Bí Kíp Thiền TôngGiải đáp

Đạo Phật lập ra ở Trái Đất này rất khó

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )

Nguồn Thiền Tông

⭐️ Con chào Bác, chúc Bác thật nhiều sức khỏe, bình an. Con tên là Chu Phú Ngoan, cư ngụ thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương. Con có một số câu hỏi liên quan đến Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, con xin hỏi Bác, mong Bác trả lời giúp con. Con xin cảm ơn Bác.

 Câu hỏi 01: Ở phẩm tựa thứ nhất, trong kinh Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh lúc chưa xuất gia có 8 vương tử: Người thứ nhất tên Hữu Ý; thứ hai tên Thiện Ý; thứ ba tên Vô Lượng Ý; thứ tư tên Bửu Ý; thứ năm tên Tăng Ý; thứ sáu tên Trừ Nghi Ý; thứ bảy tên Hướng Ý; thứ tám tên Pháp Ý. Thưa thầy 8 vị vương tử trên có ý nghĩa như thế nào ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ 8 vị Vương Tử có ý nghĩa như sau:

1. Hữu ý: ý biết riêng tư của mỗi con người.

2. Thiện ý: ý thánh thiện của mỗi con người.

3. Vô lượng ý: ý suy nghĩ không thể đếm hết được của mỗi con người, mà trong kinh thường nói ý thoát ra 84.000 suy nghĩ.

4. Bửu ý: ý tìm 8 đường chánh của mỗi con người gọi là bát chánh đạo.

5. Tăng ý: ý của các vị tu hành gọi là thánh Tăng

6 Trừ Nghi Ý: ý trừ nghi của con người, gọi là ý dẹp vọng tưởng.

7 Hướng ý: ý tìm phương hướng để thoát ra Nhân – Quả Luân hồi, hay sinh và bệnh chết.

8 Pháp ý: ý tìm phương pháp trở về Phật Giới.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 02: Ở phẩm phương tiện thứ hai có câu kệ trong kinh. Đức Phật nói:
Giả sử đầy thế gian đều như Xá Lợi Phất, cùng suy chung so lường, chẳng lường được Phật trí, chánh sử khắp mười phương đều như Xá Lợi Phất và các Đệ tử khác, cũng đầy mười phương cõi cùng suy chung so lường, cũng lại chẳng biết được.Thưa thầy có phải ý Đức Phật muốn nói, nếu khắp trong mười phương đều có trí tuệ như Ngài Xá-Lợi-Phất nếu suy nghĩ để tìm Phật Tánh của mình cũng không thể nào biết được phải không thưa Thầy?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Đúng rồi, Đức Phật dạy:

Giả sử đầy thế gian này, trí tuệ như là Xá Lợi Phất, cùng chung suy nghĩ, cùng chung suy lường, cũng chẳng suy lường được trí của Phật, cũng không hiểu được trí của Phật, tức Phật Tánh biết.

Giả sử khắp mười phương đều biết như Ngài Xá-Lợi-Phất, giả sử các đệ tử khác của Phật cũng đầy mười phương cõi, cùng chung suy lường Tánh biết của Phật, thì cũng chẳng biết được Tánh của Phật biết.

Câu này trong kinh Pháp Cú Đức Phật có dạy: Sự hiểu biết của Như Lai như là lá cây trong rừng vậy. Còn những gì mà Như Lai dạy các môn đồ chỉ là nắm lá trong tay của Như Lai thôi.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 03: Cũng ở phẩm phương tiện, Đức Thế Tôn nói bài kệ:

Thôi thôi chẳng nên nói
Pháp ta Diệu khó nghĩ
Những kẻ tăng Thượng Mạng
Nghe ắc không kính tinh.

Dạ thưa thầy Tăng thượng mạng là Đức Phật chỉ cho ai ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Tăng thượng mạng là những vị Tăng:

– Tăng tu, không tu chứng được gì cho là Tăng tu đã chứng.
– Tăng tu, không tu đắc được gì cho là Tăng tu đã đắt.
– Tăng tu, không tu chưa Giác ngộ cho là Tăng tu đã Giác ngộ
– Tăng tu, không tu chưa giải thoát cho là Tăng tu đã Giải thoát.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 04: Ở phẩm hóa thành dụ thứ bảy, Đức Phật có nói đến ngài là vị thứ 16 chính là ta, là Đức Phật Thích Ca MâuNi thành Phật ở cõi nước Ta Bà. Thưa thầy: có phải Đức Phật nói ẩn ý số 16 là Tánh Người phải không ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Ẩn ý câu này Đức Phật dạy:

Như Lai sử dụng 16 thứ Tánh con người, làm phương tiện để dạy công thức giải thoát. Nhờ 16 thứ Tánh Người này mà Như Lai đưa ra nhiều ví dụ để các môn đồ nghe và viết những gì mà Như Lai dạy về Phật Tánh và Công thức Giải thoát.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 05: Cũng ở phẩm hóa thành dụ trong kinh có câu kệ: “Nói Kinh Pháp Hoa này kệ nhiều như hằng sa”.Thưa thầy, có phải Đức Phật muốn nói: hể ai nhận được tri kiến Phật của mình cũng phải lưu xuất ra kệ, nên Đức Phật mới nói như vậy phải không ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Khi Pháp môn Thiền Tông được công bố ra, thì người Ngộ Thiền viết ra câu kệ rất nhiều, kệ nhiều như cát sông Hằng vậy.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 06: Trong phẩm hiện Bửu Tháp, Đức Phật nói lúc mấy giờ có tháp bằng 7 báo. Dạ thưa thầy, có phải Đức Phật nói 7 Chân như như trong sách thầy viết không ạ?

1. Đất; 2. Nước; 3. Gió; 4. Lửa; 5. Điện từ Âm – Dương; 6. Tánh Phật; 7. Điện Từ Quang không ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Đúng rồi.

Khi Thiền Tông ra đời cốt yếu là dạy 7 Chân như ở Trái Đất này gồm:

1. Thân người do duyên hợp có Đất

2. Thân người do duyên hợp có Nước

3 Thân người do duyên hợp có Gió

4. Thân người do duyên hợp có Lửa

5. Thân người do duyên hợp có điện từ Âm – Dương

6. Thân người do duyên hợp có Tánh Phật

7. Thân người do duyên hợp có Điện từ Quang.

Mà trong kinh gọi là Thất Bảo, tức 7 thứ quý.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 07: Phẩm trì thứ 13, trong kinh sau khi Phật diệt độ, chúng con sẽ phụng trì độc tụng nói kinh điển này, đời ác sau chúng sanh căn lành càng ít, nhiều kẻ Tăng thượng mạng tham lợi dưỡng cúng dường, thêm lớn căn chẳng lành xa lìa đạo Giải thoát.

Dạ thưa thầy: trong kinh Đức Phật nói rõ như vậy sao các Thầy lại không nghe Đức Phật ạ?

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Trong kinh Đức phật có dạy:

Sau khi Phật diệt độ, chúng con phải phụng trì, đọc tụng nói kinh này, vì đến đời Mạt pháp, cũng gọi là đời ác trượt, chúng sanh căn lành càng ít, nhiều kẻ Tăng Thượng mạng, tham danh, tham lợi, tham người ta phụng dưỡng, tham người ta cũng dường.

Vì vậy mà cái ta càng lớn, vì vậy mà căn lành xa lìa các căng tu. Các Tăng xa lìa đạo Giải thoát. Sở dĩ mà các vị Tăng không nghe lời dạy của Đức Phật là có các nguyên do như sau:

1. Đến lời Mạt Pháp, Giáo lý của Đức Phật dạy, các vị Tăng mang đem đi đốt hết.

2. Đến đời Mạt Pháp, Giáo kinh của Đức Phật dạy, các vị Tăng không chịu đọc.

3. Đến đời Mạt pháp, Giáo lễ của Đức Phật dạy, các vị Tăng không chịu hành.

4. Đến đời Mạt pháp, Giáo luật của Đức Phật dạy, các vị Tăng không chịu nghe.

5. Đến đời Mạt Pháp, Giáo điều của Đức Phật dạy, các vị Tăng không chịu nghe theo.

6. Đến đời Mạt pháp, Tôn chỉ của Đức Phật dạy các vị Tăng không cần biết.

7. Đến đời Mạt Pháp, Cương lĩnh của Đức Phật dạy, các vị Tăng không cần hiểu.

8. Đến đời Mạt pháp, Nội quy của Đức Phật dạy, các vị Tăng không thực hiện.

9. Đến đời Mạt Pháp, Bản cam kết của Đức Phật dạy, các vị Tăng tu theo Đạo Phật không chịu đem ra sử dụng.

Vì 9 nguyên do nói trên nên các vị Tăng tu theo Đạo Phật ngày nay, chỉ tu theo Pháp môn Tứ Chánh cần gồm:

– Cần 1: Cần tiền nhiều
– Cần 2: Cần chùa to
– Cần 3: Cần địa vị lớn
– Cần 4: Cần sang trọng.

Nên các vị Tăng không cần nghe lời của Đức Phật dạy trong kinh làm gì, nên các vị Tăng quên làm theo lời Đức Phật dạy là vậy.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 08: Cũng ở trong phẩm trì thứ 13 trong kinh có câu kệ:
Các bọn Tỳ kheo này, vì lòng tham lợi dưỡng, nói luận nghĩa ngoại đạo, tự làm kinh điển đó, dối lòng người trong đời, vì muốn cầu danh tiếng, mà giãi nói kinh đó, chúng con vì kính Phật, đều nhẫn các ác đó.

Dạ thưa thầy sao Đức Phật nói rõ như vậy mà sao các Thầy vẫn cho Huyền Ký là bịa đặt thưa Thầy, chả nhẽ các Thầy không tụng đoạn này chăng.

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Đức Phật dạy đoạn này có 7 ý:

– Đức Phật dạy ý 1: Đến đời Mạt Pháp, các vị Tỳ-kheo chúng ta tôn kính gọi là các vị Tăng, còn Đức Phật gọi là các bọn Tỳ kheo này, vì là đệ tử Phật nên Đức Phật gọi là gì là tùy ý Phật.

– Đức Phật dạy ý 2: Đến đời Mạt pháp, các vị Tỳ-kheo không ham tu mà lòng tham lợi dưỡng.

– Đức Phật dạy ý 3: Đến đời Mạt pháp, các vị Tỳ-kheo không chịu học kinh của Phật dạy mà ham học nghĩa luận của ngoại đạo.

– Đức Phật dạy ý 4: Đến đời Mạt Pháp, các vị Tỳ-kheo không chịu học kinh của Phật dạy mà tự làm ra kinh điển để lường gạt người đời.

– Đức Phật dạy ý 5: Đến đời Mạt pháp, các vị tỳ kheo không chịu tu theo hạnh của Phật mà tu để cầu danh.

– Đức Phật dạy ý 6: Đến đời Mạt pháp, các vị Tỳ kheo không chịu giải kinh Phật cho đúng mà giải kinh Phật sai.

– Đức Phật dạy ý 7: Đến đời Mạt Pháp, có nhiều người kính Phật, giải kinh Phật lại cho đúng nghĩa, các Tỳ kheo cho những người này là Tà đạo, người này cũng kiên nhẫn không màn đến những tiếng chửi ác đó.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 09: Phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16, Đức Phật nhắc đến 3 lần, các ông phải tin hiểu lời nói chắc thật của Như Lai. Tại sao Đức Phật phải nói đến 3 lần như vậy thưa Thầy.

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Đức Phật dạy người tu theo Đạo Phật phải có 3 phần kiến thức gồm:

– Phần 1: Người này phải có trí tuệ thật sáng suốt.
– Phần 2: Người này phải tìm hiểu thật rõ ràng.
– Phần 3: Người này tuyệt đối không mê tín dị đoan.

Khi người tu theo Đạo Phật mà có 3 phần chính thức này rồi, thì ngày nào cũng lập đi lập lại 3 lần như vậy, để chi vậy? Khi người tu thuộc rồi thì pháp trần này nó hiện ra, được 3 cái lợi:

– Lợi 1: Các loại Cô Hồn không dụ mình tu theo đạo cúng, đạo cầu, đạo lạy, đạo xin, đạo làm nô lệ, đạo làm phép, đạo là bùa v.v…

– Lợi 2: Không mất thời gian đi nghe mấy ông thầy giảng đạo tào lao.

– Lợi 3: Không mất tiền vô cớ.

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Chu Phú Ngoan  ( 10 Câu hỏi):

 Câu hỏi 10: Thầy cho con hỏi trong kinh thường nói đến từ: “vô sanh pháp nhẫn” là gì ạ? “Vô sanh” thì con hiểu không sanh, còn “Pháp nhân” là gì? Xin thầy khai thị cho con. Con xin cảm ơn Thầy.

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ – Vô sanh: tức đến nơi không còn sanh tử, đó là nơi Phật Giới.

– Pháp nhẫn: tức nghe Pháp môn Giải thoát mà không kiên nhẫn nghe, đương nhiên phải bỏ nửa đường thì không trở về vô sanh được.

Bác Nguyễn Nhân cám ơn cháu hai phần:

– Một cháu hỏi thăm sức khỏe Bác, Bác vẫn khỏe.

– Hai cháu lấy những câu trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa hỏi Bác. Đây là quyển kinh gọi là Phật bảo của Đạo Phật

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *