Bẻ cong Thời gian?
✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 3 Phật tử: Nguyễn Thị Thu Thủy, Đoàn Trúc Nhân và Nguyễn Thị Thêu:
⭐️⭐️⭐️ PT Nguyễn Thị Thêu ( 38 Câu hỏi):
Câu hỏi 27: Trong bài Kệ có câu: “Thày chỉ các Con bây giờ; Như ở mắt Biển bất ngờ phúng lên; Tướng nước khi đã vượt lên; Lên cao đến đỉnh lại rơi về nguồn; Thày dạy các Con phải luôn; Cứ nhớ cho kỹ lý này suy ra”; Xin Bác giải thích cho Con được hiểu rõ, ý của các câu Kệ trên muốn nói gì ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Bài Kệ này Đức Phật dạy về 4 phần của Tánh Phật: Thấy, Nghe, Nói, Biết như sau:
Một: Khi mình nhìn Thấy, thì cái Tánh Thấy này nhờ Điện từ Âm – Dương đẩy đi mình mới thấy được. Khi nhìn thấy xong Điện từ Âm – Dương này trả lại cho Điện từ Âm – Dương.
Hai: khi minh Nghe thì cái Tánh Nghe này nhờ Điện tự Âm – Dương đưa tiếng nói hay tiếng động đến cho mình nghe. Khi không còn tiếng nói hay tiếng động thì Điện từ Âm – Dương trở lại bình thường.
Ba: Khi mình Nói thì tiêng Nói nhờ Điện từ Âm – Dương đẩy tiếng Nói đi. khi không còn Nói nữa thì Điện từ Âm – Dương trở lại bình thường.
Bốn: Khi mình Biết, thì cái Biết mình lấy từ Không gian đem xuống Biết, khi mình Biết xong rồi thì cái Biết này trả lại cho Không gian.
Đức Phật sử dụng Tướng Nước để ví dụ cho chúng ta dễ hiểu bằng câu:
Như nước ở mặt biển bất ngờ phúng lên,
Lên cao đến đỉnh lại rơi về nguồn,
Tất cả Tứ Đại cũng Luân,
Ở trong Tánh Người lưu khắp mọi nơi.
Đức Phật nói về Tánh Phật bị Luân hồi:
Tánh Phật khi vào Tam Giới rong chơi
Bị vật chất cuốn hút Luân hồi khắp nơi,
Thấy Thiền Tông dạy thoát Luân hồi,
Chửi cho là Ma quỷ để rồi vào Hầm lửa to,
Muốn không vào Hầm lửa to,
Thì cho Pháp môn Giải thoát tự do lưu hành;
Còn cố tình ghen ghét tranh giành;
Thì vào Hầm lửa lớn, đành lòng vậy thôi.
(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )
Nguồn Thiền Tông