Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…
Thiền Tông Mạng XH Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông
⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉 Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉 Xem
⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉 Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉 Xem
Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ
✍️ Mục lục:
01. Giới thiệu
02. Lời nói đầu
03. Về Pháp môn Thiền Tông học này
04. Liên Hiệp Quốc công nhận Đạo Phật tuyệt vời nhất
05. Đi tìm Pháp môn Thiền Tông
06. Đã tìm được ngôi Chùa đúng gốc Thiền Tông
07. Chánh điện Thiền Tông đúng nghĩa
08. Các Phù điêu tại Chánh điện
09. Điện Tổ Thiền Tông Đặc biệt
10. Sự tích Vua Lương Võ Đế có tạo Công đức
11. Lục Tổ Huệ Năng
12. Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử – vua Trần Nhân Tông
13. Tỳ Kheo Ni Đức Thảo
14. Các Phù điêu tại Điện Tổ Thiền Tông
15. Giảng kinh theo Thiền Tông
16. Tổ Bồ Đề Đạt Ma
17. Ý nghĩa của chữ Tịnh Độ và A Di Đà Phật
18. Tu theo chiều Vật lý mà muốn được Giải Thoát
19. Cúng Dường và Niệm Đức Phật A Di Đà
20. Nói về Nhân – Quả
21. Đức Phật Dược Sư Quang Lưu Ly và Di Lặc
22. Đức Đại Thế Chí Bồ Tát và Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
23. Pháp môn tu và nguồn gốc của Đạo Phật
24. Pháp môn Nguyên thủy (Tiểu thừa)
25. Thiền tông có phải là chánh gốc của Đức Phật dạy?
26. Pháp môn Mật chú tông và 3 Pháp thân
27. Quyển sách “Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới”
28. Quyển sách “Dưới Chân Phật Tổ”
29. Hai quyển sách Kim Cang Đại Định và Thiền Định Đại Định
30. Vua ma Ba Tuần và Tu theo Đạo Phật có mấy hạng người
31. Tu Đạo Phật bỏ hết các Vọng tưởng và Quy y Tam Bảo
32. Cốt tuỷ của Thiền Tông
33. Kết luận
1. Giới thiệu
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy:
– Biết Phật, hiểu Tánh, là đã Giác Ngộ rồi. Còn biết cách “Dừng, Dứt” Vật lý, thì mới Giải Thoát được!
Đức Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy:
– Biết không lập văn tự, rõ giáo ngoại biệt truyền, mới tu theo giáo pháp Thiền Tông của Đức Phật dạy được!
Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy:
– Tu hành không biết Phật Tánh, tu hành vô ích!
Đức Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam dạy:
– Trong nhà có báu không xài
– Dụng công tìm kiếm, tìm hoài uổng công
– Tu thiền mà cố dụng công
– Dụng công mà được, bỏ sông cho rồi!
Tổ Pháp Loa dạy:
-Vị nào biết pháp Thanh Tịnh thiền, thì mới tu Giải Thoát được, còn không biết mà dạy người khác là lừa người!
Tổ Huyền Quang dạy:
– Vị nào không biết Phật Tánh của mình, thì vĩnh viễn phải đi trong 6 nẻo Luân hồi! Đồng nghĩa, làm theo sự xúi bảo của Ma Vương!
Thiền Gia Chánh Huệ Phong nói:
– Không biết Phật, không hiểu Tánh, tu 1.000 năm cũng vẫn đứng ngoài hàng rào của sân thiền, chứ nói chi vào được cửa “Bí mật Thiền Tông”.
2. Lời nói đầu
Theo các kinh điển Phật giáo, cách đây hơn 2.550 năm, thái tử Tất Đạt Đa, con của vua Tịnh Phạn, trị vì đất nước Ca Tỳ La Vệ, (thành cũ hiện nay thuộc miền Nam nước Népal, cách biên giới nước Ấn Độ và nước Népal 30 km. Thành mới và 10 di tích đặc biệt hiện nay thuộc miền Bắc nước Ấn Độ, trải dài gần 300 km.
Gồm:
1- Phật Đản sanh.
2- Xuất gia
3- Tu khổ hạnh.
4- Tu trung đạo.
5- Thành đạo.
6- Thuyết pháp đầu tiên để độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu. 6- Vườn Lộc Uyển.
7- Thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa nơi mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn, là bộ kinh đầy đủ nhất, từ sơ cơ đến quả Phật và truyền Thiền Thanh Tịnh lại cho Ngài Ma Ha Ca Diếp để làm Tổ sư Thiền Thanh Tịnh đời thứ nhất.
8- Đức Phật nhập Niết bàn.
9- Trà tỳ để lưu Xá Lợi của Đức Phật. 10- Bảo tháp lưu Xá Lợi của Đức Phật, và còn rất nhiều di tích khác nữa.
Còn nhỏ, Ngài hết sức thông minh, khi lớn lên, Ngài thích tìm hiểu về nhân sinh, Vũ Trụ và thích tìm hiểu tất cả vạn vật chung quanh. Đặc biệt, Ngài có bốn cái thắc mắc tuyệt vời như sau:
Thứ nhất: con Người từ đâu đến với Thế Giới này?
Thứ hai: Đến với Thế Giới này rồi để bị: Sanh – Già – Bệnh – Chết?!
Thứ ba: Khi còn sống ở nơi Thế Giới này, tranh giành, hơn thua, chém giết với nhau, sau cùng rồi cũng phải lìa bỏ tất cả!
Thứ tư: Chết rồi sẽ đi về đâu?
Ngài thấy làm lạ về bốn cái thắc mắc nêu trên, nên tâm Ngài luôn bị giày vò. Ngài tự nhủ:
– Chẳng lẽ, con Người sống nơi Thế Giới này, cứ bị bốn thứ nói trên chi phối mà không thoát ra được sao? Vì muốn tìm ra cho được bốn nguyên nhân trên, nên Ngài đi hỏi tất cả những người có học vấn cao, kể cả những vị tu sĩ có danh tiếng nhất thời bấy giờ để được rõ thông, nhưng không ai giải đáp cho Ngài thỏa mãn được, nên Ngài quyết định đi tu để tìm cho ra bốn cái thắc mắc nói trên.
Ban đầu, Ngài tìm đến các vị tu Tiên để học đạo. Ngài tu các Pháp môn thiền quán, đạt được các thiền như: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thiền Phi Phi tưởng, sau cùng Ngài đạt được thiền Diệt tận định. Tuy đạt được các thiền trên và thấy được rất nhiều cõi, nhưng thẩm xa, vẫn còn thấy màn đen u tối bao quanh ở nơi phương trời xa thẳm, tức không giải thích được bốn vấn đề mà Ngài thắc mắc, nên quyết định tu thêm 1 pháp nữa là Thanh Tịnh thiền. Không ngờ, tâm của Ngài bừng sáng, thấy rất rõ ràng, trùm khắp cả Vũ Trụ mênh mông bao la này, Ngài thấy không thiếu sót chỗ nào và không thấy chỗ nào tối cả, dù là nhỏ nhất. Ngài diễn tả Vũ Trụ này rộng lớn không dùng ngôn từ gì của Thế Giới này mà nói lên hết được, nên Ngài có cái ví dụ như sau:
– Như đem một triệu trái đất này mà nghiền nát ra thành bụi, bay về phương Đông, hoặc phương Tây, hay phương Nam, phương Bắc, phương Trên, phương Dưới; cứ gặp một hành tinh, bỏ xuống hành tinh đó một hạt bụi, bỏ hết hạt bụi của một triệu hành tinh, nhưng cũng chưa đụng biên giới của Vũ Trụ này!
Các người thời đó hỏi Ngài:
– Vậy, Ngài tu thành tựu được những gì, mà Ngài thấy và biết sâu xa như vậy?
Thái tử Tất Đạt Đa trả lời:
– Vì Ta thấy và biết được ba cái minh:
1. Thiên nhãn minh.
2. Túc mạng minh.
3. Lậu tận minh.
Và sáu cái thông suốt.
Nên Ngài hiểu rõ và giảng trạch được bốn cái thắc mắc trên. Vì vậy, Ngài đặt “công thức” trên là “Như Lai Thanh Tịnh thiền”. Các môn đồ theo học, gọi Ngài là Bụt Đa (tức bậc Giác Ngộ); vì Ngài hiểu thật rõ ràng và tường tận, từ con Người đến vạn vật khắp trong Vũ Trụ này, biết tất cả nguyên do sanh ra và bị diệt đi. Ngài thấy Vũ Trụ này thật là vô biên, nhưng lại tuyệt đối vô trụ, và vận hành hết sức trật tự… Ngài thấy tường tận từ nhân duyên sanh, dù là nhỏ nhất hay lớn nhất, cũng như Nhân – Quả từ nhỏ đến lớn không sai sót một chút nào.
Có môn đồ hỏi về cái thấy và cái biết của Ngài, Ngài trả lời: “Ta thấy và biết rất rõ ràng từng hành tinh trong Vũ Trụ bao la mênh mông này, rất nhiều, rất nhiều không thể đếm hết được, như cát của 1 tỷ sông Hằng này gọp lại vậy; còn những lời của Ngài nói cho các người thời ấy nghe, như mấy hạt cát trong đầu ngón tay của Ngài thôi.
Vì vậy:
– Đối với Hoàng tộc, xem Ngài là một thành viên kiệt xuất.
– Đối với thần dân trong nước, xem Ngài là một vị Thánh nhân.
– Đối với nhân loại, xem Ngài là một Vĩ nhân.
– Đối với các môn đồ, xem Ngài là một vị Bụt Đa (là vị Giác Ngộ, tức hiểu biết, người Trung Hoa gọi là Phật Đà, còn người Việt Nam chúng ta gọi Ngài là Đức Phật).
Có thể nói, Ngài là một con Người có một không hai ở Thế Giới này. Với uy danh lớn lao như vậy, nhưng đồ dùng hằng ngày của Ngài chỉ có ba bộ y để mặc, để ngủ, để sinh hoạt, đi ra ngoài thất. Cái bát để ăn cơm và uống nước của Ngài, tự Ngài làm lấy. Còn chỗ ở của Ngài là cái thất ở dưới gốc cây, bằng lá đơn sơ. Khi ông Cấp Cô Độc nghe lời dạy của Ngài, ông nhận ra được cái Phật Tánh chân thật ở nơi ông; ông trình thưa với Đức Phật:
– Con thấy trên đời này, không gì quý bằng Phật Tánh chân thật của chính con. Vậy, con kính trình xin Đức Thế Tôn cho phép con bỏ ra một số vàng lớn mua khu vườn của thái tử Kỳ Đà để cất Tinh Xá cho Đức Thế Tôn và các môn đồ của Đức Thế Tôn ở, kính xin Đức Thế Tôn chấp nhận lời con. Đức Phật đồng ý và nhờ ông Xá Lợi Phất lo việc này.
Thái tử Kỳ Đà, thấy tấm lòng của ông Cấp Cô Độc kính trọng Đức Phật quá lớn, nên Thái tử Kỳ Đà tặng ông Cấp Cô Độc tất cả những cây kiểng trong vườn, làm cảnh trí nơi Đức Phật ở, để tăng thêm phần cảnh đẹp.
Khi Đức Phật thấy và hiểu được bốn cái thắc mắc trên. Trong 49 năm, Đức Phật đi nói cái chân thật mà Ngài đã tìm ra cho những ai muốn tìm hiểu. Vì vậy, khi lìa bỏ Thế Giới này, Ngài để lại “công thức” qúi nhất là “Như Lai Thanh Tịnh thiền” cho đệ tử ưu tú nhất của Đức Phật là ông Ma Ha Ca Diếp, vì vị này đã nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính ông và sống được với Phật Tánh ấy.
Pháp môn Thanh Tịnh thiền này, ông nhận ra bằng Tánh Thấy của ông qua cành Hoa Sen mà Đức Phật đưa lên tại nơi mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn. Tại buổi “kiểm thiền” này, duy nhất chỉ có ông Ma Ha Ca Diếp, lanh lợi nhận ra đầu tiên; còn những vị có mặt cũng có nhiều vị cũng nhận ra, nhưng vì chậm hơn, nên Đức Phật có dạy như sau, ta có:
– Chánh pháp, nhãn tạng
– Niết bàn diệu tâm
– Pháp môn mầu nhiệm
– Không lập văn tự
– Truyền ngoài giáo lý
– Ai biết Phật mình
– Nhận được Tánh mình
– Mới tu đúng chánh pháp Thanh Tịnh thiền được.
Cũng nhờ Pháp môn Thanh Tịnh thiền này, mà Ngài Ma Ha Ca Diếp nhận ra Phật Tánh chân thật của chính mình nên được làm Tổ thứ nhất, còn Ngài Xá Lợi Phất mới được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh của chính mình” nên Ngài mới trình thưa với Đức Phật những gì mà Ngài thấy và biết trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh.
Vì Pháp môn quá tuyệt quí này nên Đức Phật dạy thêm:
– Pháp môn tu thiền Thanh Tịnh này, là Pháp môn rất mầu nhiệm, có ba cấp bậc như sau:
1- Vị nào hiểu biết căn bản của Pháp môn tu Thanh Tịnh thiền này, là vị đó coi như đã bước vào được “Sân thiền”, cũng gọi là đạt “Yếu chỉ Thiền Tông”.
2- Vị nào hiểu biết được tất cả các Pháp môn mà Như Lai dạy nơi Thế Giới này, vị đó xem như đã mở cửa được “Nhà thiền”, cũng gọi là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
3- Vị nào vào được”Nhà thiền” rồi, mà “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, vị đó coi như đã về đến “Quê xưa” của mình.
Đức Phật lại dạy:
– Hôm nay, tại nơi mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn này, Như Lai chánh thức truyền thiền Thanh Tịnh cho ông Ma Ha Ca Diếp, để nối tiếp Như Lai dạy Pháp môn Thanh Tịnh thiền này, Như Lai nói rõ cho các ông biết: Dòng của mạch nguồn thiền Thanh Tịnh này, nay đã bắt đầu rồi đó, và dòng chảy của nguồn thiền Thanh Tịnh ở nước này chỉ có 28 đời Tổ thôi, sau sẽ đến nước lớn ở phương Đông, có thêm 5 đời Tổ nữa, sau đó chảy đến đất Rồng thêm được 3 đời Tổ nữa, rồi Mạch nguồn thiền Thanh Tịnh này sẽ ẩn.
Đến đời Mạt Thượng pháp, ở tại đất Rồng, có một vị nhận được dòng chảy của Mạch nguồn thiền Thanh Tịnh này, và cũng từ đây, Nguồn thiền Thanh Tịnh sẽ được người có tâm lớn cho chảy đi khắp Năm châu.
Đức Phật lại dạy tiếp:
– Này ông Ma Ha Ca Diếp, nguồn thiền Thanh Tịnh này, ông đừng cho đoạn dứt, khi ông lìa bỏ Thế Giới này, ông hãy truyền lại cho ông An Nan Đà, nối tiếp ông làm Tổ sư thiền đời thứ 2; cũng từ đời ông A Nan Đà trở đi phải gọi là Thiền Tông.
Vì sao phải gọi đổi tên hiệu như vậy?
– Vì Pháp môn Thanh Tịnh thiền này, nếu gọi như tên cũ thì không đúng lắm.
Vì sao vậy?
– Vì Pháp môn tu thiền này, nó không được phép ghi vào trong các kinh của Như Lai dạy; mà nó phải chảy riêng theo dòng thiền của nó, chỉ có những vị có nhiệm vụ dẫn mạch nguồn thiền này mới được phép nắm giữ văn kệ Huyền Ký của Như Lai thôi. Như vậy, phải gọi là Thiền Tông, tức Pháp môn thiền học này có tông và dòng riêng của nó.
Như Lai có Huyền Ký cho vị Tổ thứ 33 biết: Đến đời vị Tổ này, Pháp môn Thiền Tông, chỉ dạy một phần nhỏ thôi, khi vị đó gần diệt độ, vị đó phải cho phép vị đệ tử nào ưu tú nhất, công bố Pháp môn Thiền Tông học này ra, để những người có mặt vào đời Mạt Thượng pháp họ nhận được và công bố đi khắp Năm châu…
Người sưu tầm và biên soạn, kiêm tác giả Nguyễn Nhân
✍️ Mục lục: Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ 👉 Xem tiếp
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram