Kinh - KệBí Kíp Thiền Tông

Kinh Phật

✍️ Mục lục: Kinh sách của 5 Pháp môn tham khảo trong quá trình học Thiền Tông

KẾT LUẬN

Một lần nữa, cần nhận định rằng Duy thức hay Du-già không phải là một trường phái nhận thức luận, thiết lập cơ cấu ý thức 4 nhánh chỉ để biện luận suông. Trong khi Duy thức, như tên gọi, chú trọng đến luận lý suy diễn về thức, thì Du-già, cũng theo tên gọi, chú trọng đến sự thực hành tâm linh để chuyển thức đó thành trí.

Ta cũng nên ghi nhận ở đây những điểm tương tựå giữa hai triết lý Tánh Không và Duy thức. Quan niệm về luân hồi và Niết bàn của Duy thức tương liên với quan niệm Tục đế và Chân đế của Trung quán. Nhân duyên (pratìtyasamutpàda, interdependent origination) là nguyên lý nối liền Tục đế và Chân đế, nối liền luân hồi và Niết bàn, sinh tử và giác ngộ. Như Long Thọ đề xướng, nếu ta xem nhân duyên như là mốc nối giữa nhân và quả, ta có luân hồi (samsara), nhưng nếu ta dụng nhân duyên như Tánh Không, ta có Niết bàn. Điều làm mốc nối giữa nhân và quả, giữa nghiệp và những hậu quả của nghiệp lực, đó là khái niệm, là nhận thức, là tưởng tượng. Tục đế của Trung quán như thế tương hợp với tánh biến kế sở chấp của Duy thức, bởi vì cả hai đều luận về nhân và quả, về chủ-khách, về nội-ngoại; trong lúc Chân đế cũng là tánh viên thành thật, vì cả hai là thực tánh, là không, bất nhị, vô-nhân (duyên).

Nguyên lý về nhân duyên của Trung quán là nguyên lý về tánh y tha khởi của Duy thức. Cơ sở cho cả hai thuyết này là Tâm (hay Thức); tâm rất quan yếu trong cả hai, nhân duyên và y tha khởi. Giữa hai triết thuyết, ta có một bên là tương đối, thực tại giả tá, đối đãi nhị nguyên; một bên là tuyệt đối, chân như, tánh viên thành thật; và mốc nối giữa hai cực đoan đó là nguyên lý tương đối (của Trung quán), hay nguyên lý y tha khởi (của Duy thức), vốn là căn bản của Tâm.

Tóm lại, tất cả các triết thuyết của Phật giáo đều xoay quanh vấn đề Tâm (Thức) và, bằng biện luận hay bằng hành trì, cũng đều đặt cơ sở trên Tâm để đạt giác ngộ. Giác ngộ là mục đích tối hậu của hành giả; ngoài giải thoát và giác ngộ, không còn mục đích nào khác. Bồ tát phải đạt giác ngộ xong mới có thể hoằng hóa mà không phải bị trầm luân trong luân hồi sinh tử.

Phụ lục

CÁC TÁC PHẨM CHÍNH TRONG DUY THỨC TÔNG

1. Kinh:
i. Lankàvatàra-sùtra: Lăng già kinh; Suzuki Daisetz Taitero dịch ra Anh văn, một nguyên bản kinh và một tập luận giải, gọi là Studies in the Lankavatara-sùtra;

ii. Mahàvaipulya-Buddha-Avatamsaka-sùtra: Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh, còn gọi là Bát thập [chương] Hoa Nghiêm; Anh dịch: Flower

Ornament sùtra. Ngoài ra còn có Gandavyuha-sùtra, Lục thập Hoa Nghiêm, Garland sùtra;

iii. Sandhinirmocana-sùtra: Giải thâm mật kinh;

iv. Mahàyàna-Abhidharma-sùtra, Đại thừa A-tì-đạt-ma, thường được các bản văn Nhiếp Đại thừa luận, Dugià sư địa luận…, nhắc đến, nhưng nay không còn tồn bản nào.

2. Luận:

i. Vimsika-vijnịaptimàtratà-kàrika: Duy thức Nhị thập tụng. Thế Thân soạn, Huyền Tráng dịch, 1q.;

ii. Trimsika-vijnịaptimàtratà-kàrika: Duy thức Tam thập tụng. Thế Thân soạn, Huyền Tráng dịch, 1q.;

iii. Yogàcàryabhùmi-sàstra; Du Già sư địa luận. Vô Trước soạn, Huyền Tráng dịch, 100q.;

iv. Trisvabhàva-nirdesa: Tam tự tánh hay Trinisvabhàva-sàstra: Tam vô tự tánh luận. Thế Thân soạn, Chân Đế dịch, 2 q.;

v. Mahàyànasatadharma-vidyàvàra-sàstra: Đại thừa Bách pháp minh môn luận. Thế Thân soạn, Huyền Tráng dịch, 1q.;

vi. Abhisamayàlankàra: Hiện chứng trang nghiêm.

vii. Mahàyàna-samparigraha-sàstra: Nhiếp đại thừa luận. Vô Trước soạn; Chân Đế (Paramàrtha) dịch, 3q.; Huyền Tráng trùng dịch, 3q.;

viii. Abhidharma-samuccaya-sàstra: A-tì-đạt-ma Tạp tập luận. Vô Trước soạn; Simhabodhi (Sư Tử Trí) chú thích, Sthiramati (An Huệ) tập; Huyền Tráng dịch, 16q.;

ix. Madhyànta-vibhàga-kàrika-sàstra: Biện trung biên luận. Di Lặc đại sư, Maitreyanàrtha, thuyết; Huyền Tráng dịch, 3q.;

x. Mahàyàna-panịcaskandhakaprakarana: Đại thừa ngũ uẩn luận. Thế Thân soạn, Huyền Tráng dịch, 1q.;

xi. Àrya-sàsana-prakarana-sàstra: Hiển dương thánh giáo luận. Vô Trước soạn, Huyền Tráng dịch; 20q.;

xii. Mahàyànasùtra-alankàra-sàstra: Đại thừa trang nghiêm kinh luận. Vô Trước soạn, Ba-la-phả Mật-đa (Prabhàkàrànamitra) dịch, 13 q.;
3. Các luận khác: do An Huệ (Sthiramati, thế kỷ VI) và các luận sư khác, viết:
i. Abhidharmakosa-bhàsya-tìkà-tattvàrtha-nàma: A-tì-đạt-ma Câu-xá luận thuật nghĩa sớ;

ii. Vijnịàptimàtratàsiddhi-trimsikà-bhàsya: Duy thức Tam thập tụng thích luận;

iii. Abhidharmasamuccaya-bhàsya-tìrka: A-tì-đạt-ma Tạp tập luận thích;

iv. Mahàyànasùtralankàrawrtti-bhàsya-tìrka: Đại thừa Trang nghiêm luận nghĩa thích;

v. Mahàyànaratnakùta-dharma-paryàya: Đại bảo tích kinh luận;

3. Thư mục về Duy thức tông (Anh ngữ)

Vasubandhu. Basic Teachings of Consciusness (Yogacara) Only; compiled by Ron Epstein. New Delhi: Karmasiddhiprakarana, 1992.

Vasubandhu’s ‘Treatise on the Three Natures’ translated from the Tibetan edition with a commentary by Garfield, Jay L. Asian Philosophy 6 No.2, July 1997.

Vasubandhu. A Buddhist Doctrine of Experience : a New Translation and Interpretation of the Works of Vasubandhu the Yogacarin, by Thomas A. Kochumutt. Boston: Shambala, 1996.

Vasubandhu. The Trisvabhàvanirdesa of Vasubandhu. Tr. and edited by S. Mukhopadhyaya. New Delhi: Visvabharati, 1939.

Madhyanta-vibhàga : discourse on discrimination between middle and extremes ascribed to Boddhisattve Maitreya and commented by Vasubandhu and Sthiramati. Benares: Motilal Banarsidass, 1948.

Ch’eng Wei-Shih Lun; the Doctrine of Mere-Consciousness by Hsuan Tsang. Tr. by Wei Tat. Hongkong: The Ch’eng Wei-Shih Lun Publication Committee, 1973. Dịch Thành Duy thức luận của Huyền Tráng.

La Siddhi de Hiuan-Tsang; Louis de la Vallée-Poussin dịch giải Thành Duy thức luận của Huyền Trang. Bruselles: Institut des Hautes Etudes Chinoises, 1928-1948.

Deux traités de Vasubandhu: Vimsatika et Trimsikà. Sylvain Lévi dịch Nhị thập và Tam thập tụng. Paris: 1925.

Madhyàntavibhàga-kàrikà-bhàsya. Theodore Stcherbatsky dịch Biện trung biên biện luận tụng. St. Petersburg: Academie, 1936.

The Seven Works of Vasubandhu. Stefan Anacker dịch và phê bình 7 tác phẩm của Thế Thân., trong đó có Nhị thập và Tam thập tụng. Delhi: M. Banarsidass, 1984.

The Tattvasangraha of Sàntaraksita, with the Commentary of Kamalasìla. Tr. into English by Ganganatha Jha. Delhi: Motilal Banarsidass, 1986. 2 vols.

Anacker, Stefan. Vasubandhu: Three Aspects; a Study of a Buddhist Philosopher. Ph. D. Dissertation, University of Wisconsin at Madison, 1970.

Beyer, Steven. The Twenty Verses by Vasubandhu with an anonymous commentary. Typescript.

Chatterjee, A. K. The Yogàcàra Idealism. New rev. ed. Delhi: Motilal Banarsidass, 1975.

Clark, Joseph and Paul Panish. Remarks on Vasubandhu’s “Thirty Verses Proving the Doctrine of Mind Only. Typescript. 1974.

Das Gupta, Surendra Nath. Philosophy of Vasubandhu in Vimsatika and Trimsika, in The Indian Historical Quarterly, vol. 4:1 (March, 1928): 36-43.

de Silva, M. W. Buddhist and Freudian Psychology. Colombo: Lake House, 1973.

Dịch Trimsika từ Phạn ngữ và so sánh với Duy thức Tam thập tụng do Huyền Tráng dịch với chú giải của Dharmapàla (Pháp Hộ).

Epstein, Ronald. General Pathways of Discrimination/Differentiation;

Interrelation of the Eight Consciousnesses; Levels of Meditation Prior to Enlightenment. Charts. Các hình đồ trên Internet.

Epstein, Ronald. Tranformation of Consciousness into Wisdom in the Chinese Consciousness-Only School according to Cheng Wei-Shr Lun. Vajra Bodhi Sea Journal. January-March, 1985.

Epstein, Ronald. Verse Delineating the Eight Consciousnesses.

Dịch Bát thức quy củ tụng của Huyền Tráng ra Anh văn. Internet.

Ganguli, Swatì. Treatise on Groups of Elements; Abhidharmadhàtu-kàyapàdasàstra (Giới thân túc luận), based on Sanskrit & Pali Sources on Buddhism. Delhi, M. Banarsidass, 1994.

Ganguli, Swati. Treatise in Thirty-verses on Mere-Consciousness. Delhi: M. Banarsidass, 1992.

Guenther, Herbert V. & Leslie S. Kawamura. Mind in Buddhist Psychology. Emeryville: Dharma Pub., 1975.

Huntington, C.W. The Emptiness of Emptiness. Honolulu: University of Hawaii. 1989.

Jha, Subhadra. The Abhidharmakosa of Vasubandhu: with commentary. Patna: TSWS, 1983

Katsura Shoryu. “Dharmakirti’s Theory of Truth” in Journal of Indian Philosophy 12: 215-235

Lê MạnhThát. The Philosophy of Vasubandhu. Ph. D. thesis. University of Wisconsin-Madison. 1974.

MacLeod, D. N. G. A Study of Yogàcàra Thought : the Integral Philosophy of Buddhism. Ph.D. Dissertation, University of Dundee, 1978.

Nagao, G. M. Madhyamika and Yogacara. Trans. by L. S. Kawamura. Albany: State University of New York Press. 1991.

Paul, Diana Y. Philosophy of Mind in Sixth Century China. Ph.D. Dissertation. Stanford University, 1984.

Pradhan, Prahlad. Abhiharmakosabhàsyam of Vasubandhu; deciphered and edited by P. Pradhan. Rev. with introd. & indexes by Aruna Haldar. Patna: 1978.

Sharma, Ramesh Kumar. “Dharmakirti on the Existence of Other Minds” in Journal of Indian Philosophy 13: 55-71

Sutton, Florin G. Existence and Enlightenment in the Lankavatara- sutra; a Study in the Ontology & Epistemology of the Yogacara School. New York: State Univ. of New York Press, 1995. (SUNY Series in Buddhist Studies).

Tucci, Giuseppe. On Some Aspects of the Doctrine of Maitreyanàtha and Asanga. Roma: IIMEO, 1938

Verdu, Alfonso. The Philosophy of Buddhism: A “Totalistic” Synthesis. Boston: Martinus Nijhoff. 1981.

Willis, Janice D. On Knowing Reality. Tr. with introd., commentary and notes. New York: Columbia University Press, 1979.

Wood, Thomas A. Mind-Only: A Philosophical and Doctrinal Analysis of the Vijnànavàda. Honolulu: University of Hawaii Press, 1991. (Society for Asian and Comparative Philosophy, Monograph no. 9).

Chú thích:

[1] Đây là Du Già tông, một tên khác của Duy Thức tông. Không nên nhầm lẫn với phương pháp tu tập Du Già của Ấn Độ giáo.

[2] Theo Lê Mạnh Thát, The Philosophy of Vasubandhu, Ph.D. dissertation . University of Wisconsin – Madison, 1974, p.71.

[3] Cognition-Only, Mind-Only

[4] Do Chân Đế (thế kỷ VI) dịch và sau, Huyền Tráng trùng dịch, từ Phạn bản Vimsatikà và Trimsikà, Đ.T.1586, 1587, 1588, 1589

[5] Đ.T.1617

[6] Asanga, Bodhisattvabhùmi. Ed. by H. Ui. Tokyo: Suzuki Gakuju Saipan, 1961; Asanga, Abhidharma-samuccaya. Ed. by Pralhad Pradhan. Santiniketan: Visvabharati, 1950; Asanga. Yogàcàrabhùmi. Ed. by Bhattacharya. Calcutta: Calcutta University Press, 1957.

[7] Cũng có truyền thuyết cho rằng đó là Di Lặc Phật hay Di Lặc Bồ tát (Maitreyabuddha, Maitreyabodhisattva) hóa thân, do trùng tên Maitreya. Luận sư Di Lặc là một nhân vật lịch sử, sống khoảng thế kỷ IV sdl và được cho là tác giả của 5 bộ luận, trong đó có Abhisamayàlamkàra, Hiện chứng trang nghiêm, diễn tả 9 bậc thiền (anupurvasamapatti), đạt đến trạng thái phi tưởng phi phi tưởng xứ (naivasa mjnnanàsamjnànayatana).

[8] Sangharakshita. A Survey of Buddhism; its Doctrin andMethods through the Ages. London: Tharpa, 1957, tr. 392-395, viết theo Giuseppe Tucci. On Some Aspects of the Docrin of Maitreyanàtha and Asanga. Rome: IIMEO, 1938.

[9] Còn gọi là Trung biên phân biệt luận, Đ.T.1959; được Thế Thân chú giải gọi là Madhyànta-vibhàga-kàrika-tìka, Đ.T.1960.

[10] Có ý kiến cho rằng quyển này là để bài bác triết thuyết Trung quán của Long thọ. Xem Shangarakshita. A Surveyof Buddhism, tr. 395.

[11] Không phải là ngẫu nhiên mà Ian Charles Harris khi viết The Continuity of Madhyamaka and Yogacara trong Indian Mahayana Buddhism (Brill’s Indological Library, Vol. 6), cũng chủ trương theo An Huệ, làm đề tài cho các nghiên cứu khác.

[12] Thành Duy thức luận đã được Wei Tat dịch sang Anh văn năm 1973.

[13] Budden Gyoshi, Buddhism inVietnam, Ph.D. thesis. Columbia Pacific University, 1991, tr. 78, viết theo Phật quốc ký của Nghĩa Tịnh: “Đại thừa Đăng, được Phật giáo Ấn Độ biết đến qua tên Mahayanapradìpa, người Ái châu, thuộc Trung bộ Việt Nam […]. Ông du hành sang Phật quốc […], giỏi tiếng Phạn, dã giảng Duyên sinh luận (Yuan sheng lun, Nirdanasastra) và một số kinh luận khác cho Tăng đoàn tại đây. Đã từng giúp Nghĩa Tịnh những buỗi đầu khi nhà du hành lừng danh này mới đến Ấn Độ. Sau, ông sang Trung Hoa”, có lẽ theo lời mời của Huyền Tráng, ngụ tại Từ AÂn tự (Tz’u-yin temple), để cùng với Khuy Cơ phụ tá Huyền Tráng trong công tác dịch thuật. Các bộ sử Trung Hoa chép tên ngài là Đại Thừa Quang. Học giả Lê Mạnh Thát đã chứng minh Đại Thừa Quang chính là Đại Thừa Đăng của Việt Nam.

[14] Vijnanaptimatratasiddhi do Louis de la Vallée-Poussin tập thành năm 1925, Paris.

[15] Lê Mạnh Thát trong Philosophy of Vasubandhu, tr. 12, note 22, dẫn chứng một thí dụ của Thế Thân trong Nhị thập tụng, chú giải 3a-4a.

[16] Napi te samhata visayibhavanti, yasmat paramanurekam dravyam na sidhyati. Nhị thập tụng chú giải, tr. 7.

[17] Lê Mạnh Thát, The Philosophy of Vasubandhu, tr. 236-237, dẫn chứng theo Nhị thập tụng, 12a-d & 13a-d.

[18] Xem mục Sách Phật. The Authority of Experience: Essays on Buddhism and Psychology. Edited by John Pickering. London: Curzon Press, 1997.ϸ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *