Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2
✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2
VỊ THỨ 38
Cử nhân văn chương Lý Chánh Trương, sanh năm 1962 tại quận Một, Thành Phố Hồ Chí Minh. Cư ngụ tại đường Lý Chiêu Hoàng, quận Sáu, Tp. Hồ Chí Minh, hỏi như sau:
– Khi chúng tôi đọc hết sách của Trưởng Ban giảng giải, thật tình quá tuyệt. Chúng tôi có 2 phần thắc mắc như sau, xin Trưởng Ban giải thích, cám ơn:
Một: Đạo Phật là đạo Giác Ngộ và Giải Thoát. Người tu theo đạo Phật ai cũng rõ điều này. Cớ sao, hầu hết những người tu theo đạo Phật hiện nay, không ai biết Giác Ngộ là gì và Giải Thoát là sao?
Hai: Ai tu theo đạo Phật đều biết tiền, tài, danh, lợi là thứ buộc ràng, mà sao ai cũng bị dính vào các thứ ấy?
Trưởng Ban trả lời:
– Chúng tôi nghe thầy hỏi 2 câu này, thật tình chúng tôi rất xấu hổ!
Vì sao vậy?
Vì thầy là một người ở ngoài đời mà còn hiểu sâu về lời dạy của Đức Phật; còn những người như chúng tôi, đầu cạo, áo vàng, tự xưng mình là đệ tử của Đấng Giác Ngộ mà không biết Giác Ngộ là gì Giải Thoát là sao. Trước, tôi xin lau nước mắt của mình để bớt đi phần xấu hổ. Sau, kính xin trả lời 2 câu hỏi của thầy với 5 ý như sau:
Câu một:
Ý một: Người tu theo đạo Phật, ai cũng biết sự tích hay câu chuyện của Đức Phật dạy đạo đầu tiên để độ 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu. Bài Pháp đầu tiên Đức Phật dạy cho 9 vị này là bài Pháp “Bụi trần” Chính bài Pháp này Đức Phật đã dạy rõ cái gì là chân thật, cái gì là Luân hồi.
Ý hai: Chùa nào ở điện Tổ Thiền Tông, cũng thờ vị Tổ sư Thiền Tông đời thứ 28 của dòng Thiền. Tức vị trụ trì Chùa đó đã hiểu lời của Ngài dạy về Pháp môn Giác Ngộ và Giải Thoát, mà Đức Phật đã dạy cho các vị Tổ sư Thiền. Vì sao vậy?
Vì những vị này chỉ biết có một Pháp môn đầu tiên của Đức Phật dạy thôi, nên những vị này không biết được 5 Pháp môn Đức Phật dạy sau, trong đó có Pháp Thiền Tông mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy.
Ý ba: Chùa nào ở Việt Nam mà lại không biết Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử, mà toàn dân gọi Ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nếu Chùa nào cũng biết, tất nhiên phải hiểu lời của Ngài dạy tu Thiền Tông như sau:
Tu Thiền cứ vậy mà tùy viên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Phật Tánh trong mình thôi tìm kiếm
Chỉ tâm Thanh Tịnh ấy tu Thiền.
Dụng công tìm kiếm bị đảo điên!
Chỉ cần Thanh Tịnh hết não phiền
Rơi vào Bể Tánh là Chân phải
Quán, Tường làm chi coi chừng điên!
Ngày xưa Đức Phật dạy tu Thiền
Tánh mình Thanh Tịnh tự nhận riêng
Những điều kỳ diệu sẽ thấy liền
Rơi vào Bể Tánh hết đảo điên!
Dụng công Tìm, Kiếm chỗ linh thiêng
Tu Thiền như vậy là sai trái
Tánh mình Thanh Tịnh là Chân phải
Quê xưa chốn cũ nhận ra liền.
Ý bốn: Chùa nào mà không biết tích xưa của vua Lương Võ Đế. Vua Lương Võ Đế ngày xưa cất đến 72 ngôi Chùa lớn, còn Chùa nhỏ thì không tính hết được. Ngài giúp vô số Tăng, Ni có Chùa tu hành. Công lao của vua nhiều như vậy. Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma vào nước Lương, Tổ đến triều đình của vua Lương Võ Đế trình công văn của vua cha Ngài, là Ngài có sứ mạng đem Pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy nơi Thế Giới này đến nước lớn ở Phương Đông. Vua Lương Võ Đế có hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sau: Trẫm một đời cất Chùa giúp Tăng, Ni tu hành, như vậy Trẫm có Công đức chi chăng?
Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời:
– Thật Bệ hạ không có Công đức chi cả !
Câu chuyện này Chùa nào mà không biết.
Ý năm: Mục đích cao cả của người tu theo đạo Phật là để Giác Ngộ và Giải Thoát. Không ai tu theo đạo Phật mà không biết phần này?
Đó là chuyện trong Chùa, còn người ngoài đời hiện nay có 2 hạng người như sau:
– Hạng người không học thức, hoặc học thức ít. Họ lại sống với cái Tưởng của mình quá nhiều, nên họ bị vướng vào những thứ như sau:
A- Ông thầy nào nói hay.
B- Ông thầy nào nói đúng với lòng tham của họ.
C- Ông thầy nào nhiệt tình tiếp đãi họ.
Dù họ có bán nhà để cúng cho ông thầy đó. Họ cũng tự nguyện làm.
Còn người có học thức cao, họ lại có cái chấp như sau:
A- Họ có bằng cấp cao, học vị hơn người.
B- Họ nghiên cứu rất nhiều kinh điển của những vị cao Tăng có tiếng. Họ thông làu các kinh điển Đại thừa, học Thiền Pháp này, ngồi kiểu nọ.
Nói tóm lại, họ cho học thức mình là cao hơn hết.
Nhưng họ quên mất ba điều:
1. Pháp môn Giác Ngộ và Giải Thoát, Đức Phật dạy trong các kinh điển thông thường là Ngài dạy trong ẩn ý, nên khó có người nhận ra được.
2. Pháp môn Giác Ngộ và Giải Thoát này, Đức Phật dạy riêng cho những vị có nhiệm vụ dẫn Mạch nguồn Thiền Tông, theo dòng riêng của nó. Khi vị nào nhận ra được, thì được vị Thầy trước truyền “Bí mật Thiền Tông” cho, cũng là lúc vị Thầy trước trao cho vị Thầy sau những lời dạy rõ ràng của Đức Phật về Giác Ngộ và Giải Thoát.
3. Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, Đức Phật không dạy trong các kinh điển bình thường. Do đó, người học ít, hay người học cao gì, muốn tìm hiểu Công thức Giải Thoát, không thể nào tìm được.
Nghe Trưởng Ban giải thích quá tuyệt, nên Cử nhân Lý Chánh Trương hỏi thêm một câu nữa:
– Xin Trưởng Ban cho biết, các nơi có chuyện gì xảy ra hay tổ chức cầu nguyện, cầu như vậy có kết quả gì không?
Trưởng Ban trả lời:
– Câu hỏi của cử nhân, chúng tôi phải lấy câu dạy của Đức Phật dạy ông tỳ kheo Bạt Câu Ra, vì ông này cũng hỏi vấn đề này với Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, sao loài Người không chịu hòa thuận với nhau để sống, mà cứ hơn thua với nhau, để rồi chém giết nhau?
Đức Phật dạy ông tỳ kheo Bạt Câu Ra:
– Này tỳ kheo Bạt Câu Ra, vì Tánh của loài Người là do 16 thứ trong Vật lý nơi Thế Giới này. Trong 16 thứ của Tánh Người, có 3 thứ mạnh nhất: Một là Tưởng, hai là Tham, và ba là Ác. Vì loài Người luôn sống với 3 thứ nói trên, thì làm sao hòa thuận được.
Ông tỳ kheo Bạt Câu Ra lại hỏi Đức Phật thêm:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, loài Người cầu xin Thần, hay Thánh ở các cõi Thần hay Trời giúp đỡ. Vậy, quý vị này có giúp gì được?
Đức Phật dạy ông tỳ kheo Bạt Câu Ra:
– Này tỳ kheo Bạt Câu Ra, Như Lai dạy cho ông và các người có mặt tại đây biết 5 phần như sau:
+ Phần một: Cõi Người, họ sống với các cái Tánh của loài Người, trung bình dao động Âm, từ 20 đến 40%.
+ Phần hai: Cõi Thần, họ sống với các cái Tánh của loài Thần, trung bình dao động Âm Dương, từ 45 đến 55%.
+ Phần ba: Các cõi Trời Dục giới, họ sống với các cái Tánh của loài Trời, trung bình dao động Dương, từ 56 đến 65%.
Phần bốn: Các cõi Trời Sắc giới, họ sống với các cái Tánh của loài Trời, trung bình dao động Dương, từ 66 đến 75%.
+ Phần năm: Các cõi Trời Vô sắc giới, họ sống với các cái Tánh của loài Trời, trung bình Dương, từ 76 đến 90%.
Như Lai dạy cho các ông rõ, dù loài Người, loài Thần hay loài Trời, tất cả đều sử dụng sự dao động của Vật lý Âm Dương, như:
1. Loài Người: Đấu tranh bằng khí cụ nặng nề thuộc về Vật lý Âm Dương.
2. Loài Thần: Đấu tranh bằng khí cụ nửa Âm và nửa Dương.
3. Loài Trời Dục giới: Đấu tranh bằng khí cụ phần nhiều là Dương và rất ít phần Âm.
4. Loài Trời Hữu Sắc giới: Đấu tranh bằng khí cụ hoàn toàn bằng cái dụng màu sắc của điện từ Âm Dương.
5. Loài Trời Vô sắc giới: Đấu tranh bằng khí cụ 70% là Dương,
Các ông suy nghĩ xem, dù loài Người, loài Thần hay loài Trời, tất cả đều là do nghiệp lực Vật lý điều hành cả, thì làm sao mà không đấu tranh cho được.
Ông tỳ kheo Bạt Câu Ra lại thưa hỏi Đức Phật thêm:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, như vậy loài Người làm sao không đấu tranh với nhau?
Đức Phật dạy ông Tỳ kheo Bạt Câu Ra:
– Này ông Tỳ kheo Bạt Câu Ra, Như Lai dạy nơi Thế Giới Dục giới này, có 3 phần như sau:
+ Một: Người đã sống trong Thế Giới Vật lý này. Bất cứ ai, cũng phải sống theo Quy luật Vật lý. Dù ai có quyền cao chức trọng đến đâu đi nữa, cũng phải sống tuân theo Quy luật Vật lý.
+ Hai: Người đứng ra dạy người khác vượt ra ngoài sự cuốn hút của Vật lý. Bắt buộc phải rõ thông Quy luật Vật lý. Còn không biết mà đứng ra dạy người khác, tức lừa người để kiếm danh và lợi, thì người này tự mình tạo ra Nhân Quả với người bị mình lừa.
+ Ba: Người nào muốn vượt ra ngoài sự cuốn hút của Vật lý, thì phải sử dụng Tánh Phật của mình để sống, thì không bị đi trong Lục Đạo Luân hồi.
Cử nhân văn chương Lý Chánh Trương, nghe Trưởng Ban giải thích, ông đã rõ thông những thắc mắc của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn.
Video (Trích đoạn)
✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 👉 Xem tiếp