Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

VỊ THỨ 26

Kỹ sư Trương Thái Huỳnh, sanh năm 1944 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Cư ngụ tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh có hỏi:
– Kính thưa Trưởng Ban, tôi tu theo đạo Phật từ nhỏ đến lớn, qui y với một vị thầy có tiếng. Nói chung, tất cả những Pháp môn tu theo đạo Phật tôi đều có tu qua. Sau cùng, tôi có hỏi các vị thầy dạy chúng tôi: “Pháp môn mà thầy dạy cho chúng con có được Giác Ngộ và Giải Thoát không?”
Những vị thầy chúng tôi hỏi, không vị nào trả lời được. Tôi được người bạn tặng cho 2 quyển sách viết về Thiền Tông học mà Trưởng Ban giảng giải, tôi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần 2 quyển sách ấy, thấy rất hay, tôi có 4 cái thắc mắc như sau xin Trưởng Ban giải thích cho, cám ơn:
Thắc mắc một: Người tu theo đạo Phật mục đích chánh là gì?
Thắc mắc hai: Tu theo Pháp môn Thiền Tông có được Giác Ngộ và Giải Thoát không?
Thắc mắc ba: Thầy của chúng tôi dạy 4 câu mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói:
1. Bất lập văn tự
2. Giáo ngoại biệt truyền
3. Trực chỉ nhân tâm
4. Kiến Tánh thành Phật

Thầy chúng tôi giảng:
1- Không viết ra thành văn.
Vì sao vậy?
Vì không ai biết.
2- Truyền ngoài kinh điển.
Vì Pháp môn này nói Đông phải hiểu Tây.
3- Người thầy dạy trò, người trò phải tu tâm.
4- Khi nhận định được tâm Tánh mình rồi, thì tu mới Giải Thoát được.
Thắc mắc bốn: Xin Trưởng Ban giải thích rõ về Tánh Phật và Tánh Người, hai thứ khác nhau như thế nào, xin cám ơn?

Trưởng Ban trả lời:
Thắc mắc một: Kính thưa kỹ sư Trương Thái Huỳnh, mục đích của Đức Phật dạy đạo là ý Ngài muốn giúp cho loài Người Giác Ngộ và Giải Thoát để trở về quê hương chân thật của mỗi người, nhưng vì loài Người bị các thứ bệnh như sau nên rất ít người hiểu được:
1. Chấp sự hiểu biết của mình là phải.
2. Thích nương danh người khác.
3. Không chịu suy xét rõ ràng.
4. Chỉ chú ý nghe lời người nói hay.

Trên đây là 4 căn bản hầu hết những người đi nghe giảng đạo hiện nay, không chịu tìm hiểu lời chân thật của Đức Phật dạy. Do đó, người giảng hay người đi nghe, không ai biết Giác Ngộ hay Giải Thoát là gì. Vì vậy, kỹ sư hỏi Giác Ngộ Giải Thoát làm sao họ trả lời được.

Thắc mắc hai: Mục đích người tu theo Pháp môn Thiền Tông là Giác Ngộ và Giải Thoát, những người đó phải học cho thật hiểu 2 phần như sau:
Một: Phải hiểu chữ Giác Ngộ là gì, khi hiểu thật rõ rồi thì mới tu theo đạo Phật đúng được, còn không biết Giác Ngộ là gì, chắc chắn bị người khác lừa mình. Dù có đi nghe ông thầy không hiểu Giác Ngộ giảng, có nghe ông ta nói 100 năm, ta cũng là ta thôi, tức ta vô minh cũng là ta vô minh.
Hai: Phải hiểu Giải Thoát là sao, còn vị nào không biết Giải Thoát mà đứng ra dạy người khác Giải Thoát.

Đức Phật dạy:
– Người này nếu là tu sĩ gọi là “Thượng mạn Tăng”.
– Người không xuất gia mà phạm lỗi này, gọi là “Ngạo mạn nhơn”.
Hai hạng người này, khi hết phước sống nơi Thế Giới này, sẽ bị đi ra ngoài lục đạo Luân hồi, tức đi vào con đường số 7.
Thắc mắc ba: Bốn câu này không phải của Tổ Bồ Đề nói, mà của Đức Phật dạy đệ tử lớn của Ngài là ông Tỳ kheo Ưu Ba Ly, sau này Tổ Bồ Đề Đạt Ma lập lại, những người viết lại bị sai nhiều chữ, do đó nghĩa kinh bị sai.
Đức Phật có dạy rõ 4 câu này như sau:
– Vào các đời sau, vị nào muốn giải thích 4 câu này cho đại chúng hay người khác biết, thì người đó phải hiểu thật rõ Pháp môn Thanh Tịnh Thiền là tu làm sao. Người này it nhất phải đạt được “Bí mật Thanh Tịnh Thiền” thì mới giảng đúng được. Còn ai ham danh, ham lợi chưa hiểu Pháp môn Thanh Tịnh Thiền là gì mà đứng ra dạy cho nhiều người khác, đó là lừa người để kiếm danh và lợi.

Bốn câu này trong Huyền ký Đức Phật có dạy như sau:
Bất lập văn tự: Vị nào tu theo Pháp môn Thiền Tông nếu được vị Thiện tri thức dạy 3 phần như sau thì mới dạy người khác đúng được:
A- Hiểu rõ Pháp môn tu này, cảm nhận được lời của Đức Phật dạy, bằng cách khóc hay mừng.
B- Giải mã được tất cả những lời Đức Phật dạy, dù Ngài dạy rõ ràng hay ẩn ý, gọi là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
C- Được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”.

Ba phần này, kỹ sư nên tìm đọc lời dạy của Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng về “Chùa Đồng” thì sẽ rõ hơn.
– Giáo ngoại biệt truyền: Pháp môn Thiền Tông học này, Đức Phật dạy riêng cho Tổ Ma Ha Ca Diếp, để vị Tổ này truyền riêng theo dòng Thiền Tông thôi. Vì vậy, không viết trong các kinh điển bình thường được, chớ không phải nói Đông phải hiểu Tây.

Vì sao vị thầy này giảng như vậy?
– Vì vị thầy này chưa biết Pháp môn Thiền Tông học là gì, nên tưởng tượng ra giảng để kiếm danh và lợi thôi.
Trực chỉ nhân tâm: Câu này người dịch bị sai 2 chữ, viết đúng là “Trực chỉ chân Tánh”, tức vị thầy phải chỉ thẳng được Tánh chân thật của người trò, thì vị thầy chỉ đó mới đứng là một vị “Thiện tri thức”.
Kiến Tánh thành Phật: Thầy kỹ sư dạy kiến Tánh là nhận định.
Tại sao thầy kỹ sư dạy như vậy?
– Vì thầy của kỹ sư chưa biết Tánh Người là gì, thì làm sao biết Tánh Phật được. Vì không biết mà giảng cho mọi người khác nghe, bắt buộc phải tưởng tượng ra để giảng, để kiếm danh và lợi nên phải giảng như vậy!
Đức Phật dạy: Ai mà giảng như trên, giống như nói mình nấu cát để thành cơm vậy!

Trưởng Ban nói:
– Những vị được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, họ biết rất rõ. Kỹ sư nên tìm hỏi những vị này, mà chúng tôi có nêu tên tuổi và địa chỉ của những vị này, trong các sách do tác giả Nguyễn Nhân xin xuất bản.

Kỹ sư Trương Thái Huỳnh lại hỏi:
– Trưởng Ban trả lời như vậy, chúng tôi hiểu, ai tu theo đạo Phật cốt yếu là để Giác Ngộ và Giải Thoát. Cớ sao, chúng tôi hỏi không vị nào dám quả quyết như Trưởng Ban trả lời cho chứng tôi?

Trưởng Ban nói:
– Đức Phật dạy nơi Thế Giới này có 6 Pháp môn tu:
Pháp môn 1: Ngài sử dụng tâm tưởng tượng của Vật lý, biến vật nhỏ ra lớn.
Pháp môn thứ 2: Ngài sử dụng tâm tưởng tượng của Vật lý, nói chuyện mênh mông nơi Thế Giới này.
Pháp môn thứ 3: Ngài sử dụng tâm tưởng tượng của Vật lý, tìm kiếm những bí ẩn trong vật chất.
Pháp môn thứ 4: Ngài sử dụng tâm tưởng tượng của Vật lý, mơ mộng những cảnh đẹp ở cõi có hình sắc.
Pháp môn thứ 5: Ngài sử dụng tâm tưởng tượng của Vật lý, khiến cho vật chất để trước mặt di chuyển.

Năm Pháp môn nói trên, người tu theo đạo Phật rất thích, vì các Pháp môn này đánh trúng lòng tham của tất cả mọi người. Do đó, người đứng ra dạy được nhiều người kính nể và được người đến nghe cúng nhiều tiền. Người đến nghe về nhà khoe với bạn bè hay người thân trong nhà là mình đã hiểu đạo Phật rất cao. Còn người đứng ra nói thì được 2 thứ danh và lợi. Người đến nghe thì được danh, là mình đã được tiếp xúc với người tài giỏi. Rốt cuộc, người nói và người nghe đều bị dính vào danh và lợi cả nên không biết gì là Giải Thoát.

Pháp môn thứ 6: Đức Phật không sử dụng Tâm Vật lý, mà Ngài chỉ sử dụng Tánh Phật của chính Ngài để dạy, người tu theo Pháp môn Thiền Tông học này phải hiểu căn bản như sau thì mới đúng lời của Đức Phật dạy được:
Trưởng Ban đưa ra ví dụ về Pháp môn Thiền Tông học này như sau:
– Như ở trong khu vườn rộng lớn. Ở giữa khu vườn có ngôi nhà lớn. Chung quanh nhà là sân. Chung quanh sân bao bọc bởi hàng rào. Ngoài hàng rào có 6 cửa vào sân. Vào được trong nhà duy nhất chỉ có một cửa.

Trong 5 cửa vào sân nhà gồm:
Cửa thứ nhất: Nhìn thấy những cảnh đẹp và lao xao.
Cửa thứ hai: Nhìn thấy vô số văn, thơ tuyệt hay.
Cửa thứ ba: Nhìn thấy công dụng kỳ lạ của các cảnh vật trong sân.
Cửa thứ tư: Nhìn thấy cây cảnh trong sân tuyệt đẹp, còn động vật vô cùng tuyệt quý.
Cửa thứ năm: Nhìn thấy công dụng kỳ lạ của vạn vật trong sân.
Cửa thứ sáu: Không thấy gì hết, mà chỉ thấy có một khoảng không mênh mông vô tận. Trước khoảng không mênh mông vô tận đó, dường như có một màn trong suốt như pha lê. Bên kia màn trong suốt đó là vùng mênh mông trong sáng, có rất nhiều hình tướng không đồng điều nhau.
– Hình tướng thật lớn có màu vàng ánh đậm.
– Hình tướng vừa có màu vàng ánh nhạt hơn.
– Hình tướng nhỏ có màu vàng ánh rất nhạt.

Trưởng Ban nói:
– Các phần nói trên, trong Huyền ký Đức Phật có dạy như sau:
– Ai vào được cửa từ số 1 đến cửa số 5, là cửa còn trong sức hút của Vật lý Âm Dương nên còn bị đi trong lục đạo Luân hồi.
– Vị nào vào được cửa thứ 6, là cửa trực diện vào cửa chánh của nhà, nếu bước thẳng vào thì được vào hẳn bên trong nhà, trong kinh Đức Phật gọi là vào được “Cửa Bí mật Thiền Tông”. Nếu ai vào được trong nhà mà có duyên thật lớn sẽ được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”.

Kỹ sư Trương Thái Hòa ngắt lời Trưởng Ban hỏi:
– “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” là gì?

Trưởng Ban trả lời tiếp:
– Trong Huyền ký Đức Phật có dạy: Đây là Thế Giới Mười Phương. Từ vô lượng kiếp đến nay, những vị thành Phật đều vào đây cư trú, không thể đếm hết được, nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi chung là “Mười Phương Chư Phật” ở.

Trưởng Ban lại nói:
– Những vị Phật ở trong cõi Mười Phương này có rất nhiều hình bóng lớn nhỏ khác nhau.
Vì sao vậy?
Vì quý Ngài khi còn ở trong loài Người, mỗi vị tạo Công đức có khác nhau, nên Pháp thân của mỗi vị cũng phải khác nhau.

Kỹ sư Trương Thái Huỳnh nghe Trưởng Ban giải đến đây, bỗng ông nghẹn ngào khóc và nói:
– Suốt đời chứng tôi đi tìm học đạo Giác Ngộ và Giải Thoát, không đâu chỉ rõ như ở đây. Không ngờ, ở miền quê xa xôi hẻo lánh này, mà có những lời vàng ý ngọc của Như Lai dạy nơi Thế Giới này.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 👉 Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *