ các bác sĩ, khoa học gia, chuyên gia và mọi người thuộc các tầng lớp xã hội, cho thấy sau khi trải qua trải nghiệm cận tử, số người tin vào sự tồn tại của Chúa đã tăng lên 86%, mức độ tin vào Chúa đã tăng lên đáng kể. ⁵⁴⁶

Tiến sĩ Long phát hiện, những người trải qua trải nghiệm cận tử có một sự nhất quán đáng chú ý trong những mô tả của họ về Chúa – một sự tồn tại chí cao vô thượng tỏa ra tình yêu và ân sủng, hơn nữa trong những mô tả của họ về hình tượng của Thần cũng có sự nhất quán đáng kinh ngạc: Các vị Thần thường có ánh sáng thánh khiết siêu phàm, lòng từ bi và tình yêu vị tha vô điều kiện, thường sống trên “Thiên đường” mỹ lệ phi thường của vũ trụ. Mục đích mà Thần giao tiếp với con người thường là để giúp con người thấy trước tương lai và chỉ bảo con người hướng thiện.

Tương tự như những người có trải nghiệm cận tử, những người rơi vào trạng thái thôi miên cũng có thể quan sát thấy sinh mệnh trí tuệ cao cấp ở các chiều không gian khác.

Ông Brian Weiss (1944-), Tiến sĩ y khoa và là học giả tâm thần học tại Trường Y Đại học Yale Hoa Kỳ, cho biết khi dùng thuật thôi miên để khiến người ta tiến vào trạng thái thôi miên, ý thức của đối tượng bị thôi miên thường đi đến thế giới tinh thần nơi sinh mệnh cao cấp (Master Spirits) tồn tại. Mô tả của họ (sau khi thức dậy) về sinh mệnh cao cấp cũng tương tự như mô tả của những người có trải nghiệm cận tử. Có một lần, sinh mệnh cao cấp ở không gian khác còn thông qua đối tượng bị thôi miên mà nói ra thông tin chính xác về gia đình của ông Weiss. ⁵⁴⁷

Bác sĩ phụ khoa người Nhật Akira Ikegawa (1954-) đã nghiên cứu những trẻ em có ký ức thai nhi và ghi lại được những tình huống khá giống nhau. Những đứa trẻ cho biết trước khi các em được sinh ra, cá em đợi ở trên mây và sống với các Thiên thần, tiên nữ. Các em tìm kiếm mẹ của mình khắp nơi trên thế giới, và khi tìm thấy, các em đã rời đám mây trên trời để bay vào bụng mẹ. ⁵⁴⁸

Nếu chúng ta thực sự không mang theo bất kỳ quan niệm cố hữu nào mà chỉ tuân theo sự thật, thì ít nhất chúng ta có thể kết luận rằng “Thần” là một sinh mệnh trí tuệ tồn tại ở không gian khác, và là một hiện tượng mà con người cần phải đối mặt một cách khách quan.

1.4 Khoa học và niềm tin vào Thần không mâu thuẫn với nhau

Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019, bà Elaine Howard Ecklund, Chủ tịch Khoa khoa học xã hội kiêm Giáo sư xã hội học tại Đại học Rice ở Hoa Kỳ, đã cùng những người khác tiến hành một trong những nghiên cứu quốc tế lớn nhất từ ​​trước đến nay về quan điểm của các nhà khoa học đối với niềm tin vào Thần. Hơn 20,000 nhà sinh vật học và vật lý học từ tám quốc gia và khu vực bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Ý, Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào nghiên cứu này.

Kết quả điều tra này đã được xuất bản trong một cuốn sách vào năm 2019 với nhan đề “Thế tục và Khoa học” (Secular and Science). Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 3/4 số nhà khoa học được khảo sát trên khắp thế giới tin rằng niềm tin vào Thần và khoa học không hề mâu thuẫn trực tiếp với nhau. Từ số liệu cụ thể mà xét, có 65% khoa học gia ở Anh tin rằng không có mâu thuẫn, ở Đài Loan là 91% và ở Mỹ là 71%. ⁵⁴⁹

Cuộc khảo sát này nói lên rằng trong quá trình theo đuổi chân lý khoa học, các nhà khoa học thường tin rằng niềm tin vào Thần và khoa học có thể cùng tồn tại, thậm chí một số người vô Thần cũng nhìn thấy sự tồn tại của Thần trong công việc của họ. Một số nhà khoa học cho rằng tín ngưỡng đối với Thần thậm chí có thể là động lực thúc đẩy họ theo đuổi chân lý khoa học. Thần có thể là chìa khóa để giải thích thiên nhiên và vũ trụ.

Trong lịch sử nhân loại, rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy Thần đã tạo ra con người và vạn vật. Rất nhiều khoa học gia có thành tựu hiển hách cũng tin vào sự tồn tại của Thần hoặc Đấng Tạo Hóa. Họ tin rằng sự phức tạp của vũ trụ và sinh mệnh cũng như trật tự và quy luật của tự nhiên là biểu hiện của sự tồn tại của Thần.

Ngay từ thế kỷ 18, nhà vật lý người Anh Sir Isaac Newton (1642-1727), người được mệnh danh là cha đẻ của vật lý học, trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến chuyển động của vũ trụ và “lực vạn vật hấp dẫn.” Newton từng nói: “Tôi tin rằng càng nghiên cứu khoa học thì tôi càng tin vào Chúa.” “Chủ nghĩa vô thần thật vô nghĩa. Khi nhìn vào hệ mặt trời, tôi thấy khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời vừa đủ để Trái đất nhận được lượng ánh sáng và nhiệt lượng phù hợp. Đây không phải là ngẫu nhiên!”; “Đừng nghi ngờ Đấng Tạo Hóa, vì chỉ dựa vào tai nạn ngẫu nhiên mà có thể điều khiển vũ trụ này là điều không thể.” ⁵⁵¹

Về câu hỏi “động lực đầu tiên” khiến vô số hành tinh chuyển động có quy luật đến từ đâu, Newton tin rằng sự chuyển động của mọi vật thể phải có lý do, lý do này chính là động lực đầu tiên, mà động lực đầu tiên này là do Chúa ban cho. Ông tin rằng những thành tựu khoa học của mình không gì khác hơn là đi theo Chúa và suy nghĩ theo sự hướng dẫn của Chúa.

Nhà vật lý kiệt xuất sáng lập ra thuyết tương đối, Albert Einstein, cũng tin rằng trật tự và quy luật trong vũ trụ là biểu hiện của sức mạnh của Chúa. Ông nhấn mạnh khoa học chưa thể chứng minh hay phủ nhận sự tồn tại của Chúa, bởi vì nhận thức của con người và phạm vi của khoa học là hữu hạn.

Năm 1992, Tiến sĩ vật lý học Henry Margenau (1901-1997) tại Đại học Yale và nhà văn nổi tiếng Roy Abraham Varghese (1957-) đã tổng hợp quan điểm của 62 khoa học gia tầm cỡ thế giới (trong đó có 24 người đạt giải Nobel), và xuất bản cuốn sách “Vũ trụ học, sinh học, Thần học: Các nhà khoa học suy ngẫm về khoa học, Chúa và nguồn gốc của vũ trụ, sự sống và con người” (Cosmos, bios, theos: scientists reflect on science, God, and the origins of the universe, life, and homo sapiens) ⁵⁵².

Cuốn sách kết luận rằng “chỉ có một câu trả lời thuyết phục” cho các quy luật thống nhất của tự nhiên và thiết kế chính xác của mọi thứ trong vũ trụ – vũ trụ, vạn vật và sinh mệnh chỉ có thể được tạo ra bởi một vị Thần toàn năng và toàn trí.

Chúng tôi đã thảo luận chi tiết trong ba chương đầu tiên về sự phức tạp của các cơ quan, hệ thống, gene, v.v. của cơ thể con người, những điều căn bản là không thể giải thích được nếu không phải là thiết kế và sáng tạo của Đấng Tạo Hóa.

Tiến sĩ Francis Crick, nhà sinh học phân tử nổi tiếng người Mỹ, đã đề ra lý thuyết về cấu trúc chuỗi xoắn kép DNA và đạt giải Nobel. Ông từng nói rằng nguồn gốc của sinh mệnh gần như là một điều kỳ diệu, bởi vì cần thỏa mãn rất nhiều điều kiện trong quá trình này.

Giáo sư Ian Macreadie, nhà sinh học phân tử và vi sinh vật học người Úc, đã nhấn mạnh tính phức tạp của sinh vật và đột biến di truyền, cho rằng “rõ ràng là mọi sinh vật đều được thiết kế và tạo ra một cách tỉ mỉ ngay từ đầu.”

Rất nhiều kiến ​​thức trên thế giới đều có thể cho phép đồng thời tồn tại nhiều hệ thống lý luận, ấy vậy mà về chủ đề trọng đại nguồn gốc của con người và sinh vật, khi Darwin đưa ra “giả thuyết tiến hóa” vào năm 1859 đã khẳng định rằng con người tiến hóa từ loài khỉ, trực tiếp phủ nhận khả năng con người và vạn vật được sáng tạo ra, nhưng dường như nó lại là lý thuyết duy nhất về nguồn gốc sinh mệnh được y học chính thống công nhận.

Trong hơn 160 năm, các thế hệ khoa học gia bị nhồi nhét bởi giả thuyết tiến hóa sai lầm này đã ngày càng hạ thấp mối liên hệ giữa con người và Thần, những quan niệm đạo đức và luân lý của nhân loại cũng ngày càng bị coi thường, khoa học và công nghệ dần dần bị sử dụng như một công cụ để làm những việc vi phạm truyền thống, chẳng hạn như nhân bản con người.

2. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học mất đi luân lý đạo đức

Những sự việc như nhân bản con người là biểu hiện trực tiếp của việc khoa học kỹ thuật khiến con người biến dị, hơn nữa cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng của con người đối với Đấng Tạo Hóa. Đó là biểu hiện của việc khoa học bị thuyết tiến hóa đưa đến tầng diện vật chất, về cơ bản là coi thường đạo đức luân lý của con người, trở thành đại diện điển hình cho sự hỗn loạn liên tiếp xuất hiện của khoa học đời sống.

Khi nói đến đạo đức, hầu hết mọi người đều nghĩ đến nguyên tắc vàng để phân biệt đúng sai là “cái gì bạn không muốn thì đừng làm với người khác.” Lời thề Hippocrates luôn là một chuẩn tắc hành nghề y quan trọng đối với các bác sĩ trên toàn thế giới, trong đó có một câu là “Đầu tiên không gây hại” (First Do No Harm).

Người ta đã ý thức được rằng, nếu khoa học muốn duy trì một hướng phát triển đúng đắn thì cần phải được ước thúc bởi luân lý đạo đức ⁵⁵³. Một thí nghiệm lâm sàng chính thức trên người phải được ủy ban đạo đức y tế xem xét nghiêm ngặt, nếu không được phê chuẩn thì không thể thực hiện. Được thành lập vào năm 1993, Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc tế (IBC) là một tổ chức chịu trách nhiệm theo dõi khoa học đời sống và các ứng dụng của chúng, nhằm bảo đảm tôn trọng phẩm giá và quyền tự do của con người ⁵⁵⁴.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của khoa học hiện đại đã xuất hiện sự băng hoại về luân lý đạo đức trong lĩnh vực y sinh học. Bác sĩ, những người luôn tận tâm chữa bệnh cứu người, xưa nay luôn là một nghề được tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Chúng ta cùng xem xét hai trường hợp thực tế xảy ra vào thời cận đại.

2.1 Nghiên cứu Tuskegee về bệnh giang mai

Tuskegee là một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ, là nơi tọa lạc của trường Đại học Tuskegee, một trường đại học tư thục có bề dày lịch sử được thành lập vào năm 1881 dành cho người da đen.

Trong khoảng thời gian từ năm 1932 đến năm 1972, Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ (USPHS) đã hợp tác với Đại học Tuskegee để điều trị cho 399 người đàn ông Mỹ gốc Phi bị nhiễm bệnh giang mai ở Alabama dưới danh nghĩa điều trị miễn phí. Kỳ thực, đó là để bí mật nghiên cứu tác hại của bệnh giang mai đối với cơ thể con người. Các bệnh nhân kỳ thực không được thông báo về việc họ bị bệnh giang mai, họ chỉ được cho biết là họ có “máu xấu” (bad blood) và cũng không được điều trị thực sự.

Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, có thể gây lở loét và phát ban ở miệng và xung quanh xương mu. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tại thời điểm thí nghiệm này bắt đầu vào năm 1932, bệnh giang mai là một căn bệnh nan y không thể cứu chữa. Tuy nhiên đến năm 1943, sau khi cộng đồng y tế phát hiện ra rằng penicillin có thể điều trị bệnh giang mai một cách hiệu quả, theo nguyên tắc đạo đức, những bệnh nhân này nên được điều trị bằng thuốc hiệu quả càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để tiếp tục nghiên cứu về bệnh giang mai, các nhà nghiên cứu đã khiến những bệnh nhân bị bệnh giang mai này lầm tưởng rằng họ đang được điều trị bệnh bằng “thuốc hồng” (Pink medicine), nhưng thực tế họ chỉ được uống aspirin và bổ sung sắt.

Trong số các bệnh nhân này, có 128 người đã qua đời vì bệnh giang mai hoặc biến chứng, 40 người có vợ bị nhiễm bệnh và 19 người có con được chẩn đoán nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh sau khi sinh ra.

Thí nghiệm đã bị chấm dứt vào năm 1972 khi ông Peter Buxtun, một nhà dịch tễ học của USPHS tiết lộ vấn đề với giới truyền thông. Năm 1997, chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường và công khai xin lỗi các nạn nhân.

Nghiên cứu Tuskegee về bệnh giang mai (Tuskegee Syphilis Study) đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y học trên con người. Rất nhiều người Mỹ gốc Phi ngày nay vẫn bị ảnh hưởng bởi ám ảnh tâm lý và không sẵn lòng hiến máu.

Tiến sĩ John Heller, trưởng khoa bệnh hoa liễu của Bộ Y tế Công cộng Hoa Kỳ, từng nói rằng: “Nhìn chung, các bác sĩ và nhân viên công chức chỉ đơn thuần là thực hiện trách nhiệm của mình. Một số người trong số họ chỉ làm theo mệnh lệnh, một số khác thì làm việc vì vinh quang của khoa học.”

Có thể thấy, y sinh học hiện đại dường như đã tiến vào sai lầm là coi thường sinh mệnh và đạo đức, những “nghiên cứu học thuật” của bác sĩ có thể trở thành vỏ bọc khoa trương, làm tổn hại trắng trợn đối tượng nghiên cứu và không đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả ngay cả đối với những bệnh hiểm nghèo. Điều này đã vi phạm lương tâm cơ bản của con người.

Không phải ngẫu nhiên mà điều đó lại xảy ra ở quần thể người da đen. Sự phát triển của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng có liên quan một phần đến giả thuyết tiến hóa. Trong bộ phim tài liệu “Darwin: The Voyage That Shook The World,” nhà sử học sinh học Peter Bowler (1944-) tại Đại học Cambridge đã đề cập đến một quan niệm mà Darwin tin tưởng, cho rằng các chủng tộc khác ngoại trừ người da trắng không có năng lực trở thành người văn minh về trí tuệ và đạo đức, họ đang ở giai đoạn tương đối sớm trong quá trình tiến hóa sinh học của con người. ⁵⁵⁵

2.2 Ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng đẫm máu ở Trung Quốc

Nếu nghiên cứu về bệnh giang mai ở Tuskegee là một sự kiện lớn đánh mất đạo đức cơ bản của y học, thì ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, vốn không có giới hạn về mặt đạo đức, lại càng là một tội ác kinh hoàng hơn.

Trong ngành cấy ghép nội tạng, sự tự nguyện và đồng tình là điều kiện tiên quyết để hiến nội tạng. Cưỡng chế lấy nội tạng mà chưa được sự đồng ý của người khác là tương đương với việc sát nhân. Hành vi này là một sự vi phạm nghiêm trọng và không thể chấp nhận được đối với quyền được sống cơ bản của con người.

Ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc luôn tồn tại vấn đề đạo đức sinh học, bao gồm cả nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc và thiếu sự đồng ý từ người hiến tặng v.v. , do đó đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc luôn không đáp ứng được các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của nội tạng, chính phủ Trung Quốc đã từ chối để xã hội quốc tế tiến hành kiểm tra độc lập đối với hệ thống này.

Do tín ngưỡng truyền thống, tỷ lệ hiến tạng tự nguyện của người dân Trung Quốc là rất thấp. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện quy định cho phép thu hoạch nội tạng từ tử tù vào năm 1984, nhưng ngoại trừ số lượng tử tù lớn vào năm 1983, số tử tù ở Trung Quốc luôn tương đối ổn định và giảm dần qua từng năm. Thế nhưng, số lượng ca ghép tạng ở Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2005 lại cho thấy sự gia tăng một cách kỳ lạ và không rõ nguyên nhân.

Kể từ tháng 06/2006, cựu Bộ trưởng châu Á-Thái Bình Dương và là Công tố viên Hoàng gia Canada David Kilgour (1941-2022) cùng luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada David Matas (1943-) đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập. Vào tháng 07/2006, họ đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu, giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng” (Bloody Harvest, The killing of Falun Gong for their organs). Cuộc điều tra kết luận rằng thị trường nội tạng của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nguồn gốc của nội tạng trong 41,500 ca phẫu thuật cấy ghép là không thể giải thích được. ⁵⁵⁷ Lời giải thích duy nhất là chúng đến từ các học viên Pháp Luân Công, những người tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” đã bị chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp tàn khốc bắt đầu từ năm 1999. Cuốn sách mô tả việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này.”

Hai ông David Kilgour và David Matas đã cung cấp khoảng 52 loại bằng chứng, bao gồm việc thực hiện các cuộc gọi tư vấn tới khoa cấy ghép nội tạng của rất nhiều bệnh viện ở Trung Quốc với tư cách là người nhà bệnh nhân, để hỏi liệu các bệnh viện có thể lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công hay không. Kết quả điều tra của họ đã xác nhận thực tế về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Đến năm 2016, sau mười năm điều tra và thu thập bằng chứng, hai ông David và nhà báo người Mỹ Ethan Gutmann (1958-) đã cùng xuất bản một báo cáo mới dài 798 trang mang tên “Thu hoạch nội tạng đẫm máu” (Bloody Harvest/The Slaughter), cho biết các bác sĩ Trung Quốc cấy ghép từ 60,000 đến 100,000 nội tạng mỗi năm, vượt xa số lượng thận, gan và tim được cung cấp bởi những người hiến tặng tình nguyện. ⁵⁵⁸

Báo cáo này đặt ra vấn đề đáng lo ngại: Những nội tạng này đến từ đâu?

Báo cáo đã dựa trên lượng lớn bằng chứng tường tận, bao gồm hồ sơ bệnh viện, lời khai của bác sĩ, các cuộc họp báo và tuyên bố công khai, chứng minh rằng nội tạng chủ yếu đến từ các ngân hàng nội tạng người, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và tín đồ Cơ đốc, họ có khả năng phải đối mặt với số phận bị thu hoạch nội tạng rồi bị giết bất cứ lúc nào.

Ngày 17/06/2019, Tòa án Nhân dân Độc lập (China Tribunal) ở London, Vương quốc Anh, đã đưa ra phán quyết sau cuộc điều tra và xét xử toàn cầu rằng: ĐCSTQ đã giết hại những người vô tội và cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người sống. Hành vi tà ác này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Đây là một sự thật không thể chối cãi. Các quốc gia có mối bang giao với Trung Quốc nên biết rằng họ đang qua lại với một “quốc gia tội phạm” ⁵⁵⁹.

Theo một báo cáo trên trang web của Liên Hiệp Quốc vào ngày 14/06/2021, mười hai chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã báo cáo về sự tồn tại của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các nhóm bao gồm các học viên Pháp Luân Công và các nhóm tín ngưỡng khác ở Trung Quốc. Họ cảm thấy vô cùng bàng hoàng. ⁵⁶⁰

Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Dựa trên những cáo buộc nhận được, các cơ quan nội tạng phổ biến nhất được cho bị lấy đi từ tù nhân là tim, thận, gan, giác mạc, và ít phổ biến hơn là các bộ phận của gan. Hình thức buôn bán có tính chất y tế này được cho là liên quan đến các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và các chuyên gia y tế khác.”

Ngày 05/05/2022, Nghị viện Âu Châu đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về nạn thu hoạch nội tạng đang diễn ra một cách có hệ thống và được nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc, với nguồn nội tạng chủ yếu đến từ các học viên Pháp Luân Công. ⁵⁶¹

Tháng 06/2020, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã tiến hành một cuộc điều tra chi tiết về 891 bệnh viện ghép tạng ở Trung Quốc, 9,519 bác sĩ cấy ghép đang hành nghề và hàng trăm ngàn báo cáo, luận văn và tài liệu trên trang web của các bệnh viện trên các kênh truyền thông đại chúng. Tổ chức này đã tổng kết và công bố 730 bằng chứng ghi âm điều tra và hơn 2,000 bằng chứng tài liệu. Trong đó bao gồm 58 bằng chứng ghi âm cho thấy các quan chức ĐCSTQ thừa nhận một cách rõ ràng, hoặc trực tiếp làm chứng chống lại việc thu hoạch nội tạng từ người sống. ⁵⁶²

Rất nhiều bằng chứng không thể chối cãi từ các cơ quan điều tra khác nhau đã cho thấy, ĐCSTQ đã lợi dụng một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công vô tội và bị giam giữ phi pháp làm “vốn liếng” để thành lập ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng, tạo ra một chuỗi sản nghiệp khổng lồ và đẫm máu. Sau đó, móng vuốt của ĐCSTQ đã mở rộng sang những người trẻ khỏe mạnh như sinh viên đại học và học sinh trung học. Hiện tượng “thị trường chợ đen nội tạng người” ngày càng gia tăng ở Trung Quốc hiện đã trở thành một trong những mối lo ngại lớn nhất của dư luận. ⁵⁶³

Điều gì đã biến con dao phẫu thuật của bác sĩ phẫu thuật thành vũ khí giết người? Tất nhiên, điều này liên quan trực tiếp đến mệnh lệnh cực quyền của ĐCSTQ vốn đàn áp tín ngưỡng và coi thường sinh mạng. Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa của Darwin cũng đã đóng một vai trò không thể thiếu, là tòng phạm về mặt lý thuyết trong việc khiến các nhà khoa học trở nên bất kính với Thần, đánh mất đạo đức, và xem những người yếu thế như động vật để tùy ý giết hại.

2.3 Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học phớt lờ luân lý đạo đức ra sao

Con người là “anh linh của vạn vật,” điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và động vật là con người có những quan niệm đạo đức cơ bản, có thể đưa ra những phán đoán hành vi dựa trên những quy phạm đạo đức. Mặc dù bên trong nhân tính cũng có những điều xấu xa – ma tính, nhưng chỉ cần mặt thiện của nhân tính chiếm ưu thế, con người sẽ không dễ dàng bị ma tính kiểm soát, đạo đức của con người có thể duy trì ở trên mức cơ bản.

Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa cho rằng con người là “tiến hóa” từ động vật, khiến người ta thừa nhận và phóng túng ma tính của bản thân, hạ thấp giá trị thiện lương của con người.

Đồng thời, tư tưởng cạnh tranh tàn khốc “kẻ mạnh nhất sẽ sống sót” của giả thuyết tiến hóa cho rằng dù sử dụng phương tiện nào, chỉ cần một sinh vật có thể tồn tại trong giới tự nhiên tàn khốc thì nó sẽ là kẻ chiến thắng. Cuộc sống dù tốt đẹp đến đâu, nếu không thích ứng được với những thay đổi của môi trường thì sẽ bị đào thải. Vì mục đích chiến thắng, mọi thủ đoạn đều có thể được áp dụng, có thể chà đạp, hy sinh bất kỳ nguyên tắc luân lý đạo đức nào. Sự tràn lan của tư tưởng tiến hóa cũng tương đương với việc phá hủy các nền tảng đạo đức mà nhân loại đã dựa vào hàng ngàn năm qua.

Mọi thứ đều là vật chất, kể cả hệ thống tư tưởng. Một hệ tư tưởng tốt sẽ thay đổi một xã hội, một quốc gia. Chẳng hạn như các chính giáo truyền thống xuất hiện trong nền văn minh nhân loại, hoặc dạy con người hướng thiện, hoặc hướng dẫn con người tu luyện, đặt định nền tảng để con người duy trì một trình độ đạo đức chính thường, đồng thời giúp nền văn minh nhân loại duy trì ở một trình độ đạo đức nhất định. Tư tưởng “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho gia đã giáo hóa dân tộc Trung Hoa trong hàng ngàn năm, duy trì hệ thống đạo đức của cả dân tộc.

Ngược lại, một hệ tư tưởng xấu cũng sẽ làm thay đổi một xã hội, một quần thể. Nếu không có sự hướng dẫn của các bậc Thánh nhân, con người dễ rơi vào hỗn loạn giữa sóng gió và ích kỷ, những thiên tai nhân họa là đủ để làm gián đoạn hoặc phá hủy toàn bộ quá trình văn minh nhân loại.

Tác động tiêu cực của những tư tưởng giả thuyết tiến hóa được ngụy trang dưới lớp vỏ khoa học đối với con người là rất rõ ràng. Giả thuyết tiến hóa đa tác động trực tiếp lên tín ngưỡng và hệ thống đạo đức của con người.

Kể từ năm 1859 trở đi, khoa học đời sống đã bắt đầu bị giả thuyết tiến hóa của Darwin dẫn theo hướng sai lầm. Giả thuyết này đã ảnh hưởng đến giới khoa học, nhất là giới y sinh trong hơn một trăm năm qua. Những người bị quan niệm sai lầm này đầu độc lâu năm, trong đó có các bác sĩ, khoa học gia, đã vô tình hấp thụ chất độc của thuyết tiến hóa và làm băng hoại nền tảng đạo đức chính thống.

3. Giả thuyết tiến hóa dẫn tới việc lạm dụng khoa học kỹ thuật

Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thế kỷ 18 hiện đang bước vào giai đoạn thứ tư, được gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,” nổi bật bởi những bước đột phá như graphene, kỹ thuật di truyền, thực tế ảo, thông tin lượng tử, năng lượng hợp hạch, năng lượng sạch và công nghệ sinh học, phản ánh sự dung hợp của nhiều phương pháp khoa học kỹ thuật khác nhau, khiến việc phân biệt ranh giới giữa vật lý, toán học và sinh học trở nên càng khó khăn hơn ⁵⁶⁴.

Khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thứ mới, giúp cuộc sống con người trở nên tiện lợi hơn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng quá mức của khoa học kỹ thuật đã kéo theo ngày càng nhiều vấn đề về sức khỏe, môi trường và xã hội. Khoa học kỹ thuật đang thay đổi hành vi của con người, cách chúng ta suy nghĩ về các vấn đề, và thậm chí thay đổi cấu trúc cơ thể con người cũng như những thứ bản chất nhất của con người.

Chúng ta hãy bắt đầu với cái chết bi thảm của một cậu bé 18 tuổi.

3.1 Cái chết của Jesse

Jesse Gelsinger là một cậu bé người Mỹ, được chẩn đoán mắc một hội chứng bẩm sinh hiếm gặp gọi là hội chứng thiếu hụt Ornithine transcarbamylase (OTCD) khi mới 2 tuổi. Gan của cậu thiếu một loại enzyme chuyển hóa acid amin là Ornithine transcarbamylase (OTC), loại enzyme này có thể khiến nồng độ amoniac trong máu tăng lên và thậm chí đạt đến mức gây tử vong. Cậu cần một chế độ ăn kiêng trường kỳ và các loại thuốc đặc biệt để tồn tại. ⁵⁶⁵

Tháng 09/1999, cậu bé Jesse 18 tuổi tốt bụng muốn giúp đỡ những người bị căn bệnh tương tự như cậu vượt qua bệnh tật. Cậu đã tình nguyện tham gia thử nghiệm liệu pháp gene. Các nhà nghiên cứu và khoa học gia từ Đại học Pennsylvania ở Philadelphia đã chích một vectơ adenovirus mang gene OTC bình thường vào gan của Jesse, nhằm cố gắng khôi phục khả năng chuyển hóa amoniac của gan.

Tuy nhiên, adenovirus được sử dụng làm vật mang gene đã khiến hệ thống miễn dịch của Jesse phản ứng thái quá. Jesse bị sốt cao và hôn mê sâu vào buổi tối được chích thuốc. Cậu đã qua đời vì suy đa cơ quan bốn ngày sau đó.

Kết quả là gia đình Jesse đã đệ đơn kiện Đại học Pennsylvania ⁵⁶⁶. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tạm dừng các thử nghiệm trên người về liệu pháp gene của Đại học Pennsylvania, đồng thời bắt đầu điều tra 69 thử nghiệm liệu pháp gene khác đang diễn ra ở Hoa Kỳ ⁵⁶⁷.

Thảm kịch này lập tức làm nguội sự nhiệt tình của các nhà khoa học đối với việc nghiên cứu liệu pháp gene. Các nhà đầu tư rút tiền, các công ty khởi nghiệp bị phá sản, các trung tâm liệu pháp gene bị giải tán. Trong mười tám năm tiếp theo, nghiên cứu về liệu pháp gene gần như bị đình trệ.

Năm 2017, Luxturna, một liệu pháp gene dùng để điều trị bệnh về mắt, đã khơi dậy một tia lửa nhỏ trong lĩnh vực liệu pháp gene. Vì liệu pháp này chỉ cần chích tại chỗ và có tác động tương đối ít đến toàn bộ cơ thể nên cuối cùng nó đã được thành công đưa lên thị trường. ⁵⁶⁸

Năm 2019, Zolgensma, một liệu pháp gene khác của công ty Novartis, cũng đã được phê chuẩn để điều trị một loại chứng rối loạn di truyền là chứng loạn dưỡng cơ⁵⁶⁹.

Tuy nhiên, khoảng thời gian tốt đẹp đó không kéo dài. Sau đó không lâu, liệu pháp gene lại gặp phải hàng loạt tai nạn về mặt an toàn.

Tháng 11/2019, trong một thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp gene SGT-001 do công ty Solid Biosciences phát triển để điều trị chứng loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD), một người tham gia đã bị tổn thương nghiêm trọng về thận và máu. Thử nghiệm lâm sàng này đã lập tức bị FDA Hoa Kỳ kêu gọi dừng lại ⁵⁷⁰. Trên thực tế, trong các thí nghiệm trên động vật trước đó, có ba con khỉ và ba con heo đều bị phản ứng độc tính nghiêm trọng và cuối cùng đã chết.

Chưa đầy một năm sau, công ty Astellas đã khiến ít nhất bốn cậu bé tử vong khi sử dụng liệu pháp gene liên quan đến adenovirus để điều trị một bệnh cơ hiếm gặp. ⁵⁷¹

Trong hai thập kỷ kể từ cái chết của Jesse, các công ty tư nhân và công cộng đã đầu tư hàng tỷ USD với hy vọng điều trị bệnh bằng cách thay đổi hoặc thay thế các gene khiếm khuyết của chúng ta. Cho đến nay, những nỗ lực này chỉ mang lại một số rất ít phương pháp điều trị.

Những trường hợp tử vong liên tiếp do liệu pháp gene gây ra đã khiến người ta phải suy ngẫm: Tại sao liệu pháp gene lại khó khăn như vậy, và luôn đi kèm với tử vong?

Ý tưởng thiết kế của liệu pháp gene có vẻ hấp dẫn: bằng cách đưa gene mục tiêu vào cơ thể người và điều chỉnh các gene không chính xác trong cơ thể con người, căn bệnh này có thể được chữa khỏi. Nhưng kiểu “xử lý” này giống như bắn súng: tuy là nhắm vào các gene xấu cần sửa, nhưng nếu bắn trượt thì sẽ làm hỏng các gene bình thường, đây gọi là “sự kiện lệch mục tiêu”. ⁵⁷²

Điều này giống như bắn súng trong bóng tối, không thể nhìn thấy mục tiêu, tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng không lường trước được và không thể kiểm soát. Vậy nên, những đứa trẻ vô tội này đã không may trở thành nạn nhân của “liệu ​​pháp gene.”

Những trường hợp tử vong do liệu pháp gene gây ra là lời cảnh báo nghiêm trọng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại ngày nay.

3.2 Hạ Kiến Khuê chỉnh sửa phôi người

Năm 2012, nhà sinh vật học người Mỹ Jennifer A. Doudna (1964-) và nhà sinh vật học người Pháp Emmanuelle Charpentier (1968-) đã cùng phát minh ra phương pháp chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9. Trong đó CRISPR là viết tắt của Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats, Cas9 đề cập đến một endnuclease liên quan đến CRISPR, tương tự như “cái kéo phân tử,” có thể hướng dẫn RNA cắt DNA tại các vị trí được chỉ định.

Mặc dù hai khoa học gia này đã nhận được giải Nobel Hóa học vào năm 2020, nhưng việc ứng dụng kỹ thuật này vào lâm sàng vẫn tiềm ẩn rủi ro rất lớn ⁵⁷⁵.

CRISPR/Cas9 là một công cụ nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, giống như một chiếc kéo chính xác, được mô tả là “chiếc kéo của Chúa.” Nó có thể cắt và chỉnh sửa chính xác vật liệu di truyền trong DNA. DNA của con người tuy rất nhỏ nhưng lại vô cùng phức tạp, bao gồm 3.2 tỷ ký tự di truyền, hơn nữa chúng có thể tương tác với nhau. Khi người ta sử dụng CRISPR/Cas9 để tiến hành chỉnh sửa gene, việc dự đoán kết quả cuối cùng là rất khó.

Tuy nhiên, vào ngày 26/11/2018 theo giờ Bắc Kinh, nhà khoa học Trung Quốc có tên Hạ Kiến Khuê (He Jiankui) đã vui mừng thông báo rằng, ông đã tạo ra em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới. Hai bé gái Lộ Lộ (Lulu) và Na Na (Nana) bị chỉnh sửa gene ở giai đoạn phôi thai đã chào đời ở Trung Quốc. ⁵⁷⁶

Với lý do giúp đỡ con cháu của bệnh nhân AIDS, ông Hạ Kiến Khuê đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để chỉnh sửa tùy tiện gene CCR5 của trứng đã thụ tinh mà không trải qua luận chứng khoa học và đánh giá đạo đức nghiêm ngặt. Hành vi vô trách nhiệm của ông Hạ lập tức đã gây xôn xao giới khoa học trên toàn thế giới, bị chỉ trích nặng nề về mặt luân lý đạo đức. Cuối cùng, ông Hạ đã bị tù giam.

Ngay cả khi chúng ta chỉ xem xét thuần túy từ bằng chứng khoa học, tác động của gene do ông Hạ Kiến Khuê chỉnh sửa đối với nguy cơ mắc bệnh AIDS và các bệnh nhiễm virus khác là rất phức tạp, và còn có thể có tác động đến não. Những gì ông Hạ mang lại cho hai đứa bé này có lẽ không phải là hạnh phúc mà là rủi ro sức khỏe suốt đời.

Các nhà khoa học Trung Quốc viết trong một tuyên bố chung rằng: “Quá trình xem xét đạo đức y sinh đối với cái gọi là nghiên cứu này chỉ mang tính hình thức. Việc tiến hành thử nghiệm trực tiếp trên người chỉ có thể dùng từ ‘điên rồ’ để mô tả.” “Kỹ thuật này đã có từ lâu, nhưng các nhà khoa học y sinh trên thế giới không làm hoặc không dám làm vì không chắc chắn về mục tiêu, những rủi ro lớn khác, và quan trọng hơn là đạo đức.”

Tờ Financial Times đã dẫn lời bà Joyce Harper, Giáo sư phôi người tại Đại học College London, nói rằng nội dung nghiên cứu mà ông Hạ Kiến Khuê tuyên bố là “quá sớm, nguy hiểm và vô trách nhiệm.”

Ngoài ra, các công cụ chỉnh sửa gene có thể được ứng dụng rất rộng trên người, chẳng hạn như thay đổi đặc điểm ngoại hình và trí thông minh, thay đổi gene làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, và thay đổi gene trong tinh trùng người khiến các gene được chỉnh sửa có thể được truyền lại cho thế hệ tương lai. Nếu việc chỉnh sửa gene không được quản lý chặt chẽ thì có thể sẽ dẫn đến các vấn đề đạo đức rất lớn.

Hình 6-1: Trình tự gen của con người rất quan trọng, là điều cốt lõi để bảo tồn nhân loại. (Ảnh: Shutterstock)

3.3 Nghiên cứu về “tăng cường chức năng” của virus

Nếu tác hại của công nghệ di truyền được đề cập ở trên chỉ giới hạn ở những người bị một số bệnh nhất định, thì phạm vi của chủ đề tiếp theo đây không chỉ liên quan đến một vài người.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, ngoài Trung Quốc đại lục đã có gần bảy triệu sinh mệnh bị lấy đi. Nguồn gốc của COVID-19 luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm luôn được xem là trọng điểm cân nhắc trong giới khoa học.

Kể từ năm 2005, các nhà khoa học cho rằng để làm cho con người khỏe mạnh hơn, họ có thể thử sử dụng công nghệ kỹ thuật di truyền để tạo ra các virus tái tổ hợp, thực hiện một số nghiên cứu “tăng cường chức năng” (gain-of-function, GOF), v.v.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu virus Vũ Hán ở Trung Quốc đã chèn một phần gene protein của virus corona ở dơi mà con người sẽ không bị nhiễm vào trong virus SARS để tạo ra độc tính mạnh hơn, dẫn đến bệnh phổi nghiêm trọng hơn, có thể lây nhiễm sang người. Loại virus vốn không có nguy cơ gây bệnh cho con người đã được biến đổi thành một loại virus có thể khiến người ta nhiễm bệnh. Bản thân các nhà khoa học không biết họ đang làm gì, họ còn coi đây là một vinh quang khoa học. Luận văn này đã được xuất bản trên tập san Y học Tự Nhiên (Nature Medicine) vào năm 2015.

Ngay khi kết quả nghiên cứu được công bố, ông Richard Ebright, chuyên gia phòng thủ sinh học, học giả sinh học phân tử tại Đại học Rutgers, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nghiên cứu này. Ông cho rằng “tác động duy nhất của công việc này là tạo ra một loại rủi ro phi tự nhiên mới trong phòng thí nghiệm.” ⁵⁷⁸

Sự việc như thế này đã bị cấm không ít lần. Vào năm 2022, nhân viên nghiên cứu virus tại Đại học Boston đã thực hiện sửa đổi gene của virus Omicron có khả năng gây bệnh rất yếu, tạo ra một loại virus mới, cũng chính là một loại virus tái tổ hợp giữa chủng nguyên thủy của COVID-19 và protein gai của Omicron. Tỷ lệ tử vong do virus mới này gây ra lên tới 80% trong các thí nghiệm trên động vật, một lần nữa gây ra sự khủng hoảng cho mọi người. ⁵⁷⁹

Ngày 06/02/2023, tạp chí Khoa học (Science) đưa tin rằng, ông Ebright cùng một nhóm các khoa học gia quan tâm đến những rủi ro tiềm ẩn của nghiên cứu mầm bệnh đối với con người, đã thành lập một tổ chức bất vụ lợi gọi là “Bảo vệ tương lai của chúng ta” (Protect Our Future), hy vọng ngăn chặn “dịch bệnh có thể đe dọa sự sinh tồn của con người sinh ra trong phòng thí nghiệm,” đồng thời khởi xướng các quy tắc an toàn sinh học nghiêm ngặt hơn. Ông Ebright và nhóm của mình cho rằng, mặc dù thiếu bằng chứng trực tiếp chứng minh các thí nghiệm virus trong phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc có thể dẫn đến đại dịch Covid-19, nhưng nó vẫn phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người trong đại dịch hiện nay. ⁵⁸⁰

Trong xã hội hiện đại, con người thường theo đuổi tiến bộ kỹ thuật dưới cờ hiệu của nghiên cứu khoa học. Cạnh tranh kỹ thuật đã trở thành mục tiêu chính hoặc thậm chí là mục tiêu duy nhất, bao gồm thay đổi gene virus, chẳng hạn như cải tạo bộ gene của một số loại virus để biến chúng thành vật tải thể cho kỹ thuật di truyền. Còn việc ngăn ngừa các bệnh dịch lớn và tăng cường sức khỏe con người thì ngược lại, dần bị coi nhẹ, thậm chí không ai hỏi tới.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sự hiểu biết của con người về các gene và đặc điểm chức năng của nhiều loại virus vẫn còn rất hạn chế. Virus sẽ trở thành gì trong quá trình biến đổi gene, thì ngay cả các nhà khoa học cũng không dự liệu được.

Những nghiên cứu “tăng cường chức năng” với lý do để phát triển khoa học kỹ thuật và nghiên cứu vaccine, cơ bản không khác gì một hành vi đùa với lửa.

3.4 Tác hại của sinh vật biến đổi gene

Công nghệ kỹ thuật gene đã không ngừng được phát triển sau khi ra đời vào những năm 1970, nó là thông qua công nghệ sinh học phân tử để đem gene cần thiết nào đó chuyển vào trong bộ gene của sinh vật mục tiêu, từ đó tạo ra chủng mới mang theo các gene đã bị thay đổi. ⁵⁸¹

Sinh vật bị thay đổi vật liệu di truyền bằng công nghệ kỹ thuật gene được gọi là sinh vật cải tạo gene (genetically modified organism, GMO), cũng chính là sinh vật “biến đổi gene” mà người ta thường nói. Trên thực tế, chúng không phải là những sinh vật mới được sinh ra thông qua các phương pháp tự nhiên như giao phối tự nhiên, v.v. ⁵⁸²

Người ta thường áp dụng công nghệ này cho cây nông nghiệp, mục đích ban đầu là cải thiện giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, tăng sản lượng và giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, v.v. Ví dụ như đưa gene kháng côn trùng của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT) vào ngô, gạo, khoai tây và các loại cây trồng khác, cho phép chúng tạo ra một loại protein độc hại để chống lại sâu bệnh. Ngô BT được trồng rộng rãi là một ví dụ. Khi sâu bệnh cố gắng ăn ngô BT, những protein độc hại này sẽ gây tổn thương cho ruột của chúng và cuối cùng khiến sâu bệnh chết. Về mặt lý thuyết, nó có thể làm giảm các mối nguy hiểm gây hại cho cây ngô, đồng thời giảm nhu cầu về thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, các loại đậu được đưa vào gene kháng thuốc diệt cỏ (Roundup Ready), cho phép chúng có thể chống lại một loại thuốc diệt cỏ gọi là glyphosate, bảo đảm rằng đậu nành sẽ không bị tổn thương khi sử dụng thuốc diệt cỏ.

Tuy nhiên, mọi chuyện lại không như mong đợi. Mọi người đã không ngừng chứng minh tính không an toàn của các loại thực phẩm biến đổi gene này. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các loại cây trồng biến đổi gene ít không tốt như trong trí tưởng tượng ban đầu, nó không kỳ diệu như công ty công nghệ di truyền hứa hẹn.

Hiện tại, vấn đề an toàn của các loại cây trồng biến đổi gene đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ cộng đồng khoa học và các cơ quan chính phủ ở nhiều quốc gia. Ít nhất có 38 quốc gia đã tuyên bố cấm các loại cây trồng biến đổi gene, bao gồm 28 quốc gia EU, 4 quốc gia châu Á, 4 quốc gia ở châu Phi và 2 quốc gia ở Cchâu Mỹ. ⁵⁸³

Tại sao vậy?

Trước hết, dữ liệu nghiên cứu chứng minh rằng thực phẩm biến đổi gene có thể gây hại cho nhiều cơ quan và hệ thống của con người, bao gồm gan, tuyến tụy, thận hoặc sinh dục, đồng thời còn có thể thay đổi huyết dịch, sinh hóa và miễn dịch. ⁵⁸⁴

Tháng 05/2009, Viện Khoa học Y học Môi trường ở Hoa Kỳ đã báo cáo rằng, việc ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm vô sinh, các vấn đề miễn dịch, tăng tốc lão hóa, điều hòa insulin, thay đổi hệ thống nội tạng và hệ thống tiêu hóa chính. Cơ quan này kết luận: “Giữa thực phẩm biến đổi gene và tác dụng bất lợi đối với sức khỏe không phải không có quan hệ, ngược lại [giữa chúng] tồn tại mối quan hệ nhân quả.”

Thứ hai, công nghệ biến đổi gene còn có thể mang đến “ô nhiễm gene” đối với môi trường, phá hủy sự cân bằng sinh thái của tự nhiên.

Sự trao đổi gene giữa các loại cây trồng biến đổi gene và các loài hoang dã gần đó được gọi là “dòng gene” (gene flow), đây hiện là việc được quan tâm nhất trong giới sinh vật học. Dòng gene là thứ tồn tại khách quan trong tự nhiên, nhưng phần lớn là xảy ra giữa cùng một chủng hoặc cùng một loài. Khi thực vật biến đổi gene phát sinh dòng gene, sẽ sinh ra một số hậu quả nghiêm trọng không thể đoán trước, chẳng hạn như sinh ra siêu cỏ dại, siêu sâu bệnh và đa dạng sinh học có hại, dẫn đến virus mới, ảnh hưởng đến các sinh vật không phải mục tiêu sinh học, đối với môi trường còn tạo thành “ô nhiễm gene” nghiêm trọng hơn. ⁵⁸⁵

Dưới ảnh hưởng của dòng gene, gene của thực vật biến đổi gene có thể được chuyển đến các loài thực vật hoang dã địa phương, tạo ra một loài “siêu cỏ dại” chống lại thuốc diệt cỏ. Áp lực chọn lọc mạnh mẽ do thuốc diệt cỏ gây ra có thể dẫn tới sự tăng trưởng nhanh chóng của các đặc tính kháng chất diệt cỏ của thực vật hoang dã địa phương. Hạt của “siêu cỏ dại” với khả năng kháng thuốc diệt cỏ có thể tồn tại từ 20 đến 30 năm trong đất trước khi nảy mầm. Do đó, một khi cây biến đổi gene tạo ra hạt, gần như sẽ không thể loại bỏ. Nông dân với đậu nành biến đổi gene ở Canada và Argentina đã phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng là cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ. ⁵⁸⁶

Năm 2013, “Mạng lưới hành động thuốc trừ sâu” của Hoa Kỳ đã báo cáo rằng, nhiều loại “siêu cỏ dại” kháng tất cả các loại thuốc trừ sâu đang hoành hành ở 32.6 triệu ha đất nông nghiệp ở Hoa Kỳ. Những vùng đất nông nghiệp này đều được trồng các loại cây trồng biến đổi gene và sử dụng thuốc diệt cỏ của công ty sinh hóa nông nghiệp Monsanto. Loại cỏ dại này rất dày và chắc, ngay cả máy gặt cũng thường bị chúng làm hỏng. ⁵⁸⁷

“Hướng dẫn thuốc diệt cỏ năm 2012” của Đại học Bang Iowa cũng chỉ ra rằng: “Lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng, việc quản lý cỏ dại trên nền thuốc diệt cỏ sẽ không thể tránh khỏi thất bại.” Việc nâng cấp cuộc chiến hóa chất đối với cỏ dại chỉ có thể dẫn đến siêu cỏ dại sinh ra nhiều hơn, đồng thời tăng mạnh việc sử dụng thuốc diệt cỏ.

Lấy lúa biến đổi gene làm một ví dụ khác. Các nhà khoa học hy vọng khiến lúa có các gene có thể chống lại sâu bệnh, protein do lúa tổng hợp có thể tiêu diệt sâu bệnh. Nhưng như mọi người đều biết, sâu bệnh là một phần của chuỗi sinh học, nó không ăn lá lúa, thì phải ăn các loại hoa màu hoặc cỏ dại khác. Một khi cỏ dại cũng mang các gene chống sâu bệnh thông qua dòng gene, vậy các loài sâu bệnh chỉ có tăng tốc đột biến để cạnh tranh với con người.

Kết quả là, “siêu sâu bệnh” sẽ xuất hiện. Con người cần tăng liều thuốc trừ sâu hoặc phát triển các loại thuốc mới chống lại sâu mới. Như vậy vấn đề sâu bệnh không chỉ không được giải quyết, mà còn xuất hiện sâu bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người.

Ngày 02/05/2006, tạp chí Khoa học Mỹ (Scientific American) đã báo cáo về bông biến đổi gene, những cây bông này có chứa một loại độc tố có thể tiêu diệt sâu hồng đục quả. Các nghiên cứu cho thấy rằng bông biến đổi gene thực sự có thể làm giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, đến năm thứ hai, nhu cầu về các loại thuốc trừ sâu cụ thể lại tăng lên, hơn nữa nếu dùng phương pháp biến đổi gene để khống chế một số loài gây hại nào đó, thì các loài gây hại khác lại trở nên khiến người ta đau đầu. ⁵⁸⁸

Cây trồng biến đổi gene cũng ảnh hưởng đến các loài khác ở trên và dưới của chuỗi thức ăn liên quan. Ví dụ, ếch cũng có thể sẽ ăn các siêu sâu bệnh, gia súc và cừu cũng có thể sẽ ăn siêu cỏ dại biến đổi gene, như vậy cuối cùng bị thương nhiều nhất vẫn là con người, loài đứng đầu trong chuỗi sinh học.

Do đó, lấy siêu cỏ dại làm ví dụ. Phương pháp kiểm soát hóa học truyền thống từ lâu đã không có hiệu quả, chi phí của các phương pháp làm cỏ vật lý thì quá cao, mà phương pháp sử dụng động vật cũng có thể khiến vật nuôi hoặc gia cầm cho bị ốm hoặc không thể dùng làm thức ăn. Như vậy, cuộc chiến gây ra bởi công nghệ biến đổi gene của con người sẽ có thể lan rộng đến đâu? Phạm vi là không thể tưởng tượng được. Với siêu sâu bệnh cũng là tình huống tương tự. Một khi tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát, nó sẽ khá đáng lo ngại, nó còn sẽ trường kỳ gây hại cho nền tảng của nông nghiệp hiện đại, trường kỳ phá hủy chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái.

Dòng gene mà công nghệ kỹ thuật gene tạo ra trải dài giữa các loài khác nhau, loại lực lượng này vượt xa rất nhiều so với dòng gene của tự nhiên. Nếu nó không được kiểm soát, sẽ có thể nhanh chóng thay đổi gene loài, từ đó tác động sâu sắc đến gene của các sinh vật tự nhiên và con người, hậu quả là không thể tưởng tượng được.

Ban đầu mọi người phát triển các loại cây trồng biến đổi gene với ý định là tốt, nhưng kết quả là, họ đã tạo ra những nan đề mới, làm biến đổi môi trường và gây nguy hại cho con người, điều này không thể không khiến chúng ta suy nghĩ. Nó nhắc nhở chúng ta rằng cho dù đầu tư bao nhiêu vào các công ty thuốc trừ sâu hay nhân giống, thì cũng không thể thắng được thiên nhiên. Nếu muốn giải quyết vấn đề cỏ dại và côn trùng gây hại, chúng ta không thể chỉ đơn giản là dựa vào lý thuyết “sát hại” mang tính đối kháng, mà phải tìm kiếm sự khôn ngoan khác.

3.5 Giả thuyết tiến hóa là động lực đằng sau việc theo đuổi công nghệ quá mức

Đâu là nguyên nhân khiến các nhà khoa học hết lần này đến lần khác sử dụng lý luận chỉnh sửa gene để thay đổi gene người, dẫn đến những thảm kịch như trẻ em tử vong bởi điều trị bằng liệu pháp gene, hay chỉnh sửa gene trong phôi người? Thậm chí còn mở rộng đến việc sửa đổi gene của virus, cây trồng, v.v., xuất hiện nguy hiểm cũng không dừng lại, không biết suy ngẫm?

Khi mọi người bình tĩnh lại và suy nghĩ về những nguyên nhân sâu xa, thì không khó để phát hiện mối quan hệ chặt chẽ với giả thuyết tiến hóa.

Thứ nhất, việc phủ nhận Thần tạo ra con người mà giả thuyết tiến hóa truyền bá có liên quan mật thiết đến việc biến đổi gene của con người một cách tùy tiện và vô nguyên tắc. Văn hóa truyền thống đề cập rằng Thần đã sáng tạo ra thiên địa vạn vật, sự tinh tế và phức tạp của vạn vật trên Trái Đất khiến người ta không thể không thắc mắc rằng đây có phải là kiệt tác của Sáng Thế Chủ hay không.

Nếu lốp xe BMW bị hỏng, người bình thường vẫn có thể tự sửa chữa và thay thế, nếu một chiếc ốc vít bị rơi ra thì có thể lắp một chiếc khác vào. Tuy nhiên, nếu hệ thống điều khiển cốt lõi của xe có vấn đề, thì người bình thường không thể tùy tiện sửa chữa, chỉ có thể gửi về xưởng ban đầu để duy tu.

Cơ thể con người rất tinh tế và phức tạp, phức tạp hơn vô số lần so với thiết kế của một chiếc xe BMW. Nếu cơ thể con người thực sự là tác phẩm của Sáng Thế Chủ, nếu một số bộ phận chẳng hạn như tay và chân bị gãy, thì con người còn có thể tự sửa chữa chúng. Tuy nhiên, có một số tình huống thì e là sức người không thể làm được.

Gene là thứ cốt lõi và quan trọng nhất được bảo tồn khi Sáng Thế Chủ tạo ra vật chủng. Gene kiểm soát mọi thứ của một cá thể sinh vật. Tất cả quá trình tổng hợp protein, phân chia tế bào, sinh sản và các quá trình sinh lý quan trọng khác của sinh mệnh đều liên quan đến gene. Các gene có thể tự sao chép một cách chính xác và trung thực, bảo đảm tính ổn định của loài.

Gene giống như mã phân tử của sự sáng tạo của Thần. Mặc dù công nghệ hiện đại ngày càng tiên tiến, nhưng vẫn còn rất nhiều đặc tính của gene vẫn chưa được hiểu rõ.

Ví dụ, 98% DNA của con người không có chức năng mã hóa protein, những DNA không mã hóa này có rất nhiều chức năng quan trọng, chỉ là con người vẫn chưa hiểu rõ chúng.

Vào năm 2009, Giáo sư Peter Gariaev, một khoa học gia người Nga, đã xuất bản một luận văn nói rằng DNA có thể hấp thụ các photon và có đặc tính trường năng lượng. Ông đã chiếu sáng một mẫu DNA đặt trong bình thạch anh bằng chùm tia laser, kết quả phát hiện DNA giống như một miếng bọt biển hấp thụ ánh sáng, nó đã hấp thụ ánh sáng. ⁵⁸⁹

Năm 2009, một bài báo trên “Tạp chí Tâm thần học” (Journal of Psychiatry) đề cập rằng ngoài việc tổng hợp protein, DNA còn có thể nhận và truyền năng lượng điện từ, đồng thời có thể khởi tác dụng trong lĩnh vực truyền tín hiệu điện sinh học (ánh sáng) và âm thanh sinh học. ⁵⁹⁰

Những nhân viên y sinh, chuyên gia di truyền và nhà nghiên cứu công nghệ kỹ thuật di truyền khắt khe hơn đều biết rằng, khoa học hiện đại biết rất ít về những bí ẩn tổng thể của sinh mệnh con người. Vì vậy, họ đặt bản thân ở vị trí chính xác, tâm ôm theo lòng kính sợ.

Khi công nghệ sinh học tiến bộ vượt bậc, con người cần phải lý trí hơn, không nên tiến lên một cách mù quáng. Công nghệ sinh học càng phát triển thì rủi ro càng lớn, con người càng nên đặc biệt chú ý đến các nguyên tắc luân lý đạo đức. Đó có phải là “Chiếc kéo của Thượng Đế” hay không, chúng ta vẫn cần bảo lưu thái độ. Nếu thực sự là “Chiếc kéo của Thượng Đế” thì chắc chắn không thể tùy tiện sử dụng được.

Trong các công nghệ biến đổi gene sinh vật, do không còn kính sợ “sự sáng tạo của Thần,” vậy nên con người muốn đóng vai “người sáng tạo,” dùng “công nghệ sinh học” để thay thế sự sáng tạo của Thần, phá vỡ trật tự của tự nhiên, sử dụng hai đoạn gene không liên quan để tái tổ hợp thành một loài mới. Con người cho rằng thông qua công nghệ sinh học là có thể tiến hành trao đổi gene giữa các loài khác nhau và các giới sinh vật khác nhau (động vật, thực vật, vi sinh vật), mà lại không biết rằng đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy luật tự nhiên. Nhân loại không thể tránh khỏi việc phải trả giá đắt cho hành động này.

Thế giới này tồn tại một cách có trật tự dưới sự an bài của Sáng Thế Chủ. Khi con người bị thúc đẩy bởi lợi ích trước mắt, việc đưa các loại virus và cây trồng biến đổi gene này vào môi trường tự nhiên, thì sẽ mang tới tác động mà con người không thể lường được đối với nhân loại và môi trường xung quanh.

Thứ hai, giả thuyết tiến hóa nhấn mạnh rằng để cạnh tranh sinh tồn, con người phải không ngừng phát triển và lớn mạnh. Dưới sự chỉ dẫn của logic sinh tồn “kẻ mạnh sống sót, kẻ yếu bị đào thải,” mọi người đã hình thành tư duy rằng chỉ khi trở nên mạnh mẽ hơn, họ mới có thể tồn tại trong xã hội đầy áp lực cạnh tranh này.

Vì vậy, con người không ngừng phát triển công nghệ để tồn tại, không chỉ nghiên cứu khoa học mà nhiều ngành như nông sản, chăn nuôi, dịch vụ thương mại v.v. cũng trở thành chiến trường phi khói thuốc. Trong xã hội khoa học và công nghệ hiện đại, con người đang theo đuổi cái gọi là “phát triển” liên tục, cạnh tranh và so sánh không ngừng, càng ngày càng bị đẩy vào vòng xoáy theo đuổi tiến bộ khoa học và công nghệ một cách phiến diện.

Càng đắm chìm trong công nghệ, con người càng dễ bỏ qua những yếu tố mà công nghệ không thể bao quát và quan trọng hơn đối với con người, ví dụ như nhân tính, truyền thống, ý nghĩa của sinh mệnh và mục đích của nhân sinh, v.v.

Công nghệ hiện đại thiếu sự chống đỡ của luân lý đạo đức, rất dễ mất khống chế khi đạt đến một mức độ phát triển nhất định. Chuẩn mực đạo đức của con người đã được tổ tiên truyền lại từ hàng nghìn năm trước, khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng, nhưng chuẩn mực đạo đức của con người chưa tương ứng nâng lên, thậm chí còn cấp tốc trượt xuống, khoảng cách sai lệch này cuối cùng sẽ trở thành một lưỡi dao sắc bén chém ngược nhân loại.

Tất nhiên, đây chỉ là một số ví dụ về việc lạm dụng khoa học và công nghệ, trên thực tế còn có rất nhiều ví dụ tương tự về sức phá hoại của khoa học và công nghệ. Câu hỏi thực sự là dưới bối cảnh công nghệ tưởng chừng như “mạnh mẽ và tiến bộ” như công nghệ sinh học, công nghệ số hay công nghệ giám sát, làm thế nào để chúng ta duy trì đạo đức con người? Làm thế nào để chúng ta chỉ huy những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật y tế trong khi vẫn duy trì đạo đức cơ bản?

Giả thuyết tiến hóa không những không cho phép chúng ta sử dụng những công nghệ này một cách hợp lý và có ý thức đạo đức rõ ràng, mà còn hủy hoại thiên tính, truyền thống và đạo đức của con người, khiến sự phát triển của công nghệ ngày càng mất kiểm soát, dần dần khiến nhân loại đi vào con đường nguy hiểm bị hủy diệt.

4. Giả thuyết tiến hóa khiến y học phương Tây hiện đại lâm vào khốn cảnh

Tư tưởng của thuyết tiến hóa đã thâm nhập vào hệ thống khoa học, khiến khoa học bài trừ niềm tin vào Thần, đánh mất đạo đức, khiến khoa học công nghệ bị lạm dụng, gây ra nhiều tác hại khác nhau. Một ví dụ nổi bật chính là y học hiện đại phương Tây (sau đây gọi tắt là y học hiện đại).

Y học hiện đại phát triển đến ngày nay, đã ngày càng gặp phải nhiều nan đề y học, bao gồm các sự kiện lớn về sức khỏe cộng đồng, các bệnh truyền nhiễm mới, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hoặc virus, các bệnh kinh niên, bệnh nan y, bệnh tâm thần và các vấn đề không thể giải quyết được khác, thậm chí lâm vào khốn cảnh. Y học dường như đã đi vào một vòng luẩn quẩn, không thể tự thoát ra được.

4.1 Giả thuyết tiến hóa củng cố quan điểm của triết học cơ học về sinh mệnh

Kiến thức của y học hiện đại về sinh mệnh là kiến lập trên cơ sở hệ thống lý luận của triết học cơ học. Trình độ phát triển của nó liên quan mật thiết đến trình độ hiểu biết của vật lý về thế giới này, có khuyết điểm là “nhìn thấy mới tin” và “đánh mất tổng thể” (xem Chương 4 để biết chi tiết).

Khi các nhân viên y tế phương Tây hiện đại chỉ có cái nhìn hạn hẹp về các hiện tượng sống ở cấp độ vật chất, họ đã tự giới hạn bản thân và phạm vi khám phá khoa học ở cấp độ không gian nông cạn. Cách suy nghĩ của người ta cũng dần chịu hạn chế bởi mô hình phát triển khoa học, đi chệch khỏi mô hình sức khỏe truyền thống là khám phá nội hàm tinh thần của con người và theo đuổi “thiên nhân hợp nhất” (sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên).

Giả thuyết tiến hóa do Darwin đề ra chỉ phán đoán nguồn gốc của con người dựa trên những điểm tương đồng về hình dạng và cấu trúc có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Logic tư duy này càng lún sâu thêm những khuyết điểm “nhìn thấy mới tin” và “đánh mất tổng thể” của chủ nghĩa duy vật, khiến tư duy duy vật của y học phương Tây ngày càng máy móc hơn. Sau hơn một thế kỷ xâm nhập và lên men, những hướng dẫn và tác động tiêu cực đối với y học phương Tây về sau ngày càng trở nên rõ ràng, cũng càng đáng sợ.

Ví dụ, sự hiểu biết của y học phương Tây về bệnh tật nhấn mạnh vào việc tìm kiếm “ổ bệnh.” Ổ bệnh này luôn bị giới hạn ở tầng diện thế giới vật chất mà mắt người và các công cụ khác có thể phát hiện được, tức là các cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Người ta sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn như cắt lát mô bệnh học, chụp X-quang, CT và MRI v.v., tất cả đều nhằm mục đích là tìm ra ổ bệnh. Sinh học phân tử và công nghệ kỹ thuật di truyền đều làm nghiên cứu xoay quanh các thành phần vật chất sinh học chính tạo nên con người, càng làm càng chi tiết hơn.

Câu hỏi đặt ra là, ổ bệnh rốt cuộc đến từ đâu? Vật lý hiện đại cho đến nay vẫn chưa thể nghiên cứu hết các loại vật chất, và trên thực tế sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó, điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên nhân thực sự nằm ở đâu đó ngoài tầm với của các phương pháp y tế hiện tại? Vậy khi nào thì mới có thể tìm ra nguyên nhân thực sự?

Trong y học, có một nhóm bệnh lớn không rõ nguyên nhân thường được gọi là bệnh “nguyên phát,” chẳng hạn như tăng huyết áp nguyên phát, ung thư gan nguyên phát, suy tuyến thượng thận mạn tính nguyên phát, xơ cứng cột bên nguyên phát, v.v.

Dựa trên sự hiểu biết hạn chế của y học hiện đại về khái niệm vật chất, người ta chưa hiểu rõ nguyên nhân đằng sau rất nhiều hiện tượng, điều này phản ánh những thiếu sót của hệ thống lý thuyết y học. Nếu không thực sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, thì có thể tưởng tượng ra được các phương pháp và hiệu quả điều trị có tính cực hạn ra sao.

4.2 Giả thuyết tiến hóa củng cố các ý tưởng điều trị kháng cơ học

Một mặt, y học hiện đại bị giả thuyết tiến hóa của Darwin đánh lừa, coi cơ thể con người là một hỗn hợp của protein, gene và các vật chất khác, ý tưởng cơ bản của việc điều trị bệnh là điều trị triệu chứng và loại bỏ các mô bị bệnh.

Mặt khác, giả thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng các loài cạnh tranh để tồn tại, ý tưởng và phương pháp cạnh tranh này cũng được phản ánh trong các nguyên tắc điều trị bệnh tật. Y học hiện đại bị những tư tưởng của Darwin đánh lừa, ví việc điều trị bệnh tật như chiến tranh. Bệnh tật được coi là sự xâm lược của kẻ thù, mục tiêu của việc điều trị là phát triển những “viên đạn thần kỳ” dưới dạng thuốc và vaccine để tiêu diệt kẻ thù.

Cả hai ý tưởng này đều đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống điều trị của Tây y.

4.2.1 Y học đối chứng trị triệu chứng, không trị gốc

Hầu hết các phương pháp điều trị của y học phương Tây chỉ đơn giản là che đậy triệu chứng, can thiệp vào cách thức hoạt động tự nhiên của một cơ quan hoặc hệ thống, chứ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh.

Ví dụ, khi một người bị sốt, nếu chỉ dùng thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ cơ thể, nhưng bề ngoài không còn sốt không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Nó chỉ loại bỏ các triệu chứng bề ngoài của cơn sốt chứ không tìm ra nguyên nhân sâu xa đằng sau nó. Ví dụ, nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể là do nhiễm khuẩn, phát triển khối u, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, v.v. Sử dụng thuốc hạ sốt để loại bỏ các triệu chứng bề ngoài, ngược lại có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Thuốc hạ huyết áp không hề giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây tăng huyết áp, mà chỉ ức chế tạm thời các triệu chứng thông qua thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giãn mạch; thuốc hạ đường huyết không giải quyết được căn nguyên của bệnh tiểu đường, mà chỉ dùng để che đậy các triệu chứng tăng đường huyết.

Thuốc nội tiết tố vỏ thượng thận là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong Tây y với tác dụng ức chế miễn dịch, thường được sử dụng để điều trị các bệnh tự miễn hoặc bệnh dị ứng. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản gây ra dị ứng hoặc rối loạn chức năng hệ thống tự miễn dịch vẫn chưa được tìm ra và khắc phục. Mặc dù các triệu chứng đã tạm thời bị che đậy, nhưng nguyên nhân gốc rễ vẫn còn đó. Sau khi ngừng thuốc, bệnh thường dễ tái phát hoặc thậm chí dẫn đến rối loạn chức năng tổng thể nghiêm trọng hơn.

Khối u đã được cắt bỏ nhưng môi trường bên trong nơi khối u phát triển vẫn chưa được sửa chữa, sau khi phẫu thuật, khối u vẫn có thể tái phát.

Liệu pháp đối chứng (Allopathic Therapy) đau đầu thì trị đầu, đau chân thì trị chân, thường chỉ giải quyết được các triệu chứng. Thật sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần loại bỏ các triệu chứng là đã giải quyết được căn bệnh. Những ý tưởng điều trị chỉ tập trung vào triệu chứng thường sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn, dẫn đến vô số căn bệnh khó chữa.

Ngày nay, trong mô hình điều trị đầy những tư tưởng đối chứng của y học phương Tây hiện đại, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều căn bệnh khó chữa. Con người thường mắc các bệnh dị ứng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi mạn tính, lo âu, trầm cảm v.v., chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể.

Các chiến lược điều trị y tế hiện đại dựa trên tư tưởng của Darwin chỉ có thể điều trị các triệu chứng, chứ không trị nguyên nhân gốc rễ. Giải pháp trị gốc là nên giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. Việc giải quyết các vấn đề căn bản gây bệnh thường đòi hỏi phải sửa chữa sự mất cân bằng trong các chức năng của cơ thể.

4.2.2 Tác dụng phụ đáng lo của thuốc Tây

Dưới sự hướng dẫn của phương pháp điều trị đối chứng này, hầu hết các loại thuốc do Tây y phát triển đều có tác dụng phụ độc hại, còn được gọi là “Phản ứng có hại của thuốc” (Adverse Drug Reaction). Một số tác dụng phụ tương đương với việc dẫn đến những căn bệnh mới, một số thậm chí còn gây tử vong. Đồng thời với việc cải thiện các triệu chứng bề mặt, phẫu thuật, xạ trị và điều trị bằng thuốc hóa học thường tạo ra các vấn đề sức khỏe mới.

Khi nhắc đến tác dụng phụ của thuốc, thảm kịch “Thalidomide” trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến năm 1962 là một bài học đau đớn khiến người ta không thể nào quên. Thalidomide được giới thiệu là thuốc an thần vào năm 1953. Sau đó, người ta phát hiện nó có tác dụng hiệu quả đối với tình trạng buồn nôn, nôn, chán ăn và các triệu chứng khác của phản ứng khi mang thai, nó đã được sử dụng để điều trị các phản ứng khi mang thai và được bán ở 46 quốc gia trên thế giới. ⁵⁹¹

Kết quả là sau khi ra mắt thị trường không lâu, phụ nữ mang thai sử dụng loại thuốc này trên khắp thế giới đã sinh ra hơn 10,000 trẻ sơ sinh dị tật với dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, liên quan đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm tứ chi (phocomelia, thường được gọi là “chân tay hải cẩu”), mặt, mắt, tai, tim, đường tiêu hóa, thận và bộ phận sinh dục v.v., tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh lên tới 40%.

Sau sự cố “Thalidomide,” các quốc gia trên thế giới đã xây dựng các quy trình nghiêm ngặt để báo cáo phản ứng có hại của thuốc.

Đó là một bài học đau đớn, cho đến ngày nay người ta vẫn đang suy ngẫm về nguyên nhân gây ra thảm kịch “Thalidomide.” Sau đó, mọi người phát hiện ra rằng Thalidomide có thể gây đột biến DNA, ảnh hưởng đến sự hình thành sụn, gây độc cho dây thần kinh và mào thần kinh, chống lại sự hình thành mạch, v.v.

Kỳ thực, phản ứng khi mang thai rất có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể người mẹ sau khi mang thai, không nên chống lại nó. Thông thường sau khi mang thai ba tháng, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc, những trường hợp nặng có thể điều trị bằng y học cổ truyền. Tây y vốn có tư duy đối kháng nên xem nó như một căn bệnh mà bỏ qua sự an toàn của thai nhi. Việc cố gắng dùng thuốc để loại bỏ phản ứng mang thai là bài học đau đớn cho nhân loại trong việc thách thức thiên nhiên và đi ngược lại truyền thống.

Hiện nay, thuốc Tây y có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Các phản ứng bất lợi do dùng thuốc và chích ngừa là những vấn đề có thể xảy ra hàng ngày ở bệnh viện.

Một bài báo năm 1998 trên “Tập san của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ” (JAMA) đã phân tích tổng hợp tỷ lệ phát sinh phản ứng có hại của thuốc ở bệnh nhân nội trú ở Hoa Kỳ trong 30 năm từ năm 1966 đến 1996. Kết quả cho thấy có 6.7% bệnh nhân nhập viện xuất hiện phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc, và 0.32% tử vong do phản ứng có hại của thuốc. Dựa trên tỷ lệ này, người ta ước tính rằng có hơn 2.21 triệu bệnh nhân nhập viện xuất hiện phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở Hoa Kỳ mỗi năm, ước tính có hơn 106,000 người tử vong ⁵⁹². FDA Hoa Kỳ đã trích dẫn kết quả của nghiên cứu ban đầu và những con số ước tính, đồng thời chỉ ra rằng phản ứng có hại của thuốc đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ⁵⁹³.

4.2.3 Phát triển mù quáng và lạm dụng vaccine

Là một loại dược phẩm đặc biệt, vaccine chủ yếu dùng để phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Đối tượng chính là người khỏe mạnh chứ không phải người bệnh, vì vậy việc giám sát tính an toàn của vaccine phải chặt chẽ hơn so với dược phẩm thông thường, khi đánh giá lợi ích và rủi ro tiêu chuẩn sẽ cao hơn. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại, mỗi người có thể đều sẽ bị buộc phải chích vaccine nhiều lần trong đời, vậy nên vấn đề an toàn vaccine có liên quan mật thiết đến mỗi cá nhân.

Trước khi một loại thuốc hoặc vaccine được phê chuẩn để đưa ra thị trường, nó cần phải được tiến hành các thử nghiệm độc tính trung và dài hạn, cũng như các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. Do đó, thông thường phải mất trung bình khoảng 10 năm để phát triển và đưa vaccine truyền thống ra thị trường. Một số loại vaccine mới được phát triển, chẳng hạn như vaccine ngừa COVID-19, được phát triển với tốc độ cực nhanh mà không có sự giám sát đầy đủ, trong vòng chưa đầy một năm, đã được đẩy đến hàng tỷ người trên khắp thế giới trong khi tính an toàn trung và dài hạn vẫn chưa được kiểm chứng đầy đủ.

Vaccine ngừa COVID-10 đã nhanh chóng được tung ra thị trường mà chưa hoàn tất quy trình phát triển thông thường. Đã có báo cáo về rất nhiều trường hợp xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong ở những người chích vaccine. Sự phát triển vaccine một cách mù quáng này đã bị chỉ trích rộng rãi.

Tính đến ngày 15/09/2023, chỉ riêng Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine ở Hoa Kỳ (Vaccine Adverse Events Reporting System, VAERS) đã nhận được 1,593,415 báo cáo tự phát về tác dụng phụ từ những người chích ba loại vaccine COVID-19. Trong đó bao gồm 209,910 ca nhập viện, 36,231 ca tử vong, 38,449 trường hợp đe dọa tính mạng, 67,812 trường hợp khuyết tật suốt đời, 20,810 ca đau tim phát tác, 27,522 ca viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim, 8,891 ca giảm tiểu cầu và 5,040 ca sẩy thai. Ba loại vaccine ngừa COVID-19 này là vaccine Pfizer, vaccine Moderna và vaccine Johnson&Johnson. ⁵⁹⁴

Tháng 03/2023, một luận văn đăng trên tập san y khoa Miễn dịch, Viêm và Bệnh tật (Immunity, Inflammation and Disease) của Hoa Kỳ đã phân tích một số phản ứng bất lợi được báo cáo sau khi chích vaccine COVID-19 mRNA, bao gồm 17,636 tác dụng phụ về tim mạch và 284 trường hợp tử vong. Những tác dụng phụ về tim mạch này bao gồm 13,936 ca huyết khối, 758 ca đột quỵ, 511 ca viêm cơ tim, 377 ca nhồi máu cơ tim, 301 ca tắc mạch phổi và 254 ca rối loạn nhịp tim. Thời gian xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trung bình là từ 4.8 đến 5.6 ngày sau khi chích ngừa. ⁵⁹⁵

Đây chính là bi kịch mà sự phát triển quá mức của công nghệ hiện đại đã mang đến cho nhân loại. Mục đích ban đầu là “chữa bệnh” nhưng thay vào đó lại “gây bệnh” và dẫn đến nhiều bệnh hơn. Tại sao kết quả lại trái ngược như vậy? Điều này cho thấy có sự sai lệch về phương hướng trong quỹ đạo phát triển của kỹ thuật y tế của nhân loại.

4.2.4 Hiện tượng lạm dụng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng

Thuốc kháng sinh (antibiotic), là tên gọi chung của các loại thuốc hóa học có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Việc lạm dụng kháng sinh cũng là một vấn đề nghiêm trọng xuất hiện dưới sự chỉ đạo của tư tưởng điều trị đối chứng.

Lịch sử phát minh ra thuốc kháng sinh có thể truy đến năm 1928, khi bác sĩ và nhà vi trùng học người Scotland Alexander Fleming (1881-1955) vô tình quan sát thấy sự phát triển của tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) bị ức chế, thế là ông liền tiến hành nghiên cứu và đã có một phát hiện mang tính đột phá về tác dụng ức chế của penicillin đối với tụ cầu vàng, từ đó mở ra kỷ nguyên điều trị bằng kháng sinh. ⁵⁹⁶

Penicillin thuộc nhóm thuốc beta-lactams. Beta-lactams luôn là nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm trùng tụ cầu vàng.

Không lâu sau khi penicillin được phát hiện, người ta nhận thấy rằng một số tụ cầu vàng đã trở nên kháng penicillin. Thậm chí trước khi penicillin được đưa ra thị trường, một số vi khuẩn tụ cầu vàng đã sở hữu beta-lactamase, có thể thông qua quá trình thủy phân làm cho nhóm thuốc beta-lactams mất tác dụng. Tức là một số vi khuẩn tụ cầu vàng đã phát triển khả năng kháng thuốc (còn gọi là tính kháng thuốc). Gene kháng thuốc này (gene beta-lactamase) có thể được lan truyền nhanh chóng giữa các vi khuẩn.

Trong gần 80 năm, mặc dù các nhà khoa học luôn cố gắng nghiên cứu ra loại kháng sinh mới, bao gồm hàng trăm loại kháng sinh đã được phát triển và đưa ra thị trường như cephalosporin, monomycin và các carbapenem, nhưng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh mới vẫn tiếp tục tái diễn, đến mức tụ cầu vàng đã có khả năng kháng hầu hết các loại kháng sinh đó, điều này dẫn đến sự xuất hiện của chủng tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) “khét tiếng” trong cộng đồng y tế. ⁵⁹⁷

Đây là một cuộc chiến trường kỳ do con người tiến hành chống lại vi khuẩn. Thuốc kháng sinh mới vừa xuất hiện, không lâu sau đó đã có các chủng vi khuẩn kháng thuốc mới. Do vi khuẩn trở nên kháng thuốc hơn, con người lại phát minh ra các loại kháng sinh mạnh hơn, sau đó tính kháng thuốc của vi khuẩn lại “cao hơn một bậc”, thậm chí còn xuất hiện “siêu vi khuẩn” (Superbug). Cho đến nay, con người đã sử dụng ít nhất 5 thế hệ kháng sinh, nhưng con người vẫn chưa chiến thắng.

Bên cạnh hiện tượng xuất hiện các chủng kháng thuốc với số lượng lớn khiến người ta đau đầu, hiện tượng “lạm sát vô tội” cũng rất đáng lo ngại. Việc sử dụng lâu dài lượng lớn kháng sinh trong cơ thể thường làm mất đi hệ vi khuẩn cộng sinh bình thường trong cơ thể con người, dấn đến tình trạng “rối loạn hệ vi sinh ruột” (Dysbiosis), có thể gây ra bệnh viêm ruột mạn tính (Inflammatory bowel disease, IBD, IBD), hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome, IBS), tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hệ thần kinh trung ương hoặc ung thư, v.v. ⁵⁹⁸

Năm 2016, số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) ở Hoa Kỳ cho thấy, mỗi năm có hơn 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh và hơn 23,000 người tử vong vì những bệnh nhiễm trùng này ⁵⁹⁹.

Bài viết “Các mối đe dọa kháng thuốc kháng sinh ở Hoa Kỳ” (Antibiotic Resistance Threats in the United States) do CDC công bố vào năm 2019 đã nhấn mạnh mối đe dọa liên tục về tình trạng kháng kháng sinh ở Hoa Kỳ, nơi xảy ra hơn 2.8 triệu ca nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh mỗi năm và dẫn đến hơn 35,000 ca tử vong ⁶⁰⁰.

Một luận văn được The Lancet xuất bản năm 2022 đã chỉ ra rằng, vào năm 2019 có ít nhất 1.27 triệu người tử vong vì vi khuẩn kháng kháng sinh trên toàn thế giới, đồng thời nó cũng liên quan đến 4.95 triệu ca tử vong. Kháng kháng sinh là mối đe dọa khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. ⁶⁰¹

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO) đã tuyên bố rằng tình trạng kháng kháng sinh là một trong mười mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt. ⁶⁰²

Báo cáo năm 2019 của Hiệp hội các trường Cao đẳng Y tế Hoa Kỳ (Association of American Medical Colleges, AAMC) cho biết, nhân loại đang thất bại trong cuộc chiến sử dụng kháng sinh chống lại vi khuẩn. ⁶⁰³

Có nhiều loại yếu tố đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh ⁶⁰⁴:

1. Tốc độ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh nhanh hơn tốc độ phát triển các loại thuốc mới.

2. Rất nhiều người dùng thuốc kháng sinh một cách không cần thiết. Ví dụ, hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đều do virus gây ra, bệnh nhân không cần thiết phải dùng kháng sinh, chú ý nghỉ ngơi và tăng cường khả năng miễn dịch là sẽ khỏi bệnh. Nhưng rất nhiều người đến bệnh viện vì cảm mạo, bác sĩ liền điều trị bằng thuốc kháng sinh.

3. Vấn đề lạm dụng kháng sinh thậm chí còn ảnh hưởng đến ngành thực phẩm của con người. Ngày nay, kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất ở các trang trại.

Trong chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản, để tăng sản lượng vật nuôi (heo, bò, cừu, gà, vịt, cá v.v.), người ta thường bổ sung một số loại kháng sinh vào thức ăn. Thuốc kháng sinh có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho vật nuôi, tuy nhiên việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn không phải nhằm mục đích chữa bệnh mà vì để có thể khiến vật nuôi phát triển ra nhiều thịt hơn, vậy nên thường bị lạm dụng quá mức. Việc sử dụng các loại kháng sinh này sẽ dẫn đến xuất hiện các loại vi khuẩn kháng thuốc, gây hại cho vật nuôi và con người.

Việc sử dụng phụ gia kháng sinh trong thời gian dài ở vật nuôi sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng vi khuẩn kháng thuốc trong vật nuôi. Nếu vật nuôi bị bệnh, liều kháng sinh được sử dụng để điều trị càng lớn thì càng có nhiều kháng sinh lưu lại trong cơ thể con vật.

Những vi khuẩn kháng thuốc này lây lan sang môi trường sống của con người chủ yếu qua môi trường nuôi động vật, ảnh hưởng đến người dân trong cộng đồng thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc thậm chí bị lây nhiễm bởi công nhân ngành chăn nuôi. Nếu những vi khuẩn kháng thuốc này truyền sang người thì khi con người nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ phải sử dụng liều kháng sinh ngày càng lớn hơn, bệnh nhân cũng sẽ không dễ khỏi bệnh.

Ngoài ra, nếu quá trình nấu nướng không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn (chẳng hạn như bít tết chín tái hoặc sashimi, v.v.), thì một số vi khuẩn kháng thuốc cũng có thể được truyền sang người. Tuy nhiên, do hầu hết các sản phẩm động vật đều được tiệt trùng và nấu chín hoàn toàn nên kiểu lây truyền này ít phổ biến hơn, do đó mọi người nhất định cần ăn thức ăn được nấu chín kỹ.

Cuộc khủng hoảng kháng thuốc kháng sinh ngày càng nghiêm trọng đã làm nổi bật ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đối kháng của giả thuyết tiến hóa đối với hiệu quả điều trị tổng thể của Tây y. Còn y học cổ truyền thì không bị ảnh hưởng bởi giả thuyết tiến hóa. Y học cổ truyền chú trọng “trị bệnh tất phải tìm gốc rễ,” vậy nên thường không gặp phải vấn đề kháng kháng sinh. Y học cổ truyền giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp cơ thể trở lại hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Rất nhiều lối sống, thói quen ăn uống và chuẩn mực ứng xử mà văn hóa truyền thống lưu lại đều là những phương pháp tốt để chúng ta chăm sóc bản thân và cơ thể. Thật không may, hầu hết những điều này đã bị thay thế bởi các khái niệm và hành vi hiện đại vốn chịu ảnh hưởng của khoa học công nghệ hiện đại.

4.3 Sức khỏe tinh thần và bệnh tinh thần bị xem nhẹ

Người ta thường nói “bảy phần tinh thần ba phần bệnh.” Tinh thần của con người là một loại vật chất đặc biệt, bao trùm rất nhiều khía cạnh như tư tưởng, cảm xúc, tình cảm, tính cách, đạo đức, v.v. Vô số nghiên cứu khoa học đã chứng minh một cách mạnh mẽ rằng, tinh thần của con người không chỉ tồn tại mà còn thời khắc ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người.

Một số lượng lớn các nghiên cứu y học cho thấy đặc điểm tính cách, suy nghĩ và hành vi của một người thường là những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc một người có bị bệnh hay không. Nếu một người luôn có thể có thái độ thiện lương, trung thực và bao dung, sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng cường sức khỏe thể chất. Nếu quý vị có thể thường xuyên cân nhắc về ý nghĩa thực sự của nhân sinh và thiết lập các mục tiêu sống tích cực phù hợp với các giá trị truyền thống, thì quý vị cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của mình, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, giúp quý vị sống lâu hơn (Xem Chương 4 để biết chi tiết).

Giả thuyết tiến hóa khiến nghiên cứu y học xem nhẹ tinh thần của con người, cho rằng các hiện tượng sống chỉ là hiện tượng vật chất thuần túy, thậm chí còn cụ thể hóa suy nghĩ, cảm xúc, trí nhớ và hoạt động tâm lý của con người thành phản ứng phóng điện của tế bào thần kinh hoặc phản ứng giữa các chất hóa học, sử dụng các phản ứng vật lý và hóa học này để giải thích trí nhớ, cảm xúc và suy nghĩ.

Sự hiểu biết một cách máy móc và vật chất hóa về tinh thần này đã khiến y học coi nhẹ sự chỉ dẫn đúng đắn của tinh thần con người trong việc điều trị bệnh tật. Y sinh hiện đại dưới ảnh hưởng của Darwin không thể giải quyết các vấn đề tâm lý và bệnh tâm thần của con người, bao gồm tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo lắng, v.v., chúng đều không thể chữa khỏi bằng thuốc.

Như đã đề cập ở Chương 5, một số trường hợp rối loạn lo âu kéo dài, ám ảnh sợ hãi và các bệnh tâm thần khác, ví dụ như nỗi ám ảnh và lo lắng của cô Catherine, nỗi sợ độ cao và cơn đau mạn tính nghiêm trọng của cô Elaine, sự tức giận của ông Dan, tất cả những điều này đều không thể chữa khỏi bằng Tây y, chỉ khi tinh thần ở trong trạng thái nhìn lại những kiếp trước thì người ta mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh và mới cơ bản chữa khỏi căn bệnh đó.

Điều này là do nguyên nhân gốc rễ các triệu chứng của họ không phải ở đời này mà là từ những đời trước. Thử hỏi, liệu giả thuyết tiến hóa của Darwin có thể giải thích được nguyên nhân gây ra căn bệnh vượt thời gian và không gian như vậy không? Giả thuyết tiến hóa không thừa nhận rằng linh hồn con người có thể luân hồi chuyển thế. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tây y hiện đại gần như vô kế khả thi trong việc điều trị những căn bệnh này.

Các nhà tâm thần học như Giáo sư Stevenson và Tiến sĩ Weiss đã sử dụng những luận chứng khoa học chặt chẽ để cung cấp bằng chứng về linh hồn con người và sự tái sinh. Giáo sư Stevenson đã cung cấp hơn hàng nghìn trường hợp trẻ em có ký ức tiền kiếp, cho phép bất cứ ai có lực phán đoán thông thường và niềm tin vào sự thật khách quan đều chấp nhận sự thật rằng con người tồn tại trong luân hồi. Là một hiện tượng khách quan, tinh thần và linh hồn của con người cũng có một số quy luật đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của cơ thể con người, điều này cần được Tây y hiện đại tìm hiểu và nhận thức rõ hơn.

Tóm lại, những vấn đề mà nhân loại phải đối mặt trong các lĩnh vực khoa học khác nhau có thể truy đến sự chỉ dẫn kém cỏi của giả thuyết tiến hóa đối với khoa học. Darwin giống như đã mở một chiếc hộp ma thuật, giải phóng ra giả thuyết tiến hóa, khiến con người dần xa rời truyền thống, đánh mất tín ngưỡng, coi nhẹ linh hồn và đạo đức con người, tập trung quá nhiều vào lợi ích vật chất và tiến bộ công nghệ, dẫn đến những biến dị về cơ thể và tư tưởng con người, tạo ra vô vàn thảm họa cho môi trường và nhân loại.

5. Giả thuyết tiến hóa khiến nghiên cứu khoa học bỏ qua tinh thần

Đối tượng nghiên cứu chính của khoa học tự nhiên là các loại vật chất khác nhau trong phạm vi không gian mà con người chúng ta đang sinh sống. Định nghĩa của Bách khoa toàn thư Britannica về “vật chất” là: “Vật chất, là thực thể vật chất cấu thành nên vũ trụ có thể quan sát được, cùng với năng lượng tạo thành nền tảng của mọi hiện tượng khách quan.” ⁶⁰⁵

Định nghĩa này chỉ ra rằng: “Ở tầng diện vật chất cơ bản nhất, do các hạt cơ bản như quark, lepton, v.v. tổ thành. Sau khi các hạt quark hợp thành proton, chúng kết hợp với neutron và electron để tạo thành các nguyên tử như hydro, oxy và sắt. Các nguyên tử có thể tiến một bước kết hợp thành phân tử, chẳng hạn như phân tử nước H₂O. Một số lượng lớn các nguyên tử hoặc phân tử lại tạo thành vật chất chủ yếu của cuộc sống hàng ngày.”

Rõ ràng định nghĩa này là không toàn diện, phản ánh tính hạn chế cố hữu của khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, điều bi thảm hơn là, do tư tưởng sai lầm bác bỏ tinh thần, nên giả thuyết tiến hóa của Darwin đã ảnh hưởng đến khoa học nhân loại hơn một trăm năm qua. Điều này khiến các nhà khoa học ngày càng bó hẹp đối tượng vật chất mà họ nghiên cứu, chỉ dừng lại ở tầng diện vật chất và cố ý bỏ qua các hiện tượng tinh thần, thậm chí đối lập hoàn toàn giữa vật chất và tinh thần.

Thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay là dù ở bất kỳ ngành nào, nghiên cứu khoa học dường như đều đã chạm trần và không thể tiếp tục đột phá được nữa. Tuy nhiên, trên thế giới này vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, và khoa học chưa thể đưa ra lời giải thích hợp lý. Khoa học dường như bất lực trước rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những lý do quan trọng nhất là người ta không sẵn lòng đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau do giả thuyết tiến hóa mang đến cho khoa học. Vì thế khiến tư duy của bản thân từng bước bị giam cầm, không thể tạo ra những bước đột phá về phía trước.

Khi một số nhà khoa học dám đột phá tạo ra kết quả nghiên cứu không phù hợp với thuyết tiến hóa, họ thường bị những quan niệm lỗi thời của con người nghi ngờ, đàn áp, hoặc “bị gạt ra ngoài lề”, thậm chí bị đẩy sang phe “ngụy khoa học.” Chuyện như thế vẫn luôn lặp đi lặp lại.

Mọi người không nên dễ dàng phủ nhận những gì bản thân không hiểu. Con ếch ngồi đáy giếng chỉ nhìn thấy một mảnh trời nhỏ, muốn nhìn thấy bầu trời xanh hơn nữa, e rằng chỉ có cách nhảy ra khỏi cái bẫy do thuyết tiến hóa đào sẵn mà thôi.

5.1 Baxter và “cảm ứng nguyên thủy”

Cleve Backster (1924-2013) từng là chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng máy dò nói dối tại Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Ông cũng là cựu giám đốc của Viện Máy dò nói dối Backster ở San Diego, California, Hoa Kỳ. ⁶⁰⁶

Nguyên lý cơ bản của máy dò nói dối là gắn một điện cực vào mỗi ngón tay của đối tượng và đo dòng điện chạy qua hai đầu của điện cực. Nó có thể vẽ một đường cong đồ họa dựa trên những thay đổi về điện trở của da người và cường độ của dòng điện, còn được gọi là phản ứng điện da (galvanic skin response, GSR).

Những thay đổi về tâm lý và cảm xúc khi một người nói dối thường đi kèm với những thay đổi về sức đề kháng của da, mạch, huyết áp, nhịp thở, v.v. Đây đều là những phản ứng của hệ thần kinh tự chủ của con người, thông thường không chịu sự kiểm soát của ý thức. Những phản ứng này có thể phản ánh ra trên máy dò nói dối, từ đó xác định xem đối tượng thử nghiệm đang “nói dối” hay “nói thật.”

Backster rất hứng thú đối với máy dò nói dối. Ông từ bỏ công tác chính phủ để chuyên môn nghiên cứu về máy dò nói dối. Ông kiên trì nghiên cứu trong 36 năm, và đạt được rất nhiều thành quả khoa học mang tính đột phá.

5.1.1 Niềm vui và nỗi sợ hãi của ngưu thiệt lan

Vào sáng ngày 02/02/1966, khi Backster đang tưới nước cho chậu cây ngưu thiệt lan (dracaena massangeana), ông chợt nảy ra ý tưởng dùng thiết bị phát hiện nói dối để đo sự thay đổi điện trở của lá cây. Kết quả là, cây ngưu thiệt lan đã vẽ ra một đường cong tương tự như đường cong phản ứng của một người khi hạnh phúc và kéo dài khoảng một phút (Hình 6-2). Lúc đó, ông Backster thực sự vô cùng kinh ngạc. ⁶⁰⁷

Hình 6-2: Khi tưới nước cho cây ngưu thiệt lan, đường cong của nó tương tự như đường cong phản ứng cảm xúc của một người khi hạnh phúc. Bên trái: Đường cong phản ứng của cây ngưu thiệt lan khi được tưới nước. Bên phải: Đường cong phản ứng cảm xúc của một người khi hạnh phúc. (Ảnh: “Thực vật cũng có cảm xúc”)

Thế là, Backster muốn thực hiện một hành động đe dọa gì đó đối với cây ngưu thiệt lan để khiến nó cảm thấy sợ hãi. Vừa suy nghĩ, ông vừa quan sát đường cong được vẽ bởi bút điện tử của máy dò nói dối nối với cây hoa này.

Sau một lúc, ông quyết định dùng lửa đốt những chiếc lá nối giữa các điện cực của máy dò nói dối. Ngay khi ý tưởng này nảy ra, ở thời điểm 13 phút 55 giây khi bản vẽ được ghi lại, chiếc bút điện tử của máy dò nói dối lập tức thay đổi kịch liệt. Nó nhanh chóng đạt đến đỉnh của bản vẽ, vẽ ra đường cong tương tự như đường cong mà một người phản ứng khi họ sợ hãi (Hình 6-3).

Backster lúc đó cách cây ngưu thiệt lan khoảng 15 feet và cách máy dò khoảng 5 feet. Ông ấy còn chưa đi lấy diêm, chỉ là trong đầu có kế hoạch đốt lá của nó, cũng không có hành động gì thêm, thế là đường cong lại hạ xuống.

Backster lập tức nhận ra rằng cây ngưu thiệt lan biết ông đang nghĩ gì. Nói cách khác, thực vật không chỉ có cảm xúc và suy nghĩ mà còn có thể cảm nhận xuyên không!

Sau đó, ông rời khỏi phòng và đến chỗ ngồi của trợ lý để tìm diêm. Lúc này, đường cong lại tăng lên đến giới hạn mà chiếc kim của máy dò nói dối có thể chạm tới, thể hiện sự sợ hãi tột độ (Hình 6-3, Hình 6- 4). Sau đó, ngay khi ông đánh một que diêm, còn chưa chạm vào cái cây, chiếc kim của máy dò lại bắt đầu lắc lư dữ dội. Trên thực tế, ông cuối cùng đã không đi đốt chiếc lá, thay vào đó đã đặt que diêm vào phòng khác. Lúc này, đường cong của máy dò nói dối trở lại trạng thái bình lặng (Hình 6-4).

Hình 6-3: Đường cong phản ứng của cây ngưu thiệt lan khi ông Backster muốn đốt lá của nó. (Ảnh: The Epoch Times)
Hình 6-4: Backster đặt que diêm trở lại, đường cong của máy dò nói dối lúc này trở lại trạng thái bình lặng. (Ảnh: “Thực vật cũng có cảm xúc”)

Đây là ngày đã thay đổi toàn bộ cuộc đời Backster. Bởi vì từ đó trở đi, ông biết rằng: cây ngưu thiệt lan có tình cảm, có năng lực cảm nhận. Không những vậy, năng lực cảm nhận của cây ngưu thiệt lan so với suy nghĩ của con người dường như còn nhạy bén hơn rất nhiều. Nó sở hữu công năng đặc dị “tha tâm thông” giống như con người.

Backster kinh ngạc đến mức thiếu chút nữa là chạy ra ngoài gần Quảng trường Thời đại ở thành phố New York lúc 8 giờ sáng mà hét lên: “Cái cây của tôi có cảm xúc!” Không còn nghi ngờ gì nữa, phát hiện này là một thách thức trực tiếp đối với nền giáo dục khoa học mà ông nhận được trong đời. ⁶⁰⁸

Backster cũng nhận thấy rằng phải có ý định thực sự gây hại cho cây thì mới có thể thấy được phản ứng trên bản đồ. Thực vật dường như có thể phát hiện được ý đồ thật giả, giống như máy dò nói dối.

Backster và những nhà khoa học khác còn tiến hành nghiên cứu tương tự với các loại cây khác nhau tại các tổ chức khác ở Hoa Kỳ. Họ nhận được những kết quả quan sát tương tự. Thực vật thể hiện khả năng phản ứng nhạy cảm rất ổn định trước trạng thái suy nghĩ hoặc hoạt động của con người cũng như các sinh vật sống khác.

5.1.2 Cây thường xuân và nhện ở Đại học Yale

Vào ngày 03/11/1969, sau khi diễn giảng tại Đại học Yale, Backster mời các nghiên cứu sinh làm một số thí nghiệm không chính thức. Họ lấy một chiếc lá thường xuân và kẹp nó giữa các dải cảm biến của máy dò nói dối. Tiếp theo họ bắt một con nhện. Chiếc lá thường xuân không có phản ứng gì khi một học sinh dùng hai tay bao lấy nó để ngăn nó chạy đi. Tuy nhiên, khi người học sinh mở tay ra và con nhện có thể trốn thoát, trên biểu đồ cho thấy phản ứng dữ dội. Quá trình này được lặp lại nhiều lần, và cho kết quả giống nhau. ⁶⁰⁹

Sau đó, họ thả con nhện ra và yêu cầu một nghiên cứu sinh tìm kiếm con nhện được thả, trong khi những học sinh khác nhìn chằm chằm vào máy dò nói dối. Khi học sinh đó không nhìn thấy con nhện, máy dò nói dối không phản hồi.

Một lúc sau, máy dò nói dối có phản hồi, sau đó mọi người nghe thấy học sinh đang tìm con nhện nói: “Tôi tìm thấy rồi!” Tiếp đó, cùng với lúc máy dò nói dối ghi lại một phản ứng dữ dội, sinh viên đang tìm con nhện hét lên: “Tôi đã bắt được nó!”

Backster phát hiện ra rằng những kết quả thí nghiệm tốt nhất thường được phát hiện một cách tình cờ, giống như những nghiên cứu sinh ở Đại học Yale này đã thể hiện thái độ thoải mái trong suốt cuộc thí nghiệm. Sự ảnh hưởng của ý thức người tham gia thí nghiệm lên đối tượng thí nghiệm có khả năng làm thay đổi kết quả thí nghiệm.

Backster cũng phát hiện ra nguyên nhân khiến một số thí nghiệm không được lặp lại thành công có lẽ là do sự cảm ứng giữa đối tượng và người thực nghiệm. Những chi tiết dường như không quan trọng trong môi trường mà một số loài thực vật sinh sống, bao gồm cả những người ở gần, tiếng ồn, v.v., có thể có tác động đáng kể đến đối tượng và kết quả thí nghiệm.

Điều thú vị là, đối tượng nghiên cứu ở đây là một chiếc lá thường xuân mới hái. Mặc dù chiếc lá này không phải là một sinh mệnh thực vật độc lập và hoàn chỉnh, nhưng nó cũng có tinh thần và năng lực cảm ứng.

Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, những chiếc lá đã tách khỏi cây thậm chí gần như không được coi là sinh mệnh độc lập, làm sao chúng lại có khả năng suy nghĩ và cảm nhận trạng thái ý thức của con người xung quanh trong thời gian thực? Những hiện tượng này hoàn toàn không thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa.

5.1.3 Cây hỷ lâm dụ và con tôm sống

Backster từng tiến hành thí nghiệm sử dụng các sinh vật khác làm nguồn kích thích, để kiểm tra xem cảm ứng của thực vật đối với cảm xúc của các sinh vật khác.

Trong một thí nghiệm do Backster công bố vào năm 1968, ông đem một chiếc cốc nhỏ đựng tôm ngâm nước mặn (Artemia) đổ vào trong nước sôi. Lúc này, một loại cây có tên là hỷ lâm dụ (philodendron cordatum) được đặt trong cùng căn phòng đó đã có phản ứng kịch liệt. ⁶¹⁰

Sau đó, ông đặt cây hỷ lâm dụ A và con tôm sống trong cùng một phòng, đồng thời đặt hai chậu hỷ lâm dụ B và C khác vào hai phòng riêng biệt với con tôm sống, đồng thời kiểm tra phản ứng của ba chậu hỷ lâm dụ cùng một lúc. Kết quả của các thí nghiệm lặp lại cho thấy khi con tôm chết, đại đa số phản ứng của các cây hỷ lâm dụ A, B và C đều là đường cong kịch liệt. Những kết quả này có ý nghĩa thống kê, cho thấy phản ứng của cây hỷ lâm dụ do tôm chết dẫn khởi không phải là hiện tượng ngẫu nhiên.

Phần có ý nghĩa nhất của thử nghiệm này chính là tự động hóa hoàn toàn. Để loại bỏ phản ứng cảm xúc của cây hỷ lâm dụ đối với con người, từ đó can thiệp vào kết quả thí nghiệm, ông đã cẩn thận thiết kế một bộ thiết bị thí nghiệm tự động để bảo đảm rằng trong quá trình thí nghiệm, mọi thứ đều được thực hiện tự động. Từ đó loại bỏ những trở ngại có thể xảy ra do ý thức con người bên ngoài dẫn đến. Chỉ khi cẩn thận tuân thủ quy trình này thì mới có thể thu được dữ liệu hợp lệ. Hơn nữa, một lô cây chỉ có thể sử dụng cho một lần thí nghiệm.

Backster yêu cầu những người bên ngoài phòng thí nghiệm mua nhiều cây hỷ lâm dụ và đặt chúng tạm thời ở đâu đó trong tòa nhà. Chỉ trước khi thí nghiệm sắp bắt đầu, họ mới đến chỗ để tạm thời và chuyển ba cây hỷ lâm dụ vào phòng thí nghiệm.

Để ngăn những cây hỷ lâm dụ sinh ra cảm ứng với Backster và nhân viên thí nghiệm, họ nhanh chóng khởi động thiết bị tự động hóa và đặt công tắc trễ, rồi lập tức rời khỏi phòng thí nghiệm, rời khỏi tòa nhà và đi đến ít nhất cách đó một con phố. Những cây hỷ lâm dụ bị bỏ lại một mình trong phòng thí nghiệm.

Kết quả của thí nghiệm này nói cho chúng ta rằng cây hỷ lâm dụ A có thể cảm nhận được trạng thái của con tôm. Điều thú vị là, làm thế nào mà hai cây hỷ lâm dụ B và C ở các phòng khác có thể cảm nhận được trạng thái của con tôm?

Có hai khả năng có thể xảy ra. Đầu tiên là cây hỷ lâm dụ A đem trạng thái cảm thụ được truyền đến hai cây hỷ lâm dụ B và C; thứ hai là hai cây hỷ lâm dụ B và C trực tiếp cảm nhận được từ xa trạng thái của con tôm.

Bất kể là khả năng nào, đều cho thấy cây hỷ lâm dụ có thể cảm nhận được trạng thái của các cây hỷ lâm dụ khác hoặc tôm ngâm nước mặn trong một khoảng cách không gian nhất định. Cây hỷ lâm dụ dường như cũng có “tha tâm thông.” Khả năng cảm nhận của nó thậm chí còn vượt xa con người.

Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa của Darwin lại cho rằng cây hỷ lâm dụ là loài thấp kém hơn nhiều so với con người, làm sao nó có khả năng cảm nhận cao cấp như vậy?

5.1.4 Cảm biến bạch cầu từ xa

Không chỉ thực vật [nói chung] và lá cây [nói riêng] có thể cảm nhận được cảm xúc của con người, mà các tế bào bạch cầu tách ra khỏi cơ thể cũng có thể cảm nhận được những phản ứng cảm xúc của cơ thể con người. ⁶¹¹

Một lần, ông Backster thu thập các tế bào bạch cầu của chính mình, gắn chúng vào điện cực và bắt đầu quan sát. Ông muốn rạch một vết thương nhỏ trên mu bàn tay và bôi cồn iot lên vết thương. Thế là, ông bước đến cái kệ gần nhất, tìm kiếm một cây kim đã tiệt trùng và tưởng tượng ra cảnh sử dụng nó. ⁶¹²

Khi ông quay lại nơi đặt máy, biểu đồ cho thấy trong thời gian ông tìm kiếm mũi kim, các tế bào bạch cầu của ông đã có phản ứng kịch liệt (Hình 6-5).

Bạch cầu là tế bào miễn dịch trong máu của chúng ta. Khi cơ thể chúng ta bị thương, mạch máu bị vỡ và chảy máu, bạch cầu sẽ bước vào trạng thái sẵn sàng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bởi vi trùng lạ. Có lẽ vì lý do này mà khi ông Backster nảy ra ý định tự làm mình bị thương, các tế bào miễn dịch của ông gần như đồng thời bước vào trạng thái chuẩn bị.

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.1)
Hình 6-5: Cảm ứng giữa những thay đổi cảm xúc của con người và các tế bào bạch cầu bị cô lập (Ảnh: “Cảm ứng nguyên thủy”/The Epoch Times)

Vào tháng 08/1988, tiến sỹ thiên văn học của Đại học California, Berkeley, Brian O’ Leary và vợ đến thăm phòng thí nghiệm của Backster ở San Diego, California. Họ thu thập các tế bào bạch cầu của ông Brian và nối chúng vào máy trắc định. Ông Brian đã tận mắt chứng kiến ​​rằng các tế bào bạch cầu rời khỏi cơ thể nhưng có thể cảm nhận được trạng thái cảm xúc của ông trong thời gian thực khi ông trò chuyện với vợ mình.

Sau khi ông Brian rời phòng thí nghiệm, ông bắt chuyến bay từ San Diego về nhà ở Phoenix, Arizona. Trong suốt cuộc hành trình dài hơn 350 dặm, các tế bào bạch cầu của ông vẫn ở trong phòng thí nghiệm tại San Diego và được nối với các điện cực.

Ông Brian đã ghi lại tất cả những sự cố xảy ra trên đường đi khiến ông cảm thấy lo lắng, bao gồm việc lỡ một làn đường trên đường cao tốc, trả xe ở bãi đậu xe đông đúc, hàng dài người xếp hàng ở phi trường để làm thủ tục khiến ông gần như bị lỡ chuyến bay, phi cơ cất cánh và hạ cánh, con trai ông không gặp họ ở sân bay đúng giờ, v.v.

Kết quả là, khi ông Backster so sánh các điểm thời gian của những sự kiện này với đường cong thử nghiệm, ông nhận thấy những phản ứng bất thường trên đường cong có liên quan chặt chẽ đến hầu hết những lo lắng của ông Brian. Đường cong phản ứng được đo từ bạch cầu trở nên bình tĩnh hơn sau khi ông về nhà và đi ngủ.

Ông Brian ghi lại chi tiết thí nghiệm cảm biến sinh học ở khoảng cách xa này trong cuốn sách “Khám phá không gian bên trong và bên ngoài” (Exploring Inner and Outer Space) của mình. Ông Brian nói rằng: “Nếu chúng có hiệu quả, chúng ta cần chấp nhận giả thuyết rằng: những người hiến bạch cầu sẽ truyền cảm xúc của họ đến tế bào mà không bị suy giảm rõ ràng trong khoảng cách lên tới hàng trăm dặm. Điều này thật đáng kinh ngạc. Rõ ràng là chúng ta sẽ truyền đạt yếu tố cấu thành cơ bản nào đó của ý thức đến những sinh vật khác mà chúng ta có mối liên hệ. Hơn nữa, tín hiệu sẽ không yếu đi khi ở khoảng cách rất xa.” ⁶¹³

Vì vậy, khi chúng ta lo lắng, các tế bào bạch cầu của chúng ta cũng bị ảnh hưởng và rơi vào trạng thái giống như lo lắng. Nếu tình trạng tế bào miễn dịch bất thường, khả năng miễn dịch của cơ thể có thể bị ảnh hưởng. Đây có thể là một thể hiện khác của việc tinh thần và cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, tế bào là dạng sống rất nguyên thủy. Làm sao chúng có khả năng suy nghĩ, thậm chí có thể cảm nhận được hoạt động tư duy của con người? Thậm chí ở cách xa hàng trăm dặm, chúng vẫn có thể cảm nhận được ý thức của con người trong thời gian thực. Những hiện tượng này hoàn toàn không thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa.

Tế bào học trong y sinh học hiện đại là nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sinh lý và di truyền của tế bào. Mặc dù đã đạt được tiến bộ quan trọng về rất nhiều mặt, nhưng vẫn còn rất nhiều bí ẩn và thách thức chưa được giải đáp: chẳng hạn như tín hiệu truyền tải giữa các tế bào, hành vi của tế bào và sự đa dạng phức tạp của tế bào, v.v.

Nếu các nhà sinh vật học nghiên cứu tế bào có thể hiểu và nắm bắt được rằng tế bào cũng có cảm xúc và hoạt động tư duy, đồng thời có thể cảm nhận được thông tin cảm xúc của người hiến tế bào mọi lúc, từ đó tác động đến trạng thái chức năng của tự thân tế bào, tin rằng họ sẽ có những ý tưởng và đột phá mới để giải quyết những thách thức trên.

5.1.5 “Cảm ứng nguyên thủy”

Ông Backster tin rằng có thể có một mạng lưới vô hình giữa các sinh vật, chúng có thể cảm nhận được nhau từ xa. Ví dụ, các sinh vật như thực vật, tôm và tế bào có mạng lưới liên lạc vô hình giữa chúng. Vậy mạng lưới này là gì?

Ông Backster nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi gọi nó là ‘cảm ứng nguyên thủy’. Bởi vì tôi cảm thấy rằng bản năng này của các sinh vật đã có từ rất lâu trước bất kỳ khả năng nào của chúng sau khi sinh ra. Một số người cho rằng chúng ta đã từng có bản năng này, có người lại phủ nhận nó, đến mức quý vị sẵn sàng dành cả đời để nghiên cứu nó và đi theo con đường này.”

Tiến sĩ Charles R. Granger, trợ lý giáo sư tại Khoa Sinh học tại Đại học Cornell, từng công khai giới thiệu về ông Backster rằng: “Trí tuệ của ông ấy có thể nhảy ra khỏi những giả định truyền thống về thực vật vào thời điểm đó. Từ góc độ khoa học, đây thực sự là biểu hiện của sức sáng tạo.”

Khám phá của Backster đã khơi dậy sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học và công chúng. Sau khi một trong những bài viết chuyên mục của ông được đăng trên tập san Electro-Technology số tháng 04/1969, đã có 4,950 nhà khoa học phản hồi.

Vào năm 1973, Christopher Bird (1928-1996, nhà thực vật học người Mỹ tốt nghiệp Đại học Harvard) và Peter Tompkins (1919-2017, sỹ quan tình báo quân đội và nhà báo người Mỹ) cùng hợp tác xuất bản cuốn “Cuộc sống bí mật của thực vật” (The Secret Life of Plants). Cuốn sách đã ghi lại các thí nghiệm thực vật của Backster bằng máy dò nói dối, mô tả các mối liên hệ về thể chất, cảm xúc và tinh thần giữa thực vật và con người. Đồng thời, tác giả đã tiết lộ rất nhiều sự thật ít được biết đến về thực vật cho công chúng. Cuốn sách đã được đưa vào danh sách bán chạy nhất của New York Times. ⁶¹⁴

Đồng thời, cũng có người đặt câu hỏi và phản đối kết quả nghiên cứu của Backster với lý do chúng không phù hợp với các lý thuyết khoa học hiện có vào thời điểm đó. Cũng có người chưa hoàn thành thí nghiệm một cách cẩn thận đã vội vàng tuyên bố “thất bại nhiều lần”. Thậm chí có người còn cho rằng đó là lừa đảo.

Về vấn đề này, ông Harold Puthoff, một nhà vật lý làm việc tại Viện nghiên cứu Stanford vào thời điểm đó, đã kiến nghị: “Tôi không nghĩ nghiên cứu của ông Backster là một trò lừa bịp. Phương pháp ông ấy tiến hành các thí nghiệm rất đáng khuyến khích. Hầu hết những người có thái độ tiêu cực về nghiên cứu này đều cho rằng phương pháp thử nghiệm của ông ấy rất cẩu thả. Kỳ thực không phải vậy.”

Vào năm 1989, Đại tá Quân đội Hoa Kỳ John Alexander (1937-) viết rằng: “Cần bao nhiêu bằng chứng mới có thể giúp chúng ta vượt qua rào cản ‘không đủ bằng chứng’? Tất cả số liệu đều ở trước mắt, mà những phương pháp thử nghiệm này cũng đã rời khỏi giai đoạn ‘non nớt’ từ lâu. Tôi cảm thấy buồn và thất vọng vì điều này (Ghi chú của biên tập viên: ám chỉ thái độ nghi ngờ và bác bỏ mù quáng). Một kỹ thuật mới không nhận được một phán quyết công bằng của giới khoa học. Không chỉ trong cận tâm lý học, mà mọi lĩnh vực đều như thế. Tôi nghĩ vấn đề cơ bản là nỗi sợ hãi về những điều chưa biết – một thái độ mà không nhà khoa học nào nên tự hào.”

Những khó khăn mà các ông Galileo, Copernicus, Dalton, Newton và Einstein gặp phải trong lịch sử khoa học khi đề xướng những ý tưởng mới rất giống với những gì ông Backster gặp phải. Điểm khác biệt là phát hiện lần này của ông Backster có tác động và tầm ảnh hưởng chưa từng có trong lĩnh vực khoa học sinh học. Có thể nói, chúng là vô tiền khoán hậu, gần như lật đổ sự hiểu biết của rất nhiều người về sự sống và vật chất.

Những ý tưởng mà thuyết tiến hóa thấm nhuần vào con người đã bỏ qua “tinh thần”, trở thành những quan niệm và định nghĩa cứng nhắc. Chúng hạn chế sự hiểu biết của con người về khả năng sinh vật có ý thức và hiện tượng các sinh vật sống có thể “giao tiếp” với nhau theo một cách nào đó mà chúng ta chưa biết.

Chỉ khi người ta có thể buông bỏ những quan niệm sai lầm của giả thuyết tiến hóa, bình tĩnh đối mặt với hiện tượng thực vật có tinh thần, nghiên cứu các sinh vật khác nhau trên Trái Đất giống như nghiên cứu hiện tượng con người có tinh thần và linh hồn ở Chương 4 và 5, thì khi đó mới thể có bước đột phá trong nghiên cứu về những bí ẩn và nguồn gốc của sự sống.

5.2 ‘Nước biết câu trả lời’

Không chỉ có ông Backster phát hiện ra rằng thực vật có tinh thần và có khả năng tri giác. Nghiên cứu của ông Masaru Emoto (1943-2014) ⁶¹⁵, nhà khoa học tại Viện giáo dục dựa trên công nghệ về Y tế, Quản lý và Dịch vụ Xã hội Quốc tế (IHM) tại Nhật Bản cũng cho thấy rằng nước được cộng đồng khoa học hiện đại coi là một chất vô cơ, dường như cũng có tinh thần. Nó có thể cảm nhận được thông tin do con người và môi trường xung quanh đưa đến, bao gồm văn tự, âm thanh, hình ảnh, hoàn cảnh không gian, v.v. đồng thời phản ánh chúng trên tinh thể nước. Kết quả nghiên cứu của ông đã được ghi lại trong cuốn sách “Những thông điệp ẩn giấu trong nước” (The Hidden Messages in Water). ⁶¹⁶

5.2.1 Nước có khả năng cảm nhận môi trường

Ông Emoto cho các loại nước khác nhau vào đĩa petri, sau đó đông lạnh đĩa trong tủ lạnh ở -20°C (-4°F) trong ba giờ. Nước trong đĩa petri tạo thành những giọt băng có đường kính khoảng một milimet. Khi ông chiếu ánh sáng vào những giọt băng, các tinh thể sẽ xuất hiện. Ông Emoto sử dụng máy ảnh tốc độ cao để chụp các tinh thể nước ở độ phóng đại từ 200 đến 500 lần. Kết quả phát hiện ra rằng các loại nước khác nhau sẽ tạo thành các tinh thể khác nhau, cũng có nước không có tinh thể.

Đằng sau một khám phá khoa học lớn thường cần sự phó xuất và thử nghiệm gian khổ. Do tinh thể sau khi hình thành chỉ duy trì từ 20 đến 30 giây, độ ngắn của quá trình này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải hết sức nhanh nhẹn trong việc nắm bắt khoảnh khắc ngắn ngủi để chụp ảnh. Ông Emoto đã nỗ lực rất nhiều cho việc này.

Ông phát hiện ra rằng các tinh thể nước ngầm lấy từ Nam Cực, suối hoặc vùng hoang dã cũng rực rỡ như những viên đá quý (Hình 6-6).

Hình 6-6: Các tinh thể nước ngầm lấy từ Nam Cực, suối hoặc vùng hoang dã cũng rực rỡ như những viên đá quý. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-6: Các tinh thể nước ngầm lấy từ Nam Cực, suối hoặc vùng hoang dã cũng rực rỡ như những viên đá quý. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)

Nước lấy từ các thành phố sầm uất như Paris, London, Tokyo, Rome, Macao, Hồng Kông đều có hình ảnh mờ, màu sắc ảm đạm, hình dạng méo mó bất quy tắc. Ngay cả nước cũng như vậy, chẳng trách người dân sống ở các thành phố lớn thường cảm thấy căng thẳng, khốn khổ, cuối cùng dẫn đến những căn bệnh đô thị, bệnh hiện đại. (Hình 6-7)

Hình 6-7: Nước lấy từ các thành phố sầm uất đều có hình ảnh mờ và màu sắc ảm đạm. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-7: Nước lấy từ các thành phố sầm uất đều có hình ảnh mờ và màu sắc ảm đạm. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)

Ông Emoto đặt nước vào giữa hai chiếc loa đang phát nhạc cổ điển. Đa số mẫu nước đều tạo ra những tinh thể có hình dáng đẹp mắt với những đặc điểm độc đáo.

“Bản giao hưởng số 6” (Pastoral) của nhạc sỹ Beethoven có giai điệu tươi sáng, khoan khoái thanh thoát. Các tinh thể nước sau khi nghe cũng đẹp và vận động có quy tắc. (Hình 6-8)

Sau khi nghe bản “Hồ Thiên Nga” (Swan Lake) của nhạc sỹ Tchaikovsky, tinh thể nước phía trên giống như một con thiên nga trắng xinh đẹp và tao nhã, trong khi màu sắc cầu vồng của các tinh thể nước bên dưới dường như tượng trưng cho niềm hy vọng, truyền tải ý nghĩa câu chuyện về Hồ Thiên Nga. (Hình 6-8)

Sau khi nghe “Bốn mùa” (Four Seasons) của nhạc sỹ Vivaldi, các tinh thể nước phảng phất như cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên xuân, hạ, thu, đông. (Hình 6-8)

Hình 6-8: Sự kết tinh của nước khi nghe nhạc cổ điển hoặc truyền thống. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-8: Sự kết tinh của nước khi nghe nhạc cổ điển hoặc truyền thống. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)

Ngược lại, nước tiếp xúc với nhạc kim loại nặng hoặc nhạc rock sẽ tạo ra các mảnh vỡ và tinh thể biến dạng, tương đối khó coi. (Hình 6-9)

Hình 6-9: Sự kết tinh của nước khi tiếp xúc với nhạc kim loại nặng hoặc nhạc rock. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-9: Sự kết tinh của nước khi tiếp xúc với nhạc kim loại nặng hoặc nhạc rock. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)

Khi đặt nước cạnh TV, máy tính, điện thoại di động hay lò vi sóng, chúng đều có một đặc điểm chung là hoàn toàn không thể kết tinh, mà thay vào đó là các lỗ đen. (Hình 6-10)

Hình 6-10 Sự kết tinh của nước khi đặt cạnh TV, máy tính, điện thoại di động hoặc lò vi sóng. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-10 Sự kết tinh của nước khi đặt cạnh TV, máy tính, điện thoại di động hoặc lò vi sóng. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)

Các thí nghiệm kết tinh nước chứng minh rằng nước là một thực thể sống có khả năng tự nhận thức. Nó có thể sử dụng trạng thái kết tinh của mình để giao tiếp với thế giới bên ngoài.

5.2.2 Nước có thể cảm nhận được suy nghĩ của con người

Tiến sĩ Masaru Emoto đem tờ giấy có chữ viết bên trên bọc quanh chai đựng nước cần thí nghiệm, mặt chữ hướng vào trong. Khi trên giấy viết những thông điệp đẹp đẽ như “tình yêu và lòng biết ơn”, tinh thể nước thường rất đẹp (Hình 6-11). Khi trên giấy viết những thông điệp tiêu cực hoặc không tử tế, tinh thể nước thường bị méo mó, xấu xí hoặc thậm chí không thể kết tinh được ( Hình 6-12).

Hình 6-11: Khi trên giấy bọc bên ngoài chai nước viết những thông điệp đẹp đẽ, tinh thể nước thường rất đẹp. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-11: Khi trên giấy bọc bên ngoài chai nước viết những thông điệp đẹp đẽ, tinh thể nước thường rất đẹp. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-12: Khi trên giấy bọc bên ngoài chai nước viết những thông điệp tiêu cực hoặc không tử tế, tinh thể nước thường bị méo mó, xấu xí. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-12: Khi trên giấy bọc bên ngoài chai nước viết những thông điệp tiêu cực hoặc không tử tế, tinh thể nước thường bị méo mó, xấu xí. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)

Trước trận động đất ở tỉnh Shimane, Nhật Bản, nước hoàn toàn không thể kết tinh được, dường như nó đã dự đoán được thông tin về trận động đất. Sau trận động đất, khả năng kết tinh của nước dần hồi phục, thậm chí còn trở nên tươi đẹp và tràn đầy hy vọng. (Hình 6-13)

Hình 6-13: Nước phục hồi trước và sau trận động đất lớn ở tỉnh Shimane. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)
Hình 6-13: Nước phục hồi trước và sau trận động đất lớn ở tỉnh Shimane. (Ảnh: Nước biết câu trả lời)

Năm 2003, ông Emoto thí nghiệm đặt nước trong văn phòng ở Tokyo. Ban đầu, nước có những tinh thể rất xấu xí và méo mó. Sau khi hơn 200 người chúc phúc cho chai nước này với những suy nghĩ đẹp đẽ như tình yêu và lòng biết ơn, nó đã khôi phục lại hình dạng tinh thể tuyệt đẹp.

5.2.3 Các thử nghiệm đối chiếu mù đôi và mù ba đã được kiểm chứng thành công

Tiến sĩ Dean Radin, nhà khoa học trưởng tại Viện Khoa học Noetic (IONS) tại Hoa Kỳ và trợ lý Gail Hayssen lần lượt hợp tác với ông Masaru Emoto vào năm 2006 và 2008. Họ tiến hành thí nghiệm kết tinh nước dưới điều kiện “mù đôi” và “mù ba.” Các kết quả thí nghiệm đều ủng hộ lý luận của ông Emoto, và loại trừ đi khả năng ông lựa chọn kết quả thí nghiệm một cách chủ quan. Kết quả của những thí nghiệm kết tinh nước này đã được công bố trên các tập san khoa học.

Mù đôi ở đây là chỉ người chụp ảnh và người độc lập đánh giá tính thẩm mỹ, cả hai đều không biết tình huống phân nhóm các mẫu thử nghiệm. Mù ba đề cập đến người chụp ảnh, người độc lập đánh giá tính thẩm mỹ và người phân tích dữ liệu, cả ba đều không biết cách phân nhóm các mẫu thử nghiệm.

Tiêu đề luận văn thí nghiệm mù đôi của Tiến sĩ Radin và cộng sự đăng trên tập san “Explore” vào năm 2006 là “Thử nghiệm mù đôi về tác động của ý niệm từ xa đối với sự hình thành tinh thể nước” (Double-Blind Test of the Effects of Distant Intention on Water). Trong thí nghiệm, một nhóm khoảng 2,000 người ở Tokyo, Nhật Bản đã phát ra những suy nghĩ tích cực hướng đến các mẫu nước trong buồng che chắn điện từ ở California, Hoa Kỳ. Nhóm ở Tokyo không hề biết rằng có những mẫu đối chứng được đặt ở các tầng khác nhau của cùng tòa nhà nơi đặt các mẫu thử nghiệm.

Các nhà phân tích đã xác định và chụp ảnh các tinh thể băng hình thành trong hai nhóm nước dưới “trạng thái mù”. 100 nhà đánh giá độc lập đã tiến hành đánh giá về tính thẩm mỹ của các hình ảnh thu được cũng dưới “trạng thái mù.” Kết quả cho thấy, các tinh thể nước được nhận những suy nghĩ tích cực đạt điểm cao hơn về tính thẩm mỹ so với các tinh thể nước ở nhóm đối chứng (P=.001). ⁶¹⁸

Hình 6-14: 100 nhà đánh giá độc lập đã tiến hành đánh giá về tính thẩm mỹ của các hình ảnh thu được dưới “trạng thái mù.” Kết quả là 24 mẫu tinh thể nước được nhận những suy nghĩ tích cực có điểm thẩm mỹ cao hơn 16 mẫu đối chứng. (Ảnh chụp màn hình trang web Explore)
Hình 6-14: 100 nhà đánh giá độc lập đã tiến hành đánh giá về tính thẩm mỹ của các hình ảnh thu được dưới “trạng thái mù.” Kết quả là 24 mẫu tinh thể nước được nhận những suy nghĩ tích cực có điểm thẩm mỹ cao hơn 16 mẫu đối chứng. (Ảnh chụp màn hình trang web Explore)

Tiêu đề luận văn thí nghiệm mù ba của Tiến sĩ Radin và cộng sự đăng trên tập san Khám phá Khoa học (Journal of Scientific Exploration) vào năm 2008 là “Tác động của ý niệm từ xa đối với sự hình thành tinh thể nước: Một bản sao mù ba” (Effects of Distant Intention on Water Crystal Formation: A Triple-Blind Replication). Thí nghiệm có sự tham gia của 1,900 người ở Áo và Đức. Họ tập trung lực chú ý vào mẫu nước trong buồng che chắn điện từ ở California trong ba ngày. Những người phát ra suy nghĩ tích cực không biết rằng có một mẫu nước nằm gần đó được dùng làm “đối chứng gần.” Ngoài ra còn có một mẫu nước “đối chứng xa” nằm bên ngoài buồng che chắn điện từ. Các kỹ thuật viên đã chụp ảnh các tinh thể hình thành trong các mẫu nước ở những điều kiện đánh giá khác nhau. Mỗi hình ảnh được đánh giá về mặt thẩm mỹ bởi hơn 2,500 giám khảo độc lập, đồng thời phân tích dữ liệu thu được. Tất cả những người tham gia đều không biết về cách phân nhóm các bức ảnh. Kết quả là hình ảnh tinh thể của mẫu nước được nhận những suy nghĩ tích cực được đánh giá là đẹp hơn của mẫu nước đối chứng gần (p=0.03). Kết quả này một lần nữa xác nhận kết quả nghiên cứu trước đây và thử nghiệm mù đôi của ông Masaru Emoto. ⁶¹⁹

Thí nghiệm mù đôi và mù ba là những chứng nhận khắt khe nhất mà khoa học có thể làm được. Mặc dù vậy, trên Internet vẫn có rất nhiều người phản đối kết quả của thí nghiệm kết tinh nước. Trang Wikipedia thậm chí còn gọi nó là “ngụy khoa học.”

Bởi vì kết luận của thí nghiệm kết tinh nước đã chạm đến quan niệm của thuyết tiến hóa và triết học cơ học trong sâu thẳm nội tâm của một số người. Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, nước là một chất vô cơ, thậm chí không thể coi là thể sống, làm sao nó có khả năng suy nghĩ và thậm chí nhận thức được các điều kiện môi trường? Vì vậy, một số người có tư tưởng cố chấp không thể chấp nhận nó với tinh thần cởi mở, thậm chí còn chống lại kết luận của thí nghiệm kết tinh nước. Tinh thần thực sự của khoa học là dựa trên việc tôn trọng sự thật, chứ không phải duy trì những quan niệm cố hữu như giáo điều.

Hiện nay, tài nguyên nước trên Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trực tiếp mang đến những thách thức trọng đại đối với sự sống còn, sức khỏe và hệ sinh thái của con người. Nếu con người muốn tiếp tục tồn tại, chúng ta phải giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Nước là tấm gương phản chiếu những mặt tốt, xấu của môi trường xung quanh, trong đó có những mặt tốt, xấu của lòng người. Nếu chúng ta muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm nước từ gốc rễ, e rằng chúng ta cần phải lần nữa xem xét lại nhận thức đối với nước của mình.

5.3 Vật lý lượng tử chứng minh tinh thần con người ảnh hưởng đến thế giới khách quan

Các thí nghiệm của hai nhà nghiên cứu Baxter và Masaru Emoto đã tiết lộ rằng thực vật, nước, lá cây, tế bào đều có tinh thần và năng lực cảm ứng. Sinh mệnh và nước có khả năng giao tiếp qua cự ly xa, chúng có thể nhìn, nghe và tiếp nhận những cảm xúc cũng như suy nghĩ thiện, ác từ con người. Đồng thời, chúng tùy vào những thay đổi trong suy nghĩ của con người mà thay đổi theo.

Mối liên hệ giữa thực vật và con người, con người và tế bào bạch cầu của chính họ, nước và môi trường khách quan, cũng như suy nghĩ của con người với nhau dường như chỉ ra rằng, có những mối liên hệ tinh thần vượt qua vật chất vĩ mô giữa những sự vật trong vũ trụ của chúng ta.

Mối liên hệ tâm linh này giữa các sự vật có thể được hiểu rõ nhờ hiện tượng vướng mắc lượng tử (quantum entanglement) trong vật lý hiện đại. Cái gọi là “vướng mắc lượng tử” là chỉ một số hạt tồn tại trong thế giới vi mô. Nếu ở trạng thái vướng mắc thì dù chúng có cách nhau bao xa, chúng vẫn có thể cảm nhận được trạng thái tồn tại của nhau mà không cần bất kỳ sự giao tiếp nào theo cách vật lý hiện đại đã biết. Khi một số hạt thay đổi trạng thái do ảnh hưởng của sự quan sát bên ngoài, thì các hạt khác cũng sẽ có những thay đổi tương ứng. Hiện tượng này có thể dùng để thực hiện sự giao tiếp lượng tử vượt qua giới hạn của thời gian và không gian.

Điều đáng chú ý hơn nữa là, nghiên cứu về vật lý lượng tử cho thấy tinh thần con người có thể thay đổi trạng thái tồn tại của lượng tử. Trong thế giới vĩ mô, ranh giới giữa tính chủ quan và tính khách quan [dường như] trở nên mờ nhạt. Nói cách khác, trong thế giới lượng tử, người ta nhận ra rằng có lẽ tính chủ quan và tính khách quan vốn là một chỉnh thể không thể chia cắt.

Có một thí nghiệm vật lý lượng tử cổ điển được gọi là Thí nghiệm khe đôi, hay “Thí nghiệm khe Young” hoặc “Thí nghiệm giao thoa hai khe Young”, chuyên dùng để chứng minh hành vi giao thoa của sóng ánh sáng. Đây là thí nghiệm nổi tiếng của nhà vật lý Thomas Young (1773-1829). ⁶²⁰

Thiết kế cơ bản của thí nghiệm khe đôi rất đơn giản. Một chùm ánh sáng được chiếu lên một tấm chắn ánh sáng đục có hai khe nhỏ. Hai chùm ánh sáng lọt qua khe sẽ hiện lên tấm màn thăm dò ở phía sau. Bản chất sóng của ánh sáng làm cho hai chùm ánh sáng truyền qua hai khe giao thoa với nhau, tạo thành vân sáng và vân tối xen kẽ trên màn thăm dò. Đây chính là vân giao thoa nổi tiếng của thí nghiệm hai khe.

Hình 6-15: Sơ đồ của thí nghiệm hai khe (Tác giả gốc: NekoJaNekoJa. Vectorization: Johannes Kalliauer – File:Double-slit.PNG, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php ?curid =61496401)
Hình 6-15: Sơ đồ của thí nghiệm hai khe (Tác giả gốc: NekoJaNekoJa. Vectorization: Johannes Kalliauer – File:Double-slit.PNG, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php ?curid =61496401)

Sự phát triển nhanh chóng của cơ học lượng tử trong thế kỷ 20 đã dẫn đến những cuộc thảo luận mới về việc ánh sáng là sóng hay hạt, khiến thí nghiệm giao thoa hai khe được đẩy lên hàng đầu. Các nhà khoa học đã tiến hành một phiên bản nâng cấp của thí nghiệm giao thoa hai khe. Thông qua một thiết bị thí nghiệm đặc biệt, từng photon được phát ra và truyền qua tấm chắn ánh sáng đục ở phía trước. Kết quả là các vân giao thoa vẫn được quan sát thấy, nghĩa là một photon có thể giao thoa với chính nó.

Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục bổ sung thêm các thiết bị thí nghiệm dựa trên thí nghiệm giao thoa photon đơn lẻ này. Họ lắp đặt một thiết bị để quan sát đường đi của photon, với hy vọng biết được một photon đơn lẻ đi qua khe hở nào. Kết quả là, một khi thiết bị quan sát được thêm vào để biết đường đi của photon, thì các vân giao thoa sẽ biến mất. Nếu thiết bị quan sát đường đi bị loại bỏ thì các vân giao thoa sẽ xuất hiện trở lại. Các nhà khoa học đã lặp lại thí nghiệm vô số lần và kết quả đều giống nhau. ⁶²¹

Các nhà khoa học hiện nay vẫn đang tranh luận về cơ chế và nguyên tắc đằng sau phiên bản nâng cấp này của thí nghiệm giao thoa hai khe. Nhưng có một điều đã được công nhận, đó là ý thức và tinh thần của con người có thể ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của thế giới lượng tử.

Điều này phải chăng đang nhắc nhở chúng ta rằng, toàn bộ thế giới có thể là một khung cảnh khác và đầy biến động. Do con mắt của con người, thế giới mà chúng ta nhìn thấy đã bị lọc hoặc cố định lại, trở thành thế giới như hiện nay.

Trong cuốn “The Feynman Lectures on Physics” của nhà vật lý đạt giải Nobel nổi tiếng Richard Feynman (1918-1988) đã giải thích như thế này, theo nguyên lý bất định của cơ học lượng tử, không thể thiết kế một thiết bị bảo đảm rằng các electron có thể đi qua mà không làm ảnh hưởng đến hình ảnh giao thoa hình thành sau đó. Nói cách khác, nếu một thiết bị có thể xác định được lỗ trống nào mà một electron đã đi qua, thì chắc chắn nó sẽ làm xáo trộn hình ảnh. ⁶²²

Hầu hết các thí nghiệm khoa học hiện đại đều cố gắng loại bỏ ảnh hưởng của ý thức chủ quan của con người đối với đối tượng quan sát khách quan. Từ thí nghiệm của ông Baxter, thí nghiệm tinh thể nước và thí nghiệm giao thoa hai khe nâng cấp, chúng ta [có thể] thấy rằng ý thức của con người kỳ thực có mối liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Ý thức của người bình thường có thể tác động và thay đổi trạng thái tồn tại của sự vật xung quanh. Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực vi mô và lượng tử.

Trên thực tế, không có thế giới “khách quan” nào thực sự độc lập. Cái gọi là môi trường khách quan kỳ thực đã in sâu vào ý thức của con người. Tuy nhiên, những tác dụng này của ý thức và tinh thần vừa vặn đã bị giả thuyết tiến hóa bỏ qua hoàn toàn.

Kỳ thực, ý thức và tinh thần của con người có thể thay đổi những sự vật xung quanh. Nếu sức mạnh tinh thần đạt đến một mức độ nhất định, họ có thể bộc lộ một số khả năng đặc biệt, có thể thay đổi sự vật xung quanh và làm những việc mà người bình thường trong trạng thái bình thường không thể làm được. Loại năng lực này chính là công năng đặc dị.

6. Giả thuyết tiến hóa không thể giải thích được những công năng đặc dị của cơ thể con người

Khi nhắc đến những công năng đặc dị của cơ thể con người, có lẽ mọi người sẽ nhớ đến câu chuyện Đạo sỹ Lao Sơn đi xuyên tường trong “Liêu trai chí dị”. Ngoài ra còn có điển cố về việc Hoa Đà nhìn thấy khối u trong não Tào Tháo nhờ khả năng thấu thị, bản lĩnh siêu phàm du hành xuyên thời không của các anh hùng trong phim bom tấn khoa học viễn tưởng v.v., mang đầy màu sắc thần kỳ.

Mọi người thường nghĩ rằng những công năng đặc dị của cơ thể con người chỉ có trong tiểu thuyết và phim ảnh. Chúng dường như chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Những công năng đặc dị của cơ thể con người rốt cuộc có thực sự tồn tại hay không?

6.1 Có phải ‘mắt’ thấy thì mới là thực?

Trên thực tế ngay từ năm 1979, Trung Quốc đã từng dấy lên cơn sốt nghiên cứu về công năng đặc dị, sau đó kéo dài suốt 20 năm. Chúng ta hãy bắt đầu với một học sinh tiểu học tên là Đường Vũ.

6.1.1 Tai nhận biết được chữ

Vào một ngày cuối năm 1978, ở huyện Đại Túc (nay là khu Đại Túc), thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, học sinh tiểu học Đường Vũ đang chơi với người bạn Trần Hiểu Minh thì tai cậu vô tình chạm vào túi áo khoác của Trần Hiểu Minh. Lúc này đột nhiên hai từ “Phi Nhạn” xuất hiện trong đầu của Đường Vũ. Trần Hiểu Minh cảm thấy rất kỳ lạ, Đường Vũ làm sao có thể dùng tai nhìn thấy bao thuốc lá nhãn hiệu “Phi Nhạn” trong túi áo mình? ⁶²³

Khi mọi người nghe được điều dường như là không thể này, họ đã tiến hành thí nghiệm nhiều lần với Đường Vũ và phát hiện ra hiện tượng này thực sự tồn tại. Sự việc này cũng được báo chí đưa tin.

Sau khi điều tra và nghiên cứu, tổ khảo sát chung của huyện Đại Túc, Tứ Xuyên đã viết “Báo cáo khảo sát liên quan đến tai của Đường Vũ nhận biết màu sắc và ký tự”. Họ kết luận rằng tai của Đường Vũ quả thực có thể phân biệt màu sắc và đọc chữ. Đây là thực tế tồn tại khách quan và đã được đăng trên tập san khoa học công nghệ Thượng Hải “Chinese Journal of Nature” số 12 năm 1979. ⁶²⁴

Kể từ khi hiện tượng đặc biệt về tai của Đường Vũ được báo cáo, trong 20 năm qua, một nhóm trẻ em và người lớn được gọi là người có công năng đặc dị đã lần lượt được phát hiện ở Trung Quốc đại lục. Vào thời điểm đó, ở Trung Quốc đã khởi lên cơn sốt “đọc chữ bằng tai.”

Vào tháng Bảy năm 1979, ban biên tập của “Chinese Journal of Nature” cũng khảo sát hai trẻ khác là Vương Bân và Vương Cường ở Bắc Kinh. Họ đã xuất bản “Báo cáo quan trắc về nhận dạng hình ảnh phi thị giác.” Bài báo tin rằng công năng nhận dạng hình ảnh phi thị giác thực sự là có thật và đáng để khám phá. ⁶²⁵

6.1.2 Từ nghi ngờ, tự thân kiểm chứng đến vững tin

Ông Trần Thủ Lương, giáo sư sinh học tại Viện Khoa học Đời sống thuộc Đại học Bắc Kinh, chưa bao giờ tin vào những điều kỳ quái như vậy trước đây. Ông đi từ phủ nhận đến nghi ngờ, và từ nghi ngờ đến tự thân điều tra. Qua việc đích thân điều tra và trắc nghiệm một số trẻ em có công năng đặc dị, ông đã thu được kết quả khẳng định. Tháng Tám năm 1979, ông Trần hoàn thành luận văn “Báo cáo điều tra liên quan đến chức năng cảm nhận đặc biệt của cơ thể con người (1).” ⁶²⁶

Trong “Báo cáo điều tra liên quan đến chức năng cảm nhận đặc biệt của cơ thể con người”, Giáo sư Trần Thủ Lương ghi lại các ghi chú và hộp đựng được thiết kế đặc biệt để bảo đảm tính nghiêm ngặt của các phương pháp kiểm tra. Chúng bao gồm cả các mẫu thử nghiệm duy nhất, không thể thay thế, không thấu quang và được đóng gói không thể đảo ngược. Chẳng hạn, họ nhét tờ giấy có chữ vào chai thủy tinh rồi thiêu kết miệng chai để không thể lấy tờ giấy ra mà không làm hỏng chai; hoặc họ dùng hộp nhựa đen để đựng thẻ chữ, thẻ tranh và bịt kín bằng xi gắn nút chai. ⁶²⁷

Họ sử dụng phương pháp làm mù để tách người tạo ra tài liệu thử nghiệm với người giám sát. Người giám sát không biết nội dung của tờ giấy để ngăn chặn việc đưa ra gợi ý, đồng thời ghi lại video ở địa điểm thử nghiệm. Kết quả thực nghiệm như vậy tất có ý nghĩa thống kê.

Ngay cả dưới điều kiện được kiểm soát chặt chẽ như vậy, những trẻ em có công năng đặc dị như Vương Cường và Vương Bân về cơ bản vẫn có thể xác định chính xác các từ và hình ảnh bị che kín.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm Vương Cường và Vương Bân tổng cộng 109 lần bằng phương pháp mù đôi kín. Vương Cường đã thử nghiệm 57 lần, trong đó 47 lần xác định chính xác, tỷ lệ chính xác là 82%, 2 lần đúng một phần và 8 lần sai. Vương Bân đã kiểm tra tổng cộng 52 lần, trong đó có 44 lần xác định chính xác, tỷ lệ chính xác là 85%, 3 lần đúng một phần, 4 lần không chính xác và 1 lần không thể kết luận.

Ngoài việc liên tục kiểm tra xem phương pháp thử nghiệm có nghiêm ngặt và đáng tin cậy hay không, Giáo sư Trần Thủ Lương còn mời một số nhà sinh vật học, nhà vật lý và nhà hóa học từ Đại học Bắc Kinh và Viện Khoa học Trung Quốc đích thân tham gia vào quá trình thử nghiệm. Mọi người đều cho rằng kết quả thí nghiệm là đáng tin cậy. Các nhà khoa học tham gia thí nghiệm lúc đó về cơ bản đều là những nhân vật hàng đầu trong giới học thuật, muốn lừa dối là điều không thể.

6.1.3 Ngón tay cũng có thể nhận được chữ

Có thể nói, nhận định “mắt thấy mới là thật” là quá tuyệt đối. Không chỉ mắt người mới có thể nhìn thấy sự vật mà cả tai của chúng ta cũng vậy. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rất nhiều bộ phận trên cơ thể con người, chẳng hạn như tai, ngón tay v.v. đều có thể nhận ra màu sắc, hình ảnh, văn tự, v.v., có thể gọi chung là khả năng nhận dạng hình ảnh phi thị giác.

Nhật Bản và Đài Loan đã liên tiếp khai triển nghiên cứu khoa học về khả năng đọc chữ bằng ngón tay. Một lượng lớn bằng chứng thực nghiệm không thể chối cãi từ các phòng thí nghiệm khác nhau và các đối tượng khác nhau đã cho thấy công năng dùng tay đọc chữ là có tồn tại. Công năng này cũng có thể được phát triển thông qua việc đào tạo thanh thiếu niên.

Ông Lý Tự Sầm, Giáo sư khoa kỹ thuật điện tại Đại học Quốc gia Đài Loan, và là Tiến sỹ tại khoa kỹ thuật điện tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, đã bắt đầu tiến hành thí nghiệm về các công năng đặc dị như ngón tay đọc chữ vào năm 1987. Kết quả nghiên cứu của ông đã đảo lộn nhận thức của nhiều nhà khoa học, trong đó có chính bản thân ông. ⁶²⁸

Trong quá trình ông Lý Tự Sầm nghiên cứu về công năng đặc dị, có một ví dụ gây chấn động. Vào ngày 26/08/1999, hơn mười giáo sư của Hiệp hội Vật lý Trung Hoa Dân Quốc, Khoa Vật lý của Đại học Quốc gia Đài Loan, Khoa Vật lý của Đại học Thanh Hoa, Khoa Tâm lý học của Đại học Quốc gia Đài Loan và Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, với phong thái sảng khoái bước vào phòng họp 142 ở tòa nhà thứ hai của khoa kỹ thuật điện tại Đại học Quốc gia Đài Loan, để cùng đến với thử thách. Đối tượng thí nghiệm là một cô gái người Nhật gốc Đài Loan 17 tuổi tên là Cao Kiều Vũ.

Kết quả là chỉ cần tờ giấy đặt trong hộp không được bọc chì, cô Cao Kiều Vũ có thể nói ra hoặc mô tả chuẩn xác các từ ngữ và màu sắc trên tờ giấy hoặc nhiều hình vẽ kỳ lạ khác nhau. Cô Cao có thể nhận ra các từ và hình ảnh thông dụng, chẳng hạn như các từ về hoa, động vật, v.v. mà không mắc lỗi nào. Không lâu sau khi thí nghiệm được thực hiện, các giáo sư này đều nói rằng điều đó thật khó tin.

Ông Lý Tự Sầm còn tổ chức một lớp đào tạo để rèn luyện công năng dùng tay đọc chữ cho thanh thiếu niên từ 6 đến 14 tuổi. Mỗi lần đào tạo kéo dài bốn ngày, hai giờ một ngày. Sau ba năm và bốn lần mở lớp, 6 trong số 60 thanh thiếu niên ghi danh đã xuất hiện công năng.

6.1.4 Thấu thị còn chuẩn xác hơn CT

Còn có một công năng khác liên quan đến nhận chữ bằng tai hoặc tay, chẳng hạn như công năng “thấu thị”.

Hai cuộc khảo sát của bác sỹ sản phụ khoa người Nhật Akira Ikegawa (1954-?) mà chúng tôi giới thiệu ở Chương 5 cho thấy, có 33% đến 53% trẻ có ký ức trong tử cung. Bác sỹ Akira Ikegawa, tác giả cuốn sách “Cha mẹ được con cái lựa chọn”, đã mô tả bào thai trong bụng mẹ có công năng thấu thị, có thể nhìn rõ ai đang làm gì bên ngoài xuyên qua bụng mẹ. ⁶²⁹

Ví dụ, một em bé từng kể rằng mẹ cậu đã ngất xỉu trong siêu thị vì thiếu máu khi mang thai. Khi đó nhân viên cửa hàng đã chăm sóc nhiệt tình, thậm chí còn chở mẹ cậu bé về nhà. Nhưng người mẹ chưa bao giờ nhắc đến việc này với cậu bé.

Một người mẹ khác từng ở một ngôi nhà bên bờ biển của mình ở Sasebo, Nhật Bản khi đang mang thai. Em bé sau khi sinh ra chưa từng đến đó, nhưng lại mô tả rõ ràng với mẹ mình cảnh tượng khi hai mẹ con được vây quanh bởi những người khác, mọi người nằm mãn nguyện trên bãi biển và ngắm cảnh.

Ngoài ra còn có những ví dụ thú vị về việc trẻ nhỏ có thể biết được thai nhi trong bụng mẹ là trai hay gái. Một số còn nói cho mẹ biết tình trạng hiện tại của thai nhi trong bụng là đang “cười” hay “ngủ.”

Các bác sỹ từ Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc đã từng tiến hành thí nghiệm thấu thị nhân thể. Trong số những người tham gia có một người có công năng đặc dị tên là Nghiêm Bình Sinh đến từ Tây An. Các bác sỹ tạm thời chỉ định một bệnh nhân sắp phẫu thuật để Nghiêm Bình Sinh chẩn đoán. ⁶³⁰

Theo yêu cầu của thí nghiệm, anh Nghiêm Bình Sinh cần thấu thị để kiểm tra toàn diện cơ thể bệnh nhân, như thế có thể loại trừ một số gợi ý mà anh có thể đã nhận được. Kết quả thấu thị của anh sẽ được đối chiếu với kết luận của các bác sỹ, và còn được nghiệm chứng bởi kết quả phẫu thuật.

Kết quả thấu thị của anh Nghiêm Bình Sinh là: Trong gan có một khối u to gần bằng quả óc chó, viền hơi mờ. Qua hai lần chụp CT, các bác sỹ chẩn đoán là tổn thương gan khu trú. Mô tả của anh Nghiêm Bình Sinh về hình dạng và vị trí của nó tương đối phù hợp với kết quả chụp CT, nhưng kết quả chụp CT cho thấy khối u có kích thước hơn 5cm, lớn hơn quả óc chó mà anh Nghiêm nói (thường là 2.5~3cm). Rốt cuộc ai là người đúng hơn?

Sau ca phẫu thuật, khi mổ gan ra, các bác sỹ thấy một khối u màu vàng sẫm. Ở giữa khối u có một khoang trống đặc biệt rõ ràng. Kích thước của khối u khoảng 1,5 × 2cm. Tại sao kết quả thấu thị của anh Nghiêm Bình Sinh lại gần với kích thước khối u hơn kết quả chụp CT?

Hóa ra đường phân chia khối u trên phim CT là do mật độ khác nhau của các mô cơ thể có sự thấu xạ khác nhau đối với tia X. Còn những gì anh Nghiêm Bình Sinh nhìn thấy qua thấu thị thì gần với kích thước thực tế của khối u hơn. Từ điểm này mà xét, kết quả thấu thị của anh Nghiêm còn chuẩn xác hơn kết quả kiểm tra CT.

6.2 Rào cản bị đột phá

Ông Trương Bảo Thắng sinh năm 1958, sống ở Bản Khê, Liêu Ninh. Trong một lần tình cờ, ông đã nhìn thấy nội dung bức thư qua phong bì trước khi người nhận mở nó ra. Do ông đã biết việc riêng tư của người nhận, vậy nên giữa họ đã nảy sinh hiểu lầm. Để chứng minh mình chưa từng mở thư của người khác, ông đã cho mọi người xem khả năng đọc chữ qua phong bì, từ đó dẫn đến việc phát hiện ra công năng đặc dị của ông Trương. ⁶³¹

Sau đó, ông Trương Bảo Thắng được biệt phái đến Cục Công an Bản Khê để giúp phá án. Ông cũng từng đến Học viện Trung Y Thẩm Dương để hợp tác nghiên cứu tác dụng chẩn đoán và điều trị của công năng đặc dị, bao gồm cả thấu thị kinh lạc, v.v. Năm 1982, ông được tiến cử đến Học viện Sư phạm Thủ đô để tham gia một cuộc thử nghiệm chung về công năng đặc dị của cơ thể con người với sự tham gia của 40 nhà nghiên cứu từ 27 trường cao đẳng, đại học và các đơn vị nghiên cứu trong nước vào thời điểm đó.

Ông Tống Khổng Trí, người đứng đầu Hiệp hội Khoa học Nhân thể Trung Quốc, nhà nghiên cứu tại Sở nghiên cứu Kỹ thuật Y tế Hàng không Vũ trụ, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1963 với chuyên ngành sinh lý con người và động vật, sau đó được bổ nhiệm vào Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Sinh học Thiên văn của Sở nghiên cứu Vật lý Sinh học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc. Năm 1968, phòng thí nghiệm nghiên cứu này sáp nhập với một số tổ chức nghiên cứu ngang hàng để thành lập Sở nghiên cứu Kỹ thuật Y tế Hàng không Vũ trụ (Sở 507), trực thuộc Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng lúc bấy giờ. ⁶³²

Ông Tống Khổng Trí lần đầu tiên gặp ông Trương Bảo Thắng vào năm 1983, lúc đó ông Trương 25 tuổi. Sau đó, ông Tống đã nhiều lần quan sát ông Trương biểu diễn nhận dạng ký tự đặc biệt, dịch chuyển đồ vật, v.v. Có một lần, ông Trương đã dịch chuyển thẻ công tác của một người vào một bình giữ nhiệt có nắp, và một lần khác, ông lấy thuốc ra từ một chai thuốc còn nguyên. Mặc dù tất cả đều có vẻ rất thần kỳ, nhưng trong tư tưởng ông Tống Khổng Trí vẫn bán tín bán nghi về tính chân thực của công năng đặc dị.

6.2.1 Miếng nhựa trong hố chì

Có một thí nghiệm tại Sở nghiên cứu Vật lý Cao năng lượng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã gây ấn tượng sâu sắc với ông Tống Khổng Trí. Lúc đó, các nhà nghiên cứu đã thiết kế để đặt một miếng nhựa có kích thước bằng đồng 5 xu chứa một lượng nhỏ đồng vị natri vào một hố chì. Hố chì này sâu và hẹp đến mức không thể đặt hai ngón tay cạnh nhau vào. Bên trên hố chì có một tấm vải nỉ lớn hai lớp màu đen và đỏ để chặn ánh sáng. Cường độ phóng xạ của tấm nhựa được đo bởi cảm biến bên dưới hố chì và được truyền đến thiết bị đo độ phóng xạ ở phòng bên cạnh, nơi nó được hiển thị trên màn hình huỳnh quang theo từng giây. Thông thường, con số được hiển thị là khoảng từ 9,000 đến 10,000.

Người chủ trì thí nghiệm lúc đó là ông Triệu Vĩnh Giới. Ông theo dõi các con số hiển thị trên màn hình của dụng cụ đo trong phòng đo đồng vị.

Ông Tống Khổng Trí ở trong phòng có hố chì, chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động của ông Trương Bảo Thắng. Đột nhiên, ông Trương Bảo Thắng vung tay qua hố chì mấy lần. Gần như cùng lúc đó, ông Triệu phát hiện lượng phóng xạ hiển thị trên màn hình giảm mạnh, nên vội vàng chạy tới kiểm tra. Khi kéo tấm vải chắn sáng phía trên hố chì ra, ông phát hiện mảnh nhựa nhỏ đã nhô lên đến giữa hố chì. Điều này cho thấy công năng đặc dị của ông Trương Bảo Thắng đã bắt đầu phát huy tác dụng, nó đã di chuyển mảnh nhựa đồng vị natri.

Các nhà nghiên cứu đã dùng nhíp đặt miếng nhựa trở lại chỗ cũ, sau đó phủ vải chắn sáng lên và tiếp tục tiến hành thí nghiệm.

Một lúc sau, ông Trương Bảo Thắng lại nắm tay bên trên hố chì vài lần, rồi nhanh chóng chộp lấy một vật tròn từ tấm vải chắn sáng, hóa ra đó là mảnh nhựa đồng vị. Ông Tống Khổng Trí nhanh chóng kiểm tra tấm vải chắn sáng, phát hiện nó không hư hại gì. Lúc này, ông Triệu Vĩnh Giới chạy đến và nói với ông Tống Khổng Trí rằng con số trên máy dò đã giảm đáng kể xuống còn khoảng 20.

Thí nghiệm này khiến ông Tống Khổng Trí bắt đầu tin vào sự tồn tại của công năng đặc dị.

6.2.2 Trò đùa dịch chuyển khoai lang

Ngay sau thí nghiệm này, ông Tống Khổng Trí và những người khác đã đi ăn ở một nơi gần đó. Ông Trương Bảo Thắng cùng hai người khác đi trước, còn ông Tống Khổng Trí ở phía sau cách họ vài mét.

Trên đường đi, họ đi ngang qua một quán bán khoai lang nướng. Ông Trương đi tới trước bếp, tay phải cầm một củ khoai lang nướng hỏi: Bao nhiêu tiền một cân? Sau khi chủ quán trả lời giá, ông Trương đặt củ khoai lang trở lại vị trí ban đầu, sau đó rời khỏi và đi tới bãi đậu xe. Động tác này ngắn gọn rõ ràng, ông Tống Khổng Trí nhìn rất rõ ràng từ phía sau.

Tuy nhiên, khi ông Tống Khổng Trí bước lên xe, ông rất kinh ngạc khi thấy ông Trương đang chia sẻ khoai lang với mọi người. Họ đang vừa ăn vừa cười nói.

Mặc dù trò đùa này không phải là một thử nghiệm chính thức, nhưng toàn bộ quá trình diễn ra rất rõ ràng, khiến ấn tượng với công năng đặc dị của ông Tống Khổng Trí càng thêm sâu sắc.

6.2.3 Lấy thuốc ra từ trong không khí

Sau đó, ông Trương Bảo Thắng được sắp xếp hợp tác với ông Tống Khổng Trí và các nhà nghiên cứu khoa học khác để tiến hành nghiên cứu về công năng đặc dị trong khoảng thời gian 16 năm. Các nhà nghiên cứu như ông Tống Khổng Trí gần như mỗi ngày đều có thể xem màn biểu diễn của ông Trương Bảo Thắng, đồng thời tự thân ghi lại tại hiện trường.

Vào thời điểm đó, tần suất kiểm tra rất cao, chẳng hạn như trong 100 ngày sắp xếp 29 ngày kiểm tra, trung bình cứ ba hoặc bốn ngày lại có một ngày kiểm tra. Các mẫu được kiểm tra gồm có một chữ, nhiều chữ; dùng bút viết, dùng dao rạch; có chữ lớn, có chữ nhỏ; có chai thuốc thủy tinh phong kín, chai đựng mẫu vật thí nghiệm được xử lý đặc biệt, v.v.

Ông Trương Bảo Thắng đã nhiều lần công khai biểu diễn cho mọi người thấy ông lấy thuốc từ lọ thuốc chưa từng mở ra.

Có một lần, tại cuộc họp Ủy ban trù bị lần thứ tư của Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc ở Nội Mông, ông Trương Bảo Thắng đã lấy 21 viên vitamin ra khỏi lọ vitamin mới mua chỉ trong vài giây mà không cần mở nắp. Nút của lọ thuốc vẫn còn nguyên vẹn, không có vật phẩm khác can thiệp, ông Trương cũng không có động tác thừa nào. Mọi người có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình rất rõ ràng.

Đây là một trong những màn biểu diễn đẹp nhất của ông Trương Bảo Thắng kể từ khi đến Sở 507, Nó đã thuyết phục được rất nhiều nhà nghiên cứu vốn còn hoài nghi về sự tồn tại của công năng vượt qua rào cản không gian.

Sau này, độ khó và sự khắt khe của bài kiểm tra ngày càng tăng, chẳng hạn nhiều mẫu thử nghiệm khác nhau được đặt trong chai thủy tinh và miệng chai được thiêu kết bằng lửa.

Ông Tống Khổng Trí và những nhà nghiên cứu đã từng cẩn thận thiết kế một chai thủy tinh trong suốt bịt kín với nhiều dấu hiệu đặc biệt khác nhau. Bên trong chai chứa các tấm mica với nhiều loại màu sắc. Sau khi trải qua nỗ lực, ông Trương Bảo Thắng đã nhiều lần lấy thành công tấm mica ra khỏi chai mẫu mà không làm hỏng chai. Toàn bộ quá trình thí nghiệm đã được ghi lại và lưu trữ.

Một lần khác, ông Tống Khổng Trí và những nhà nghiên cứu cố định một đầu sợi chỉ vào đáy chai, đầu còn lại luồn qua nút bần và cắt bỏ. Sau khi cân, nó được giao cho ông Trương Bảo Thắng để làm thí nghiệm. Ông Trương đã thành công lấy ra hai viên thuốc và đem cân. Cái chai ít đi trọng lượng bằng hai viên thuốc, chỉ và nắp chai đều không bị hư hại.

6.2.4 Viên thuốc đi qua thành bình

Các thí nghiệm về công năng đặc dị của nhân thể đã tác động mạnh mẽ đến rào cản về mặt nhận thức của mọi người. Ông Trương Bảo Thắng khiến những viên thuốc xuyên qua thủy tinh mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Điều này đã vượt xa lẽ thường của con người, khiến mọi người cảm thấy bối rối. Đây có phải là phép thuật không? Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi như vậy.

Ông Tống Khổng Trí muốn có được bằng chứng cho thấy những viên thuốc đã xuyên qua thành hộp đựng khi chúng ra ngoài, vậy nên ông đã áp dụng phương pháp chụp ảnh tốc độ cao 400 khung hình mỗi giây. Ông chụp được cảnh một viên Manyprinckle Acanthopanax đang xuyên qua thành chai, khoảng 2/3 viên nằm bên ngoài chai và 1/3 còn lại trong chai. Hình ảnh này cho thấy một viên thuốc với đường kính 10mm đã đi xuyên qua thành chai thủy tinh trong thời gian 1/400 giây.

Ông cũng lặp lại thí nghiệm bằng cách sử dụng các mẫu thử nghiệm khác nhau, và cũng chụp thành công những bức ảnh tương tự về việc xuyên qua thành chai.

Trong chuyên luận dài 107 trang “Khải ngộ về công năng đặc dị của ông Trương Bảo Thắng”, ông Tống Khổng Trí viết rằng: “Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh đầy đủ sự tồn tại của công năng đặc dị. Bởi vì, trong 1/400 giây, bất kỳ hành động giả mạo nào cũng không thể hoàn thành mà không bị phát hiện bởi camera tốc độ cao. Hơn nữa, nó tiết lộ sự tồn tại của trạng thái trung gian khi một vật thể xuyên qua một vật thể khác.” ⁶³³

Để nghiên cứu cẩn thận trạng thái trung gian này, ông Tống Khổng Trí từng hy vọng ông Trương Bảo Thắng sử dụng công năng để duy trì trạng thái này. Tuy nhiên ông phát hiện ra rằng ông Trương không thể duy trì quá trình ở trạng thái trung gian xuyên tường này. Không phải ông Trương không muốn, mà là khả năng của ông hoặc bản thân công năng này khiến ông không thể duy trì trạng thái trung gian này.

6.2.5 ‘Kéo ra’ đồng nhân dân tệ từ trên mu bàn tay

Dựa trên các thí nghiệm chuyên sâu và lặp đi lặp lại, ông Tống Khổng Trí cuối cùng rút ra kết luận rằng, công năng đặc dị đột phá rào cản không gian này dường như nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nó thực sự tồn tại.

Vật mà công năng đưa đi đột phá rào cản không gian có thể là kim loại, gỗ, nhựa, giấy, thuốc, kẹo hoặc thậm chí là chất lỏng, v.v. Chướng ngại vật cũng rất đa dạng, có thể là hộp kim loại, hộp gỗ, chai thủy tinh, hộp Bakelite, túi vải, túi nhựa, túi giấy, v.v. Điểm đột phá của mục tiêu có thể nằm trên thành vật chứa.

Có một lần, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc Trương Chấn Hoàn đã đưa cho ông Tống Khổng Trí một mẫu thử. Đó là một đồng nhân dân tệ mệnh giá 1 hào được đựng trong một chai nhựa, miệng chai được dán lại bằng keo. Theo ghi chép trong luận văn của ông Tống Khổng Trí, khi ông Lam (đồng nghiệp của ông Tống Khổng Trí) dùng hai tay ôm lấy chai mẫu này, ông Trương Bảo Thắng thực sự đã “kéo ra một đồng nhân dân tệ” từ trên mu bàn tay của ông Lam. ⁶³⁴

Hóa ra, ông Trương Bảo Thắng đã dùng công năng để làm cho đồng nhân dân tệ đầu tiên xuyên qua thành chai, sau đó đi qua tay ông Lam. Lần này, bàn tay con người cũng là chướng ngại vật bị “vượt qua.”

Lúc đó, hai người họ đang trong trạng thái trò chuyện cười đùa, ông Trương Bảo Thắng vô cùng thoải mái và hưng phấn. Bởi vì mẫu vật này không được liệt vào trong thiết kế thí nghiệm, vậy nên kết quả của nó không được ghi vào kết quả thí nghiệm.

Loạt kết quả thí nghiệm công năng đặc biệt của ông Trương Bảo Thắng mà ông Tống Khổng Trí thực hiện, trải qua nhiều tầng biện luận, còn được tiến cử bởi các nhà khoa học nổi tiếng như Triệu Trung Nghiêu, Bối Thì Chương, Dương Long Sinh, Triệu Y Quân, Trần Thủ Lương, v.v. Vào năm 1986, những thí nghiệm này đã đạt được giải nhì Giải thưởng Tiến bộ Khoa học Công nghệ cấp Ủy ban của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng, đặt ra nền tảng rất tốt cho các nghiên cứu trong tương lai về công năng đặc dị.

Công năng đặc dị của ông Trương Bảo Thắng cũng đã được các nhà nghiên cứu khác kiểm chứng, trong đó có Tiến sĩ Lý Khánh Lợi (1941-) của Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (IAE) và Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân Thực nghiệm Châu Âu Wadyslaw I. Trzaska (1955-). ⁶³⁵

6.2.6 Niệm lực của con người có thể mạnh mẽ đến mức nào?

Khả năng di chuyển đồ vật trong chai thông qua ý niệm của ông Trương Bảo Thắng ở phương Tây gọi là telekinesis hay psychokinesis. Nó phản ánh rằng niệm lực tinh thần của con người có thể đột phá rào cản không gian và biến thành năng lượng di chuyển các vật thể trong thế giới vĩ mô của chúng ta. Đây là một bằng chứng trực tiếp khác về thuộc tính vật chất của tinh thần.

Năng lượng do ý niệm của ông Trương Bảo Thắng tập hợp cũng có thể bẻ cong cán thìa thép và khiến đồ vật bốc cháy ⁶³⁶. Tương tự như ông Trương Bảo Thắng, trợ lý nghiên cứu Tôn Trữ Lâm tại Đại học Địa chất Trung Quốc cũng sở hữu đặc dị tụ năng, bao gồm việc tập trung năng lượng đặc dị thông qua suy nghĩ, có thể sinh ra các hiện tượng như di chuyển đồ vật, đốt tiền xu, đốt quần áo, đốt giấy và khoan lỗ trên đồng xu, v.v. ⁶³⁷

Dưới sự quan sát nghiêm cẩn của các nhà khoa học, cô Tôn Trữ Lâm đã từng biến những hạt ngô trên tay thành bỏng ngô, biến trứng cút đã luộc trong nước sôi 40 phút thành trứng sống. Trong 37 phút, cô cũng từng làm sống lại những cây lạc Đài Nam số 11 đã được xử lý ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao trong một tháng, với chồi mọc dài 2.8cm. Thí nghiệm này được thực hiện bởi Giáo sư Lý Tự Sầm từ Khoa Kỹ thuật Điện của Đại học Quốc gia Đài Loan và đã được xuất bản luận văn. ⁶³⁸

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ về telekinesis cho thấy, 857 trong số gần 1,000 đối tượng thử nghiệm thể nghiệm được kim loại ở trong tay trở nên mềm hơn, với tỷ lệ thành công là hơn 85%. ⁶³⁹

6.2.7 Định luật vạn vật hấp dẫn bị thách thức

Ông Vương Hữu Thành, Giáo sư mỹ thuật tại Bảo tàng Thành phố Cát Lâm, được mệnh danh là “kỳ nhân Quan Đông” vì sở hữu nhiều công năng đặc dị. Ông Vương từng biểu diễn trước mặt mọi người với khả năng khiến năm đồng xu xếp chặt dính vào quần áo trên ngực mà không rơi xuống. Ông thậm chí còn dùng một sợi chỉ mỏng xuyên từ trên xuống dưới từ mặt đồng xu dính vào quần áo mà chúng vẫn không nhúc nhích. Một luận văn ở tập 1, kỳ 3 của tập san “Khoa học nhân thể Trung Quốc” cũng ghi nhận công năng đặc dị tương tự của ông Vương Hữu Thành. ⁶⁴⁰

Cơ học cổ điển là ngành phát triển sớm nhất trong khoa học tự nhiên. Và một trong những khám phá quan trọng nhất của cơ học cổ điển là định luật vạn vật hấp dẫn. Nhà nghiên cứu Newton phát hiện ra lực hấp dẫn sau khi được truyền cảm hứng từ một quả táo rơi xuống đất. Theo định luật vạn vật hấp dẫn, những đồng xu này phải rơi xuống đất như những quả táo chín, nhưng tại sao chúng lại vi phạm định luật này? Cái gì đang chống lại trọng lực? Điều gì khiến đồng xu trên ngực ông Vương Hữu Thành không động đậy?

Cho đến nay, khoa học đã phát hiện ra bốn loại lực tương tác trong tự nhiên. Ngoài lực hấp dẫn còn có lực điện từ, lực hạt nhân yếu và lực hạt nhân mạnh. Nhưng lực hạt nhân yếu và mạnh chỉ có thể khởi tác dụng trong hạt nhân nguyên tử. Vậy nên, trong khuôn khổ lý thuyết khoa học hiện nay, thứ duy nhất có thể khiến đồng xu kháng lại được trọng lực chính là lực điện từ. Nhưng khi ông Vương Hữu Thành dính lát khoai tây vào ngực, thì lực điện từ cũng không thể giải thích được.

Ông Trương Chấn Hoàn, Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Khoa học Nhân thể Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc, từng nói rằng theo thói quen chung của chúng ta, khi một hiện tượng xảy ra, chúng ta sẽ dùng các quy luật khoa học hiện có để đo lường. Nhưng mấu chốt của vấn đề là, nếu xảy ra một hiện tượng mới không phù hợp với các quy luật khoa học hiện có, khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích được nguyên nhân xuất hiện của nó, vậy chúng ta nên cố gò ép cho vừa, lấy các định luật khoa học hiện có để quy chụp, hay là nên phát triển khoa học?

6.3 Công năng đặc dị được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới

Công năng đặc dị đã được nghiên cứu rộng rãi không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Hoa Kỳ, Nga và các nước khác. Hiện tượng công năng đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Điều này càng chứng tỏ rằng công năng đặc dị là một hiện tượng có thật, phổ biến ở các quốc gia và chủng tộc khác nhau.

Ngoài các công năng như nhận dạng hình ảnh phi thị giác, thấu thị và di chuyển vật thể, còn có rất nhiều công năng đặc dị thú vị khác hiện đã được công nhận trên thế giới, ví dụ như dao thị, dự đoán hoặc túc mệnh thông, thần giao cách cảm, v.v. Những công năng này liên quan đến các khả năng của con người hiện chưa được khai thác, và cũng liên quan đến ý thức hoặc tiềm thức của con người ở mức độ rất lớn.

Theo mô tả của một tài liệu mật được Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) giải mật vào năm 2001, những khả năng đặc biệt như vậy có thể được chia thành hai loại chính là khả năng thu thập thông tin và khả năng ảnh hưởng năng lượng. ⁶⁴¹

Loại chính đầu tiên, khả năng thu thập thông tin, đề cập đến khả năng thu được thông tin mà không thể thu được bởi tất cả các con đường cảm quan đã biết. Nó bao gồm nhận dạng hình ảnh phi thị giác (tai, ngón tay nhận chữ, v.v.), dao thị (thu được thông tin từ các nơi xa xôi), thấu thị (thu được thông tin bị chặn bởi các rào cản vật lý), dự đoán (thu được thông tin trong quá khứ và tương lai), thần giao cách cảm, v.v.

Loại chính thứ hai đề cập tới khả năng tác động đến các hệ thống vật lý hoặc sinh học thông qua tâm linh. Loại này bao gồm việc ảnh hưởng đến các chỉ số đầu ra của máy dò vật lý hoặc thiết bị điện tử, hoặc ảnh hưởng đến các tham số sinh lý của từng hệ thống sinh vật riêng lẻ. Nó cũng được gọi là niệm lực hoặc telekinesis (TK).

Ở phương Tây, những công năng đặc dị thường được gọi là nhận thức ngoại cảm (ESP), telekinesis, hiện tượng siêu tự nhiên (paranormal), siêu tâm lý học (parapsychological) hoặc tâm linh (psychical research). Nga gọi nó là “năng lượng tâm tinh” (Psychoenergetics).

6.3.1 Thiên lý nhãn dao thị

Cái gọi là dao thị (Clairvoyance, Remote Viewing, RV), thường được gọi là “thiên lý nhãn”, là khả năng nhìn thấy những cảnh tượng hoặc sự kiện ở những nơi xa xôi vượt qua khả năng thị giác của người bình thường.

Hoa Kỳ từng tài trợ cho một chương trình siêu bí mật của chính phủ có tên Stargate. Chính phủ sử dụng gián điệp có công năng dao thị để tiến hành các hoạt động tình báo, sử dụng tâm linh để điều tra con người, địa điểm và sự kiện từ xa. ⁶⁴²

Công năng dao thị từng được Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) nghiên cứu và phát triển. Những người có công năng đặc dị được tập trung tại một địa điểm thử nghiệm và được ghép ngẫu nhiên với một số “nhiếp ảnh gia.” Những nhiếp ảnh gia này được cử đến một địa điểm và được yêu cầu ghi lại con người và sự kiện mà họ nhìn thấy ở xung quanh vào một thời điểm cụ thể; còn những người có công năng đặc dị được yêu cầu mô tả những sự vật mà một trong số các nhiếp ảnh gia đã nhìn thấy. ⁶⁴³

Kết quả thử nghiệm chứng minh rằng, mô tả của những người có công năng dao thị là tương tự như tình huống thực tế, và công năng dao thị quả thực tồn tại. Những ví dụ rõ ràng về sự thành công của công năng dao thị là việc xác định các khu vực bị phần tử khủng bố chiếm giữ và xác minh khung thời gian hoạt động của những phần tử khủng bố này. Viện Nghiên cứu Stanford (SRI-International) ở California là tổ chức nổi tiếng nhất trong lĩnh vực hiện tượng siêu tự nhiên ở Hoa Kỳ. ⁶⁴⁴

6.3.2 Túc mệnh thông thần cơ diệu toán

Công năng túc mệnh thông đề cập đến khả năng đặc biệt có thể nhìn thấy các tình huống trong quá khứ (Retrocognition) hoặc tương lai (Precognition).

Vào thế kỷ 20, bà Jeane Dixon (1904-1997), một nhà ngoại cảm người Mỹ, dựa trên một cảnh tượng bản thân nhìn thấy khi cầu nguyện vào năm 1952, bà đã tiên đoán rằng Tổng thống Mỹ đắc cử năm 1960 sẽ bị sát hại trong nhiệm kỳ của mình. Khi Tổng thống Kennedy bị ám sát vào năm 1963, lời tiên đoán trước đó 11 năm của bà đã được xác nhận. Bà Dixon nhờ đó trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Vào năm 1962, bà cũng dự đoán trước 19 năm rằng ông Reagan sẽ trở thành Tổng thống, và điều đó đã trở thành sự thật vào năm 1981. Những dự đoán chính xác của bà Dixon về nhiều sự kiện lớn giúp bà nổi tiếng khắp thế giới. ⁶⁴⁵

Tất nhiên, dự đoán của bà cũng có lúc không ứng nghiệm. Nhưng những dự đoán thành công đến mức kinh ngạc mà bà đưa ra chắc chắn đã chứng minh rằng loại siêu năng lực này là có tồn tại chứ không phải ngẫu nhiên. Những người quen thuộc với các lời tiên tri cũng phát hiện ra rằng sau khi một số lời tiên tri được đưa ra, chúng có thể ảnh hưởng đến tương lai và dẫn đến hiện tượng tiên tri không chuẩn xác.

Vào ngày 15/10/2001, The Guardian đã đưa tin về một buổi biểu diễn đặc biệt của David Copperfield (1956-): Vào tháng 02/2001, David đã viết trước kết quả dự đoán xổ số Đức cho tháng Mười. Ông bí mật viết ra 7 con số, đồng thời công chứng, khóa chặt và cho người canh giữ cả ngày lẫn đêm. Ngày 13/10, sau khi công bố kết quả xổ số, đài truyền hình Đức đã mở chiếc hộp được niêm phong hơn 7 tháng, 7 con số đó hoàn toàn trùng với kết quả xổ số. Sau sự kiện, số thư mà David nhận được nhiều như tuyết rơi. ⁶⁴⁶

Ông David cho biết bản thân không bao giờ mua vé số, cũng không dự đoán số xổ số cho bất kỳ ai. Đối với những người có loại siêu năng lực này – những người có công năng đặc dị, thì nhân cách, đạo đức của con người là yếu tố hàng đầu, tuyệt đối không thể sử dụng phương pháp này để thu lợi bất chính.

6.3.3 Tâm linh cảm ứng

Tâm linh cảm ứng (telepathy), còn được gọi là truyền cảm tư duy hay tha tâm thông, đề cập đến việc truyền trực tiếp suy nghĩ hoặc ý thức từ người gửi sang người nhận mà không thông qua các kênh giao tiếp cảm quan thông thường. Nó là một dạng nhận thức ngoại cảm (ESP). ⁶⁴⁷

Trong Chương 5, chúng tôi đã đề cập đến mô tả của không ít người có trải nghiệm cận tử, bao gồm cô bé Vicki bị khiếm thị bẩm sinh và cậu bé Brian bị khiếm thính bẩm sinh giao tiếp với sinh mệnh ở các chiều không gian khác thông qua truyền cảm tư duy. Nghiên cứu của Tiến sỹ Long về trải nghiệm cận tử phát hiện ra rằng, những người trải qua trải nghiệm cận tử giao tiếp với “sinh mệnh ánh sáng” thông qua năng lực tâm linh cảm ứng trong trải nghiệm cận tử của họ. Nghiên cứu của Tiến sỹ Newton, bác sỹ tâm thần đương đại, đã phát hiện ra rằng những sinh mệnh tâm linh tồn tại trong thế giới tinh thần ở các không gian khác giao tiếp thông qua truyền cảm tư duy.

Chúng ta trong cuộc sống cũng sẽ thể nghiệm được rằng có thể tồn tại một chút “tâm linh tương thông” giữa con người với nhau, đặc biệt là giữa bạn bè hoặc người thân có mối quan hệ tốt. Họ có thể tự nhiên biết được hoạt động tâm lý của đối phương mà không cần phải nói hay gợi ý gì. Khả năng này cũng có thể được coi là tâm linh cảm ứng ở một mức độ nhất định.

Ví dụ, nghiên cứu cận tâm lý học ở phương Tây sử dụng bộ thẻ đặc biệt gồm 5 tổ 5 thẻ bài để tiến hành kiểm tra tâm linh cảm ứng. Người gửi chỉ đơn giản là nghĩ về thứ tự ngẫu nhiên của 5 lá bài, còn người nhận cố gắng đoán xem người gửi đang tập trung vào thứ tự nào. Kết quả phát hiện công năng này là có tồn tại.

Kết quả nghiên cứu đăng trên “Tập san khoa học nhân thể Trung Quốc” quyển 1, số 2 năm 1991 của Đại học Phúc Đán với tựa đề “Nghiên cứu sơ bộ về cơ chế ‘cảm nhận tư duy’” cho thấy, trong quá trình thí nghiệm truyền cảm tư duy, trước khi việc truyền tải có thể được thực hiện, ở thùy trước trán của người gửi và người nhận tin xuất hiện hiện tượng màn hình nhấp nháy đặc hữu mà chỉ công năng đặc dị mới có. ⁶⁴⁸

6.3.4 Tâm linh cảm ứng giữa con người và thực vật

Loại tâm linh cảm ứng này không chỉ xảy ra giữa con người với nhau mà còn xảy ra giữa con người với thực vật.

Những nghiên cứu của ông Baxter về thực vật đã phát hiện ra rằng thực vật có thể cảm nhận được trạng thái cảm xúc của con người. Đó cũng là một loại truyền cảm tư duy hoặc tha tâm thông.

Trong quá trình khiến các loại hạt giống khác nhau nảy mầm lập tức và khiến hạt giống đã bị luộc chín “cải tử hoàn sinh”, cô Tôn Trữ Lâm từng nhiều lần cảm nhận được trạng thái của thực vật và giao tiếp với chúng. ⁶⁴⁹

Giáo sư Thẩm Kim Xuyên (1936-) là Giáo sư khoa học vật liệu và hóa học tinh thể tại Đại học Địa chất Trung Quốc. Ông đã tham gia nghiên cứu thực nghiệm về công năng đặc dị của cơ thể con người trong gần 20 năm. Ông là thành viên chính thức của Hiệp hội Vật lý Trung Quốc, Hiệp hội Hóa học Trung Quốc, Hiệp hội Khoáng vật học Quốc tế, Hiệp hội Tinh thể học Quốc tế, Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ và Hiệp hội Khám phá Khoa học Hoa Kỳ. Giáo sư Thẩm Kim Xuyên hợp tác nghiên cứu hiện tượng công năng đặc dị với cô Tôn Trữ Lâm trong nhiều năm và đã xuất bản luận văn ⁶⁵⁰.

Một lần, Giáo sư Thẩm mua một túi đậu nành lớn, cho vào một chai thủy tinh nhỏ và yêu cầu cô Tôn Trữ Lâm truyền ý niệm của mình để khiến chúng nhanh nảy mầm. Cô Tôn Trữ Lâm bắt đầu câu thông với chúng, yêu cầu chúng nảy mầm, nhưng cô cảm thấy giọng nói của đậu nành phản hồi lại mình rằng: Ôi, chật quá! Sau đó cô mới nhận ra rằng thực sự quá chật khi bỏ nhiều đậu như vậy vào một cái chai. Vì không có đủ không gian nên mầm mọc lên từ đậu nành mỏng như râu củ cải.

Một người bạn họ Dương đã mang đến 8 hạt đậu phộng. Khi cô Tôn Trữ Lâm câu thông với hạt đậu phộng, hạt đậu phộng liền bắt đầu nói: “Tôi thấy không khỏe, tôi đau quá!” Cô Tôn Trữ Lâm vận dụng công năng để nhìn thì thấy có một sợi dây đồng mỏng xuyên qua hạt đậu phộng. Hóa ra người bạn này đã cố ý đánh dấu nó để ngăn chặn việc đánh tráo, nó được giữ bí mật từ trước. Cảm giác đau đớn đó đã được hạt đậu phộng tâm sự với cô.

Giáo sư Thẩm từng mang đậu Hà Lan chiên đến và yêu cầu cô Tôn khiến chúng nảy mầm. Ông còn yêu cầu giữ lại lớp vỏ giòn để chứng minh rằng chúng là đậu Hà Lan trước khi cô phát công. Cô Tôn Trữ Lâm câu thông với đậu Hà Lan chiên giòn theo yêu cầu của ông, bảo chúng không được làm hỏng lớp vỏ chiên giòn trong khi chúng nảy mầm. Trong quá trình biến đổi, đậu Hà Lan phàn nàn với cô: “Ồ, sao cô không cho lớp vỏ của tôi thay đổi, tôi không có vỏ thì khó chịu lắm!”

Cô Tôn Trữ Lâm đã tiến một bước gửi tín hiệu đến đậu Hà Lan chiên giòn và cùng chúng thương lượng, mong rằng đậu Hà Lan chiên giòn có thể hiểu và hợp tác để hoàn thành thí nghiệm này.

Kết quả là, một vài hạt đậu Hà Lan chiên giòn đã dần chuyển sang màu xanh từ ngoài vào trong, từ lớp vỏ chiên đã mọc lên những mầm non. Cô Tôn Trữ Lâm cũng cho biết, trong quá trình hạt đậu nảy mầm, cô dường như nghe thấy và cảm nhận được âm thanh lạo xạo của những hạt đậu Hà Lan chiên giòn đang cố gắng vượt qua những ràng buộc của không gian.

6.3.5 Khải thị của chữ “Phật”

Trong quá trình nghiên cứu khả năng đọc chữ bằng ngón tay, Giáo sư Lý Tự Sầm đến từ Đài Loan đã phát hiện ra rằng, khi những người có công năng đặc dị nhìn các từ khác, họ có thể nhìn thấy chính xác phông chữ. Tuy nhiên, đối với từ kiểm tra có chữ “Phật” thì lại không nhìn thấy phông chữ, mà chỉ nhìn thấy xuất hiện hình ảnh ở vị trí của chữ này và còn nhìn thấy ánh sáng. ⁶⁵¹

Những từ tương tự trong tiếng Tây Tạng và tiếng Do Thái mà những người thực hiện thí nghiệm và những người có công năng đặc dị hoàn toàn không hiểu cũng tạo ra hình ảnh hoặc ánh sáng. Điều này chứng tỏ hình ảnh đó không phải đến từ ảo giác đại não do tiềm ý thức của đối tượng tạo ra.

Ông Lý Tự Sầm tin rằng những danh từ như “Đạo” và “Phật” này mang theo ý nghĩa tu luyện, sở hữu tín tức về không gian khác và năng lượng vật chất mà mắt thường không thể quan sát thấy, nhưng một số người có công năng đặc dị có thể cảm nhận được. Các hiện tượng như khí công truyền thống Trung Quốc và công năng đặc dị đều là có cơ sở khoa học.

6.4 Công năng đặc dị là tiềm năng bẩm sinh của cơ thể con người

Giả thuyết tiến hóa không chỉ bỏ qua sự tồn tại tinh thần của con người và sinh vật, phủ nhận sự tồn tại của Thần và Đấng Tạo Hóa, mà còn không thể giải thích những khả năng đặc biệt mà con người và vạn vật thể hiện ra.

Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, các chức năng cơ quan của con người là dần dần tiến hóa để thích ứng với yêu cầu của môi trường, mà con người trong môi trường sống đã có sẵn 5 giác quan để cảm nhận ngoại vật, dường như không cần thiết phải tiến hóa ra những công năng đặc dị này.

Vậy những công năng đặc dị này đến từ đâu? Tại sao một số trẻ em hoặc người lớn sinh ra đã có những khả năng như vậy, hoặc có người rất dễ dàng khai phát chúng?

Cho đến nay, chưa có lý thuyết khoa học hiện đại nào có thể giải thích một cách hợp lý và hoàn hảo vấn đề này. Nếu kết hợp với văn hóa truyền thống để lý giải thì có lẽ chúng ta có thể tìm ra câu trả lời.

6.4.1 ‘Màn hình trong não’ và ‘Con mắt thứ ba’

Một cô bé người Trung Quốc đã mô tả quá trình đọc chữ của mình như thế này. Khi tay cô bị tê, dường như một chiếc TV lớn liền xuất hiện trước mắt cô bé. ⁶⁵²

Nghiên cứu của giáo sư Lý Tự Sầm cũng cho thấy có một bộ vị trong não gọi là “con mắt thứ ba”, có thể là trung tâm sản sinh ra loại thị giác phi mắt thịt này. Trong quá trình đọc chữ bằng ngón tay, tuyệt đại bộ phận thanh thiếu niên sẽ xuất hiện “hiệu ứng màn hình” trong não. Đầu tiên, quý vị cần vô cùng an tĩnh, tập trung toàn bộ lực chú ý lên trên giấy. Đột nhiên, quý vị sẽ cảm thấy một vùng sáng trên trán giống như màn hình TV, nhưng nó không ổn định. Lúc này, quý vị cần tiếp tục nín thở tập trung, cố gắng “nhìn” rõ ràng. Trong vùng màn hình sẽ “nhảy” ra chữ viết hoặc nét vẽ, dần dần ngày càng rõ ràng hơn, cho đến khi quý vị nhìn rõ toàn bộ.

Vitaly Pravdivtsev, một nhà nghiên cứu công năng đặc dị nổi tiếng người Nga, trong bài báo trên tờ Pravda của Nga vào năm 2005 với tựa đề “Khoa học gia phát hiện con mắt thứ ba – trung tâm của tâm linh cảm ứng và thiên lý nhãn” cũng đã bày tỏ quan điểm tương tự. ⁶⁵³

Ông chỉ ra rằng, rất nhiều nhà siêu cảm nổi tiếng ở Nga đều nhiều lần thử qua một thí nghiệm. Khi các nhà nghiên cứu đặt một chiếc phong bì chắn sáng chứa một tấm phim lên trước trán họ, hình ảnh được kiểm tra sẽ xuất hiện trên tấm phim đã được tráng phim. Điều này cho thấy một số người ở trạng thái công năng đặc dị có thể sinh ra hình ảnh của các vật thể được quan sát từ trán của họ. Đây có thể là vị trí của “con mắt thứ ba” trong truyền thống phương Đông cổ đại.

Có lẽ mọi người đều không hề xa lạ với con mắt thứ ba trong văn hóa truyền thống. Nhị Lang Thần có con mắt thứ ba trên trán. Con mắt thứ ba thường có thể được nhìn thấy trên các tác phẩm điêu khắc Phật giáo. Ông Pravdivtsev tin rằng “con mắt thứ ba” này là có thật, nó tương ứng với thể tùng quả mà khoa học hiện đại phát hiện. Khoa học hiện đại cũng phát hiện ra rằng thể tùng quả sở hữu cấu trúc tương tự như thủy tinh thể và cơ quan thụ cảm màu sắc của mắt người.

Ví dụ vào năm 2002, các nhà khoa học Israel đã công bố kết quả nghiên cứu trên tập san “Điện từ sinh học”. Họ chỉ ra rằng có những tinh thể calci carbonat có chiều dài dưới 20 micron trong thể tùng quả của não người. Những vi tinh thể này có kết cấu phức tạp và rất nhạy cảm với những thay đổi về tần số và áp suất, có thể dẫn đến hiệu ứng áp điện. Hiệu ứng áp điện là hiện tượng vật chất tạo ra điện tích khi chịu sự kích thích cơ học. Điện tích áp điện cũng có thể biểu hiện dưới dạng phát quang, liên quan đến hiện tượng ánh sáng. ⁶⁵⁴

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thể tùng quả của nhiều loài động vật khác nhau có chứa các tế bào cảm quang⁶⁵⁵, có chức năng cảm quang⁶⁵⁶ và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học của hành vi và sinh lý.

Khi thai nhi lớn lên, thể tùng quả cũng nhỏ dần, cuối cùng trở thành một cấu trúc có kích thước bằng hạt đậu nằm giữa não nhỏ và não lớn, tương ứng với vùng trán giữa hai lông mày. Thể tùng quả sở hữu nhiều loại chức năng liên quan đến thị giác của con người.

Điều thú vị là vào tháng 06/1980, Giáo sư Trần Thủ Lương đã khảo sát 739 nam sinh và 737 nữ sinh tại trường tiểu học trực thuộc Đại học Bắc Kinh, trong đó có 48 nam sinh mù màu và 5 nữ sinh mù màu. Trẻ mù màu có thể phát triển khả năng cảm nhận đặc biệt. Với những màu sắc mà trẻ mù màu có thể phân biệt chính xác, tỷ lệ nhận biết chính xác màu sắc thông qua khả năng đặc biệt của trẻ mù màu là 92%; còn đối với những màu sắc mà chúng không thể phân biệt chính xác bằng mắt, thì tỷ lệ nhận biết chính xác thông qua khả năng đặc biệt chỉ là 35%. Kết quả này cho thấy khả năng nhận dạng chữ đặc biệt có thể liên quan đến trung tâm thị giác. ⁶⁵⁷

Ngoài ra, những người có công năng đặc dị thường cần luyện công và nâng cao công lực trước khi sử dụng công năng. Nếu luyện công không đủ thì công năng sẽ không dễ dàng phát huy tác dụng. Ở đây có một vấn đề về sử dụng năng lượng.

Nghiên cứu của ông Tống Khổng Trí phát hiện rằng khi những người có công năng đặc dị tiến vào trạng thái công năng, điện não đồ sẽ xảy ra những thay đổi rõ ràng và phức tạp. Tất nhiên, đối với các công năng phức tạp của não, những thay đổi có thể nhìn thấy trong điện não đồ là quá đơn giản, còn xa mới có thể bộc lộ bản chất thực sự của nó. Nhưng những thay đổi trên điện não đồ gợi ý cho mọi người rằng công năng đặc dị là một quá trình sinh lý chứ không phải tự nhiên xuất hiện. ⁶⁵⁸

Vào tháng 05/1981, tại Hội nghị chuyên đề khoa học về công năng đặc dị của cơ thể con người lần thứ hai, ông Tiền Học Sâm đã công bố bài luận văn dài 10,000 từ với tiêu đề “Khai triển nghiên cứu cơ sở về khoa học nhân thể”, tiến hành thảo luận về lý thuyết vĩ mô, lý thuyết cơ học lượng tử, lý thuyết hạt nhân cơ bản và cơ lý khoa học hiện đại đối với công năng đặc dị của cơ thể con người. ⁶⁵⁹

6.4.2 Công năng đặc dị có thể được khai phá

Vào những năm 1980, Giáo sư Trần Thủ Lương từng tiến hành một bài thử nghiệm trên 40 học sinh tiểu học lớp 4 của trường tiểu học trực thuộc Đại học Bắc Kinh. Sau thử nghiệm khơi gợi, trong số 40 trẻ được thử nghiệm này có 25 trẻ sở hữu công năng cảm ứng đặc biệt, chiếm 63%. Trong đó có 13 bé trai và 12 bé gái, lần lượt chiếm tỷ lệ 59% và 67%. Giới tính và thành tích học tập đều không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. ⁶⁶⁰

Vào ngày 23/02/1984, tại buổi tọa đàm của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, ông Tiền Học Sâm đã chỉ ra rằng công năng đặc dị cũng có liên quan với khí công. Thực tiễn cũng cho thấy rằng khí công có thể khai phát các công năng đặc dị. Khí công có thể cải thiện sức khỏe và trí thông minh⁶⁶¹, đồng thời cũng có thể huy động tiềm năng bẩm sinh và công năng đặc dị của con người.

Việc các công năng đặc dị của cơ thể con người có thể được khai phá và rèn luyện ra trong một thời gian ngắn cho thấy, nó có thể là một chức năng sinh lý vốn có của cơ thể con người mà người bình thường không nhận ra được.

Nghiên cứu của bác sỹ sản phụ khoa Nhật Bản Akira Ikegawa về trí nhớ trong tử cung cho thấy, thai nhi còn trong bụng mẹ đã sở hữu công năng thấu thị. Mà khả năng thị giác của mắt thường bắt đầu phát triển khi bé được khoảng bảy đến mười tuần trong bụng mẹ. Vào thời điểm bé sắp chào đời thì khả năng thị giác về cơ bản đã phát triển đầy đủ. ⁶⁶²

Điều này gợi ý cho chúng ta rằng, công năng đặc dị là bản năng bẩm sinh của cơ thể con người, là tiềm năng bẩm sinh được ban tặng cho con người khi con người được tạo ra. Trong tình huống thông thường, những công năng đặc dị này giống như bị khóa. Dưới một số trường hợp đặc biệt, những ổ khóa này sẽ được mở, được rèn luyện ra, có thể được khai phát hoặc điều động thông qua khí công hoặc tu luyện. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ khai phát công năng.

Cần chỉ ra rằng việc chúng ta thừa nhận sự tồn tại của công năng đặc dị không có nghĩa là một ai đó sẽ luôn có công năng đặc dị, bởi vì công năng đặc dị liên quan đến rất nhiều yếu tố. Không có gì lạ khi một số người lúc đầu có công năng đặc dị rất mạnh, nhưng sau đó yếu đi hoặc biến mất vì nhiều lý do.

6.5 Công năng đặc dị được các nhà khoa học thừa nhận rộng rãi

Các nghiên cứu nghiêm ngặt và lặp đi lặp lại mà các nhà khoa học thực hiện để kiểm chứng công năng đặc dị đã chứng minh đầy đủ rằng, công năng đặc dị có thể là một khả năng tiềm ẩn của cơ thể con người và là tồn tại chân thực. Những người sở hữu các loại công năng đặc dị không bị giới hạn bởi quốc gia, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp hay tuổi tác, hơn nữa còn phân bố rộng rãi về mặt địa lý.

Ông Tiền Học Sâm, một nhà khoa học nổi tiếng ở Trung Quốc, thông qua tự mình nghiên cứu đã chứng thực rằng công năng đặc dị là có thật chứ không phải giả. Viện sỹ Vương Kiềm Xương (nhà vật lý hạt nhân Trung Quốc) và ông Bối Thì Chương (người đặt nền móng cho ngành vật lý sinh học Trung Quốc và là viện sỹ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) đều tin rằng công năng đặc dị là hiện tượng tồn tại khách quan, đáng được nghiên cứu kỹ.

Tuy nhiên, luôn có người cho rằng hiện tượng công năng đặc dị là mâu thuẫn với các lý thuyết khoa học hiện đại. Họ cho rằng cơ thể con người phải thông qua các phương thức cảm quan như thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác v.v. để nhận biết các vật thể lạ. Ví dụ, thị giác được tạo ra thông qua sự dẫn truyền thần kinh thị giác đến não để sinh ra hình ảnh, xúc giác được hình thành thông qua tiếp xúc với da, hoặc vị giác được hình thành thông qua cảm nhận của nụ vị giác. Họ ôm theo cách nhìn cố chấp bất biến này, vậy nên cho rằng công năng đặc dị không thể tồn tại.

Về vấn đề này, nhà vật lý cao năng lượng Triệu Trung Nghiêu từng nói: “Khi người bình thường lần đầu tiên nghe về những hiện tượng đặc biệt của cơ thể con người, họ luôn không đồng tình hoặc thậm chí phản đối. Nhưng sau khi thực sự nhìn thấy những bài kiểm tra của người khác và tham gia vào công tác kiểm tra như vậy, họ đều tin tưởng và cảm thấy nó xác thực tồn tại. Kiểu nhận thức dần sự thật thông qua thực tiễn này là một thái độ khoa học rất tốt.”

Trong lịch sử phát triển khoa học, bất kỳ lý thuyết khoa học nào trước khi trưởng thành đều có biểu hiện chủ yếu là tính dị thường về hiện tượng học và tính không xác định về mặt khái niệm, từ đó gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng chừng nào hiện tượng này còn là tồn tại khách quan, thì tính quy luật của nó cuối cùng sẽ trở nên rõ ràng thuận theo sự phát triển của khoa học, và cuối cùng nó sẽ được công nhận.

Ngay cả khi các thí nghiệm về nhận dạng ký tự đặc biệt, công năng ban vận hoặc đột phá rào cản không gian đã có nhiều lần thất bại, thì người ta cũng không thể bởi vì thất bại mà phủ nhận những công năng đặc dị này xác thực tồn tại.

Các thí nghiệm khoa học nghiêm ngặt do các nhà khoa học thực hiện đã chứng minh rằng ông Trương Bảo Thắng, Tôn Trữ Lâm và những người khác sở hữu những công năng đặc dị mà người bình thường không có. Điểm này là không thể phủ nhận.

Điều đáng nói là, thí nghiệm kiểm tra công năng đặc dị có thành công hay không, trừ việc liên quan đến công năng của bản thân người đó có ổn định không, công lực lớn nhỏ ra sao, thì trạng thái cảm xúc của đối tượng thử nghiệm và bầu không khí của hiện trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát huy tại chỗ của công năng đặc dị.

Ví dụ, nhiều nhà khoa học, bao gồm ông Tống Khổng Trí và Trương Thủ Lương, trong khi nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi đối tượng thử nghiệm có tâm trạng thoải mái, vui vẻ thì việc nhận ra các từ bị phong kín sẽ dễ dàng hơn, thời gian nhận ra cũng ngắn hơn. Khi tâm trạng không tốt hoặc tinh thần căng thẳng thì khá khó nhận ra hoặc không thể nhận ra. Các trạng thái sinh lý như đói, mệt mỏi v.v. cũng có tác động xấu đến công năng này. Khi đối tượng thử nghiệm với công năng không đủ mạnh bị vây quanh bởi một nhóm người hoài nghi hoặc thậm chí có ý thù địch, thử nghiệm thường thất bại.

Chúng ta cũng đã thấy được từ các thí nghiệm trước đó của các ông Baxter và Masaru Emoto rằng hoạt động tinh thần của người quan sát có tác động đến đối tượng quan sát.

✍️ Mục lục: Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa  👉  Xem tiếp


Tài liệu tham khảo:

  1. Clone Maybe Baby Goes Home. December 31, 2002.https://www.wired.com/2002/12/clone-maybe-baby-goes-home/
  2. Kristen Philipkoski. First Baby of 2003 to Be a Clone? Science Nov 28, 2002.https://www.wired.com/2002/11/first-baby-of-2003-to-be-a-clone/
  3. Julian Borger in Washington. Sat 28 Dec 2002 10.52 GMT. Cult scientists claim first human cloning. Calls for worldwide ban as anger at ‘mavericks’ grows.https://www.theguardian.com/science/2002/dec/28/genetics.science
  4. Clone genetics. Also known as: clon. Written and fact-checked by The Editors of Encyclopaedia Britannica. Last updated: Aug 1, 2023.https://www.britannica.com/science/clone-genetics
  5. Matoba, S., & Zhang, Y. (2018). Somatic Cell Nuclear Transfer Reprogramming: Mechanisms and Applications. Cell Stem Cell, 23(4), 471-485.https://doi.org/10.1016/j.stem.2018.06.018https://www.science.org/doi/10.1126/science.282.5396.2095
  6. Wilmut, I., Schnieke, A. E., McWhir, J., Kind, A. J., & Campbell, K. H. (1997). Viable offspring derived from fetal and adult mammalian cells. Nature, 385(6619), 810-813.https://doi.org/10.1038/385810a0
  7. Kato Y, Tani T, Sotomaru Y, Kurokawa K, Kato J, Doguchi H, Yasue H, Tsunoda Y. Eight calves cloned from somatic cells of a single adult. Science. 1998 Dec 11;282(5396):2095-8. doi: 10.1126/science.282.5396.2095.
  8. Polejaeva IA, Chen SH, Vaught TD, Page RL, Mullins J, Ball S, Dai Y, Boone J, Walker S, Ayares DL, Colman A, Campbell KH. Cloned pigs produced by nuclear transfer from adult somatic cells. Nature. 2000 Sep 7;407(6800):86-90. doi: 10.1038/35024082.
  9. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “science”. Encyclopedia Britannica, 7 Sep. 2023, https://www.britannica.com/science/science. Accessed 16 September 2023.
  10. Feigl, Herbert. “positivism”. Encyclopedia Britannica, 15 Sep. 2023, https://www.britannica.com/topic/positivism. Accessed 21 September 2023.
  11. Kenneth Ring and Sharon W. Cooper. Near-Death and Out-of-Body Experiences in the Blind: A Study of Apparent Eyeless Vision. Journal of Near-Death Studies 1997; 16: 101-147.https://api.semanticscholar.org/CorpusID:39039808
  12. NDEs Reflect Biblical Accounts of Heaven: Pastor | Mysteries of Life (S1, E2). By NTD Original. Mysteries of Life. April 1, 2023. https://www.ntd.com/ndes-reflect-biblical-accounts-of-heaven-pastor-mysteries-of-life-s1e2_909992.html From 3’15 to 3’55.
  13. Long J, Perry P. Evidence of the Afterlife: The Science of Near-Death Experiences. New York, NY: HarperCollins; 2010. pp. 74–78.https://www.difa3iat.com/wp-content/uploads/2014/08/Jeffrey_Long_Paul_Perry_Evidence_of_the_AfterliBookZZ.org_.pdf
  14. Alexander, Eben. Proof of heaven : a neurosurgeon’s journey into the afterlife. 2013. Waterville, Maine : Thorndike Press, a part of Gale, Cengage Learning. ISBN: 9781410458803.https://libgen.fun/book/index.php?md5=C3BEC4A7B9F86001202724A2A9099219
  15. Jeffrey Long, Paul Perry. God and the Afterlife: The Groundbreaking New Evidence for God and Near-Death Experience. First edition. | New York, NY: HarperOne, 2016.https://www.breathebook.info/d/201102
  16. Weiss, B. L. (1988). Many Lives, Many Masters: The True Story of a Prominent Psychiatrist, His Young Patient, and the Past-Life Therapy That Changed Both Their Lives. Touchstone. https://libgen.fun/get.php?md5=E8DFB33BAC7C1FE0EC652294191ED695&token=550d8ac61cd9d9c9 Page 351-352.
  17. 父母是孩子选择的:育儿从孩子出生前开始。池川明著。卢佳女译。中国友谊出版公司 2010年10月。ISBN978-7-5057-2811-0。https://zlibrary-africa.se/s/
  18. Secularity and Science: What Scientists Around the World Really Think About Religion. by Elaine Howard Ecklund (Author), David R. Johnson (Author), Brandon Vaidyanathan (Author), Kirstin R.W. Matthews (Author), Steven W. Lewis (Author), Robert A. Thomson Jr. (Author), Di Di (Author). ISBN-13: 978-019092675. Publisher: Oxford University Press. Publication date: June 4,2019.https://www.amazon.com/Secularity-Science-Scientists-Around-Religion-ebook/dp/B07RT6SR9Q/ref=tmm_kin_swatch_0?_encoding=UTF8&qid=&sr=https://books.google.ch/books?id=z86aDwAAQBAJ&pg=PA1&source=gbs_toc_r&cad=2#v=onepage&q&f=false, https://communications.catholic.edu/news/2018/11/god-science.html, https://www.youtube.com/watch?v=pHEVH8zmqws&t=135s
  19. Newton, Isaac. English physicist and mathematician.https://www.britannica.com/biography/Isaac-Newton
  20. 33 Best Sir Isaac Newton Quotes (EDUCATION). GRACIOUS QUOTES.https://graciousquotes.com/isaac-newton/#:~:text=God%20is%20the%20same%20God,virtue%20cannot%20subsist%20without%20substance.
  21. Margenau, H and R.A. Varghese, Cosmos, bios, theos: scientists reflect on science, God, and the origins of the universe, life, and homo sapiens. Chicago: Open Court, 1992.https://www.amazon.com/Cosmos-Bios-Theos-Scientists-Universe/dp/0812691865?language=zh_TW
  22. What is Ethics in Research & Why is it Important? by David B. Resnik, J.D., Ph.D. December 23, 2020.https://www.niehs.nih.gov/research/resources/bioethics/whatis/index.cfm
  23. International Bioethics Committee (IBC)https://www.unesco.org/en/ethics-science-technology/ibc#:~:text=The%20International%20Bioethics%20Committee%20.
  24. 种族主义──进化论导致的恶果? 作者:妮达.高士娜(Lita Sanders)、加里.贝茨(Gary Bates)。翻译:中国创造论团契(chinesecreationscience.org),校对:黄逸恒博士(Dr. Felix Wong)。发表时间:2011年4月7日https://creation.com/%E7%A8%AE%E6%97%8F%E4%B8%BB%E7%BE%A9-%E9%80%B2%E5%8C%96%E8%AB%96%E5%B0%8E%E8%87%B4%E7%9A%84%E6%83%A1%E6%9E%9C
  25. David Matas and David Kilgour. Bloody harvest : the killing of Falun Gong for their organs / ISBN 978-0-9808879-7-6. Published in 2009 by Seraphim Editions 54 Bay Street Woodstock, ON Canada N4S 3K9.https://endtransplantabuse.org/wp-content/uploads/2017/09/BloodyHarvest.WEB_.pdf
  26. BBC记者乐安. BBC专访:加拿大前议员戴维﹒乔高.http://news.bbc.co.uk/chinese/trad/hi/newsid_5190000/newsid_5196100/5196148.stm
  27. BY DAVID KILGOUR | ETHAN GUTMANN | DAVID MATAS. BLOODY HARVEST/THE SLAUGHTERA. Update 1. Revised April 30, 2017. JUNE 22, 2016.https://endtransplantabuse.org/wp-content/uploads/2017/05/Bloody_Harvest-The_Slaughter-2016-Update-V3-and-Addendum-20170430.pdfhttps://www.theglobeandmail.com/news/world/report-alleges-china-killing-thousands-of-prisoners-to-harvest-organs/article30559415/
  28. Chinatribunal. SHORT FORM CONCLUSION & SUMMARY JUDGMENT – JUNE, 2019. https://chinatribunal.com/final-judgment/ 独立人民法庭裁定:中共强摘器官证据确凿 反人类罪名成立https://zh.bitterwinter.org/china-tribunal-the-verdict-is-guilty/
  29. 中国:联合国人权专家对“摘取器官”指称感到震惊。2021年6月14日 人权。https://news.un.org/zh/story/2021/06/1085962
  30. European Parliament resolution of 5 May 2022 on the reports of continued organ harvesting in China [2022/2657(RSP)]https://www.europarl.europa.eu/doceo/document/TA-9-2022-0200_EN.html
  31. 追查国际《铁证如山》http://www.zhuichaguoji.org/node/135000, https://www.upholdjustice.org/node/534《铁证如山 》第一部(电子书)https://www.zhuichaguoji.org/sites/default/files/2021-12/Ironclad%20Irrefutable%20evidence%20Book-1-Chinese.pdf
  32. 人体器官“黑作坊”的背后:圈养供体偷窃尸体,地下黑诊所做手术https://www.163.com/dy/article/HJLIBB4A0553KPO8.html
  33. The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond. Jan 14, 2016. Klaus Schwab. Founder, Executive Chairman, World Economic Forum.https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond/
  34. Lehrman, S. Virus treatment questioned after gene therapy death.https://doi.org/10.1038/43977
  35. Meir Rinde. The Death of Jesse Gelsinger, 20 Years Later. Gene editing promises to revolutionize medicine. But how safe is safe enough for the patients testing these therapies?https://sciencehistory.org/stories/magazine/the-death-of-jesse-gelsinger-20-years-later/#:~:text=He%20had%20an%20intense%20inflammatory,and%20taken%20off%20life%20support.
  36. Sibbald, B. (2001). Death but one unintended consequence of gene-therapy trial. CMAJ: Canadian Medical Association Journal, 164(11), 1612.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC81135/
  37. About LUXTURNA®https://luxturna.com/about-luxturna/#about-luxturnahttps://www.fda.gov/vaccines-blood-biologics/cellular-gene-therapy-products/luxturna
  38. ZOLGENSMAhttps://www.fda.gov/vaccines-blood-biologics/zolgensmahttps://www.fda.gov/media/126109/download?attachment
  39. Adam Feuerstein Nov. 12, 2019. Solid Biosciences’ Duchenne gene therapy trial halted after patient suffers serious toxicity.https://www.statnews.com/2019/11/12/solid-biosciences-duchenne-gene-therapy-trial-halted-after-patient-suffers-serious-toxicity/
  40. Philippidis A. (2021). Fourth Boy Dies in Clinical Trial of Astellas’ AT132. Human gene therapy, 32(19-20), 1008–1010.https://doi.org/10.1089/hum.2021.29182.bfs
  41. Guo, C., Ma, X., Gao, F., & Guo, Y. (2023). Off-target effects in CRISPR/Cas9 gene editing. Frontiers in Bioengineering and Biotechnology, 11.https://doi.org/10.3389/fbioe.2023.1143157
  42. University of California. Berkeley Research. Jennifer A. Doudna. Nobel Laureate in Chemistry. Professor.https://vcresearch.berkeley.edu/faculty/jennifer-doudna
  43. Max Planck Unit for the Science of Pathogens. Prof. Emmanuelle Charpentier, Ph.D.https://www.mpg.de/9343753/science-of-pathogens-charpentier
  44. Jennifer A. Doudna. Facts. The Nobel Prize in Chemistry 2020.https://www.nobelprize.org/prizes/chemistry/2020/doudna/facts/
  45. 舆论场:首例基因编辑婴儿诞生 疯狂实验如何收场。多维新闻网https://web.archive.org/web/20181128030256/http://news.dwnews.com/china/news/2018-11-27/60101148_all.html
  46. Menachery, V. D., Yount, B. L., Debbink, K., Agnihothram, S., Gralinski, L. E., Plante, J. A., Graham, R. L., Scobey, T., Ge, X., Donaldson, E. F., Randell, S. H., Lanzavecchia, A., Marasco, W. A., Shi, Z., & Baric, R. S. (2015). A SARS-like cluster of circulating bat coronaviruses shows potential for human emergence. Nature Medicine, 21(12), 1508-1513.https://doi.org/10.1038/nm.3985
  47. Butler, D. (2015). Engineered bat virus stirs debate over risky research.https://doi.org/10.1038/nature.2015.18787
  48. Da-Yuan Chen, Devin Kenney, Chue Vin Chin, Alexander H. Tavares, Nazimuddin Khan, Hasahn L. Conway, GuanQun Liu, Manish C. Choudhary, Hans P. Gertje, Aoife K. O’Connell, Darrell N. Kotton, Alexandra Herrmann, Armin Ensser, John H. Connor, Markus Bosmann, Jonathan Z. Li, Michaela U. Gack, Susan C. Baker, Robert N. Kirchdoerfer, Yachana Kataria, Nicholas A. Crossland, Florian Douam, Mohsan Saeed. Role of spike in the pathogenic and antigenic behavior of SARS-CoV-2 BA.1 Omicron. bioRxiv 2022.10.13.512134; doi: https://doi.org/10.1101/2022.10.13.512134
  49. Critics of risky virus studies launch nonprofit to push for research halt, tighter safety rules. Group says strict laws are needed to prevent a lab-caused pandemic. 6 FEB 202312:00 PM ETBYJOCELYN KAISERhttps://www.science.org/content/article/critics-risky-virus-studies-launch-nonprofit-push-research-halt-tighter-safety-rules
  50. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “genetic engineering”. Encyclopedia Britannica, 17 Aug. 2023, https://www.britannica.com/science/genetic-engineering. Accessed 22 September 2023.
  51. “Food, genetically modified”. www.who.int. Retrieved 15 August 2023.https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/food-genetically-modified
  52. Countries that Ban Gmos 2023.https://worldpopulationreview.com/country-rankings/countries-that-ban-gmos
  53. Dona, A., & Arvanitoyannis, I. S. (2009). Health risks of genetically modified foods. Critical reviews in food science and nutrition, 49(2), 164–175.https://doi.org/10.1080/10408390701855993, https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1080/10408390701855993
  54. Snow, A. A. (2002). Transgenic crops—Why gene flow matters. Nature Biotechnology, 20(6), 542. https://doi.org/10.1038/nbt0602-542. Gene Flow and Coexistence. https://gmo.uconn.edu/topics/gene-flow-and-coexistence/#:~:text=Gene%20flow%20is%20defined%20as,modified%20DNA%20sequences%20(transgenes).
  55. GM crops created superweed, say scientists. Modified rape crosses with wild plant to create tough pesticide-resistant strain. Paul Brown, environment correspondent. Mon 25 Jul 2005 02.04 CESThttps://www.theguardian.com/science/2005/jul/25/gm.food
  56. Superweeds Spreading At Warp Speed. Linda Wells. February 7, 2013https://www.panna.org/news/superweeds-spreading-warp-speed/
  57. Despite Pesticide Reductions, Transgenic Cotton Fails to Improve Biodiversity: https://www.scientificamerican.com/article/despite-pesticide-reducti/
  58. P.P. Garyaev, 2009, “Linguistic-Wave Genome. Theory and practice”. Monograph. 218c. Publishing House: Kiev, Institute Of Quantum Genetics. ISBN 978-966-16-48-22-6.https://wavegenetics.org/en/knigi-garyaeva/lingvistiko-volnovoy-genom-teoriya-i-praktika/
  59. Sathyanarayana Rao, T. S., Jagannatha Rao, K. S., & Asha, M. R. (2009). Drooping genes v/s dancing genes. Indian Journal of Psychiatry, 51(3), 167-168.https://doi.org/10.4103/0019-5545.55080
  60. Vargesson, N. (2015). Thalidomide-induced teratogenesis: History and mechanisms. Birth Defects Research Part C: Embryo Today: Reviews, 105(2), 140-156.https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/bdrc.21096
  61. Lazarou J, Pomeranz BH, Corey PN. Incidence of Adverse Drug Reactions in Hospitalized Patients: A Meta-analysis of Prospective Studies. JAMA. 1998;279(15):1200–1205.doi:10.1001/jama.279.15.1200, https://sci-hub.st/10.1001/jama.279.15.1200
  62. ADRs: Prevalence and Incidence. Preventable Adverse Drug Reactions: A Focus on Drug Interactions. US FDA.https://www.fda.gov/drugs/drug-interactions-labeling/preventable-adverse-drug-reactions-focus-drug-interactions#ADRs:%20Prevalence%20and%20Incidence
  63. VAERS COVID Vaccine Adverse Event Reports.https://openvaers.com/covid-data
  64. Yasmin, F., Najeeb, H., Naeem, U., Moeed, A., Atif, A. R., Asghar, M. S., Nimri, N., Saleem, M., Bandyopadhyay, D., Krittanawong, C., Fadelallah Eljack, M. M., Tahir, M. J., & Waqar, F. (2023). Adverse events following COVID‐19 mRNA vaccines: A systematic review of cardiovascular complication, thrombosis, and thrombocytopenia. Immunity, Inflammation and Disease, 11(3).https://doi.org/10.1002/iid3.807
  65. Brown, Kevin. “Alexander Fleming”. Encyclopedia Britannica, 8 Sep. 2023, https://www.britannica.com/biography/Alexander-Fleming. Accessed 26 September 2023.
  66. Vestergaard, M., Frees, D., & Ingmer, H. (2019). Antibiotic Resistance and the MRSA Problem. Microbiology spectrum, 7(2), 10.1128/microbiolspec.GPP3-0057-2018.https://doi.org/10.1128/microbiolspec.GPP3-0057-2018
  67. Belizário, J. E., & Faintuch, J. (2018). Microbiome and Gut Dysbiosis. Experientia supplementum (2012), 109, 459–476.https://doi.org/10.1007/978-3-319-74932-7_13
  68. Harvard Health Publishing “Superbugs” and the very real threat of untreatable infections. July 6, 2016 By Michaela Kane. July 6, 2016. https://www.health.harvard.edu/blog/superbugs-real-rise-antibiotic-resistant-bacteria-201607069856
  69. CDC. Antibiotic Resistance Threats in the United States, 2019. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, CDC; 2019. The full 2019 AR Threats Report, including methods and appendices, is available online at www.cdc.gov/DrugResistance/Biggest-Threats.html. DOI: http://dx.doi.org/10.15620/cdc:82532.
  70. Antimicrobial Resistance Collaborators (2022). Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis. Lancet (London, England), 399(10325), 629–655.https://doi.org/10.1016/S0140-6736(21)02724-0
  71. World Health Organization. Home/Newsroom/Fact sheets/Detail/Antimicrobial resistance. Antimicrobial resistance. 17 November 2021.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/antimicrobial-resistance
  72. Can we kill superbugs before they kill us? By Peter Jaret. Aug. 27, 2019https://www.aamc.org/news/can-we-kill-superbugs-they-kill-us
  73. Harvard Health Publishing “Superbugs” and the very real threat of untreatable infections. July 6, 2016 By Michaela Kane. July 6, 2016.https://www.health.harvard.edu/blog/superbugs-real-rise-antibiotic-resistant-bacteria-201607069856
  1. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “matter”. Encyclopedia Britannica, 2 Oct. 2023, https://www.britannica.com/science/matter. Accessed 8 October 2023.
  2. Matté, James Allen. Forensic Psychophysiology Using the Polygraph: Scientific Truth Verification, p. 39. J.A.M. Publications, 1996. ISBN 9780965579407. https://books.google.ch/books?id=4yThE6vChBAC&pg=PA39&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false “Cleve Backster, born Grover Cleveland Backster, Jr., on 27 February 1924 at Lafayette, New Jersey, received an appointment on 12 April 1948 as Plans Officer at the newly formed Central Intelligence Agency (CIA) whose near total operation was headquartered at 2430 E. Street, N. W. in Washington D. C….”
  3. Cleve Backster. Evidence of a Primary Perception In Plant Life. International Journal of Parapsychology. vol. 10, no. 4, 1968; Volume 10 (4):328-411.https://www.researchgate.net/publication/333566924_Evidence_of_a_Primary_Perception_In_Plant_Life
  4. 《植物,也有情绪──探索植物、蛋、细菌以及人体细胞的超感能力》作者:克里夫‧巴克斯特。译者: 谭平。出版社:博大。页数: 192。尺寸: 20x19cm。装订: 平装。出版日期: 2006年4月。语言:繁体中文。https://www.books.com.tw/products/0010327467
  5. 《植物,也有情绪──探索植物、蛋、细菌以及人体细胞的超感能力》作者:克里夫‧巴克斯特。译者: 谭平。出版社:博大。页数: 192。尺寸: 20x19cm。装订: 平装。出版日期: 2006年4月。语言:繁体中文。https://www.books.com.tw/products/001032746720080603_ Primary Perception-原始感应(植物也有情绪)
  6. Cleve Backster. Evidence of a Primary Perception In Plant Life. International Journal of Parapsychology. vol. 10, no. 4, 1968; Volume 10 (4):328-411.https://www.researchgate.net/publication/333566924_Evidence_of_a_Primary_Perception_In_Plant_Life
  7. Cleve Backster. Stephen G. White. Bio-communications Capability: Human Donors and In Vitro Leukocytes. The Backster Research Foundation, Inc. 1985; International Journal of Biosocial Research, Volume 7(2): 132-146.https://www.rebprotocol.net/clevebaxter/Biocommunications%20Capability-%20Human%20Donors%20and%20In%20Vitro%20Leukocytes%2016pp.pdf
  8. Cleve Backster. Primary Perception: Biocommunication with Plants, Living Foods, and Human Cells. Format Paperback. Published September 1, 2003 by White Rose Millennium Pr. ISBN:9780966435436 (ISBN10: 0966435435) Language: English.https://www.goodreads.com/en/book/show/992993
  9. Exploring Inner and Outer Space Paperback – January 1, 1989. by Brian O’Leary. North Atlantic Books. First Edition (January 1, 1989). Language: English. Paperback: 182 pages. ISBN-10: 155643068X. ISBN-13: 978-1556430688.https://archive.org/details/exploringinnerou0000olea/page/116/mode/2up
  10. Peter Tompkins, Christopher Bird. The Secret Life of Plants. Publisher Harper & Row, 1973. ISBN 0060143266, 9780060143268.402 pages.https://www.are.na/block/8313563
  1. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “matter”. Encyclopedia Britannica, 2 Oct. 2023, https://www.britannica.com/science/matter. Accessed 8 October 2023.
  2. Matté, James Allen. Forensic Psychophysiology Using the Polygraph: Scientific Truth Verification, p. 39. J.A.M. Publications, 1996. ISBN 9780965579407.
    https://books.google.ch/books?id=4yThE6vChBAC&pg=PA39&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false “Cleve Backster, born Grover Cleveland Backster, Jr., on 27 February 1924 at Lafayette, New Jersey, received an appointment on 12 April 1948 as Plans Officer at the newly formed Central Intelligence Agency (CIA) whose near total operation was headquartered at 2430 E. Street, N. W. in Washington D. C….”
  3. Cleve Backster. Evidence of a Primary Perception In Plant Life. International Journal of Parapsychology. vol. 10, no. 4, 1968; Volume 10 (4):328-411. https://www.researchgate.net/publication/333566924_Evidence_of_a_Primary_Perception_In_Plant_Life
  4. 《植物,也有情绪──探索植物、蛋、细菌以及人体细胞的超感能力》作者:克里夫‧巴克斯特。译者: 谭平。出版社:博大。页数: 192。尺寸: 20x19cm。装订: 平装。出版日期: 2006年4月。语言:繁体中文。
    https://www.books.com.tw/products/0010327467
  5. 《植物,也有情绪──探索植物、蛋、细菌以及人体细胞的超感能力》作者:克里夫‧巴克斯特。译者: 谭平。出版社:博大。页数: 192。尺寸: 20x19cm。装订: 平装。出版日期: 2006年4月。语言:繁体中文。
    https://www.books.com.tw/products/001032746720080603_ Primary Perception-原始感应(植物也有情绪)
  6. Cleve Backster. Evidence of a Primary Perception In Plant Life. International Journal of Parapsychology. vol. 10, no. 4, 1968; Volume 10 (4):328-411. https://www.researchgate.net/publication/333566924_Evidence_of_a_Primary_Perception_In_Plant_Life
  7. Cleve Backster. Stephen G. White. Bio-communications Capability: Human Donors and In Vitro Leukocytes. The Backster Research Foundation, Inc. 1985; International Journal of Biosocial Research, Volume 7(2): 132-146.
    https://www.rebprotocol.net/clevebaxter/Biocommunications%20Capability-%20Human%20Donors%20and%20In%20Vitro%20Leukocytes%2016pp.pdf
  8. Cleve Backster. Primary Perception: Biocommunication with Plants, Living Foods, and Human Cells. Format Paperback. Published September 1, 2003 by White Rose Millennium Pr. ISBN:9780966435436 (ISBN10: 0966435435) Language: English.
    https://www.goodreads.com/en/book/show/992993
  9. Exploring Inner and Outer Space Paperback – January 1, 1989. by Brian O’Leary. North Atlantic Books. First Edition (January 1, 1989). Language: English. Paperback: 182 pages. ISBN-10: 155643068X. ISBN-13: 978-1556430688.
    https://archive.org/details/exploringinnerou0000olea/page/116/mode/2up
  10. Peter Tompkins, Christopher Bird. The Secret Life of Plants. Publisher Harper & Row, 1973. ISBN 0060143266, 9780060143268.402 pages.
    https://www.are.na/block/8313563
  11. Masaru Emoto.
    https://hexagonalwater.com/masaru_emoto.html
  12. Emoto, Masaru, 1943-2014. The Hidden Messages in Water. Hillsboro, Or. : [Emeryville, CA] :Beyond Words Pub. ; Distributed to the trade by Publishers Group West, 2004. https://www.amazon.com/Hidden-Messages-Water-Masaru-Emoto/dp/0743289803#:~:text=Book%20overview&text=In%20this%20New%20York%20Times,profoundly%20transform%20your%20world%20view; https://www.sapphirespas.com.au/assets/Media-Downloads/blog/The-Hidden-Messages-in-Water-Masaru-Emoto.pdf; Dr Masaru Emoto— Water knows the answers
  13. Dean Radin, MS, PhD, Chief Scientist. https://noetic.org/profile/dean-radin/
  14. Radin, D., Hayssen, G., Emoto, M., & Kizu, T. (2006). Double-Blind Test of the Effects of Distant Intention on Water Crystal Formation. EXPLORE, 2(5), 408-411. https://doi.org/10.1016/j.explore.2006.06.004https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1016/j.explore.2006.06.004
  15. Dean Radin, NANCY LUND, MASARU EMOTO. Effects of Distant Intention on Water Crystal Formation: A Triple-Blind Replication. December 2008 Journal of Scientific Exploration 22(4). https://www.researchgate.net/publication/255669110_Effects_of_Distant_Intention_on_Water_Crystal_Formation_A_Triple-Blind_Replication
  1. Young, T., & Adam, J. A. The Bakerian Lecture: Experiments and Calculations Relative to Physical Optics. Philosophical Transactions of the Royal Society of London, 1804; 94, 1-16.https://www.jstor.org/stable/107135
  2. Brukner C, Zeilinger A. Young’s experiment and the finiteness of information. Philosophical Transactions of the Royal Society. 2002, 360: 1061–1069.https://sci-hub.st/10.1098/rsta.2001.0981https://en.wikipedia.org/wiki/Double-slit_experiment#cite_note-Feynman-8
  3. Feynman, Richard P.; Robert B. Leighton; Matthew Sands (1965). The Feynman Lectures on Physics, Vol. 3. Addison-Wesley. pp. 1.1–1.8. ISBN 978-0201021189.https://www.feynmanlectures.caltech.edu/III_01.html#Ch1-S6
  4. 钱学森等着《创建人体科学》(一)(人体科学丛书)。四川教育出版社。1980年5月第一次印刷。
  5. 何大华,丁先发,申政伦,钱帮伦,朱永弟,胡正书。四川大足县联合考察组。关于唐雨耳朵辨色认字的考察报告。《自然杂志》1979年第12期。https://drive.google.com/file/d/1ZujUwAof9sSPfvMi0a-Gm_yH0VEpSoD3/view?usp=drive_link
  6. 自然杂志记者。非视觉图像识别的观测报告。《自然杂志》1979年7月。https://drive.google.com/file/d/1pXXSghyfvDkrqReaGXdkgw7cVLscgyXD/view?usp=share_link
  7. 陈守良,贺慕严。关于人体一种特殊的感应机能的调查报告(一)──特殊感应机能的真实性问题。https://drive.google.com/file/d/10R4Pep91fCL_JwLLJS3ux8UCdtFphbq6/view?usp=drive_link
  8. 陈守良。人体特异性功能的调查报告(2011-04-18 15:53:58)https://blog.sina.com.cn/s/blog_62890f110100rdjw.html
  9. 由手指识字实验辨识特殊关键字所观察到的异象。李嗣涔,国立台湾大学电机工程学系,台北,台湾;陈建德,国立台湾大学物理学系,台北,台湾;唐大崙,国立台湾大学心理学系,台北,台湾。https://drive.google.com/file/d/1dYeIqMhm-lidQi5NA0xjct4c3dddAg-2/view?usp=drive_link
  10. 父母是孩子选择的:育儿从孩子出生前开始。池川明着。卢佳女译。中国友谊出版公司 2010年10月。ISBN978-7-5057-2811-0。https://zlibrary-africa.se/s/
  11. 【真实历史影像】钱学森谈特异功能,507所研究档案,中国人体科学探索。时间12分55秒:https://www.ganjingworld.com/s/0zXqJwwez4?t=776
  12. 【真实历史影像】钱学森谈特异功能,507所研究档案,中国人体科学探索。时间4分10秒:https://www.ganjingworld.com/s/0zXqJwwez4?t=250
  13. 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link【独家访谈507所研究员宋孔智】神秘的超自然现象研究档案,揭秘749局、507所!那些不为人知的惊人实验!特异功能的科学研究!
  14. 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link【独家访谈507所研究员宋孔智】神秘的超自然现象研究档案,揭秘749局、507所!那些不为人知的惊人实验!特异功能的科学研究!
  15. 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link【独家访谈507所研究员宋孔智】神秘的超自然现象研究档案,揭秘749局、507所!那些不为人知的惊人实验!特异功能的科学研究!
  16. LETTER TO THE EDITOR NATURE. Document Type: CREST; Collection: STARGATE; Document Number (FOIA) /ESDN (CREST): CIA-RDP96-00792R000200650001-4; Document Page Count: 33; Document Creation Date: November 4, 2016; Document Release Date: October 28, 1998; Publication Date: July 23, 1991; Content Type: LETTER
  17. 张宝胜特异功能表演纪录片(1994年)。新中国频道。https://www.youtube.com/watch?v=Hnsi7A3v8Po
  18. 沈今川,孙储琳。孙储琳心灵(深层意识)聚能现象的验证与思考。中国地质大学人休枓竽研究所,100083。P92-97。6孙储琳心灵(深层意识)聚能现象的验证与思考p92-97.pdf
  19. 意识调控花生起死回生之研究。李嗣涔(台湾大学电机工程学系,台北,台湾106);孙储琳 沈今川(中国地质大学人体科学研究所,北京100083);侯金日(嘉义技术学院农艺科,嘉义,台湾)
  20. PK APPLICATIONS BY JACK HOUK Document Type: CREST; Collection: STARGATE; Document Number (FOIA) /ESDN (CREST): CIA-RDP96-00789R003000020015-1; Release Decision: RIFPUB; Original Classification: U; Document Page Count: 2;Document Creation Date: November 4, 2016; Document Release Date: October 21, 1998; Sequence Number:15; Case Number: Publication Date: May 5, 1983; Content Type: RP.https://www.cia.gov/readingroom/document/cia-rdp96-00789r003000020015-1
  21. 万金书。访王友成。138。中国人体科学,第1卷第3期。1991年5月。Approved For Release 2000/08/10 : CIA-RDP96-00792R000300010001-3。https://drive.google.com/file/d/1QgwBp2U65cG9NZtNnuBI_Pu_vPaCCFYb/view?usp=share_link
  1. TERMINOLOGY AND DEFINITIONS. Approved For Release 2001/04/02: CIA-RDP96-00789R002600010014-8 SECRET.https://www.cia.gov/readingroom/docs/CIA-RDP96-00789R002600010014-8.pdf
  1. STAR GATE PROGRAM ISSUES.https://www.cia.gov/readingroom/docs/CIA-RDP96-00791R000100030036-6.pdf
  1. GRILL FLAME MEETING AT ABERDEEN – 2 NOV 78. Document Type: CREST; Collection: STARGATE. Document Number (FOIA) /ESDN (CREST): CIA-RDP96-00788R001200240009-5;Release Decision: RIFPUB; Original Classification: S;Document Page Count: 2; Document Creation Date: November 4, 2016.https://www.cia.gov/readingroom/document/cia-rdp96-00788r001200240009-5
  1. ADDITIONAL DISCUSSION.Document Type: CREST; Collection:STARGATE; Document Number (FOIA) /ESDN (CREST): CIA-RDP96-00788R001700360005-1;Release Decision: RIFPUB; Original Classification: S; Document Page Count: 2; Document Creation Date: November 4, 2016; Document Release Date: June 22, 1998; Sequence Number: 5; Case Number: Publication Date: January 1, 1982; Content Type: NOTEShttps://www.cia.gov/readingroom/document/cia-rdp96-00788r001700360005-1
  1. CELEBRITY ASTROLOGER JEANE DIXON DIES.https://www.washingtonpost.com/archive/local/1997/01/27/celebrity-astrologer-jeane-dixon-dies/3481042f-019a-4214-8df2-07d1df359000/
  1. Magician predicts German lottery numbers. John Hooper in Berlin. Mon 15 Oct 2001 02.28 CEST.https://www.theguardian.com/world/2001/oct/15/johnhooper
  1. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “telepathy”. Encyclopedia Britannica, 28 Sep. 2023, https://www.britannica.com/topic/telepathy. Accessed 18 October 2023.
  1. 邵来圣,虞惠华,沈云虎,方林虎。“思维感测”机制初探。中国人体科学杂志,1991年第1卷第2期;63-66。https://www.cia.gov/readingroom/docs/CIA-RDP96-00792R000400290001-2.pdf
  1. 万物有灵──我与植物沟通时的一些体验。作者:孙储琳女士。https://forum.atlanta168.com/forum.php?mod=viewthread&tid=6107
  1. 沈今川,孙储琳。孙储琳心灵(深层意识)聚能现象的验证与思考。《中国人体科学》第6卷 第1 期,页10-15。https://drive.google.com/file/d/12oXm6n_9ecq_0PKiIGp9YqNsez5HafaX/view?usp=share_link
  1. 由手指识字实验辨识特殊关键字所观察到的异象。李嗣涔,国立台湾大学电机工程学系,台北,台湾;陈建德,国立台湾大学物理学系,台北,台湾;唐大崙,国立台湾大学心理学系,台北,台湾。https://drive.google.com/file/d/1dYeIqMhm-lidQi5NA0xjct4c3dddAg-2/view?usp=drive_link
  1. 【真实历史影像】钱学森谈特异功能,507所研究档案,中国人体科学探索。时间12分03:https://www.ganjingworld.com/s/0zXqJwwez4?t=722
  2. Olga Savka. 30.05.2005 13:13. Scientists discover third eye – the center of telepathy and clairvoyance. The fact of the third eye’s existence can be found in modern embryology.https://english.pravda.ru/history/8331-thirdeye/
  3. Baconnier, S., Lang, S. B., Polomska, M., Hilczer, B., Berkovic, G., & Meshulam, G. (2002). Calcite microcrystals in the pineal gland of the human brain: first physical and chemical studies. Bioelectromagnetics, 23(7), 488–495.https://doi.org/10.1002/bem.10053https://sci-hub.st/10.1002/bem.10053
  4. Li, X., Montgomery, J., Cheng, W., Noh, J. H., Hyde, D. R., & Li, L. (2012). Pineal Photoreceptor Cells Are Required for Maintaining the Circadian Rhythms of Behavioral Visual Sensitivity in Zebrafish. PLoS ONE, 7(7).https://doi.org/10.1371/journal.pone.0040508
  5. Falcón, J. (1999). Cellular circadian clocks in the pineal. Progress in Neurobiology, 58(2), 121-162.https://doi.org/10.1016/S0301-0082(98)00078-1https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1016/S0301-0082(98)00078-1
  6. 陈守良。人体特异性功能的调查报告 (2011-04-18 15:53:58)https://blog.sina.com.cn/s/blog_62890f110100rdjw.html
  7. 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link
  8. 钱学森。开展人体科学的基础研究。https://drive.google.com/drive/folders/1fcb4XXHEs2e0KJiqQw341pamcWrvsGEA?usp=share_link
  9. 陈守良。人体特异性功能的调查报告 (2011-04-18 15:53:58)https://blog.sina.com.cn/s/blog_62890f110100rdjw.html
  10. Experimental Research in the Application of Qigong (Deep Breathing) Exercises to Restore Intelligence for Mentally Handicapped Children. Yunnan University Physics Department,Office of Somatic Science Research. Approved For Release 2000/08/10: CIA-RDP96-00792R000300050001-9.

662.父母是孩子选择的:育儿从孩子出生前开始。池川明着。卢佳女译。中国友谊出版公司 2010年10月。ISBN978-7-5057-2811-0。https://zlibrary-africa.se/s/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *