Quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông
✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông
Vị thứ 21
Bà cư sỹ Lam Thị Phương Vũ
Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, chắp tay bạch cùng Đức Phật:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn đã báo cho chúng con biết còn một thời gian ngắn nữa Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn. Trong chúng con ai có thắc mắc điều chi cứ hỏi, nếu không hỏi sau này không ai giải thích. Do đó, hôm nay con kính xin hỏi Đức Thế Tôn một ý như sau:
Đức Thế Tôn có dạy chúng con:
Ai sống với Phật Tánh của chính mình thì không bị Luân hồi. Ai sống với Tánh Người thì đi trong Lục đạo.
Con chưa rõ thông lắm, kính xin Đức Thế Tôn tại sao vậy, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy:
Phật Tánh lúc nào cũng Thanh Tịnh, vì Thanh Tịnh nên không khởi suy nghĩ . Vì vậy, sức hút của Nhân – Quả không hút được nên bà không bị Luân hồi.
Tánh người là Tánh suy nghĩ và Tưởng tượng, những thứ này là nguyên nhân tạo Nhân duyên nên Nhân – Quả mới hình thành. Nhờ hình thành mà Điện từ Âm – Dương mới quét kéo đi đến chỗ bà suy nghĩ và Tưởng ra đó.
Như Lai ví dụ thực tế cho bà dễ hiểu:
Như bà thích nhà đẹp, bà cố gắng làm ra tiền. Khi bà có đủ tiền thì việc suy nghĩ và Tưởng của bà sẽ thành tựu.
Bà Lam Thị Phương Vũ thưa hỏi tiếp:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy cho con căn bản về Phật Tánh, để khi có ai hỏi con nói lại cho họ nghe, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?
Đức Phật khen bà Lam Thị Phương Vũ và nói với ông Ananda:
Này bà Lam Thị Phương Vũ và ông Ananda Như Lai có lời khen bà, còn ông Ananda và đại chúng hãy chú ý nghe cho thật rõ.
Đây là câu hỏi làm lợi ích cho tất cả các vị ở đây và các thế hệ kế tiếp. Đặc biệt lâu xa vào đời Mạt Thượng Pháp, chính câu hỏi này vào đời đó có người may mắn tìm nhận lại được, người này phổ biến cho nhiều người cùng biết như hôm nay. Do đó, người nào nhận được lời Như Lai dạy hôm nay thì được cái lợi không gì bằng. Một lần nữa, Như Lai có lời khen bà, Như Lai giải thích câu hỏi của bà như sau:
Phật: Là trùm khắp, không thiếu sót chỗ nào.
Tánh: Trong Tánh gồm 6 căn bản như sau:
1. Ý là Chủ, cho nên:
2. Ý Thấy
3. Ý Nghe
4. Ý Nói
5. Ý Biết: Thấy, Nghe, Nói
6. Hành
Hành này là do Điện từ Quang có trùm khắp trong Phật giới để bảo tồn 5 thứ trên. Vì là bảo tồn nên động mới bảo tồn được. Vì vậy, Như Lai nói trong Tánh có Hành.
Sáu thứ trên nằm trong Tánh, cái Tánh này có đầy trong Phật giới nên Như Lai gọi là Phật Tánh.
Phật Tánh là như vậy thôi nên Như Lai gọi là Chân Như, tức cái Như Như chân thật. Cái Như Như này không thêm, không bớt, không thiếu, không thừa. Chính phần này Như Lai dạy 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu. Họ triệt ngộ đạo Thiền rồi nên họ giúp Như Lai thành lập giáo đoàn đạo Giác Ngộ. Chỗ này không có ngôn từ gì để nói lên được nhưng để cho nhiều người cùng biết nên Như Lai sử dụng ngôn từ của Thế Giới này để nói ra.
Như Lai đưa Ý Thấy để ví dụ cho bà hiểu:
Khi Ý thấy Thanh Tịnh là thấy của Tánh Phật.
Còn cái Ý thấy, tiếp theo cái suy nghĩ và Tưởng của Tánh Người, gọi là thấy vô minh, tức không sáng suốt Như Lai tạm xếp 3 ngôi vị của Thấy như sau:
Ngôi vị thứ nhất: Cái hằng Thấy tự nhiên của Ý là Tánh Thấy Chân Như.
Ngôi vị thứ hai: Cái hằng Thấy của Ý xuyên qua Tánh Người, gọi là Tánh người thấy.
Ngôi vị thứ ba: Cái Thấy của Tánh người có hai phần đối đãi :
– Suy nghĩ và làm thiện, tức tự mình tạo ra nghiệp lành. Nghiệp lành này chứa trong vỏ bọc của Tánh Người. Trong vỏ bọc Tánh người có cái kho chứa nghiệp lành. Khi người này hết duyên sống nơi Thế Giới loài người, tùy theo nghiệp lành người này tạo ra, nó tự động được hút vào vùng nào đó trong Tam Giới để hưởng Phước lành do mình ham muốn tạo ra đó.
– Suy nghĩ và làm ác, tự mình tạo nghiệp dữ. Nghiệp dữ này cũng được chứa trong vỏ bọc Tánh Người nhưng vào cái kho ác. Khi người này hết duyên sống nơi Thế Giới loài người, tự động cái kho ác kéo người này xuống nơi tương ứng làm ác để trả quả ác đã tạo ra.
Đây là Quy Luật Nhân – Quả tự nhiên nơi Thế Giới này.
Bà Lam Thị Phương Vũ lại thưa hỏi:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Đây là Quy Luật Nhân – Quả nơi Thế Giới này, cớ sao hiện tại có nơi lập ra: nhà thờ, đền, miếu … quý thầy dạy:
– Ai muốn Giải Thoát đến đây thầy giúp cho.
– Ai muốn hưởng sung sướng đến đây thầy giúp cho.
– Ai muốn hưởng giàu sanh phú quý, đến đây thầy giúp cho.
– Ai muốn hầu hạ người có quyền thế, đến đây thầy giúp cho.
…
Đức Phật dạy:
Này bà Lam Thị Phương Vũ, phần này là Tánh của con người cả, Tánh của con người có 2 phần:
Phần 1: Người có bộ dạng đẹp, ăn nói lưu loát, họ bịa ra các phần như bà nói trên, để dụ lấy tiền của người khờ khạo mà tham lam.
Phần 2: Những người không chịu làm chủ lấy mình, cứ đi nhờ cậy người khác nên làm bao nhiêu tiền cứ đem dâng cho người khôn lanh, đã giao tiền cho người lừa mình mà còn gọi là Thầy tốt nữa.
Vì sao những người này làm vậy?
Vì họ sống bằng cái Tưởng của họ nên mới làm như thế.
Bà Lam Thị Phương Vũ lại hỏi Đức Phật:
Kính bạch Đức Thế Tôn: sao Đức Thế Tôn không giúp những người này đừng mê lầm nữa?
Đức Phật dạy:
Đây là Quy Luật Nhân – Quả nơi Thế Giới này. Những người khờ khạo, tự động đem tiền cho những ông thầy lừa gạt họ là có nguyên do như sau:
Vì nhiều đời trước, những người đứng ra lừa gạt đó là những người bị những người này lừa. Vì vậy, hôm nay phải trả quả lại.
Như Lai chỉ giúp cho những người bị lừa gạt này như vầy mà thôi: nói cho họ biết Quy Luật Nhân – Quả, ai muốn thoát ra thì thực hiện đúng lời Như Lai dạy, còn làm sai bị Nhân – Quả kéo đi. Trước đây, Như Lai đã thí nghiệm rồi, Như Lai vừa nói 2 chữ Giải Thoát, có trên 5 ngàn người bỏ đi, số còn lại cho Như Lai bị ma ám. Vì vậy, Pháp môn Giải Thoát không thể nói chỗ đông người, phải lựa riêng từng người để nói.
Bà Lam Thị Phương Vũ lại thưa hỏi:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy con Pháp môn Giải Thoát này?
Đức Phật dạy:
Này bà Lam Thị Phương Vũ và đại chúng: hôm nay, còn thời gian ngắn nữa Như Lai sẽ nhập Niết Bàn.
Duyên lành hôm nay bà Lam Thị Phương Vũ hỏi Như Lai về Công thức Giải Thoát ra ngoài Nhân – Quả Luân hồi. Nếu người nào thích nghe thì ở lại, người nào không thích thì rời núi Linh Sơn này.
Đức Phật dứt lời mà không ai chịu rời chỗ ngồi, ở lại ngồi nghe Đức Phật dạy Giải Thoát.
Đức Phật dạy:
Trong mỗi con người có 2 phần: Phần tinh Thần có:
– Tánh Phật là Thấy, Nghe, Nói, Biết.
– Tánh người là suy nghĩ và hành động.
Chính cái suy nghĩ và hành động là nguyên nhân tạo nghiệp. Nghiệp này được Điện từ Âm – Dương chứa vào 2 cái kho Thiện – Ác trong vỏ bọc Tánh người, để dòng Luân hồi kéo đi nhận quả.
Ai muốn Giải Thoát ra ngoài Luân hồi thì phải làm như sau:
– Người đang sống với Tánh người là phải suy nghĩ, chứ không ai tài nào ép cho nó không suy nghĩ được.
Vì thế, ai muốn Giải Thoát, phải điều chỉnh cái suy nghĩ của Tánh người như sau:
– Hướng dẫn cái suy nghĩ của Tánh người vào chỗ “Thanh Tịnh, tức Niết Bàn”.
Để chi vậy?
Để mặc cho nó suy nghĩ, nó suy nghĩ trong Thanh Tịnh càng nhiều càng tốt. Vì cái suy nghĩ trong Thanh Tịnh là cái suy nghĩ của người Giác Ngộ, mà suy nghĩ thật nhiều là suy nghĩ của “người Đại Giác Ngộ”.
Khi người Đại Giác Ngộ sống nơi Thế Giới loài người, sẽ giúp cho nhiều người Giác Ngộ.
Vì vậy, Như Lai dạy trong các kinh:
Các ông cứ tự nhiên suy nghĩ trong chỗ không suy nghĩ (chỗ Thanh Tịnh, tức Niết Bàn)
Các ông bà xem lại lời dạy của Như Lai trong Bát chánh Đạo.
Bát chánh đạo là tám con đường Giải Thoát. Người nào thích đường nào thì áp dụng đường đó.
Như Lai đưa vài ví dụ trong Bát chánh đạo để các ông hiểu:
– Thấy trong Thanh Tịnh, tức Thấy trong Niết Bàn.
– Nghe trong Thanh Tịnh, tức Nghe trong Niết Bàn.
– Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, tức suy nghĩ trong Niết Bàn.
…
Khi các ông tu tập được thuần thục như vậy, các ông mới chỉ được tự tại mà thôi, tức chưa vượt ra ngoài sức hút Nhân – Quả của Thế Giới.
Vì sao vậy?
Như Lai đưa hình ảnh cụ thể các ông sẽ rõ:
Như các ông đang bị dòng nước cuốn trôi đi, các ông biết bơi vào chỗ nước cạn, không bị dòng nước cuốn đi nữa nhưng vẫn còn bị sức kéo nhẹ của nước, chỉ cần sơ sẩy một chút, tức khắc bị dòng nước cuốn đi lại.
Vì vậy, ông bà muốn Giải Thoát phải biết cách vượt khỏi dòng nước này.
Bằng cách nào?
Bằng cách ông bà phải biết tạo ra phương tiện. Tạo ra phương tiện bằng cách nào?
Bằng cách là biết tạo ra phương tiện để thoát ra ngoài dòng nước.
Ông bà muốn thoát ra ngoài cuốn hút của Nhân – Quả Vật lý Âm – Dương.
Ông bà phải biết 2 nguyên lý:
– Phải biết tạo Công đức.
– Còn tạo ra Phước đức thì nghiệp Phước đức kéo ông bà đến nơi thụ hưởng, không Giải Thoát được.
Bà Lam Thị Phương Vũ nghe Đức Phật giải thích đến đây, tự nhiên bà khóc, có nhiều người cũng khóc như bà.
Đức Phật nói với ông Ananda:
Ông hãy ghi rõ lời Như Lai trả lời cho bà Lam Thị Phương Vũ để lưu lại cho hậu thế, để ai muốn Giải Thoát thì họ biết.
Ngài Ananda vâng lời Đức Phật
Bà Lam Thị Phương Vũ lại thưa hỏi tiếp:
Kính xin Đức Thế Tôn dạy con: “cách ấm vô minh là sao”?
Đức Phật dạy:
Cách ấm là ở trong thai mẹ
Vô minh là không còn sáng suốt
Tức vào thai mẹ thì không còn nhớ đời trước. Đây là Quy Luật Nhân – Quả trong Vật lý Thế Giới, nếu không quên những việc đời trước thì phải khổ sở vô cùng.
Như Lai ví dụ như sau bà sẽ rõ:
Ví dụ, đời trước bà là người giàu có, lại keo kiệt với người ăn, kẻ ở. Theo Luật Nhân – Quả, nếu Phước đời này bà sử dụng hết, bà phải trở lại làm người hầu để trả nợ trước. Nếu bà không quên đời trước, bà làm sao sống nổi.
Hoặc đời trước bà là một vị thầy được nhiều người kính nể, để không phụ lòng những người này, mặc dù Phật pháp bà không biết Giác Ngộ là sao, Giải Thoát là gì. Bà Tưởng tượng ra nói để đáp lại lòng kính trọng của họ. Sau họ cúng tiền cho bà, vì bà không biết mà Tưởng tượng ra đó, tức bà tạo ra Nhân – Quả xấu, phải đầu thai trở lại trả quả cho những người này. Nếu bà nhớ rõ, bà có chịu nổi không, cũng nhờ cách ấm vô minh, bà mới sống được.
Video (Trích đoạn)
✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông 👉 Xem tiếp