Bẻ cong Thời gian?
✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 3 Phật tử: Nguyễn Thị Thu Thủy, Đoàn Trúc Nhân và Nguyễn Thị Thêu:
PT Nguyễn Thị Thu Thủy ( 17 Câu hỏi):
(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )
Nguồn Thiền Tông
⭐️ Dạ thưa bác Nguyễn Nhân, cháu tên là Nguyễn Thị Thu Thủy ở Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đổng Nai. Cháu xin đặt 17 câu hởi với Bác về Thiền Tông, xin bác Nhân giải đáp giúp Cháu.
Trước khi đặt câu hỏi Cháu xin cảm ơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền Pháp môn học này lại cho hậu thế; Cháu mong rằng Pháp môn Thiền Tông học này được trường tồn để nhiều người dân Việt Nam ai ai cũng biết Pháp môn Thiền Tông Khoa học tuyệt quý này để họ không còn tin sai Đạo Phật nữa.
Cháu xin cảm ơn Bác và Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu rất nhiều và nhiều lắm. Nhờ Pháp môn Thiền Tông học này mà chúng cháu không tin sai Đạo Phật nữa, Chúng cháu cũng không quên:
1. Cám ơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bí mật truyền Phám môn Thiền Tông học này cho hậu thế; nên hôm nay chúng cháu mới biết được đây là Tinh hoa của Đạo Phật và của cả Nhân loại.
2. Cám ơn Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu đã tổ chức trang mạng ThienTong.Com phổ biến cho chúng cháu biết.
3. Cảm ơn bác Nguyễn Nhân đã giải đáp những thắc mắc của chúng cháu mà chúng cháu không biết hỏi ai.
Trân trọng cám ơn tất cả rất nhiều. Cháu xin đi vào 17 câu hỏi:
Câu hỏi 01: Cháu nghe Bác nói khi nghe An Vị Phật và Huyền Ký mà ngủ thấy thế này, thấy kia thì người âm giúp mình, nhưng có lúc Cháu nghe Bác trả lời là thấy như vậy là bị dụ; vậy hai trường hợp này là sao, mong Bác giải thích rõ giúp Cháu?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Ý này cháu phải hiểu như sau:
Khi nghe kinh An Vị Phật và Huyền ký mà ngủ được, hay thấy này, thấy kia, thì Người âm đến nghe với mình đó. Đồng nghĩa, cháu tạo Công đức với Người âm, họ sẽ xin vị Thần quản lý cho họ tái sanh làm Người, để họ được tu theo Pháp môn Giải Thoát là cháu có Công đức đức.
Nếu cháu nghe Người âm nói gì ngoài việc tu Thiền Tông mà cháu nghe theo, là cháu bị Người âm dụ đó.
Cháu phải biết Người âm có đến 6 dạng Người gồm:
1- Các vị Thần: quản lý con Người
2- Các vị Thánh: giúp con Người sống Nhân Nghĩa Lễ Trí Tính, tức sống làm Người tốt.
3- Các vị Tiên: giúp con Người sống nhàn hạ, không tin sai sự thật, không làm bậy bạ hoặc lừa dối Người mà bị Nhân – Quả.
4- Các vị Thánh Hiển Linh: lập ra các Đạo linh thiêng, để Người tu Bác ái và thương muốn loài, hưởng phước ở các Cõi Trời.
5- Các vị Thập loại Thánh: giúp Loài Người tu đúng Đạo Phước, để sau khi chết được vãng sanh lên Cõi Trời sống, hưởng sung sướng.
6- Các vị Loại Thánh không tổ chức: gọi là Thập loại Thánh lang thang (cũng gọi là Thập loại Cô Hồn), lừa Người bằng cách là tạo linh thiêng, để dụ những Người mê muội đến lạy và cúng cho các vị Thánh này ăn.
Các vị Thánh này xúi cháu làm bậy để bị Nhân – Quả. Khi các vị Thần thực thi Nhân – Quả cháu, nếu cháu sợ Nhân – Quả thì cháu phải xin vào sống với Thập loại Thánh này, thì vị Thần không thực thi Nhân – Quả được, cháu rất an toàn.
Cháu tu Thiền Tông thì phải hiểu căn bản 6 loài cõi âm này, thì cháu tu mới không bị sai. Còn cháu tu Thiền Tông mà không hiểu căn bản 6 loài cõi âm này, thì chắc chắn không khi nào cháu tu Thiền Tông đúng được.
Vì vậy Người tu theo Thiền Tông không đến nơi Hiển Linh cầu xin và lạy lục ai ở Trái Đất này, thì mới đúng là Người tu Thiền Tông chân chánh.
Câu hỏi 02: Có phải Người tham ăn, tham ngủ, tham danh là Người này âm nhiều đúng không Bác? Nếu đúng thì âm này do Nghiệp âm hay do Người âm làm vậy thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Người tham ăn, tham ngủ, tham danh nhiều, thì Người này âm quá nặng, nên mới có tham ăn, tham ngủ, tham danh nhiều là vậy.
Đây cũng là Nghiệp của Người đó.
Câu hỏi 03: Cháu thấy có trường hợp Người bình thường, nhưng khi đạt “Bí mật Thiền Tông” thì Người âm đến nhờ niệm Bổn Sư và Mười Phương Chư Phật giúp họ đi vãng sanh. Trường hợp này họ có đi vãng sanh không thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Người muốn vãng sanh lên nước Cực Lạc sống, là do chính Người đó tự họ tạo Nghiệp Phước đức dương cho thật nhiều, thì mới vãng sanh lên nước cực lạc sống được.
Còn Người đạt được “Bí mật Thiền Tông” chỉ là Người hiểu sự thật ở Trái Đất này có một Chút thôi, thì làm sao niệm, nhờ Chư Phật giúp cho Người khác vãng sanh được. Đức Phật Thích Ca còn không làm được việc này, Vị nào nói vậy là quá mê tính đó.
Câu hỏi 04: Con xem vấn đáp, thấy có nhiều Người hỏi làm sao bỏ Tưởng được, Bác trả lời là không bỏ Tưởng được, không bỏ Tưởng được thì Người này phải làm sao về Phật Giới được. Mong Bác giải thích rõ chỗ này giúp Con.
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Cháu phải biết, vọng Tưởng của mỗi con Người nó phát ra, là do Điện từ Âm – Dương bóp quả tim con Người, nên mới phát ra 16 thứ Tánh Người, trong đó có là vọng Tưởng.
Người tu Thiền Tông, vọng Tưởng nó phát ra kệ nó, giống như cháu vô siêu thị thấy hàng quá vậy. Cháu không mua thì thôi chứ làm sao cháu dẹp Con mắt của cháu thấy hàng hóa được. Vọng Tưởng nó cũng vậy, làm sao ai đẹp vọng Tưởng được.
Cháu có Công đức, trở về Phật Giới, khi vào đến Trung Tâm Vận hành Luân hồi, thì tất cả những gì có trong Trung Ấm Thân đều trả lại cho thế giới Nhân – Quả Luân hồi của Trái Đất này, trong đó có vọng Tưởng.
Vì vậy, cháu tu Thiền Tông không dẹp hay bỏ gì cả, mà chỉ cần làm có ba việc như sau:
1- Lo tạo Công đức
2- Lo học cho thông đường trở về Phật Giới
3- Đừng để ai lừa mình, mà chỉ một lòng ham muốn trở về Phật Giới là đủ.
Ở thế giới này làm gì cũng bị Nhân – Quả hết, kể cả cháu tu, mà càng tu là càng bị Nhân – Quả.
Câu hỏi 05: Bác trả lời, Tưởng là do ông Thần thực thi Nhân – Quả để mình có cái Tưởng đó. Nhưng khi mình Tưởng thì ông Thánh kế bên, Con chưa hiểu rõ chỗ này, mong Bác giải thích rõ chỗ này giúp Con được rõ ạ thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Cháu phải biết, Tưởng là do Tánh Người của mỗi Người phát ra. Khi cháu Tưởng và hành động, đầu Tiên là do Tánh Thánh và Tánh Tiên của cháu, điều khiển tốt cho Thân Người cháu hành động, để không sai với Nhân Nghĩa Lễ Trí Tính. Đây là tư cách con Người của cháu sống ở thế giới vật chất này.
Nếu khi cháu Tưởng mà không có 2 Tánh Thánh và Tánh Tiên trợ giúp, thì Tánh Thập loại Thánh xen vô dẫn cháu đi tạo Nghiệp đó. Vì vậy cháu mới thích làm này, làm kia, là do Thập loại Thánh dụ cháu làm đó.
Đức Phật dạy:
Thế giới này gọi là thế gian, tức thế giới gian xảo, đừng nghe ai nói gì hết, nghe Người khác nói mà mình làm theo là đi Luân hồi đó. Cháu muốn trở về Phật Giới thì cứ lo làm ăn, không tin bất cứ thứ gì ở thế gian này.
Có gia đình thì lo cho gia đình là đủ. Có Tổ quốc thì lo cho Tổ quốc là được rồi. Còn muốn đi Luân hồi thì làm theo các loại thập Thánh thì được đi luôn rồi ngay.
Câu hỏi 06: Có Người nói, khi Thiền Tông phổ biến ra, có rất nhiều Người giả bộ tu Thiền Tông, lợi dụng Thiền Tông để chiếm đoạt vật chất và tiền tài của Người khác. Vậy Người này có tội gì không thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Người lợi dụng tu theo Thiền Tông để chiếm đoạt vật chất và tiền tài của Người khác, thì Người này bị siêu Nhân – Quả.
Vì vậy Đức và có khuyên: “Nếu thật tình muốn Giải Thoát thì tu Thiền Tông. Còn lợi dụng Thiền Tông mà chiếm vật chất hay tiền tài của Người khác thì bị siêu Nhân – Quả, vào Hầm lửa lớn sống, không trở lại là Người được”.
Câu hỏi 07: Người tu Thiền Tông, có bạn bè, có Người Thân, nhờ giúp đỡ về tài vật, nhờ tư vấn công việc làm ăn, hoặc giải hòa vợ chồng sống với nhau… Vậy Người tu Thiền Tông có được giúp không thưa Bác. Người này có ý tốt chứ không vụ lợi cho bản Thân, họ làm như vậy có được không thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Đây là việc làm phải, Người tu Thiền Tông làm như vậy là đúng với cuộc sống ở thế giới này. Người tu Thiền Tông gặp các trường hợp này nên giúp.
Trước, để biết rằng Người tu không bỏ chuyện thế gian, khi có Người gặp hoàn cảnh xấu.
Sau, Người được giúp này họ thấy Người tu Thiền Tông có hạnh tốt, họ tu theo thì mình được 1 hay 2 Người theo Thiền Tông, là mình có Công đức.
Câu hỏi 08: Con đọc Huyền Ký mới biết Người chết bị Nhân – Quả với loài nào, sau khi chết phải đi vào loài đó sống. Vậy thời gian sống với loại đó bao lâu thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Về thời gian Nhân – Quả của Người này, tùy theo họ tạo Nhân – Quả với loài đó bao nhiêu, thì phải trả Nhân – Quả đủ số đó mà thôi, chứ làm sao nói chính xác thời gian Nhân – Quả được.
Câu hỏi 09: Bác nói, cõi âm cũng có tốt xấu, Người tốt nhập Người tốt, Người xấu nhập Người xấu. Vậy Người tốt ở cõi âm đó có trong Thập loại Thánh không, hay họ ở đâu trong cõi Thánh thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Người ở cõi âm có nhiều loại, chứ không phải chỉ có một loại tốt và xấu như cháu hiểu.
Còn nói về Thánh cũng rất nhiều, mỗi loại Thánh phụ trách một ngành hay một công việc.
Câu hỏi 10: Bác nói, kinh dịch bây giờ, đa phần sửa hết, không còn nguyên văn đúng nghĩa. Ví dụ: vậy khi Con muốn đọc kinh Kim Cang hoặc Kinh Pháp Bảo Đàn, Con tìm ở đâu có kinh dịch đúng hay là kinh dịch không sai thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Cháu muốn tìm kinh dịch đúng, thì cháu hãy tìm kinh nào của dịch giả Cu Ba La Thập dịch, thì kinh này dịch đúng được 70%.
Câu hỏi 11: Nhân – Ngã – Chúng sanh – Thọ giả, Bác giải thích giúp Con nghĩa của các chữ này ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ – Nhân: là Người
– Ngã: là ta, cho ta nói là đúng
– Chúng sanh: là nói gồm có 9 loài như sau:
1- loài Trời
2- Loài Thần
3- Loài Thánh
4- Loài Tên
5- Loài Người
6- Loài Súc Sinh
7- Loài Ngạ Quỷ
8- Loài Địa Ngục
9- Loài Thực Vật
– Thọ giả: là loài nào có Thân cũng phải giả hết, tức không thật, do duyên hợp mà có.
Câu hỏi 12: Con đọc Huyền Ký thấy các Tổ cảm nhận, hoặc rơi vào bể Tánh thì lời Phật dạy mới đúng. Vậy khi Bác trả lời, ai cảm nhận được mới hiểu đúng ý Phật dạy, còn chỉ hiểu bằng cái đầu Vật lý thì chưa đúng tuyệt đối có phải không thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Cháu phải hiểu, các vị Tổ đi theo dòng Thiền Tông, tất cả các vị Tổ này đều có vị Kim Thân Phật phân Thân theo phụ giúp, hoặc được vị Thần Kim Cang trợ giúp, thì các vị Tổ mới rơi vào Thanh Tịnh Phật Tánh được.
Nói cho thật đúng, chỉ có vị Tổ nào đặc biệt thì mới có vị Kim Thân Phật phân Thân theo phụ giúp, hoặc được vị Thần Kim Cang trợ giúp mà thôi. Còn các vị Tổ bình thường chỉ hiểu căn bản Đạo Phật Thiền Tông mà thôi.Còn ngày nay, có nhiều Người nói mình tu Thiền Tông cũng được rơi và Thanh Tịnh là do Thập loại Thánh giúp họ đó.
Câu hỏi 13: Tâm là Tim, nhưng sao lại nói Tâm không dính mắt Vật lý, Tâm Thanh Tịnh, Tâm Vô minh, minh Tâm kiến Tánh, vậy là sao? Con chưa hiểu rõ, mong Bác giải đáp giúp. Con xin chân thành cảm ơn Bác.
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Chữ “Tâm” này Người Trung Quốc gọi trái Tim là Tâm, nên họ gọi nội tạng con Người là: 1- Tâm; 2- Can; 3- Tỳ; 4- Phế; 5- Thận.
Còn Người Việt Nam gọi là: 1- Tim; 2- Gan; 3- Tỳ; 4- Phổi; 5- Thận.
Bác giải thích Tâm sáng có nghĩa là: Tim sáng cho cháu hiểu.
Như quả Tim bóp vô, nở ra được là do Điện từ Âm – Dương. Điện từ âm kéo quả Tim bóp vào, Điện từ dương kéo quả Tim nở ra, tạo thành là động cơ góp vào nở ra. Hai làn sóng điện bóp vào và nở ra này tạo thành một cái màn tối, mà trong kinh gọi là mạng Vô minh, tức màn không sáng.
Tánh Phật mượt Thân và Tánh Người, sống bởi bao phủ màn Vô minh này, nên Tánh Phật thấy toàn cảnh ở Trái Đất này, dù là hữu hình hay vô hình đều không thấy rõ, nên biết không đúng sự thật.
Vì vậy Đức Phật có dạy: “Chúng sanh 10 phần mê mụi cả 10” là Đức Phật nói Chúng ta, ai ai cũng mê muội hết là vậy. Nên Đức Phật lập ra Đạo Phật cốt yếu là giúp cho Tánh Phật mượn Thân Người bằng Tứ Đại biết được thật rõ ràng: Tánh Người là dòng Điện từ Âm – Dương bóp quả Tim lại, và kéo quả Tim ra, làm sao cho dòng Điện từ Âm – Dương bóp quả Tim lại và kéo quả Tim ra mà không bị tối, tức không bị vô mình.
Nên Đức Phật có dạy Công thức tu để phá màn Vô minh này bằng câu:
Các môn đồ hãy tu làm sao cho màn Vô minh của quả Tim nở, bóp sáng ra, thì mới biết tất cả sự thật ở Trái Đất và các loài vô hình bằng 2 câu:
Minh Tâm Kiến Tánh Như Lai
Thoát vòng Nhân – Quả ra ngoài thế gian.
Hai câu này có ý nghĩa như sau:
Người tu mà có Công đức nhiều ở trong Như Lai tàng, thì dòng Điện từ Âm – Dương bóp quả Tim vào, kéo quả Tim nở ra, thì màn Vô minh bị xóa. Tánh Phật trong Như Lai tàng thấy được sự thật các loài vô hình, biết được việc làm của các loại này, biết được Tánh của con Người.
Trong kinh Đức Phật dạy rất rõ rằng như vậy, thế mà các thầy tu theo Đạo Phật không chịu đem kinh ra áp dụng tu.
Bác chỉ là 1 Thiền gia, Bác là Người ở trong nhà ngồi tĩnh lặng, suy tư nên biết được Công thức của Đức Phật dạy, cách làm cho quả Tim sáng để Tánh Phật thấy và biết thật rõ ràng. Phần này là của một vị thầy tu làm, nhưng các vị thầy tu không làm, nên Bác phải làm thế cho các vị thầy tu này.
Bác chỉ là một soạn giả, Bác là Người biên soạn và viết lại, xin xuất bản sách, để đọc giả ai thích mua sách đọc, không có tiền Bác tặng, số tiền này Bác đem về Chùa, sửa Chùa hay say thêm các phần của Chùa. Thế mà mấy ông thầy là Tiến sĩ Phật học lại chửi Bác với những danh từ rất cao siêu và học thức cao như:
– Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân là tên bị bệnh Tâm thần, hoang Tưởng.
– Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân là tên tu theo Đạo của Ma Vương, Tà Đạo…
Bác nói cho cháu biết, cháu hỏi Bác mới trả lời cho cháu biết, cháu đừng đi học lại cho Người khác nghe, họ chửi cháu ráng chịu, đừng đổ thừa cho Bác nghe.
Vì thế gian có câu: “Giúp Con vật thì Con vật trả ơn, giúp nhân không mê tính thì Nhân chửi xối xả mình luôn”.
Câu hỏi 14: Con nghe Bác trả lời, khi Người âm nghe An vị Phật, Huyền Ký thì mình có Phước đức hoặc Công đức là sao Con chưa hiểu rõ? Trường hợp nào có Phước đức, trường hợp nào có Công đức?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Cháu nghe kinh An vị Phật hay Huyền Ký thì có Phước đức và cũng có Công đức là như sau:
Người xung quanh nghe mà họ vui thì cháu có Phước đức, còn Người xung quanh nghe mà họ hiểu thì cháu có Công đức ít, còn Người xung quanh nghe họ nhập được Phật Tri và Kiến của họ thì cháu có Công đức nhiều. Còn Người xung quanh nghe mà họ trở về Phật Giới thì cháu có Công đức Vô lượng đó.
Câu hỏi 15: Có phải khi ông Thần thực thi Nhân – Quả thì ông Thánh mới có thể nương theo đó mà làm theo Nghiệp của mình. Còn nếu ông Thần không thực thi thì ông Thánh không làm được gì mình đúng không thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Câu này cháu hỏi không rõ, nhưng Bác nương theo câu hỏi của cháu, Bác trình bày về các vị Thần – Thánh – Tiên và Thập loại Thánh ở cõi âm như sau:
1- Thần: giám sát việc làm của con Người và thực thi Nhân – Quả con Người làm ra.
2- Thánh: giúp con Người sống đúng với tư cách của con Người, gọi là Thánh thiện.
3- Tiên: giúp con Người sống đừng có làm chuyện bậy mà bị Nhân – Quả nặng.
4- Cô Hồn: xúi con Người mê tính để vào Địa Ngục sống.
Câu hỏi 16: Làm sao mình biết nhân kiếp trước hoặc Nhân – Quả kiếp này vậy Bác, hay tất cả đều là nhân đời trước?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Đức Phật dạy:
Làm sao mình biết được kiếp trước, thì hãy xem đời hiện tại của mình thì mình biết Nhân – Quả đời trước của mình; làm sao mình biết được kiếp sau của mình, thì mình cũng xem đời hiện tại mình làm gì, thì mình biết Nhân – Quả đời sau.
Câu hỏi 17: Bác nói, khi tu Thiền Tông phải gan dạ, Nghiệp đến thì trả, vui vẻ không sợ, chết cũng không sợ.
Ví dụ: Người này sinh ra từ nhỏ đến lớn luôn sống tốt, luôn giúp Người, có hiếu với cha mẹ, thương yêu anh chị em không phân biệt gì hết, xem tất cả đều như nhau. Nhưng Người này lại bị cha mẹ ngược đãi, anh chị em và bạn bè ganh tị. Vậy Người này bị Nghiệp gì mà lại bị như vậy?
Nhưng Người này vẫn vui vẻ không oán hận và tránh tiếp xúc với những ai ngược đãi hoặc lợi dụng, cũng như xa rời gia đình cha mẹ, sống một mình tự làm tự ăn, thực hành theo Thiền Tông. Vậy Người này làm theo Thiền Tông vậy có đúng không thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Người này tu Thiền Tông rất đúng, vì tất cả những gì đến với mình hiện tại là do Nghiệp quá khứ đưa lại cho mình.
Khi đã hiểu Thiền Tông rồi đời này là đời chót, mình sống ở thế gian này, có nợ gì cũng nên trả hết đi, đừng oán trách ai cả.
Thế giới Nhân – Quả Luân hồi
Muôn đời ngàn kiếp bỏ rồi mà đi
Về nơi Phật Giới cứ đi
Đừng buồn, đừng giận chuyện chi thế trần.
Thế Giới vật chất Dương Trần
Là nơi Nhân – Quả bỏ lần về quê
Quê xưa chốn cũ là quê
Niết bàn Thanh Tịnh là quê vĩnh trường.
Vĩnh trường không có đau thương
Mà chỉ chân thật vĩnh trường là đây
Phật Giới là ở nơi này
Không sinh không tử là đây vĩnh hằng.
Bác Nhân cám ơn cháu đã hỏi.
Nguồn Thiền Tông