Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục:

VỊ THỨ 28

Ông Lê Long Thành, sanh 1951, tại quận Một, Tp. Hồ Chí Minh, cư ngụ tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận Một, Tp. Hồ Chí Minh, hỏi và nói như sau:
– Tôi theo thầy tôi tu học trên 10 năm, phụ giúp thầy tôi cất Chùa to Phật lớn, tình cờ tôi được người bạn tặng mấy quyển sách của tác giả Nguyễn Nhân viết do Thầy giảng giải, tôi mới hiểu, trong 6 Pháp môn tu của Đức Phật dạy chỉ có tu theo Pháp môn Thiền Tông học mới Giác Ngộ và Giải Thoát được. Vậy xin hỏi Trưởng Ban 2 ý như sau:
1. Trong các kinh Đức Phật dạy, tuy có nhiều đoạn Như Lai dạy ẩn ý và cũng có vài đoạn Như Lai dạy rất rõ ràng?
2. Khi đọc sách do Thầy giảng giải, tôi đã “lãnh hội” được lời của Đức Phật dạy, nên có trình thưa hỏi thầy của chứng tôi như sau:
– Kính thưa Thầy, chúng con muốn tu để được Giác Ngộ và Giải Thoát, phải tu theo kinh nào của Đức Phật dạy?
Thầy chúng tôi trả lời:
– Các con phải tu theo kinh Pháp Hoa hoặc Kim Cang.
Chúng tôi hỏi thêm:
– Kính thưa Thầy, vậy tu theo kinh Pháp Hoa là tu làm sao?
Thầy chúng tôi dạy:
– Là phải “trì kinh Pháp Hoa” đến khi nào nhìn thấy Đức Phật Thích Ca hiện ra trong tâm mình là thành công.
Nghe Thầy chúng tôi giải thích như vậy là không đúng với lời Đức Phật dạy Pháp môn tu Giải Thoát mà Trưởng Ban đã giảng giải trong sách do tác giải Nguyễn Nhân viết ra. Vậy để giúp chúng tôi được rõ việc cất Chùa làm sao đúng lời Đức Phật dạy?

Trưởng Ban trả lời:
– Phần này nếu nói đúng thì phật lòng nhiều người, nhưng vì để đạo của Như Lai dạy nơi Thế Giới này được những nhà trí thức hay những nhà khoa học họ có cái nhìn không khinh chê, nên chúng tôi trình nguyên văn đoạn này mà Tổ Bá Trượng ở nước Trung Quốc đã dạy các môn đồ của Ngài những vị tu theo đạo Phật bị 12 phần như sau:
1. Người tu theo đạo Phật, nghe nhiều người nói cất Chùa cho có phước, bỏ ra số tiền lớn để xây Chùa. Mục đích các vị này là muôn đời này và nhiều đời về sau được mãi mãi giàu sang là rất đúng với Nhân Quả.
2. Người tu theo đạo Phật, nghe nhiều vị thầy dạy bỏ tiền ra để xây Chùa kiếp sau sẽ được sanh lên cõi Trời để hưởng phước sung sướng là rất đúng với Nhân Quả.
3. Người tu theo đạo Phật, “núp bóng Phật” để không phải đi lao động mệt nhọc mà cũng có người đưa tiền cho xài là rất đúng với Nhân Quả.
4. Người tu theo đạo Phật, nhờ hình, tượng của Đức Phật để làm bình phong bày ra nhiều thứ cúng để người không biết đến nhờ họ, họ được hưởng phần tiền và vât chất là rất đúng với Nhân Quả.
5. Người tu theo đạo Phật, học thuộc vài bài kinh tụng nhờ những bài kinh này mà an nhàn sống trong Chùa là rất đúng với Nhân Quả.
6. Người tu theo đạo Phật, biết coi xăm, đoán quẻ, coi ngày coi giờ để kiếm tiền của những người mê tín dị đoan là rất đúng với Nhân Quả.
7. Người tu theo đạo Phật, học biết Pháp môn tu Quán, Tưởng, Cầu mong, nên dạy cho nhiều người cùng biết để thành tựu trong Luân hồi là rất đúng với Nhân Quả.
8. Người tu theo đạo Phật, học biết Pháp môn lý luận, nên dạy cho nhiều người cùng biết là rất đúng với Nhân Quả.
9. Người tu theo đạo Phật, học biết Pháp môn ngồi Thiền: Nghi, Tìm hay Kiếm, dạy cho nhiều người cùng biết là đúng với Nhân Quả.
10. Người tu theo đạo Phật, học biết Pháp môn niệm Phật, dạy cho nhiều người cùng biết là đúng với Nhân Quả.
11. Người tu theo đạo Phật, học biết Pháp môn niệm Chú, dạy cho nhiều người cùng biết là đúng với Nhân Quả.
12. Người tu theo đạo Phật, biết Pháp môn tu Giác Ngộ, Giải Thoát, dạy cho nhiều người cùng biết, là đúng với mục đích của Đức Phật dạy nơi Thế Giới này.
Trên đây là 12 căn bản của người tu hiện nay.

Ông Lê Long Thành hỏi Trưởng Ban:
– Như vậy, chúng tôi làm sao biết Chùa nào tu theo Pháp môn nào?

Trưởng Ban trả lời:
– Đức Phật dạy có ghi trong Huyền ký: Tất cả những Chùa khi lập ra, vị quản trị Chùa đó phải ghi rõ ràng Pháp môn của Chùa mình tu, ghi nơi bảng hiệu của Chùa, tuyệt đối không được để trống, hoặc không ghi Pháp môn mình tu, nếu các ông không ghi Pháp môn mình tu, đồng nghĩa các ông lập lờ để lừa người!

Ông Lê Long Thành hỏi tiếp:
– Tu theo Thiền Tông đạo Phật tại sao Thanh Tịnh mà được Giải Thoát?

Trưởng Ban trả lời:
– Tuy ông hỏi ngắn như vậy, nhưng khó trả lời vô cùng, phần này chúng tôi phải nêu 4 phần theo khoa học thì ông mới hiểu được.
Một: Thân xác con người cấu tạo bởi: Đất, nước, gió (điện từ Âm Dương), lửa (nhiệt độ).
Hai: Tinh thần cấu tạo bởi: Ý là chủ. Ý: Thấy, Nghe, Nói và Biết.
Ba: Hai phần trên không động được. Sở dĩ, con người động được là nhờ “Điện Từ Quang” Tự nhiên trong Vũ Trụ trùm khắp này. Vì vậy, khi Ý Thấy, Nghe hay Nói được trùm khắp là nhờ Điện Từ Quang này. Hiện giờ chúng ta đang sống với Tổng Nghiệp trong Vật lý, Tổng Nghiệp này là do suy nghĩ và hành động của mỗi người chúng ta. Những thứ này là Nhân Quả do điện từ Âm Dương cuốn hút.

Ở trong “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”:
– Ý của chứng ta lúc nào cũng: Thấy, Nghe và Biết. Không bị lực cản của Vật lý nên các thứ này trùm khắp.

Ở trong Tam Giới:
– Do lực cản của Vật lý, nên Thấy, Nghe, Nói và Biết phải hạn hẹp theo trong mỗi con Người.
Bốn: Khi chúng ta biết 3 phần trên rồi, thì tu theo Thiền Thanh Tịnh, tức Thiền Tông mới đúng được:

A- Khi Tâm Vật lý Thanh Tịnh, không dụng công, thì những suy nghĩ trong Tâm Vật lý không khởi lên, tức không nhô ra những suy nghĩ. Vì vậy, những làn sóng điện từ Âm Dương đang quét qua cơ thể và tâm của ông, nó không có gì để kéo đi theo dòng Luân hồi.
Vì nguyên lý này, Đức Phật dạy người tu Thanh Tịnh Thiền phải để tâm Tự nhiên Thanh Tịnh là vậy. Người tu Thanh Tịnh Thiền tập cho Tâm Vật lý Thanh Tịnh thì chỉ mới bước vào được đầu đường Giải Thoát. Còn thật sự được Giải Thoát thì phải biết tạo ra Công đức.
Tạo ra Công đức như thế nào?

Đức Phật dạy:
1. Giúp cho nhiều người hiểu được Pháp môn Thanh Tịnh Thiền.
2. Giúp cho nhiều người đạt được “Bí mật Thiền Tông” hay được “Rơi vào “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”.
Người nào thực hiện được phần thứ hai này, là tạo ra Công đức. Số Công đức này được lưu giữ trong vỏ bọc của Phật Tánh, khi được nhiều, cái vỏ bọc của Tánh Người tự động mở ra thì vỏ bọc Phật Tánh Tự nhiên được tự tại, tức muốn ở trong Tánh Người hay thoát ra ngoài để trở về “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” cũng được. Đây là chỗ tuyệt mật của Đức Phật dạy, nên các Tổ gọi là không thể nghĩ bàn là chỗ này.

Ông Lê Long Thành lại hỏi tiếp:
– Kính thưa Trưởng Ban, tôi có nghe vị thầy có tiếng giảng về lời của Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử dạy tu Thiền như sau:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

Không biết lời giảng của vị thầy ấy có đúng với ý của Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử dạy không?

Trưởng Ban trả lời:
– Vị thầy nào giảng Sơ Tổ dạy như nói trên, là vị thầy ấy không biết Pháp môn Thiền Tông học của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy.
Vì sao vậy?
Vì vị nào đứng ra dịch kinh hay sách dạy về Pháp môn Thiền Tông học này, vị ấy phải ở 1 trong 3 tầng bậc như dưới đây thì mới giảng hay dịch kinh hay sách mới đúng được:
1. Phải Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, tức hiểu khái niệm của Pháp môn tu này.
2. Đạt được “Bí mật Thiền Tông”, tức giải mã được tất cả các Pháp môn tu Thiền của Đức Phật dạy, dù ẩn ý hay không ẩn ý, kể cả các Pháp môn tu của những đạo khác.
3. Được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, tức được về đến quê xưa của mình.

Còn vị nào giảng như nói trên, vị ấy nghe người khác nói gì lập lại như vậy mà thôi. Câu này, Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử dạy như sau:

Thiền Tông Thanh Tịnh mà tùy viên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu “Thôi” Tìm, Kiếm
Tâm không khởi vọng, chớ tu Thiền.

Bốn câu trên chỉ có 28 chữ, mà vị thầy ấy đã dạy sai đến 10 chữ.
Vì sao vậy?
Vì có 2 lý do như sau:
1. Nếu vị thầy ấy nói chữ Thiền Tông, hay nói chữ Thanh Tịnh. Rủi người nghe họ hỏi: “Tu Thiền Tông là tu làm sao, hay tu Thanh Tịnh, là tu như thế nào”, thì vị thầy ấy làm sao biết mà trả lời cho người hỏi được. Do vậy, vị thầy ấy đành phải tưởng tượng theo sự hiểu biết của mình mà giảng dạy cho người khác nghe là vậy.
2. Nếu vị thầy ấy biết, cũng không dám giảng dạy Pháp môn Thiền Tông này.
Vì sao?

Chúng tôi chỉ nói 2 câu như dưới đây, Tự nhiên quý vị hiểu liền:
– Thiền Tông là “Nhất tự Thiền”
– “Buông, Dừng, Thôi, Dứt” hết liền tử sanh.
Tức tu Thiền Tông chỉ tu có một chữ.

Một chữ ấy là gì?
Là “Buông” hoặc “Dừng” hay “Thôi”. Nếu vị nào “dám” tu Thiền Tông, thì phải lìa bỏ tất cả: Danh, Lợi, Địa vị và nhiều thứ khác. Nhưng hầu hết những vị thầy tu hiện nay đều dính cứng vào các thứ trên thì làm sao dám tu Thiền Tông? Còn về phần tu Thanh Tịnh quá ư là cao sâu có ai biết mà tu?
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều thầy nói mình dạy tu Thiền Tông. Những vị thầy nói vậy, để dụ nhiều người đến nghe để cúng tiền cho họ. Chúng tôi đã chứng kiến việc này rõ ràng như sau:

Ở Đồng Nai, có vị thầy nói mình đang dạy Pháp môn tu Thiền Tông. Nhưng bất cứ ai đến hỏi Pháp môn tu này, đầu tiên là phải bỏ tiền vào bao thơ thì vị thầy này mới tiếp…

Nghe đến đây, ông Lê Long Thành trình với Trưởng Ban về sự hiểu của mình như sau:
– Nhờ Trưởng Ban giải bày rành mạch, nên tôi thấu hiểu tu Thanh Tịnh Thiền để không bị trầm luân.

Trưởng Ban hỏi ông Lê Long Thành:
– Đâu, ông trình bày chỗ nhận ra như thế nào, nếu đúng, chúng tôi sẽ cấp cho ông giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
Ông Lê Long Thành trình bày chỗ nhận ra Pháp môn tu Thanh Tịnh Thiền như sau:
– Nếu tôi khởi niệm: Tức cái suy nghĩ của tôi, nó bị vòng quay cuồng của điện từ Âm Dương đang bảo quản thân Tứ Đại của tôi. Làn sóng điện từ này vướng vào cái suy nghĩ của tôi, nó kéo cái suy nghĩ của tôi đi, nên cái suy nghĩ của tôi phải chạy đến chỗ mình suy nghĩ, tức bị Luân hồi.
– Còn tôi Thanh Tịnh: Tức không khởi niệm, làn sóng điện từ Âm Dương cũng vẫn quay cuồng, nhưng không có gì để nó kéo đi. Nhờ vậy, mà tôi không bị Luân hồi.
Nếu tôi tập được thuần thục như vậy, Tự nhiên tôi không bị đi trong Luân hồi, nói theo trong nhân gian, gọi là Giải Thoát.

Trưởng Ban xác nhận:
– Ông đã hiểu và biết như vậy, ông được cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”; cố gắng đạt cao hơn sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông” và được truyền Thiền Tông, khi ông được truyền “Bí mật Thiền Tông” rồi, được cung cấp những lời dạy tuyệt cao mà Như Lai truyền cho các vị Tổ sư Thiền.

Ông Lê Long Thành hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng Ban, liền đó ông được cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.

Ông Lê Long Thành lại hỏi Trưởng Ban thêm 2 câu nữa:
1. Hiện nay, chúng tôi không thấy có Chùa nào ghi đúng như lời của Đức Phật dạy, vậy làm sao chúng tôi biết Chùa nào tu theo Pháp môn nào?
2. Tôi nghe có thầy giảng nghiệp là do thói quen, có đúng như vậy không?

Trưởng Ban trả lời:
Câu 1: Phần này, ông nên hỏi trực tiếp vị Quản trị Chùa mà ông đến, hoặc vị Viện chủ Chùa nào đó, chớ chúng tôi không dám góp ý câu này.
Câu 2: Vị thầy nào giảng nghiệp là do thói quen là không phải, nghiệp là tổng thể cuộc đời của một con người. Còn thói quen của một con người gọi là “nghề nghiệp” thôi. Còn người nào nghiện rượu hay thuốc, gọi là “biệt nghiệp”. Còn nghiệp của một con người có 2 phần căn bản như sau:
1. Suy nghĩ của mình.
2. Hành động của mình.

Vì vậy, Đức Phật có dạy:
1. Suy nghĩ của mình hiện tại, là do Tổng Nghiệp của các đời trước của mình tích tụ lại, nên hôm nay mới suy nghĩ như vậy.
2. Hành động của mình hiện tại, là do Tổng Nghiệp của các đời trước của mình tích tụ lại, nên hôm nay mới hành động như vậy.

Ông Lê Long Thành lại hỏi thêm:
– Xin Trưởng Ban giải thích cho chúng tôi biết Chùa và Thiền viện là một hay khác nhau?

Trưởng Ban trả lời:
– Đức Phật dạy rõ nơi Huyền ký như sau:
Danh từ Chùa là bao hàm và rộng khắp, nên dung nạp được 6 Pháp môn tu mà Như Lai dạy nơi Thế Giới này.

Ông Lê Long Thành hỏi thêm 3 câu:
Câu 1: Xin Trưởng Ban nói cho chúng tôi biết về hình thể trong Tam Giới?
Câu 2: Trong Càn khôn Vũ Trụ có rất nhiều lỗ đen sanh ra hành tinh, vậy có hành tinh nào sanh ra loài Người và vạn vật không?
Câu 3: Điều hành Nhân Quả của loài Người nói riêng, còn nói chung là muôn loài, do ai điều khiển?

Trưởng Ban trả lời:
Câu 1: Đức Phật dạy, trong Càn khôn Vũ Trụ này quá ư là rộng lớn, không biên giới, Như Lai có dạy rõ như sau:
– Trong Tam Giới có: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
A- Dục giới: Cấu tạo bằng Tứ Đại. Trong Tứ Đại của loài nào, thì do Tánh của loài đó điểu khiển. Còn tồn tại của các loài là do điện từ Âm Dương chịu trách nhiệm kết dính và đẩy ra. Điện từ Âm Dương là loại điện từ di chuyển liên tục, nên nó phải đi theo chiều: Thành – Trụ – Hoạt – Diệt. Do đó, Tứ Đại của muôn loài cũng phải đi theo chiều này.
B- Sắc giới: Không có Tứ Đại, mà chỉ cấu tạo bằng cái dụng của điện từ Âm Dương. Hình tướng, phong cảnh, hay động vật ở cõi Sắc giới này cũng do Tánh và nghiệp của loài ở đó điều khiển, cũng đi theo Quy luật Luân hồi.
C- Vô sắc giới: Cũng không có Tứ Đại, mà hình tướng ở cõi này cấu tạo bằng điện từ Âm Dương Thanh Tịnh. Điều khiển hình tướng ở cõi Trời Thanh Tịnh này, do Tánh và nghiệp của loài Trời này điều khiển, cũng theo Quy luật Luân hồi.

Câu 2: Những lỗ đen trong Vũ Trụ là do ban bệ của trời Tứ Thiên Vương điều hành để sanh ra hành tinh Vật lý. Trong Càn khôn Vũ Trụ không có lỗ đen sanh ra loài Người; mà loài Người hay động vật nơi Thế Giới này sanh ra bởi “lỗ đen” của loài đó. Lỗ đen của các loài ở Thế Giới này gọi là “âm đạo”, tức đường tối đen.

Câu 3: Đức Phật dạy, điều hành Nhân Quả của loài Người hay của muôn loài là do “Ban điều hành Nhân Quả” điều hành như sau:
A- Ban này có nhiệm vụ sắp xếp từng vụ một. Khi có một người nào lìa bỏ xác thân Tứ Đại, chỉ còn là “Trung ấm thân”. Chính cái Trung ấm thân này nó mang khối nghiệp thiện hay ác hiện rõ ra. Khi người nào đó hay động vật nào đó lìa bỏ xác thân, thì Trung ấm thân của loài đó tự hiện ra một khối hình thể; khối hình thể này là do điện từ Âm Dương bao phủ lại, thành ra có một tần số chia ra 6 cõi:

Cõi 1: Thanh Tịnh, thanh cao, hợp với 33 cõi trời.
Cõi 2: Nóng giận, hợp với các cõi A Tu La.
Cõi 3: Hơn thua, phải trái, buồn thương, giận ghét, v.v… hợp với các loài Người.
Cõi 4: Ham ăn, mê ngủ, hợp với các loài Súc sanh.
Cõi 5: Tham lam, quậy phá, hợp với các loài Ngạ quỷ.
Cõi 6: Tối tăm, không biết gì, hợp với các loài ở Địa ngục.

Vừa bỏ xác thân, Trung ấm thân này hợp với cõi nào, liền được hút vào cõi đó, cũng được gọi là rơi vào cõi đó. Vào cõi nào đó rồi, tức khắc những vị có bổn phận điều hành Nhân Quả làm việc, bằng cách:
– Phân chia Trung ấm thân này vào cõi nào thích hợp, mà Nhân Quả của họ đã tạo ra từ đời trước và vô lượng kiếp trước.

Trưởng Ban ví dụ ở Thế Giới này như sau:
– Như người ở nước nào đó, được định cư ở nước tiếp theo. Trước tiên, được đưa đến nước tiếp nhận, người trong Ban tiếp nhận người nhập cư, có bổn phận lo chỗ ở và việc làm, còn việc người này giàu hay nghèo là do họ.
Vì sao do họ?
Vì họ muốn giàu thì tích lũy, muốn nghèo thì tiêu xài nhiều, v.v… Chớ những người trong Ban tiếp nhận không can thiệp vào việc này được.

Ông Lê Long Thành lại hỏi:
– Những vị tu hành cao nơi Thế Giới này có bị những người điều hành Nhân Quả can thiệp vào không?

Trưởng Ban trả lời:
– Nhân Quả Tự nhiên trong Vũ Trụ này không có ngoại lệ cho bất cứ ai cả. Bởi vậy, người Việt Nam chúng ta có câu: “Dương gian Âm phủ đồng nhất lý”.
Nhất lý ở chỗ nào?
– Ở chỗ, khi bị phạm Pháp, người có chức quyền hay người dân bình thường, ai cũng phải chịu chung khung hình phạt như nhau cả.

Trưởng Ban nói tiếp:
– Người tu cao mà không biết Giác Ngộ hay Giải Thoát là gì, mà đi nói cho người khác nghe, mục đích là dụ người để kiếm tiền. Đức Phật dạy, người này bị Nhân Quả rất nặng. Còn nặng nề hơn, không biết làm gì có Phước đức hay làm gì có Công đức, mà cứ bảo làm gì cũng có Công đức. Đây chính là cái họa của nhiều người dạy người khác vậy. Chính chỗ này mà vua Lương Võ Đế bị Tổ Bồ Đề Đạt Ma chê việc làm của nhà vua rất nhiều mà không có Công đức chút nào!

Trưởng Ban nói thêm:
– Người tu theo đạo Phật mà muốn kiếm cái ăn và cái mặc thì tu sao cũng được, đồng nghĩa không sợ Luân hồi. Còn người tu theo đạo Phật để muốn Giác Ngộ và Giải Thoát, hãy cố gắng tìm cho được một vị đạt được “Bí mật Thiền Tông”, thì vị này sẽ chỉ rõ cho mình.

Ông Lê Long Thành lại hỏi nữa:
– Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Đức Lục Tổ cổ dạy: “Các ông không chịu tìm Công đức để nuôi lớn “Pháp thân”, mà cứ lo tìm Phước đức; Phước đức của các ông dù có nhiều như núi, khi mất thân này, cũng không giúp cho các ông ra khỏi sanh tử Luân hồi được! ”
Câu dạy của Đức Lục Tổ Huệ Năng chúng tôi không hiểu rõ nghĩa, vậy Trưởng Ban giải thích tường tận cho chúng tôi hiểu, xin cám ơn?

Trưởng Ban giải:
– Câu dạy này của Đức Lục Tổ, là Ngài muốn nói lại câu chuyện mà vua Lương Võ Đế trình với Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sau:
– Trẫm một đời cất nhiều Chùa và giúp rất nhiều vị Tăng tu hành có Công đức chi chăng?
Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời:
– Thật tình Bệ hạ không có Công đức chi cả!

Trưởng Ban nói:
– Vua Lương Võ Đế, là một vị vua không hiểu Công đức là gì và Phước đức là sao, nên Nhà vua lo cất Chùa cho thật to, thật nhiều và giúp cho càng nhiều người tu càng tốt. Việc làm của nhà vua bị 2 cái lỗi:
Thứ nhất: Cất nhiều Chùa để tạo cho thật nhiều Phước đức, để các đời sau lên làm vua làm chúa nữa, hay giàu sang nhất trong thiên hạ. Nói đến Giác Ngộ, Nhà vua không biết, chớ nói chi là Giải Thoát.
Thứ hai: Nhà vua giúp thật nhiều người tu hành. Phần này, Đức Phật có dạy rõ 3 phần:

Phần một: Bất cứ ai có điều kiện giúp cho người khác tu tập, mà người đó biết được chánh Pháp của Như Lai dạy. Vị tu tập này, nhận ra được Phật Tánh của chính mình và sống với Phật Tánh ấy, thì người giúp được Công đức vô lượng.
Phần hai: Bất cứ ai, có điều kiện giúp cho người khác tu hành, khi người đó được thành tựu, thì người giúp có Phước đức rất nhiều.
Phần ba: Bất cứ ai, có điều kiện giúp người khác tu, mà đưa mê tín dị đoan vào trong Nhà của Như Lai, thì người giúp cho người tu đó bị liên lụy theo việc làm mê tín của họ. Nếu người tu này lường gạt 10 người, thì người giúp phải chia phân nửa.

Trưởng Ban giải:
– Phần Công đức và Phước đức Đức Phật giải thích như sau:
1. Phần Công đức: Đức Phật ví như người đó tạo ra được khối vàng ròng vậy. Khối vàng ròng này, nó đi theo người tạo ra nó suốt dòng đời, khi nào người đó vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, khôi Công đức này biến là Pháp thân Thanh Tịnh, còn lớn hay nhỏ là do số Công đức của người đó tạo ra.
2. Phần Phước đức: Đức Phật ví như người đó tạo ra được một số tiền bằng giấy vậy. Số tiền bằng giấy này, nếu người tạo ra không cẩn thận bị lửa đốt sẽ cháy hết.

Đức Phật dạy:
– Công đức và Phước đức, người tu theo đạo của Như Lai phải hiểu cho thật rõ 2 phần này. Còn không biết, mà làm gì cũng nói là có Công đức, thì bị Quả báo rất nặng nề đó. Đức Lục Tổ Huệ Năng không phải Ngài dạy phần Công đức và Phước đức này, mà Ngài chỉ lập lại lời của Đức Phật dạy trong Huyền ký của Đức Phật mà thôi.

Ông Lê Long Thành nghe Trưởng Ban trả lời hết những câu hỏi của mình ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng Ban.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *