Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục:

16. Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Xin trở Lại với Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

Có vị tu thiền là ông Thần Quang, chuyên ngồi thiền, có khi ngồi suốt 5 – 7 ngày mà tâm lúc nào cũng chạy ngược chạy xuôi, không cách nào để cho tâm mình được an. Ông Thần Quang nghe tin Tổ sư Thiền Tông đời thứ 28 của nước Ấn Độ là Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến nước Trung Hoa, hiện đang ở Chùa Thiếu Lâm, nên ông Thần Quang tìm đến để xin Tổ chỉ phương pháp tu Thiền Tông để đạt được đạo thiền.

Ông Thần Quang đến quỳ gối ra mắt Tổ, Tổ không màng ngó ông Thần Quang, mà cứ ngồi quay mặt vào vách đá. Ông Thần Quang có lúc đứng, lúc quỳ, suốt ba ngày sau lưng Tổ, có khi tuyết phủ lên tới đầu gối mà ông Thần Quang cũng không nao núng. Tổ Bồ Đề Đạt Ma thấy ông Thần Quang quá kiên cường, Tổ mới quay mặt lại hỏi ông Thần Quang:

– Ông khổ hạnh quỳ sau lưng ta để cầu việc gì?

Ông Thần Quang thưa:

– Con xin Tổ chỉ dạy cho con phương pháp tu để đạt được đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:

– Đạo Vô Thượng Bồ Đề, là Đạo giúp cho ai tu kiên trì mới đạt được. Khi đạt được đạo Vô Thượng Bồ Đề rồi, người đó sẽ được vượt ra ngoài sinh tử, ra khỏi Tam Giới, được coi là Thầy của người cũng như làm Thầy của cả trời, ông có chút hạnh khổ nhọc cỏn con như vậy mà xin ta chỉ dạy cho ông được sao?

Ông Thần Quang nghe Tổ nói vậy, ông liền xuống nhà trù lây con dao chặt đứt cánh tay trái của mình dâng lên Tổ, để tỏ lòng thành tâm với Tổ. Tổ thấy ông Thần Quang có khí khái như vậy, Tổ nhận ông Thần Quang làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả, tức mới có ý chí kha khá thôi!

Suốt mấy tháng trời, ông Huệ Khả hầu hạ Tổ rất chu đáo, một hôm, ông Huệ Khả thưa với Tổ:

– Kính bạch Hòa thượng, xin Hòa thượng dạy con phương pháp an tâm?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma biết gã này không biết tâm là gì nên xin ta an tâm. Tổ nghiêm nghị nhìn thẳng vào mặt ông Huệ Khả và bảo:

– Ngươi đưa tâm đây ta an cho.

Một câu nói của Tổ coi như vô nghĩa, nhưng ông Huệ Khả suy nghĩ: Ngài là một vị Tổ sư Thiền Tông được truyền Y và Bát hẳn hoi, đâu có thể nào nói đùa với mình được, nên ông Huệ Khả cố gắng nhìn qua nhìn lại, xem xét từ tận đáy lòng mình để tìm tâm, không thấy tâm mình ở đâu cả, nên ông lễ phép thưa với Tổ:

– Kính bạch Hoà thượng, con tìm tâm không được.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nghiêm nghị bảo:

– Nếu ông tìm tâm không được, chính chỗ mà ông tìm tâm không được đó, ông nhận biết chỗ Thanh Tịnh đó, nó là tâm chân thật của ông, nếu ông nhận ra được chỗ này, thì ta đã an tâm cho ông rồi.

Ông Huệ Khả bất ngờ nhận ra 2 nguyên lý và trình với Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sau:

Kính thưa hoà thượng, nhờ Hoà thượng dạy rõ con an tâm, nên con đã an tâm con rồi.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma hỏi ông Huệ Khả:

– Ông đã biết an tâm rồi, vậy, ông hãy trình ta xem coi có đúng như vậy không?

Ông Huệ Khả trình với Tổ Bồ Đề Đạt Ma về chỗ biết an tâm của mình như sau:

– Kính bạch Hoà thượng, cái tâm Vật lý của con, nó là sinh diệt trong 3 thời theo Quy luật Vật lý. Do vậy, con không thể cho cái tâm Vật lý của con an được.

Vì sao không cho tâm Vật lý của con an được?

Vì nó là tự nhiên của Vật lý, nếu con kiềm cho nó an, đồng nghĩa con phá bỏ sự tự nhiên của Vật lý, nếu con cố gắng kiềm, lâu ngày con sẽ bị điên!

– Nhờ Hoà thượng dạy rõ con chỗ an tâm này, con mới biết tâm Vật lý của con theo chiều sinh diệt của Vật lý. Khi con biết được tâm Vật lý đó rồi, con không nhận, tức khắc, con bị sức hút cực mạnh vô hình, vượt qua một màn trong suốt mênh mông, con như được rơi vào một khoảng không vô tận và nhìn thấy được Mười Phương Chư Phật.

Con mới nhận biết đây là “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”. Trong Phật Tánh Thanh Tịnh, sáng mát, con có cái Ý hay Thấy, hay Nghe, hay Nói, hay Biết. Trong chỗ sáng mát Thanh Tịnh là “Ánh Điện từ Quang” tự nhiên trong “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”.

Khi con vào được đây, tức khắc “Tánh Người” của con liền mất, ‘Tánh Người” của con tan mất đó liền “Pháp thân Thanh Tịnh” của con hiện ra. Vì vậy chỗ chuyển thể này, nên hôm nay con mới biết Pháp môn Thiền Tông này quá kỳ đặc, đưa một người là phàm phu như con để trở thành là một “Đại Giác Ngộ”. Con thấy và biết như vậy có phải không, kính xin Hoà thượng dạy con?

Tổ Bề Đề Đạt Ma dạy ông Huệ Khả:

Con trình bày chỗ thấy và biết của con rất đúng, nhưng còn sai một chỗ.

Ông Huệ Khả trình hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

– Kính bạch Hoà thượng, chỉ con thấy và biết sai chỗ nào, kính xin Hoà thượng dạy con:

Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy:

– Nơi mà con vào được đó, ta dạy rõ cho ông biết mấy điểm như sau:

Một: Khi ông biết được Tâm Vật lý rồi, mà ông không màng đến nó, đồng nghĩa tâm Vật lý tự động lìa với ông. Do vậy, cái Phật Tánh chân thật Thanh Tịnh của ông, được trở về với cái bản thể như như của nó.

Hai: Ông thấy màng trong suốt, cái màng này là “Bờ ngăn cách của Hải Triều Âm”, chính cái màng này ngăn giữa Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh bên trong; bên ngoài là sức hút khủng khiếp của Vật lý âm dương trong Tam Giới này!

Ba: Ông thấy và biết trong Phật Tánh có cái Tâm là không phải.

Vì sao không phải?

Vì trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh không có vật chất, nên không có tâm, mà trong cái mênh mông trong và sáng đó, Như Lai gọi là Phật, còn những thứ ông thấy và biết đó, nó nằm trong vỏ bọc, vỏ bọc đó gọi là Tánh, nên Đức Phật gọi chung là Phật Tánh.

Trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh không có tâm. Vì trong Phật Tánh không có vật chất, nên gọi là Tánh thôi, chứ không gọi là tâm được; khi vật chất duyên hợp mới hình thành ra tâm được.

Ông Huệ Khả nghe lời dạy của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, ông hết sức vui mừng và hỏi thêm:

– Sao Tánh Người của con vào trong “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” lại biến thể thành “Pháp thân”?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy:

– Phần này, khi ông sống thuần thục trong “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” tự nhiên ông hiểu. Vì ông mới vào lần đầu nên chưa rõ thông hết.

Hôm nay ông hỏi nên ta dạy rõ cho ông biết:

Đầu tiên, ông sống trong “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, Phật Tánh chỉ có 2 phần:

– Vô lượng Thọ, tức sống hoài.
– Vô lượng Quang, tức sáng hoài và trùm khắp.

Khi Phật Tánh vào trong Tam Giới, nó tạo theo chiều Âm thì phải đi trong 6 nẻo Luân hồi. Còn nó tạo theo chiều Dương thì được tạo nhiều Công đức. Vì vậy, khi nó có đại duyên gặp được Pháp môn Thiền Tông của Như Lai dạy, nó thực hành đúng nữa, tự nhiên nó được “Ánh Điện từ Quang trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” hút vào, cho nên Tánh Phàm của con Người có Công đức đó, được “Ánh Điện từ Quang trong Bể Tánh chiếu nhuộm nên biến thể là Pháp thân Thanh Tịnh”. Vì chỗ biến thể đó, nên trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đề cập Đức Phật A Di Đà có 3 thân như sau:

– Vô lượng Thọ.
– Vô lượng Quang.
– Vô lượng Công đức.

Nếu ông phát nguyện làm một vị Phật ở nơi nào đó, thì sẽ có danh hiệu, còn ông không phát nguyện, mà muốn trở về sống trong “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, thì ông chỉ có Pháp thân Thanh Tịnh của chính mình thôi, tên trong Vật lý, ông muốn sử dụng cũng được hay không cũng được.

Ngài Huệ Khả nghe Tổ Bồ Đề Đạt Ma giải thích tường tận và mạch lạc, Ngài hết sức vui mừng và tạ ơn Tổ. Cũng từ giờ phút này, danh hiệu Huệ Khả bắt đầu có ý nghĩa mà Tổ Bồ Đề đặt cho ông.

Tổ Bồ Để Đạt Ma đã biết ông Huệ Khả đã “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật lánh” rồi, nên muốn truyền Thiền Tông lại cho ông Huệ Khả. Nhưng việc truyền Thiền Tông này, phải được công khai, nên Tổ Bồ Đề Đạt Ma mới nói cho tất cả môn đồ của Ngài biết như sau:

– Ta vâng lời Tổ 27 là Ngài Bát Nhã Đa La, sang nước Trung Hoa này để truyền Thiền Tông lại cho người ở nước Trung Hoa, làm Tổ Thiền Tông đời kế tiếp; để cho công bằng, vậy trong tất cả các môn đồ của ta dạy đạo thiền từ trước đến nay, nếu ai nhận được ý sâu mầu của Pháp môn Thiền Tông này, ta sẽ truyền Thiển tông lại cho, để làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ 29. Vậy, các ông, hay bà, vị nào muốn nối tiếp ta làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ 29, mỗi người hãy trình sự hiểu biết của mình cho ta xem, nếu ai nhận ra chỗ sâu mầu của Pháp môn Thiền Tông học này, ta sẽ truyền Thiền Tông lại, và làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ 29.

Đạo Phó đứng ra thưa:

– Theo chỗ thấy của con: Chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đây là chỗ tu chứng của con.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:

– Ngươi được phần Da của ta.

Bà Ni Tổng Trì đứng ra thưa:

– Theo chỗ tu và hiểu biết của con, con dụng công tu thấy được nước Đức Phật A Súc và thấy được nước của Đức Phật A Di Đà.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:

– Bà được phần Thịt của ta.

Ông Đạo Dục đứng ra thưa:

Theo sự tu chứng của con, bốn đại vốn không, năm ấm cũng chẳng có, không một pháp nào là thật cả.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:

– Ông được phần Xương của ta.

Ông Huệ Khả đến trước mặt Tổ, không nói một lời nào, đứng yên và cúi đầu lễ Tổ, rồi lui trở về chỗ cũ.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:

– Ông Huệ Khả này, đã nhận được phần Tủy của ta. Tức ông đã đạt được “Bí mật Thiền Tông”, và đã “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” của ông.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma liền dạy:

– Xưa kia, Như Lai đem chánh pháp Thiền Tông học này, truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất, lần lượt truyền đến ta, nay ta trao lại cho ông Huệ Khả, thay ta làm Tổ sư Thiền Tông đời thử 29. Ta trao luôn cho ông Huệ Khả 4 món tín vật sau đây để làm tin:

– Bát ăn cơm của Như Lai, chính tay của Như Lai tự làm ra.
– Áo choàng của Như Lai, khi Ngài đi ra ngoài thất.
– Trọn gói Huyền Ký mà Như Lai dạy về dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông và nhiều Pháp môn khác, trong đó có bài kệ truyền Thiền Tông mà Như Lai đọc truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp. Bài kệ truyền Thiền Tông này, các Tổ truyền cho nhau, khi vị sau nhận được “Bí mật Thiền Tông”.
– Ta sẽ trao cho ông trọn bộ kinh Lăng Già, để dìu dắt các môn đồ tu đúng theo chánh pháp Thiền Tông.

Việc truyền Thiền Tông này, bảy ngày nữa ta sẽ truyền. Việc truyền Thiền Tông này, các vị có mặt hôm nay, hãy phụ giúp ta tổ chức buổi lễ truyền Thiền Tông, đúng theo quy cách mà Như Lai đã truyền Thiền Tông cho Ngài Ma Ha Ca Diếp, cũng như các Tổ đã truyền cho nhau.

Trong Huyền Ký Như Lai có dạy, việc truyền Thiền Tông, chỉ có người đứng ra truyền và người được truyền tham dự thôi.

Vì sao hôm nay quý vị được tham dự?
Vì buổi kiểm thiền tại Thiếu Lâm Tự này, ta đã công khai phổ biến cho quý vị tham dự. Tuy quý vị chưa đạt được “Bí mật Thiền Tông”, nhưng quý vị đã có tham dự buổi kiểm thiền, nên quý vị được tham dự.

Ta dạy riêng ông Huệ Khả, kế tiếp ông phải làm đúng theo quy định mà Như Lai đã dạy trong Huyền Ký.

Ông Huệ Khả nghe lời Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy. Ông tiếp nhận lời dạy của Tổ, và nguyện chấp hành đúng mà Như Lai dạy nơi Huyền Ký.

Bảy ngày sau, tại Chánh điện Thiền Tông Chùa Thiền Tông Thiếu Lâm. Tổ Bồ Đề Đạt Ma làm lễ truyền Thiền Tông cho ông Huệ Khả. Chúng tôi xin nêu nguyên văn buổi lễ truyền “Bí mật Thiền Tông” này như sau:

Tổ Bồ Đề Đạt Ma đọc:

Nam mô Giáo chủ Ta bà Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Đức Thế Tôn, hôm nay ngày rằm tháng tư năm Bính Dần, tại Chánh điện Thiền Tông Chùa Thiền Tông Thiếu Lâm, chúng con có hương, đăng, hoa, trà, quả và nhiều phẩm vật, kính dâng cúng lên Đức Thế Tôn và Mười Phương Chư Phật chứng minh, để chúng con truyền “Bí mật Thiền Tông” cho ông Huệ Khả, là người nước Trung Hoa ở Phương Đông này, nối tiếp dòng Thiền Tông mà Như Lai đã dạy cho Ngài Ma Ha Ca Diếp, truyền đến chúng con. Khi chúng con chánh thức đọc bài kệ truyền Thiền Tông, chúng con xin:

DÂNG HƯƠNG:
Khói hương bay khắp bầu trời xanh
Rốt ráo tâm con bổn nguyện lành
Trên khói hương này xin Phật ngự
Chứng cho đệ tử tấm lòng thành. o

LỄ PHẬT:
Kính lạy Phật từ bi cứu thế
Đem đạo thiền phổ tế chúng sanh
Trần gian biết nẻo tu hành
Nhờ tâm Thanh Tịnh quang minh soi đường. o

LỄ PHÁP:
Kính lạy Pháp là phương Giải Thoát
Gốc tu thiền, chánh pháp ngày xưa
Nhiều người Giác Ngộ có thừa
Vì đã biết được quê xưa của mình. o

LỄ TĂNG:
Kính lạy Tăng nghiêm trì giới luật
Hạnh Tăng vô nhất dật thanh bần
Tự mình Giác Ngộ lý chân
Giúp người Giác Ngộ trọn phần Thiền Tông. o

TÔN KÍNH PHẬT BẢO:
Phật là Đấng tối cao Giác Ngộ
Lập đạo thiền tế độ chúng sanh
Luật nghiêm giới cấm ban hành
Là người dẫn lộ chỉ rành nẻo tu. o
Cõi trần thế mịt mù tăm tối
Biết đâu là đường lối thoát thân
Đầu tiên một bậc siêu nhân
Cất mình thoát tục bước chân lìa đời. o
Đây đệ tử là người mong mỏi
Dứt trần duyên theo dõi học hành
Kính dâng một tấm lòng thành
Phụng thờ Đức Phật đạo thiền cao siêu. o

TÔN KÍNH PHÁP BẢO:
Pháp của Phật giáo điều chánh lý
Theo Thiền Tông học pháp tu hành
Ba Y, một Thất tùy thân
Pháp môn Thanh Tịnh giúp nhân rõ lời. o
Pháp Giải Thoát khỏi nơi thế sự
Được rơi vào Bể Tánh an nhàn
Sống trong Thanh Tịnh dễ dàng
Thiền Tông Thanh Tịnh mở đàng huyền môn. o
Lời dạy pháp hừng hồn cảnh tỉnh
Giúp chúng sanh dứt bệnh hôn trầm
Quý thay diệu pháp thậm thâm
Chúng con hết dạ thành lâm tu thiền. o

TÔN KÍNH TĂNG BẢO:
Tăng là các vì sư Thanh Tịnh
Thể không không chẳng dính bụi trần
Ly gia cắt ái khinh thân
Dứt trừ bổn Ngã lãnh phần độ sanh. o
Tăng là người thừa hành phật pháp
Đem đạo thiền dạy khắp thế gian
Hồng trần đám lửa cháy lan
Nước mưa thiền học xối tràn tắt ngay. o
Chư Thánh Tăng công dày vô hạn
Giúp chúng sanh bao quản nhọc nhằn
Đội ơn cảm đức không ngằn
Chúng con thờ kính lễ hằng dám sai. o

CÚNG ĐƯỜNG TAM BẢO:
Kính lạy Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo
Chứng lòng con hiếu thảo cúng dường
Của này vốn của thiện lương
Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành. o
Nay phát nguyện lòng thành dâng cúng
Xin ơn trên hưởng dụng chứng minh
Nguyện cầu tất cả chúng con
Tu theo thiền học không còn trầm luân. o
Thiền Tông Phật dạy con mừng
Mừng vì sanh tử đã dừng với con
Chúng con nhất quyết lòng son
Quyết tu Thanh Tịnh không còn chuyển luân. o
Hiện tại chúng con biết “Dừng”
Đừng theo Vật lý là dừng lại ngay
Hôm nay tại điện Phật đài
Kính xin Đức Phật nhận ngay lời này. o
Chúng con kỉnh nguyện tại đây
Thiền Tông Thiếu Lâm tại đây thệ nguyền
Chúng con nay dứt các duyên
Tu theo thiền học không còn trầm luân. o
Hôm nay, thật sự con dừng
Không theo vật chất Luân hồi dừng ngay
Chánh điện Thiền Tông của Ngài
Chúng con kính nguyện xin Ngài chứng minh.
Chúng con cố gắng giữ gìn
Pháp môn thiền học, ở cùng chúng con
Chúng con nhất quyết lòng son
Cố gắng gìn giữ để còn mai sau.
Chúng con thệ nguyện với nhau
Pháp môn thiền học, không sao phai mờ
Thiền Tông Chánh điện Chùa thờ
Kính xin Đức Phật, chứng lời chúng con. ooo

CHÚNG CON XIN ĐỌC KỆ TRUYỀN THIỀN TÔNG:

Ngày xưa sen nở Linh Sơn
Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng
Trải qua nhiều nước gian nan
Đi qua khắp chốn hiện an nơi này.
Chúng con nghe dạy của Thầy
Tìm nhiều phương cách, thiền đây lưu truyền
Hôm nay họ Thần có duyên
Nhận được nguồn thiền, chỉ riêng một mình.
Quang, ông biết được lặng thinh
Để cho Phật Tánh của mình làm thôi
Ông hiểu như vậy phải rồi
Không xen lời của Tánh Phật của ta.
Tất cả những vị ngộ ra
Chính tâm Thanh Tịnh Thích Ca lưu truyền
Hôm nay ông có đại duyên
Nhận được nguồn thiền của Phật Thích Ca.
Theo như lời dạy Thầy ta
Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền
Vị đó là người đủ duyên
Phải được truyền thiền để làm lòng tin.
Hôm nay, tại Thiếu Lâm này
Chính thức truyền thiền cấp giấy cho ông
Ông nên giữ lấy trong lòng
Vượt qua bể khổ để về nhà xưa.
Từ nay dù sớm hay trưa
Chỉ cần Thanh Tịnh, không ưa Niết bàn
Ông nên cố gắng bình an
Vì trong Bể Tánh quê an của mình.
Ngày xưa Đức Phật dạy “Dừng”
Vì ông không biết, không theo lời Ngài
Do vậy, đi khắp trần ai!
Thiền Tông Thiếu Lâm, ông nay mới “Dừng”.
Tất cả chúng tôi rất mừng
Vì đã chứng nhận, ông nay đạt thiền
Thêm người hết đảo hết điên
Chính thức truyền thiền chứng nhận cho ông.

CHÚNG CON XIN HỒI HƯỚNG:
Lễ truyền thiền đã xong rồi
Nguyện đem Công đức vào đời chúng con
Chúng con nhất quyết lòng son
Quyết tu Thanh Tịnh không còn trầm luân, o
Phật dạy chúng con chỉ “Dừng”
Tâm con Thanh Tịnh Luân hồi dừng ngay
Hôm nay tại điện Phật đài
Kính xin Đức Phật nhận ngay lời này. o
Chúng con kính nguyện tại đây
Luân hồi sinh tử đứt dây buộc ràng
Đời con đã hết gian nan
Cũng nhờ Đức Phật chỉ đàng Thiền Tông. o
Tâm con hiện tại đã không
Nhất quyết một lòng thực hiện Thiền Tông
Dù cho Thế Giới hoại không
Hư không có hoại lòng con vẫn bền. o
Nhờ Phật con đã đứng lên
Luân hồi sinh tử vượt lên được rồi
Đời con lớn phúc Phật ôi!
Hôm nay sinh tử dứt rồi với con. 000

Nam mô Giáo chủ Ta bà Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Tổ đọc 3 lần)

Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền Thiền Tông cho ông Huệ Khả rồi. Trước khi Tổ rời Chùa Thiếu Lâm, Ngài có hỏi ông Huệ Khả như sau:

– Từ khi ông nhận được Tổ vị, hiện giờ tâm Vật lý của ông như thế nào?

Tổ Huệ Khả thưa:

– Bạch Hoà thượng, hiện giờ tâm Vật lý của con đã dứt hết các duyên.

Tổ Bổ Đề Đạt Ma nói: “Ông coi chừng rơi vào không!”

Tổ Huệ Khả thưa: “Con liễu liễu hằng tri, làm sao rơi vào không được”

Được nghe ông Huệ Khả trình thưa như vậy, Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói:

– Chỗ này, Ông, Ta và Mười Phương Chư Phật cũng như vậy, và có dạy ông Huệ Khả như sau: “Ông cố gắng gìn giữ và truyền thêm 4 đời Tổ nữa, nhưng ông hãy nhớ, Pháp môn Thiền Tông này không được nói công khai. Để chứng minh phần này, khi ta làm lễ truyền Thiền Tông cho ông rồi, ta sẽ nói cho nhiều người cùng biết, ông sẽ thấy hậu quả của ta như thế.

Phù điêu nơi động Thiếu Thất, Chùa Thiếu Lâm,

Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách suốt 9 năm, không nói lời nào, tại

Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Video (Trích đoạn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *