Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

59- Ông Trần Công Mỹ, TP. HCM, hỏi 30 câu

Ông Trần Công Mỹ sanh năm 1949 tại Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cư ngụ đường 3 tháng 2, quận 11, TP.HCM, hỏi 30 câu:
Câu 1: Tiểu thừa là tu làm sao?
Câu 2: Trung thừa tu như thế nào?
Câu 3: Đại thừa tu thành tựu được gì?
Câu 4: Tịnh Độ tu để được đi về đâu?
Câu 5: Tu Mật Chú được cái gì?
Câu 6: Tu Thiền Tông cũng để được cái gì?
Câu 7 : Thiền Viện là tu gì trong đó?
Câu 8: Tu viện cũng tu gì trong đỏ?
Câu 9: Tại sao gọi là Chùa mà không gọi danh từ khác?
Câu 10: Tu Diệt tận định là tu diệt cái gì?
Câu 11: Tu Dẹp vọng tưởng là dẹp vọng tưởng nào?
Câu 12: Thiền Minh sát tuệ là sát tuệ nào?
Câu 13: Thiền Tứ niệm xứ ỉà tu niệm bốn xứ nào?
Câu 14: Thiền Quán Tưởng là quán tưởng cái gì?
Câu 15: Thiền Nghi, Tìm là nghi cái gì, và tìm cái gi?
Câu 16: Tu Bát chánh Đạo, là tu sửa 8 con đường chánh nào?
Câu 17: Đạo Phật là do Đức Phật Thích Ca lập nên, sao Ngài dạy đủ chuyện như vậy, như:
– Cúng đủ thứ?
– Cầu đủ chuyện.
– Lạy không cho nghỉ. V.v…
Đức Phật dạy gì kỳ cục vậy?
Câu 18: Nhìn vào Chùa thấy thờ đủ thứ ông, chẳng lẽ Đạo Phật “bá nạp” như vậy sao? Các Chùa sao không tu một Pháp môn mà lại nhiều Pháp môn như vậy?
Câu 19: Mười Chùa Chúng tôi vào hỏi, mỗi thầy nói một kiểu, thầy nào cũng cho mình nói là đúng cả. Vậy làm sao phân biệt ông thầy nào nói đúng?
Câu 20: Tiêu chuẩn của một Thiền Sư phải như thế nào?
Câu 21: Ranh giới của một Tam Giới cấu tạo bằng gì và bên ngoài Tam Giới là gì?
Câu 22: Tiểu thiên Thế Giới bao lớn?
Câu 23: Trung thiên Thế Giới bao to?
Câu 24: Đại thiên Thế Giới tới đâu?
Câu 25: Càn khôn Vũ Trụ giới hạn ở chỗ nào?
Câu 26: Người tu theo Đạo Phật chết sẽ đi về đâu?
Câu 27: Ngọc Hoàng Thượng Đế ở đâu trong Vũ Trụ này?
Câu 28: Thiên đàng ở đâu trong không gian này.
Câu 29: Địa đàng nơi Trái Đất này?
Câu 30: Người tu theo Đạo Phật, xin đưa chứng minh lời dạy của Đức Phật để Chúng tôi tin là đúng?

ĐÁP:
Câu 1: Danh từ “Tiểu thừa” có 4 ý nghĩa:
– Một là ngồi dụng công tu trong phạm vi phòng nhỏ.
– Hai là dụng công tu đạt được những hiện tượng lạ, rất nhỏ.
– Ba là Pháp môn này Đức Phật dạy ban đầu.
– Bốn là giống như là “cỗ xe chở mà nhỏ vậy”.

Câu 2: Danh từ “Trung thừa” có 3 ý nghĩa:
– Một là Pháp môn này Đức Phật dạy giữa và Tiểu và Đại thừa, nên gọi là “Trung thừa”.
– Hai là Lý luận rẩt hay, nhưng không có kết quả trong thực tế, tức chỉ là lời nói suông cho vui, người đời gọi là “Triết lý của Đức Phật Thích Ca”.
– Ba là cỗ xe chuyên chở vừa.

Câu 3: Danh từ “Đại thừa” có 3 ý nghĩa:
Một là người tu theo Pháp môn Đại thừa biết được rất lớn như:
– Biết được nguyên nhân sự sống nơi Trái Đất này.
– Biết được tại sao Trái Đất này được sinh tồn.
– Biết được 6 đường đi Luân hồi.
– Biết được 1 con đường đi làm thực vật.
– Biết được tổ chức số lượng hành tinh có sự sống.
– Biết được sự sống trong mỗi hành tinh.
– Biết được tuổi thọ cao nhất của người sống trong hành tinh đó.
– Biết được danh từ gọi người sống trong hành tinh đó.
– Biết được sự sống trong mỗi hành tinh hưởng phúc hay làm gì.
– Biết được Công thức đến sống ở mỗi hành tinh.
– Biết được số phận của mình hay người khác làm sẽ bị Luân hồi đi đâu trong Tam Giới này.
– Biết được trong 1 Tam Giới có bao nhiên hành tinh có sự sống.
– Biết được trong một Tiểu thiên Thế Giới có bao nhiêu Tam Giới.
– Biết được trong 1 Trung thiên Thế Giới có bao nhiêu Tam Giới.
– Biết được trong 1 Đại thiên Thế Giới có bao nhiêu Tam Giới. V.v…

Hai là người tu theo Đại thừa biết Pháp môn này cao và rộng hơn 2 Pháp môn Tiểu và Trung thừa.

Ba là Pháp môn Đại thừa được gọi là cổ xe lớn chuyên chở, tức chuyên chở rất nhiều.

Câu 4: Tịnh Độ xin giải thích như sau:
– Tịnh là “Thanh Tịnh”.
– Độ là “Đưa qua”.
Đưa qua đâu?
– Đưa người sống nơi Thế Giới Vật lý Âm Dương cuốn hút, luân chuyển ồn ào này, chuyển sang qua Thế Giới “Thanh Tịnh” của Đức Phật A Di Đà sinh sống. Thế Giới của Đức Phật A Di Đà nằm ở phía Tây mặt trời, nước này rất vui tươi và Thanh Tịnh, nên Ngài gọi là “Nước Tây Phương Cực Lạc”.

Câu 5: Tu Mật chú là sử dụng câu Thần chú để niệm. Người tu Pháp môn Mật chú tông này họ muốn có thần thông để làm 2 việc:
– Một là để người khác kính nể.
– Hai là để đi trị bệnh đau nhức hay chảy máu cho người khác.
– Người tu Mật chú tông này, khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, họ được vào Thế Giới loài Thần sinh sống.

Câu 6: Tu Thiền Tông là không tu gì hết, mà chỉ học cho biết 4 phần:
– Thứ nhất là, biết được Qui luật Luân hồi nơi Thế Giới này.
– Thứ hai là, biết Công thức vượt ra ngoài Thế Giới Vật lý Âm Dương này.
– Thứ ba là, biết Tánh nào là Tánh Phật và Tánh nào là Tánh Người của mình.
– Thứ tư là, biết Công thức Giải Thoát và biết đường trở về “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới” là nơi trước kia Phật Tánh sống.
Chỉ có như vậy thôi.

Câu 7: Thiền Viện:
– Nơi tập trung người vào dụng công ngồi Thiền, để mong thành tựu những gì mà người đó ham muốn. Nhưng có 1 điều mà người dụng công ngồi tu này không đạt được cái họ muốn là “Giải Thoát” hay “Thành Phật”. Cái thành tựu của những người vào Thiền Viện tu là được “Thành Thánh – Thành Thần – hoặc thành cái gì đó mà họ ham muốn, nhưng phải ham muốn tột độ và dụng công ngồi quên ăn quên ngủ thì mới thành công được.

Câu 8: Tu viện: Nơi ngồi dụng công tu, mục đích chánh là mong được nhìn thấy Đức Chúa Trời, xin Ngài rước về nước Thiên Đàng ở và làm con của Ngài.

Câu 9: Danh từ Chùa: có ý nghĩa là bao trùm khắp cả không gian và thời gian. Ở Thế Giới này, bất cứ sử dụng danh từ gì cũng nằm trong hạn hẹp của không gian. Vì vậy, người tu ở trong Chùa mà tu đúng lời dạy của Đức Phật, thì có thành tựu như lời Đức Phật dạy vậy.

Câu 10: Tu Thiền “Diệt tận định”, là ngồi dụng công, sử dụng tầm duyên hợp của Vật lý “Tiêu diệt tận cùng những cái suy nghĩ để vào sống trong cái an định.

Câu 11: Tu Thiền “Dẹp Vọng tưởng”, là dụng công, sử dụng tâm duyên hợp của Vật lý “Dẹp hết những cái vọng tưởng lăng xăng” của người tu.

Câu 12: Tu Thiền “Minh sát tuệ”, là sử dụng cái “Tánh sáng suốt, tức Tánh Phật” của mình, để “Sát” tất cả những cái “Tuệ tri”, tức hiểu biết của Tánh Người. Sát này có 2 phần:
– Một là Sát tất cả các “Vọng tưởng”.
– Hai là Sát lục căn của chính mình là: Sắc – Thanh – Hương – Vị – Xúc – Pháp. Tức không cho 6 trần dính với 6 căn.

Xin nói rõ Pháp môn Minh sát tuệ này:
– Đức Phật dạy Pháp môn Tiểu thừa có 37 pháp Quán gọi là “37 pháp Quán trợ Đạo”, tức Quán để trợ giúp cho người ngồi dụng công mà sử dụng tâm duyên hợp Vật lý của mình, để Quán và Tưởng có thành tựu trong Vật lý, trong 37 pháp Quán có pháp Quán Minh sát tuệ này.
Câu chuyện này, ông Tỳ kheo A Na Luật có trình thưa hỏi Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Tại sao người tu phải sử dụng Tánh Phật của mình sát cái Tánh hiểu biết của con người?

Đức Phật dạy:
– Này ông A Na Luật, sở dĩ Như Lai dạy như vậy, là vì Tánh Người nó cứ Tưởng và suy nghĩ hoài không chịu “Dừng” lại. Ông thấy đó, như người đã làm Vua nước rồi, mà cũng không chịu “Dừng”, còn đi xâm chiếm nước khác, Tánh của con người nó là Tham như vậy đó. Con người tu hành mà sử dụng Tánh Người để tu thì cũng Tham như vậy thôi. Cho nên, Như Lai dụ người tu hành này: Các ông phải sử dụng Tánh Phật sáng suốt, “Sát” tất cả cái Tuệ” khôn lanh của các ông, khi nào cái Tuệ của Tánh Người hết, thì Tánh Phật của các ông sẽ lộ ra. Đây là Như Lai muốn dụ những người “ham tu hành” để thành Phật. Như Lai dạy Pháp môn này, có khác gì Như Lai dạy các ông niệm Phật hay niệm Chú đâu. Hết niệm là Thanh Tịnh. Mà Thanh Tịnh là Tánh Phật hiện ra. Còn Minh sát Tuệ này cũng vậy, sát hết cái Tuệ của Tánh Người, thì Tánh Phật cũng hiện ra. Như Lai lưu ý các ông 1 điều là, cái Vọng tưởng của Tánh Người là của Tánh Người, không ai mà dẹp hay giết hoặc sát Tánh Người được. Sở dĩ Như Lai dạy các ông 37 pháp Quán và Tưởng, là vì dạy các ông tu không hành, các ông không chịu, mà phải tu hành thì các ông mới chịu, còn tu tập bỏ dần dần các ông không chịu. Phải ngồi Thiền, dụng công, dẹp cái này, quét cái kia, tưởng cái nọ, để có chứng có đắc thì các ông mới chịu. Vì vậy, Như Lai phải dụ các ông từ từ như vậy.
Chớ Như Lai dạy các ông mấy câu đơn giản như sau để Giải Thoát, thì các ông lại bảo Như Lai là ông Thầy bị điên!
Vậy, các ông tu theo bài kệ 26 câu như sau không bị lầm, còn Giác Ngộ Giải Thoát rất dễ:

Tánh Phật là Tánh của ta
Sống với Tánh Phật được ra Luân hồi
Tánh Người là Tánh lôi thôi
Đi tìm đi kiếm để rồi trầm luân.

Như Lai dạy ông chi “Dừng”
Các ông “Dừng” được, Luân hồi dừng theo
Thiền Tông Như Lai truyền theo
Truyền theo bí mật, truyền theo dòng Thiền.

Như Lai chính thức truyền Thiền
Ma Ha Ca Diếp là người đủ duyên
Dẫn Thiền để truyền hậu lai
Dụng công ngồi hoài là bị trầm luân.

Vì vậy:

Muốn hết trầm luân chỉ “Dừng”
“Dừng” được tất cả Luân hồi dừng theo
Thiền Thanh bí mật khó theo
Ai mà theo được, hiểm nghèo được qua.

Chính Ta danh hiệu Thích Ca
Dạy người Giải Thoát để về nhà xưa
Các ông: sáng, tối, chiều trưa
Không cần quán, tưởng, không ưa Niết Bàn.

Chỉ cần dẹp chuyện Thế Gian
Thế Gian là chỗ, buộc ràng kéo ta
Ta là Đức Phật Thích Ca
Dạy tu “Nhất tự” để ra Luân hồi.

“Nhất tự” là “tu” chữ “Thôi”
Tuy là một chữ hết rồi trầm luân.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *