Bí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Tết Đoan Ngọ – Ngày 5/5 Âm lịch

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Trong qua trình Học và Hành theo Thiền Tông, với Tinh thần cầu thị và Nhân duyên lớn đã đưa đến và biết được các Sách, Video của các Tác giả, những người yêu thích sưu tầm và đăng tải giúp cho việc học Thiền Tông có cách nhìn toàn diện hơn; Một số tác phẩm hay có thể có liên quan đến Bản quyền, rất mong được lượng thứ, vì Trang Web này chia sẻ không nhằm mục đích thương mại và vụ lợi…  Xin trân trọng giới thiệu.

  Thiền Tông    Mạng XH    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Sách tâm linh

⭐️ Luân Hồi – Chuyển Kiếp 👉  Xem
⭐️ Con Mắt thứ ba – Third Eye👉  Xem
⭐️ Akashic: Thư viện Vũ Trụ👉  Xem
⭐️ Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa👉  Xem
⭐️ Lượng tử – Quantum👉  Xem

✍️ Mục lục: Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ và Phong tục người Việt

⭐️ Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tùy từng vùng miền mà người ta gọi Tết Đoan Ngọ với những cái tên khác nhau như Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ…

Quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ là ngày mà hỏa khí trong trời đất tăng cao. Với nông nghiệp, đây là thời điểm sâu bọ nở rất nhiều gây hại cho cây trồng vì thế mà người ta sẽ tiến hành tiêu diệt những loại này. Một số loài sâu bọ còn có thể dùng làm thức ăn.

Tết Đoan ngọ là một trong những ngày tết quan trọng của người Việt

Tết Đoan ngọ là một trong những ngày tết quan trọng của người Việt

Không chỉ ở Việt Nam mà ở Trung Quốc, Đài Loan,  Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có Tết Đoan Ngọ. Như vậy, có thể thấy đây là một phong tục Á Đông liên quan đến sự tuần hoàn của tiết trời trong năm.

Có những nơi còn gọi là Tết nửa năm. Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là Tết nửa năm trong khi rơi vào tháng 5 âm? Giải thích cho điều này là vì  người Việt Nam ở thời cổ đại dùng lịch kiến Tý, tháng đầu năm là tháng 11 , vì vậy Tết Đoan Ngọ (ngày mồng 5 tháng 5) vào thời điểm nửa năm.

Trong sách “Phong Thổ Ký”, Tết Đoan Ngọ còn là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầy, Ngọ là giữa trưa, Dương là mặt trời, dương khí, vì vậy, Đoan Dương tức là là bắt đầu lúc khí dương đang mạnh.

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là gì? Cúng và ăn gì? Văn khấn chuẩn

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là gì? Cúng và ăn gì? Văn khấn chuẩn

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 đây là thời điểm kết thúc mùa vụ, người dân làm lễ  thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ, hi vọng mùa màng sắp tới bội thu, và còn theo nguồn gốc Tết Đoan Ngọ xưa kia để cầu mong sâu bọ không phát triển do thời tiết chuyển giao nắng nóng, phòng trừ dịch bệnh cho cây cối, con người.

Vào ngày này, cả nhà nhộn nhịp hơn khi dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Trẻ được bố mẹ cho ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ” trong người nên vô cùng hứng thú. 

⭐️Những phong tục Tết Đoan Ngọ

Người xưa quan niệm cơ thể người luôn có sâu bệnh cần diệt và đến ngày 5/5 sẽ lộ diện, đây là dịp tốt để chúng ta diệt trừ chúng bằng rượu nếp và hoa quả.

Sáng sớm ngày 5/5, mỗi người sau khi thức dậy đều ăn rượu nếp, thạch và các loại trái cây như Mận, đào, roi, sấu,… Dân ta cho hay ăn rượu nếp để sâu bọ say, còn những trái cây khiến cho chúng chết.

Em bé chưa biết đi còn được bôi một ít vôi vào hai thái dương, ngực và rốn để tránh nhức đầu, đau bụng.

Bên cạnh đó, người dân còn có tục tắm lá mùi, lá xông trừ độc. Đây là một loại cây lá nhỏ mùi khá thơm, giúp tránh được cảm mạo, tăng sức khỏe. Những người sống ở ven sông, biển thì tắm sông, biển thay vì lá mùi.

Các phong tục Tết Đoan Ngọ thường được thực hiện

Các phong tục Tết Đoan Ngọ thường được thực hiện

Một tục lệ nữa còn được thực hiện vào ngày Tết sâu bọ là hái thuốc vào khoảng giờ Ngọ, họ tin rằng những cành, lá và củ đào trong ngày cực dương này đều là vị thuốc tốt. Các loại lá thường được lá gồm ngải cứu, lá mùi, đinh lăng,… Sau khi hái, lá được phơi khô để dùng chữa bệnh.

Một số nơi còn giữ tục tết thầy lang, tết thầy học để đền ơn cứu chữa bệnh và dạy dỗ của các thầy lang.

Vào ngày tết giết sâu bọ, người Huế hầu như đều ăn thịt vịt. Tại sao Tết Đoan Ngọ ăn thịt vịt? Người Huế giải thích do thịt vịt mát, tốt cho những ngày nắng nóng. Người Huế cũng có tục hái lá như lá chanh, lá vằng, lá ổi để nấu nước uống trong ngày mùng 5/5. Họ tin rằng hái vào giờ chính ngọ và uống vào ngày này sẽ tăng thêm sức khỏe. 

Ngoài ra, họ còn có lễ sui gia khi nhà trai sắm lễ gồm cặp vịt, các loại kê, đậu xanh, nếp đến tặng nhà gái.

⭐️Ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Không quá long trọng như ngày Tết Nguyên đán hay Tết Thanh minh nhưng Tết Đoan Ngọ cũng là dịp mà mọi nhà đều coi trọng. Vào ngày mùng 5 tháng 5 này, mỗi gia đình đều làm các món quen thuộc dâng cúng Gia Tiên. Trong đó phải kể đến một số món như:

1. Bánh tro (bánh ú tro)

Bánh tro hay còn được biết đến với tên gọi là bánh gio, bánh ú tro. Loại bánh này được làm bằng gạo nếp, ngâm trong nước tro mà tro này sẽ lấy từ việc đốt các loại cây khô.

Gạo nếp sau khi ngâm sẽ gói trong lá chuối. Loại bánh này có thể có nhân hoặc không nhân.

Vào ngày Tết Đoan ngọ, người ta thường ăn bánh tro (bánh ú tro)

Vào ngày Tết Đoan ngọ, người ta thường ăn bánh tro (bánh ú tro)

Bánh tro sau khi chín sẽ có màu nâu trong, khi ăn bạn cảm nhận được độ mềm, dẻo và thanh mát rất lạ miệng. Người ta thường chấm bánh tro với mật mía cực kỳ thơm ngon. Món bánh này cũng đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách làm bánh tro rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức sau:

Nguyên liệu cần có: Gạo nếp cái hoa vàng (500g), muối, nước tro tàu (500ml), lá tre/lá dong, dây lạt.

Cách làm như sau:

– Gạo nếp chọn hạt tròn, căng mẩy. Đem vo gạo thật sạch rồi vớt ra cho ráo nước.

– Pha 500ml nước tro tàu cùng với 1 lít nước rồi khuấy đều lên. Đổ phần gạo nếp đã vo sạch vào ngâm. Thường thời gian ngâm gạo sẽ kéo dài khoảng hơn 20 tiếng như thế hạt gạo mới đủ mềm.

– Dùng tay vo nhẹ nếu thấy gạo nếp vỡ ra thì đem gạo nếp xả qua với nước lạnh rồi rắc vài hạt muối rồi xóc lên.

– Lá tre lau sạch rồi tạo thành hình phễu. Lót 1 lớp lá khác ở dưới đáy sau đó cho 1 thìa gạo nếp vào. Gấp phần đầu lá tre lại rồi dùng dây lạt gói chặt bánh lại. Thực hiện tuần tự cho tới khi hết gạo hết lá thì dừng lại.

– Cho bánh vào nồi, thêm nước ngập mặt bánh sau đó đem luộc trong thời gian từ 2 – 3 tiếng là bánh chín. Vớt bánh ra để nguội và thưởng thức.

Bánh tro truyền thống làm theo cách này ăn cực kỳ ngon. Bánh trong màu hổ phách cực bắt mắt. Phần bánh dẻo dai, mềm thơm đặc trưng của gạo nếp thêm chút hương của lá tre rất hấp dẫn.

Món bánh tro sẽ tròn vị hơn khi chấm với mật mía sánh sệt.

2. Cơm rượu nếp cái hoa vàng

Nếu được hỏi Tết Đoan ngọ ăn gì thì chắc chắn không thể không nhắc tới cơm rượu nếp.

Món ăn này được làm từ nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm. Hạt nếp tuyển chọn kỹ càng vừa căng tròn lại bóng mẩy.

Rượu nếp cái cay nồng, thơm ngọt

Rượu nếp cái cay nồng, thơm ngọt

Người ta đem vo sạch gạo rồi nấu chín sau đỏ ủ men vài ngày sau đó đem ra thưởng thức. Cơm rượu nếp ngon có độ cay nồng, thơm ngọt vừa đủ. Thời gian ủ và thưởng thức cơm rượu phải chính xác như thế món ăn này mới không bị chua, cay khó ăn.

Theo quan niệm, Tết Đoan ngọ ăn cơm rượu nếp sẽ khiến cho vi khuẩn, sâu bọ trong cơ thể bị say, dễ tiêu diệt hơn.

Để làm cơm rượu nếp ngon chuẩn vị bạn cần có: Gạo nếp ngon (1kg), men rượu (1 túi).

Hướng dẫn cách làm rượu nếp ngon:

– Gạo nếp vo sạch rồi ngâm khoảng 1 tiếng để khi nấu gạo nở đều, hạt tròn ngon hơn. 

– Cho gạo vào nồi, thêm nước rồi nấu chín. Chú ý, gạo nếp hút rất ít nước nên bạn cần cho nước ít hơn so với nấu cơm bình thường.

– Khi gạo chín, bạn xơi phần cơm nếp ra mâm sạch rồi chờ cho nguội thì rắc men vào. Dùng tay trộn đều hỗn hợp gạo men sau đó cho vào lá chuối khô gói lại rồi đặt vào nồi sứ đậy nắp kín.

– Với thời tiết mùa hè thì chỉ khoảng 3 – 5 ngày là cơm rượu nếp của bạn sẽ chín và có thể bỏ ra ăn.

Bằng cách làm cơm rượu nếp này, hạt cơm rượu sẽ cực kỳ căng mọng, thơm ngọt và rất ngấu men. Khi ăn vị hơi cay nồng, thơm thơm sẽ khiến bạn ăn mãi không muốn ngừng.

3. Thịt vịt

Người miền Bắc thường chỉ ăn bánh tro, cơm rượu nếp nhưng người miền Trung lại đặc biệt phải chuẩn bị thêm thịt vịt.

Sở dĩ thịt vịt góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ là bởi tháng 5 là lúc thịt vịt ngon, thơm và béo múp. Loại thực phẩm này có tính hàn vì thế rất hợp ăn trong những ngày hè nóng bức.

Người miền Trung thường ăn thịt vịt trong ngày mùng 5 tháng 5

Người miền Trung thường ăn thịt vịt trong ngày mùng 5 tháng 5

Hơn nữa, thịt vịt còn là món ăn giải đen, xua đi mọi xui rủi cầu mong 1 tháng mới nhiều may mắn.

Món ngon từ thịt vịt cho ngày Tết Đoan ngọ được nhiều người lựa chọn là thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng hoặc vịt quay da giòn ngon bắt mắt.

Hướng dẫn luộc vịt ngon:

– Để tiết kiệm thời gian, bạn mua vịt làm sẵn về sau đó dùng muối, gừng đập dập chà xát bên ngoài rồi rửa sạch với nước để khử mùi hôi.

– Cho vịt đã làm sạch vào nồi, đổ nước ngập mặt vịt, thêm vài miếng gừng, củ hành tím vào sau đó bật bếp đun sôi.

– Dùng đũa chọc vào thịt vịt để kiểm tra xem vịt đã chín chưa. Nếu không thấy có nước đỏ chảy ra thì vớt vịt ra đĩa để nguội rồi chặt miếng vừa ăn.

– Pha nước mắm gừng tỏi ăn kèm hoặc chấm với xì dầu cũng là gợi ý không tồi.

4. Vải – Mận

Trên mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ cũng không thể thiếu 2 trái cây quen thuộc trong tháng 5 là Vải cùng Mận.

Người xưa cho rằng, mận có tính nóng nên giúp diệt sâu bọ hiệu quả

Người xưa cho rằng, Mận có tính nóng nên giúp diệt sâu bọ hiệu quả

Theo quan niệm của người Việt, vì Vải và Mận có tính nóng vì thế sau khi ăn rượu nếp, sâu bọ đã bị chuốc say thì việc ăn thêm Vải Mận sẽ giúp tiêu diệt chúng tận gốc.

5. Xôi chè

Xôi chè là cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách này. Người miền Bắc sẽ nấu chè đậu xanh, miền Trung là chè hạt sen, hạt kê còn người miền Nam lại lựa chọn chè trôi nước.

Chè đậu xanh là món lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ của người miền Bắc

Chè đậu xanh là món lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ của người miền Bắc

Những món chè ngon sẽ giúp cho mâm lễ vật ngày Tết Đoan ngọ thêm đủ đầy. 

Cách nấu chè đậu xanh cúng Tết Đoan ngọ:

– Đậu xanh bóc vỏ đem vo sạch rồi ngâm khoảng 2 tiếng cho nở.

– Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi rồi thêm nước ngập mặt đậu khoảng 1 lóng tay. Bật bếp đun sôi khoảng 20 phút thì thêm nước nóng vào và ninh chừng 15 phút.

– Bột sắn pha loãng rồi đổ từ từ vào nồi chè. Khuấy nhẹ nhàng cho nước chè sánh sệt không bị vón cục. 

Tết Đoan Ngọ ăn gì? 5 món cho ngày mùng 5 tháng 5 để xua điềm rủi, đón điều may - 12

– Đun nước cốt dừa cùng đường cho tới khi sánh sệt thì thêm bột vani vào và tắt bếp.

– Múc chè đậu xanh ra bát, thêm nước cốt dừa lên trên là bạn đã có một bát chè dâng cúng ngày mùng 5 tháng 5 cực kỳ hoàn hảo rồi.

Sau khi dâng cúng Gia Tiên xong, Gia Chủ sẽ hạ mâm lễ cúng cho cả nhà thụ lộc.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *