Ông Duy Ma Cật là nói về Thiền Tông
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…
Thiền Tông Mạng XH Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông
⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉 Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉 Xem
⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉 Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉 Xem
Dạ thưa bác là tại sao mà khi Đức Phật yêu cầu các vị đại đệ tử của mình đến thăm vị cư sĩ Duy Ma Cật bị bệnh thì bao gồm trong đó có các ngài như là A Nan, La Hầu La, Xá Lợi Phất, U Ba Ly, A Na Luật Đề, Ca Chiên Viên ..v.v… và bên cạnh còn có các vị Bồ Tát nữa, nhưng mà các vị này thì lại tỏ ra rất là e ngại, bảo là chúng con không giám đến thăm và chúng con cảm thấy không xứng đáng được đến thăm vị cư sĩ Duy Ma Cật này. Dạ thưa bác cho con hỏi đó có phải là sự khiêm tốn và biết nhìn ra sai lầm của các vị đại đệ tử này khi mà trong quá trình tu tập đã từng được vị cư sĩ Duy Ma Cật điểm chỉ những cái giới hạn của họ hay không? Với những cái thái độ khiêm tốn và biết khắc phục sai lầm như vậy thì đối với chúng ta thì chúng ta nên trân trọng và học hỏi như thế nào khi chúng ta bước chân vào tu học đạo Phật ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Ngày xưa Đức Phật có dạy 1 cái câu thế này: “Đạo của Như Lai dạy ra mà người nào hiểu người ta 6 tuổi cũng phải kính trọng người ta, còn mà không hiểu 100 tuổi cũng không xài”.
Chính cái câu này Đức Phật dạy các đệ tử, người mà người ta liễu đạo 6 tuổi vẫn phải kính trọng người ta, còn ông tu 100 năm mà không hiểu đạo thì thôi…
Đó là cái câu Đức Phật răng đe cho những người đại đệ tử lớn của Đức Phật, vì thế mà những người đến thì hổ thẹn, con nên nhớ kính trọng hổ thẹn chứ không phải là khi dễ hổ thẹn. Vì thế những cái vị mà đại để tử lớn khi ông Duy Ma Cật ổng bệnh họ không giám đến.
Vì nói cái gì bây giờ? Ngày thường ổng hỏi còn cứng họng rồi bây giờ lại ổng ổng đang bệnh nữa mà hỏi 1 cái rồi không trả lời được làm sao đây?
Thì người ta nể vậy thôi, cái đó là luật của dân gian, nhưng mà nên nhớ là Đạo Phật ông Phật ổng dạy rất kỹ, “người nào mà Kiến Tánh dầu mấy tuổi cũng là thầy”, Kiến Tánh thôi còn chưa nói đến sâu về Đạo Phật, Kiến Tánh là thấy bằng Tánh Phật là người ta thấy rõ.
Giống như con mà lúc nào cũng nhắm mắt mà con mở mắt cái con thấy toàn cảnh, nhưng mà cái cảnh đi sâu con không hiểu, con chỉ thấy toàn cảnh thôi chứ còn cái gốc rễ con không hiểu.
Vì thế mà trong Đạo Phật thường thường Kiến Tánh bắt buộc anh phải thấy bằng sự thật đi, rồi anh nhắm mắt lại anh đi học, thì người ta biết người nào nói về Đạo Phật sai người ta biết.
Ông Duy Ma Cật là vì ổng Kiến Tánh, ổng hiểu được cái thâm sâu này, mà nói thiệt với con ông Duy Ma Cật cũng là theo Đức Phật để mà hỗ trợ cái Đạo Phật này, người tu có, cư sĩ có, nhưng mà 1 vị Phật phải có 1 cư sĩ kèm theo, 10 ông đệ tử lớn của Đức Phật cũng phải kèm theo, 10 ông đệ tử lớn này mỗi ông 1 nghề, thần thông rồi lý luận, rồi biện luận rồi trì giới rồi ngồi Thiền…
Mỗi ông 1 kiểu, ông Duy Ma Cật là nói về Thiền Tông, nói về cái sâu xa của Đạo Phật là ông Duy Ma Cật.
Mỗi 1 vị Phật nó có cái tổ chức của nó, bây giờ tôi nói giống như mình ở đây có mình tôi, tôi nói không được, phải có tụi con phụ tá giúp cho chú mỗi thứ 1 chút, 1 người quay phim rồi người phụ này phụ kia phải không?
Chú mới làm được chứ mình chú chắc 3 bữa chú trốn, không có tụi con hỏi chú dọn ra làm cái gì? Cũng như có người mua hàng chú mới dọn hàng chú bán chứ mà không ai mua mà dọn ra làm chi.
(Trích Buổi Giải Đáp Thiền Tông: Ngày 23/02/2020)
Nguồn Thiền Tông
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram