Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

61- Ông Nguyễn Quốc Trang, hỏi 16 câu

Ông Nguyễn Quốc Trang, sanh năm 1948, tại Hà Nam, cư ngụ nhà số 47H/2, đường Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh, hỏi 16 câu:
1- Tam minh – Lục thông – Ngũ nhãn mà Đức Phật đã tu được?
2- Phóng sanh – Sát sanh? Vi trùng cũng có cơ thể và sự sống?
3- Phật giáo Tây Tạng chủ trương tu gì, tu Pháp môn nào của Đạo Phật?
4- Bên ngoài Phật trùm khắp là gì? Bên ngoài Càn khôn Vũ Trụ là gì?
5- Dựa vào tiêu chuẩn nào nói: Tiêu, tỏi, ớt là âm? Đông y bảo là dương?
6- Càn khôn Vũ Trụ do đâu mà có? Nguyên nhân đầu tiên? Lỗ đen đầu tiên là lỗ đen nào?
7- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tốt đời đẹp Đạo”. Quan điểm Đạo Phật ra sao?
8- Giải thích: Thiền – Định – Tuệ? Thiên hà?
9- Đức Phật nói: Người thành Phật dù uống thuốc độc cũng không sao, tại sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma chết vì thuốc độc?
10- Hiện tượng: Rắn, hay con gì đó trả thù như thế nào?
11- Có người đã chết hay về báo mộng, vong nhập, quấy rối hay làm người khác bệnh là như thế nào?
12- Xin giải rõ: Ban điều hành Nhân – Quả. Người đầu thai trở lại còn nhớ đời trước của mình?
13- Thiên tai như: sấm sét, mưa đá, bão, lụt, sóng thần, nước biển dâng, dịch bệnh… Ban Nhân – Quả nào phán xét? Ai chịu trách nhiệm?
14- Ở Camphuchia: Cầu có trọng tải 30 tấn, người lên cầu 40 tấn, bị sập, vậy ai phán xét?
15- Nếu tự tử chết là có tội, những người tự nguyện: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện hay em Lê Văn Tám, thì tội như thế nào?
16- Mỗi vị Phật có Thần Kim Cang bảo vệ. Vị này sẵn sàng đánh trả lời khen chê hay xúc phạm một vị Phật. Vậy, khi vị Thần này chết có bị phán xét tội không?

ĐÁP:
16 câu hỏi của Phật gia đã vượt ngoài phạm vị Thiền Tông học đến 8 câu, còn lại 8 câu hoàn toàn có nêu đầy đủ trong 9 cuốn sách mà soạn giả Nguyễn Nhân đã xin xuất bản. Như vậy,16 câu hỏi của Phật gia xem như không hợp lệ. Tuy nhiên, để giữ lời hứa là giải đáp tất cả những câu hỏi gởi đến Chùa. Ban quản trị Chùa Thiền Tông tân diệu Chúng tôi xin đáp đầy đủ 16 câu hỏi của ông như sau

Câu 1:
– Tam mình là ba cái sáng suốt như:
1- Thiên nhãn minh.
2- Túc mạng minh.
3- Lậu tận minh.

Giải thích:
1- Thiên nhãn minh : Nhìn thấy rõ ràng trong 1 Tam Giới có 45 hành tinh và có Hằng hà sa số hành tinh “vật tư”, tức không có sự sống ở trong hành tinh đó.
2- Túc mạng minh: Thấy đầy đủ dù là nhỏ như vi trần, hiện nay gọi là nguyên tử hay điện tử, còn lớn nhất là có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại, 11 hành tinh Cõi Trời Dục Giới, 11 hành tinh Cõi Trời Hữu Sắc, 6 hành tinh Tịnh Độ và 11 hành tinh Cõi Trời Vô Sắc.
3- Lậu tận minh: Biết rõ ràng sự sống và Luân hồi trong cá thể một dù là một vi trần, hoặc các loài động vật hay thực vật. Biết thật rõ ràng sanh ra và diệt đi từng loài trong một Tam Giới này.

– Lục thông là 6 cái thông suốt: Mắt – Tai – Mũi – Miệng -Ý – Thân.
1- Mắt: Nhìn không bị ngăn cách.
2- Tai: Nghe thông suốt.
3- Mũi: Ngửi mùi, rõ thông được mùi thơm hay hôi đến chỗ tột cùng.
4- Miệng: Miệng lưỡi nếm được mùi vị tuyệt diệu.
5- Ý: Hiểu biết tận cùng chân thật nơi Thế Giới này.
6- Thân: Xúc chạm biết được tận cùng: Trơn, nhám, cứng, mềm…

Ngũ nhãn của Đức Phật gồm:
1- Phật nhãn: Thấy và biết từ vật nhỏ nhất là vi trùng, còn lớn nhất là khắp trong Càn khôn Vũ Trụ.
2- Huệ nhãn: Thấy và biết được tất cả các loài dù hữu hình hay vô hình.
3- Pháp nhãn: Thấy và biết được Luân hồi, sinh diệt, thời gian sinh tồn của vạn vật và muôn loài, v.v… ở Địa Cầu này hay 1 Tam Giới này, hoặc Hằng hà sa số Tam Giới khác, cũng như khắp trong Càn khôn Vũ Trụ.
4- Thiên nhãn: Thấy và biết rõ ràng 33 hành tinh Cõi Trời và 6 nước Tịnh Độ, trong 1 Tam Giới.
5- Nhục nhãn: Tức mắt duyên hợp bằng tứ đại của con người mà ai ai cũng có.

Câu 2:
Phóng sanh – Sát sanh – Sự sống 1 cá thể nhỏ như vi trùng:
1- Phóng sanh: Như đem loài chim hay cá thả cho trở về cuộc sống của loài đó. Phóng sanh này có 2 phần Phước và tội:
– Được Phước 1 phần: Nếu loài đó sống hết tuổi thọ của nó.

– Bị họa có đến 3 phần:
1- Tại mình phóng sanh, nên mới có người đi làm cái nghề bắt, tức mình tạo nghiệp cho họ. Mình phái chịu 1 phần trách nhiệm.
2- Tại mình phóng sanh, nên mới có người chặn bắt tức mình tạo nghiệp cho họ. Do đó, mình cũng bị tội.
3- Khi loài chim hay cá đó bị giam cầm, nó bị bệnh hay chết, thì mình mang tội đồng lõa.
Nếu, không có người cố tình phóng sanh, thì không ai tìm bắt các loài mình thả cả. Tuy nhiên, mình muốn phóng sanh mà có Phước, thì khi thấy loài nào bị vướng bẫy, tìm cách gở và thả ra, đây là thiết thực và có Phước đức nhiều nhất.

Câu 3: Phật giáo Tây Tạng, quý Ngài tu theo Pháp môn “Mật Chú Tông” của Đức Phật dạy cho những vị tu theo Đạo Phật mà muốn có Thần thông.

Câu 4: Bên ngoài Phật trùm khắp còn gì nữa. Câu này Phật gia chưa hiểu kỹ lời của Đức Phật. Đạo Phật đi dạy: Càn khôn Vũ Trụ này không biên giới đã không có biên giới thì làm gì có bên ngoài.

Câu 5: Tiêu, hành, tỏi, ớt, là các loại rất cay và nồng. Các loại này bên Đông y xếp vào “Dương” là để trị bệnh cho người bị bệnh “Âm”, tức bị “Hàn”, hay gọi là bị “Lạnh”.
– Còn bên các Nhà thực dưỡng học, họ có lý giải về Tiêu, hành, tỏi, ớt là “Dương”, họ lý giải như sau:
– Vì các loại này, nếu thường xuyên sử dụng, mà sử dụng nhiều, thì sẽ phá các tế bào của con người như sau:
– Nếu người bị cảm lạnh, tức bị bệnh “Phong hàn”, tức gió lạnh nhập vào cơ thể. Các vị Đông y đưa vào cơ thể người bị bệnh Phong hàn những chất nóng, để cho cơ thể người bị bệnh quân bình lại, nên họ cho: Tiêu, hành, tỏi ớt là “Dương”.

– Còn Nhà dưỡng sinh họ cho: Tiêu, hành, tỏi, ớt lại là “Âm” có nguyên do như sau:
– Các loại trên nếu lạm dụng, nó sẽ giết chết người qua các bệnh như: Tê liệt thần kinh. Lỡ loét bao tử, các tế bào bị sưng nhiễm các thứ nói trên. Vì vậy, họ xếp các loại trên là “Âm”; Âm này là chết người đó. Bởi vậy, ngành Tây y có đưa biểu tượng “Con rắn và chén thuốc độc”. “Tuy nọc rắn là “Thần dược”, nhưng các vị thày thuốc hay người sử dụng hãy thận trọng. Tuy là thần dược, nhưng cũng là thuốc độc giết người đó.

Còn các vị tu sỹ theo Đạo Phật có giải thích như sau:
1- Tiêu, hành, tỏi, ớt rất cay và nồng, nên phá đi cái “Thanh Tịnh” mà họ dụng công tu hành thành tựu được.
2- Những cây này nằm trong tốp “Ngũ vị hương mọc lên từ chỗ quý Thầy ói ra, do ăn bánh bao làm bằng thịt chó của bà Thanh Đề, là mẹ của Ngài Mục Kiền Liên đem dâng cúng cho quý Thầy ăn. Vì: Tiêu, hành, tỏi, ớt và hẹ, nằm trong tốp này, nên người ăn chay theo Đạo Phật họ cử, và họ cũng xếp các loại trên là “Cực Âm”.

Câu 6: Càn khôn… Đầu tiên… Lỗ đen…
**Càn khôn Vũ Trụ: Nó là tự nhiên có như vậy, nên Đức Phật dạy là không thỉ cũng không chung. Tức không có khởi đầu và cũng không có kết thúc, mà nó phải đi theo Quy luật “Luân hồi” của nó. Đem 2 ví dụ sau đây sẽ biết rõ về câu hỏi này:
1- Như cây xoài, nó có được, là nhờ có đất, nước, gió, nhiệt độ, nên mới có cây xoài hay trái xoài. Mà cây xoài hay trái xoài ở Thế Giới này, nó phải sống theo Quy luật luân chuyển của sức hút Điện từ Âm – Dương. Cứ vậy mà luân chuyển hoài. Vì không có đầu và đuôi này, nên có vị bảo là do “Ông Thượng Đế” sanh ra cái ban đầu. Tại sao vị này nói vậy? Vì để cho người hỏi không còn hỏi nữa. Vị này bảo: “Các ông đừng tìm hiểu chi cho mệt! Ở Thế Giới này, các ông sống thuận với “Nhân – Quả” là an vui rồi. Sau này, chữ Nhân – Quả họ thay vào là “Ông Ngọc Hoàng hay Thượng Đế”, để cho loài người dễ hiểu.
2- Đầu tiên: Nói về đầu tiên thì Thế Giới này và vạn vât, thì không có đầu tiên. Mà tất cả phải theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Nói rõ về Trái Đất mà chúng ta đang sống. Nó đã hình “Thành” cách đây gần 10 tỷ năm. Nó đã đi qua gần hết chu kỳ “Trụ” rồi, sắp đến chu kỳ “Hoại” và “Diệt”! Sau khi diệt, nó tan rã ra thành bụi “Không gian”. Vì vậy, vùng không gian mà Trái Đất này quay vòng, không còn Trái Đất ngự nữa. Mấy tỷ năm sau, tại không gian này, một Trái Đất khác được hình “Thành” lại, rồi cũng theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt nữa. Vì vậy, trên Trái Đất này hay trong 1 Tam Giới, hoặc trong Càn khôn Vũ Trụ, không có vật gì ngoài định luật “Luân hồi” này cả.
3- Lỗ đen Vũ Trụ: Trong mỗi một Tam Giới, có một “Lỗ đen Vũ Trụ” do Điện từ Âm – Dương cuốn hút luân chuyển, để cuốn hút tứ đại tạo thành ra hành tinh mới. Khi hành tinh đã hình thành xong, nó tự động được hút đến nơi khoảng trống mà hành tinh trước đó đã bị tan rã.
Trong một Tam Giới thì có một Lỗ đen Vũ Trụ, nên trong Càn không Vũ Trụ không thể đếm hết Lỗ đen Vũ Trụ được. Vì vậy, Lỗ đen Vũ Trụ không có cái nào là ban đầu cả.

Câu 7: “Tốt đời đẹp Đạo” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói xuất phát từ câu chuyện như sau:
Ai cũng biết trong quốc gia Việt Nam có nhiều Đạo; nhưng Đạo nào cũng cho Đạo mình tu là đúng cả. Nên Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
– Là người Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam. Trước nhất phải là một công dân tốt, thì người đó đã sống tốt với đời.
– Còn bất cứ Tôn giáo nào cũng vậy, vị Giáo chủ đó, vị nào cũng dạy tín đồ của mình: Trước tiên, phải kính Giáo chủ. Còn đồng Đạo với nhau hay Đạo bạn, hoặc người không theo Đạo nào, mình lúc nào cũng phải hòa nhã với mọi người, thì người ngoài nhìn vào người có Đạo họ nói: Người có Đạo họ cư xử rất đẹp, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh thường hay nói với người có Đạo như sau:
– Ông/Bà muốn cho người ngoài nhìn vào Đạo mình họ có thiện cảm. Thì trước tiên, Ông/Bà phải chăm lo cho Tổ quốc mình, dân tộc mình cho tốt, còn Đạo mình theo, phải sống đúng với lời của vị Giáo chủ dạy, thì Ông/Bà mới là con người “sống tốt đời đẹp Đạo”.

Câu 8: Thiền – Định – Tuệ – Thiên hà.
1- Thiền: Ngồi dụng công kềm cho tâm lăng xăng của mình không suy nghĩ.
2- Định: Ngồi dụng công kềm cho tâm mình đứng yên một chỗ.
3- Tuệ: Học hỏi nhiều để biết nhiều hơn người khác.
4- Thiên hà: Sông trên trời. Sông trên trời là sông nào? Là những dải ngôi sao lấp lánh như có nước, nên người sống ở Địa Cầu này gọi là “Ngân hà”.

Câu 9: Người thành Phật uống thuốc độc không chết:
– Một người mà đã “thành Phật” rồi, họ uống thuốc độc không chết được. Vì sao vậy? Vì Phước đức của họ là vô lượng, nên họ chuốc Phước vào ly hay chén thuốc độc đó, thuốc độc đó tự tan hết, nên họ uống không sao.
Xin đưa ra ví dụ như sau: Như ở Thế Giới này, người ta đưa cho người nghèo uống thuốc độc, người này uống chắc chắn bị chết!
Còn cũng chén thuốc độc đó, nếu đưa cho một vị thật giàu có uống thì không sao?
Vì sao vậy?
– Vì người giàu có này, họ biết thuật sống nơi Thế Giới này.
Thuật sống ấy như thế nào?
Ông ta là một người giàu có, ông ta chỉ cần đưa cho người đưa cho ông ta chén thuốc độc 10 lượng vàng, thì chén thuốc độc đó chuyển thành chén nước cam lồ dễ như chơi, thì làm sao ông ta chết được.

Còn người đã thành Phật thì khác.
Vì sao khác?
– Vì một vị Phật, là đã có vô lượng Công đức, còn Phước đức là chuyện nhỏ. Nên vị Phật biến chén thuốc độc dễ như chơi.
Còn Tổ Bồ Đề uống ly nước cam mà bị chết, là vì Tổ sơ ý, nên bị chết theo Qui luật Vật lý!

Ông phải hiểu người tu theo Đạo Phật có 2 phần:
Người mang thân tứ đại là phải sống theo Qui luật Vật lý. Vì vậy, Đức Phật bị kiếm rơi trúng bàn chân Ngài cũng bị chảy máu vậy.

Câu 10: Rắn trả thù người, người đó phải làm như sau:
– Người đó phải có lòng cương quyết trả thù.
Để chi vậy?
– Để tạo ra ý chí căm hờn lên tột độ. Nhờ vậy, “làn sóng căm hờn” này được thiết lập. Nhờ có làn điện nàỵ, “mượn xác” những con thú có nọc độc rất dễ dàng, như rắn có nọc độc nên giết người mà mình thù rất dễ dàng.

Câu 11: – Người chết về báo mộng: Người này nghiệp phải còn ở trong dòng tộc, tức không tạo Phước đức để lên các Cõi Trời hay tạo Ấc đức để xuống các tầng thấp. Người nàỵ phải ở trong trường hợp là bị chết mà chưa hết thọ ở Thế Giới này.
– Nhập Vong: Người này cũng còn bị Luân hồi trong dòng tộc, mà thích “Nhập Vong”, để cho người thân của mình “làm thầy kiếm tiền”, nhưng không xảy ra lâu được, mà chỉ thời gian ngắn thôi, nếu qua 49 ngày mà Vong còn nhập là giả.

Câu 12: Người chết mà muốn nhớ lại đời trước, người này phải có ý chí như sau: Khi “Trung Ấm Thân” nhập vào thai, người này cố gắng là đừng có ngủ, nếu cố gắng được nhiều thì khi mẹ sanh ra sẽ nhớ lại đời trước rõ ràng hơn. Nhưng người này không sống lâu được. Vì sao vậy? Vì người này muốn phá vỡ Qui luật “Nhân – Quả Luân hồi”.

Câu 13: Thiên tai – sấm sét – Bão lụt – Bệnh dịch, v.v… đây là biến chuyển của Vật lý do Điện từ Âm – Dương nơi Thế Giới này, chớ không có ai điều hành, nên không có người chịu trách nhiệm. Mà chịu trách nhiệm chính là do con người tạo ra. Ví dụ như: Trên núi đang có nhiều cây, khi mưa xuống, rễ cây hút nước, làm cho không chảy mạnh xuống phía dưới thấp, nếu con người phá bỏ hết, mưa xuống bao nhiêu, thì nước tự nhiên phải chảy xuống dưới thấp hết, thì tự nhiên phải cuốn trôi những gì ở phía dưới. Hoặc con người làm ô nhiễm môi trường, thì bệnh tật sẽ phát sanh. Đây là Qui luật “Cộng nghiệp xấu” của con người tạo ra.

Câu 14: Ở Campuchia, cầu có trọng tải 30 tấn, mà có đến 40 tấn người trên đó, đương nhiên nó phải sập, đây là Quy luật Vật lý.

Câu 15: Người chết: Chết mà tự tử, tâm Vật lý người đó bị Điện từ Âm – Dương rối loạn. Vì sao vậy? Vì họ sử dụng cái Tưởng của Tánh Người quá mức, nên dòng Điện từ Âm – Dương đang quét để bảo quản tâm của người đó, nó bị rối loạn, nên tâm người này không còn sáng suốt nên tự tử. Còn người chết vì mục đích cao cả để quốc gia mình trường tồn. Những người này, tâm họ còn sáng suốt, nên khi họ chết được tặng là Anh Hùng Dân Tộc.

Câu 16: Mỗi vị Phật đều có vị Thần Kim Cang bảo vệ, nếu ai xúc phạm đến vị Phật thì vị Thần Kim Cang có nhiệm vụ là đánh trả cái xúc phạm người này trở lại cho người đó, cái đánh trả này là nhiệm vụ làm của một vị Thần bảo vệ Phật, nên không có tội gì cả, mà còn được Công đức nữa.

Giống như ở Thế Giới này: Một người có nhiệm vụ bảo vệ một vị Chủ tịch nước, Tổng thống, Vua hay Quốc Trưởng, nếu có ai xúc phạm, thì người này được quyền bắn bị thương hay có chết người đó, đã không mang tội giết người, mà còn được khen thưởng là có công bảo vệ những vị lãnh Đạo quốc gia mà người ta thường gọi là “Bảo vệ yếu nhân” nữa.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *