Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

28- Ông Trịnh Hồng An, Hoa Kỳ nói

Ông Trịnh Hồng Ân, sanh năm 1975, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cư ngụ tại thành phố Michigan, Hoa Kỳ, hỏi:
– Trong Bát Nhã Tâm Kinh nói cái gì cũng không như:
Vô nhãn, vô nhĩ, vô tỷ, vô thiệt, vô thân, vô ý, v.v… Tôi có đem các thứ vô này hỏi nhiều người nhưng không ai trả lời, xin Trưởng Ban giải nghĩa các chữ nghĩa trên để Chúng tôi thông hiểu, xin cám ơn?

Trưởng Ban trả lời:
– Đây là lời tụng trong Bát Nhã Tâm Kinh. Người tu nào cũng thuộc lòng, nhưng ít ai hiểu nghĩa sâu mầu này. Các chữ vô nói trên là chữ Hán. Còn chữ Việt là không con mắt, không lỗ tai, không lỗ mũi, không miệng, không thân thể, không ý, v.v… Tuy đơn giản, nhưng khó giải thích vô cùng. Ẩn ý sâu mầu các thứ nói trên, là muốn chỉ đến tận cùng chân thật. Nhìn từ góc độ của trí Bát Nhã Ba La Mật là không có: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, v.v… như phàm tình chúng ta hiểu.

Vì hiểu mê lầm nên bị vô minh lôi cuốn chúng ta vào sáu nẻo Luân hồi không ngày cùng. Vì vậy, trong Bát Nhã Tam Kinh, Đức Phật muốn chỉ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, là các thứ chân thật nơi chúng ta. Tôi xin phân tích ý bình thường theo phàm tình và ý sâu mầu mà Đức Phật muốn chỉ các thứ không nói trên như sau:

Ý phàm tình:
– Về con mắt: Chúng ta thấy ngoại cảnh có màu sắc đẹp hay xấu, vật thể có cao hay thấp, dài hay ngắn, lớn hay nhỏ, béo hay gầy, v.v…
– Về lỗ tai: Chúng ta nghe tiếng trầm hay bổng, tiếng lớn hay tiếng nhỏ, tiếng êm tai hay chát chúa…
– Về lỗ mũi: Chúng ta nghe mùi thơm hay hôi, mùi khó chịu hay dễ chịu, v.v…
– Về cái lưỡi nơi miệng: Chúng ta nghe mùi vị ngọt hay đắng, chua hay cay, mặn hay lạt, v.v…
– Về thân xác: Chúng ta nghe trơn hay nhám, nóng hay lạnh, cứng hay mềm, v.v…
– Về ý: Chúng ta phân biệt phải quấy, hơn thua, sang hay hèn, hay hay dở, v.v…

Nói tóm lại, các thứ trên, cái Ý Phật Tánh, sử dụng cái Tưởng của Tánh Người suy nghĩ nên sinh ra phân biệt. Vì chỗ đó, nên sanh ra đối đãi: Khen, chê, ghét, bỏ, v.v…
Chính cái Ý này nó tạo nghiệp. Cho nên dẫn chúng ta đi trong sáu nẻo Luân hồi!

Đức phật dạy chúng ta: Ai muốn thoát ra ngoài vòng Luân hồi thì phải sử dụng cái Biết của Bát Nhã thì mới mong thoát ra được. Trong quyển Bát Nhã Tâm Kinh đang lưu hành hiện nay, người dịch lại là người không biết Thiền Tông, nên dịch sai đến 40%. Vì vậy, người đọc không hiểu gì.

Nói tóm lại: Bát Nhã Tâm Kinh này, chỉ dành riêng cho những vị đạt ” Bí mật Thanh Tịnh Thiền ” trở lên, chớ người bình thường không hiểu được.

Ông Trịnh Hồng Ân, hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng Ban.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *