Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục:

VỊ THỨ 32

Ông Phan Thành Thức, sanh năm 1973, cư ngụ nhà số 39, đường Cái Sơn, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, hỏi 2 câu với tác giả Nguyễn Nhân:
Câu 1: Vị thần Kim Cang và vị thần Hộ Pháp, giống hay khác nhau?
Câu 2: Trong kinh Đức Phật có dạy: Người đang tu Thanh Tịnh Thiền, thì tác động của quỷ hay thần không phá được người tu; điển hình như Ngài Mục Kiền Liên, khi ngồi Thiền mà bị con quỷ thật lớn đánh mạnh vào đầu Ngài không ăn thua gì, cũng như khi Đức Phật an trú trong Thanh Tịnh Thiền, Ma vương không phá được Ngài, xin cho biết lý do?

Tác giả Nguyễn Nhân trả lời:
Câu 1: Vị thần Kim Cang và vị thần Hộ Pháp rất khác nhau, việc làm của mỗi vị như sau:
A- Nhiệm vụ của vị thần Kim Cang là hộ trì chánh Pháp Thanh Tịnh Thiền, tức Thiền Tông, duy nhất của Ngài là có như vậy thôi.
Đức Phật có dạy rõ, hồi Như Lai còn tại thế, vị thần Kim Cang có xuất hiện 3 lần:
Lần thứ nhất: Đầu tiên, Đức Phật dạy Pháp môn “Bụi trần” để độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu.
Lần thứ hai: Đức Phật tuyên dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền.
Lần thứ ba: Đức Phật truyền “Bí mật Thiền Tông” cho Ngài Ma Ha Ca Diếp để làm Tổ sư Thiền Thanh Tịnh đời thứ nhất.
B- Nhiệm vụ của vị thần Hộ Pháp là hộ trì những Pháp tu mà Đức Phật dạy sử dụng Tâm Vật lý của Ngài để dạy, như Pháp môn: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, niệm Phật và niệm Chú.

Đức Phật có dạy rõ về các đời sau:
Vị thần Kim Cang phải thờ trên cao ở các nơi:
A- Sự tích Đức Phật độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu.
B- Sự tích Đức Phật tuyên dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền.
C- Sự tích Đức Phật truyền “Bí mật Thiền Tông” cho Ngài Ma Ha Ca Diếp.
D- Chùa dạy Pháp môn Thiền Tông.

Đức Phật có lưu ý phần Chùa này như sau:
– Cổng Chùa phải ghi là “Thiền Tông”, còn Thiền viện không được phép ghi chữ Thiền Tông này.
Vì sao vậy?
Vì Thiền viện là nơi dụng công tu những Pháp môn còn nằm trong luân chuyển của Vật lý.
Nơi chánh điện phải ghi 2 câu như sau:
– Chánh điện Thiền Tông.
– Tu theo Pháp môn Thiền Tông cốt để thành Phật.
Nơi thờ Tổ phải ghi như sau:
– Tổ Thiền Tông.
Vào các đời sau, vị Tổ nào nổi bậc nhất là thờ vị Tổ ấy.
– Vị thần Hộ Pháp:
Phải thờ trước cửa Chùa hoặc trước cửa của các Thiền viện.

Câu hai: Người biết Pháp môn Thanh Tịnh Thiền, khi hành Thiền có diệu lực đặc biệt như sau:
1- Điện từ Âm Dương luôn lúc nào cũng quét qua dòng suy nghĩ để đưa cái suy nghĩ ấy đến chỗ nó suy nghĩ. Do đó, khi người hành Thiền Thanh Tịnh, tức Tâm Vật lý ở trong trạng thái không khởi vọng. Vì vậy, điện từ Âm Dương không có gì để kéo đi. Nên Điện Từ Quang bảo quản Tánh Phật của người ấy được ở trạng thái bình thường, nên ánh Điện Từ Quang này được sáng và tủa ra ngoài cơ thể của người đó. Cho nên, những tác động từ ngoài không vào được thân Tứ Đại của người hành Thiền Thanh Tịnh này.
Vì nguyên lý này, mà ngày xưa Ma vương không làm gì được Đức Phật. Cũng nguyên lý này mà con quỷ khi đánh Ngài Mục Kiền Liên, không đánh vào thân của Ngài được.

Cũng vì nguyên lý này, mà ngày nay các nhà khoa học họ biết ứng dụng lực đẩy và hút của điện từ Vật lý âm dương.
1. Họ chế ra thỏi nam châm để làm từ trường hút và đẩy, chế ra điện Vật lý.
2. Họ chế ra hỏa tiễn tầm nhiệt, tự nó đi tìm hơi nóng của phi cơ để hút vào, làm cho phi cơ bị nổ tung.
3. Họ chế ra máy bay tàng hình, bằng cách cho phát ra làn sóng điện Dương cực mạnh, để những hỏa tiễn hay bom, đạn không chạm vào được.
Nói tóm lại, ngày xưa Đức Phật biết ứng dụng Vật lý để xoay chuyển hay biến tướng vật chất theo chiều sinh diệt! Ngài không sử dụng Tánh của Vật lý để thấy hay nghe, mà tự thấy, nghe và biết bằng “Tánh Thanh Tịnh” của chính Ngài, để thấy suốt qua được màn ngăn cản của vật chất, để thấy cảnh “Vô sanh”, mà Ngài gọi là Niết bàn. Đây là nguyên lý đạo của Đức Phật Thích Ca dạy.

Còn ngày nay, các Nhà học thức cao, họ cũng biết ứng dụng Vật lý để sát hại với nhau để tranh giành vật chất!
Vì vậy, loài Người không khi nào an ổn được!
Vì sao vậy?
Nói về vô hình: Họ bày ra đủ chuyện để lường gạt người ngu mà lại tham. Mục đích chánh là vì danh, lợi và địa vị.
Nói về hữu hình: Họ muốn đem vật chất nhiều về mình, muốn mình là sư phụ người khác!
Vì vậy, Đức Phật có dạy thật rõ như sau:
Một: Sống phi Vật lý là ra Luân hồi.
Hai: Ham mê Vật lý, Luân hồi phải đi!

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *