Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

Tu theo chiều Vật lý mà muốn được Giải Thoát

Còn nếu ai tu theo chiều Vật lý mà muốn được Giải Thoát, chúng tôi xin chỉ như sau:

Khi người tu dùng tâm Vật lý mình, để cho nó được Thanh Tịnh, cái Thanh Tịnh mà mình dụng công tu đó, nó xảy ra rất nhanh, nhanh như chọi cục đá nhỏ vào cục đá lớn mà nó nhán ra lửa vậy. Khi tâm Vật lý mình thấy chỗ nhán lửa đó, tức khắc mình phải nhận ngay cái mình đang hay thấy đó, chính chỗ tự nhiên thấy đó là Tánh thấy chân thật của Ý mình đó. Khi tâm Vật lý mình ở khoảng Thanh Tịnh đó càng lâu càng tốt, chừng nào mình “Được rơi vào chỗ mênh mông không giới hạn” là đã thành công bước đầu, khi vào chỗ mênh mông đó tự mình biết.

Còn ai tu niệm Phật, khi tâm Vật lý mình thật sự được Thanh Tịnh, đồng nghĩa là tâm Vật lý mình Thanh Tịnh giống như ly nước mà được lắng trong vậy, nhờ sự trong đó, nhìn thẳng vào tận bên trong ly sẽ thấy những gì kỳ diệu của ly nước trong đó, nếu khởi vọng tưởng lên, tức khắc sự trong đó sẽ mất ngay!

Vì vậy, tu Tịnh độ khi thấy Đức Phật A Di Đà, đừng nhận Đức Phật ấy mà phải nhận cái vô lượng thọ và vô lượng quang của chính mình mới phải. Vì chỗ này mà các vị Tổ sư Thiền Tông đã dạy: Các ông gặp Phật phải “giết” Phật, thì tu hành mới Giải Thoát được.

Vì người tu ít ai nhận ra được chỗ này, nên Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy ngắn gọn mà rất có hiệu quả như sau:

– Ai nhận ra Tánh chân thật của mình, biết Phật là gì, từ chỗ biết đó, mới nhận ra Phật Tánh của chính mình, thì tu theo Thiền Tông mới Giải Thoát được.
Nghe nói đến Giải Thoát hay thành Phật ai ai cũng sợ! Mình phàm phu như vầy làm sao Giải Thoát hay thành Phật được?

Bởi cái suy nghĩ đó, Phật dạy ai ai cũng có cái chân thật là Phật Tánh, Phật Tánh của mỗi chúng ta nó rất Thanh Tịnh và trùm khắp. Người tu theo Đạo Phật có cái lạ là muốn Giác Ngộ, Giải Thoát, nhưng người tận tình chỉ dạy mình, mình lại không nghe.

Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Pháp Hoa, anh chàng cùng tử là con của ông trưởng giả (chàng cùng tử chính là chúng ta, còn ông trưởng giả ví là Đức Phật). Ông trưởng giả muốn giao lại cho anh ta một gia tài đồ sộ đầy đủ tất cả những vật dụng quý nhất trên đời (là Phật Tánh của chính anh ta); nhưng anh chàng ấy không đám nhận, mà nhận mình là đứa bần cùng hèn hạ, đi làm tôi tớ cho ông trưởng giả lại hăng say!

Vì chỗ mình ngu dại đó, người có ít kiến thức hiểu biết, thấy mình dễ sai khiến, họ liền bịa ra việc này việc nọ để chúng ta ham mê mà đến cầu xin họ.
Khi thân xác của họ hết duyên kết hợp, tức phải phân ly, họ cũng bị đi trong sáu nẻo Luân hồi, có khác gì chúng ta đâu?

Chúng tôi xin mạn phép chỉ cho những ai muốn nhận ra Phật Tánh của chính mình, hãy nghiền ngẫm trong Tam Thân của mỗi con Người chúng ta, chúng ta sẽ hiểu:

Khi bỏ thân thứ nhất là xác Thân Tứ Đại. Chúng ta còn lại được Thân thứ hai là Nghiệp báu, hay gọi là Trung Ấm Thân. Thân thứ ba là Pháp thân Thanh Tịnh, cũng gọi là Bản Lai Diện Mục, chính là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng” mà trong kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức Như Lai đã dạy.

Chúng ta cố gắng tìm thân Thứ ba này và sống với y đi, chắc chắn chúng ta được vượt ra ngoài sanh tử, dám không? Tùy lòng mỗi người.

Người lường gạt những ai đụng đâu tin đó, họ lầm sao biết được chỗ chân thật cao siêu này, họ vì danh vì lợi nên bịa ra những chuyện không đúng sự thật để lường gạt những người yếu kém!

Lần thứ hai xin nhắc lại, chính họ khi hết đời rồi cũng bị đi trong sáu nẻo Luân hồi, còn tệ hơn những người bình thường, vì người bình thường không lường gạt ai nên Luật Nhân – Quả không chi phối họ nhiều. Còn ai đó, đóng vai trò ông này, bà kia, chính họ thách thức Nhân – Quả. Luật Nhân – Quả trong Càn khôn Vũ Trụ này không chừa một ai, dù người đó có quyền uy chức tước cao đến đâu, giàu có đến cỡ nào, hay bần cùng hèn hạ tận cùng của xã hội, cũng nằm trong vần xoay cuốn hút tự nhiên của Nhân – Quả cả !

Suy rạ, chúng ta bây giờ còn tệ hơn anh chàng cùng tử trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà Đức Phật đã dạy. Bởi vậy, Đức Phật bảo chúng ta là kẻ đáng thương là vậy!

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *