Kinh - Kệ

Kinh Pháp Bảo Đàn

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Trong quá trình học Thiền Tông có một số Kinh sách của 5 Pháp môn để tham khảo phục vụ cho việc học Thiền Tông.

  Thiền Tông    Videos    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Kinh sách của 5 Pháp môn tham khảo trong quá trình học Thiền Tông

Mục lục: Kinh Pháp Bảo Đàn

Lời Đầu sách
01. Phẩm thứ nhất: Sự tích nhận Pháp 👉  Xem

02. Phẩm thứ hai: Bát Nhã 👉  Xem
03. Phẩm thứ ba: Nghi vấn 👉  Xem
04. Phẩm thứ tư: Định Tuệ 👉  Xem
05. Phẩm thứ năm: Tọa Thiền 👉  Xem
06. Phẩm thứ sáu: Sám hối 👉  Xem
07. Phẩm thứ bẩy: Cơ Duyên 👉  Xem
08. Phẩm thứ tám: Đốn Tiệm 👉  Xem
09. Phẩm thứ chín: Tuyên Chiếu 👉  Xem
10. Phẩm thứ mười: Phó chúc 👉  Xem

KINH PHÁP BẢO ĐÀN

LỜI ĐẦU SÁCH

Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền Tông, bởi vì cốt tủy Thiền Tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ. Hơn nữa, Lục Tổ ngộ đạo từ Kinh Kim Cang, nên những lời Ngài dạy rất gần gũi với kinh. Người tu Thiền học kỹ quyển sách này, sẽ không còn nghĩ Thiền là cái gì xa lạ với kinh điển. Vì thế, trong các Thiền viện, chúng tôi đều bắt buộc Thiền sinh phải học kỹ quyển sách này.

Quyển “KINH PHÁP BẢO ĐÀN GIẢNG GIẢI” được in thành sách, do chúng tôi giảng cho đại chúng tại Thiền viện Thường Chiếu, các Thiền sinh phát tâm ghi chép từ băng nhựa thành tập, trao chúng tôi xem. Chúng tôi thấy tạm được, nên chấp nhận cho in. Tuy nhiên, đây là lời giảng toàn văn nói nên khó được hoàn hảo.

Phần dịch và giảng của chúng tôi khó tránh khỏi nhiều khuyết điểm, vì dịch trong khi giảng; lại tùy chỗ nhận hiểu đến đâu, chúng tôi giảng đến đấy. Vì thế, đây chưa phải là chân lý tối hậu, mong quí độc giả thông cảm cho.

THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU

Mùa Xuân năm Nhâm Thân (1992)

THÍCH THANH TỪ


LƯỢC KHẢO

Tên quyển sách, nói đủ là LỤC TỔ ĐẠI SƯ PHÁP BẢO ĐÀN KINH, nói gọn là PHÁP BẢO ĐÀN KINH. Thông thường, theo Phật giáo, Kinh là chỉ những lời dạy của đức Phật do đệ tử ghi lại. Nếu chư vị Bồ-tát hay chư Tổ sau này viết sách thì gọi là Luận, còn những vị Thiền sư thuyết giảng rồi đệ tử ghi chép lại thì gọi là Ngữ lục.

Lục Tổ được xem như là một Thiền sư, những lời Ngài giảng được ghi lại, lý đáng phải gọi là Ngữ lục, nhưng tại sao quyển sách này lại để là Pháp Bảo Đàn Kinh ? Đây là do lời di chúc của Lục Tổ, Ngài dặn các đệ tử: “Sau khi ta tịch, muốn làm lợi ích cho người sau, các ngươi nên ghi những lời ta dạy thành một quyển sách đề tên là Pháp Bảo Đàn Kinh”. Như vậy là y theo lời dạy của Lục Tổ nên quyển sách này để tên như thế.

Quyển Pháp Bảo Đàn do Thiền sư Pháp Hải, đệ tử của Lục Tổ, trụ trì chùa Bảo Lâm ghi chép lại. Thế nên những lời được ghi lại đương nhiên là có khi sơ sót chút ít, có khi được bổ túc cho thành câu, thành văn, vì Lục Tổ chỉ giảng thôi chớ không có viết. Sách sử chép rằng Lục Tổ không biết chữ, do đó Ngài giảng dạy rồi đồ đệ ghi, dĩ nhiên có những lời Ngài dạy mà người ghi bỏ sót, cũng như có những phần mà người sau thấy cần bổ túc cho hay hơn, thành ra có thể sai đi chút ít, đó là việc thường không thể tránh khỏi.

Quyển Pháp Bảo Đàn cũng được nhiều nhà dịch ra chữ Việt.

✍️ Mục lục: Kinh Pháp Bảo Đàn👉  Xem tiếp


Nguồn Quê Xưa

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *