Bí Kíp Thiền TôngGiải đáp

Đạo Phật lập ra ở Trái Đất này rất khó

✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Vũ Thị Hiếu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tùng và Chu Phú Ngoan:

⭐️⭐️⭐️ PT Vũ Thị Hiếu ( 26 Câu hỏi):

 Câu hỏi 25: Trong sách lớp 6 mới cải cách bắt đầu từ năm 2021 này, môn Khoa học Tự nhiên của Nhà Xuất bản Giáo dục có bài Hệ Mặt Trời và bài Ngân Hà; các Tác giả có viết Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm và 8 hành tinh quay quanh là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh; Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỷ thiên thể liên kế với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta; Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một vòng xoắn ốc của Ngân Hà, Ngày nay người ta phát hiện được ngoài Ngân Hà còn có hàng tỷ các Hệ thống sao khác như Ngân Hà được gọi chung là các Thiên Hà. Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà cách tâm Ngân Hà khoảng 26.000 năm ánh sáng; Bác cho Con hỏi mấy câu về vấn đề này. 

TG-SG Nguyễn Nhân trả lời: 

⭐️ Theo lời dạy của Đức Phật trong quyển Giáo lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam thì tổ chức Hệ Mặt Trời như sau: Hệ Mặt Trời Đức Phật gọi là Tam Giới được tổ chức:

Mặt Trời ở giữa, bao xung quanh có 4 Bầu Hoàn đạo và một Bầu Bảo vệ,

Bàu Hoàn đạo 1: có 6 hành tinh như Trái Đất mà chúng ta đang sống; có 8 loài sống chung gồm: 1. Loài Người 2. Loài Thần 3. Loài Thánh 4. Loài Tiên 5. Loài Ngạ Quỷ 6. Loài Súc Sinh 7. Loài Địa Ngục 8. Loài Thực vật.

Danh gọi 6 Trái Đất: 1. Đông Thắng Thần Châu 2. Tây Ngưu Hóa Châu. 3 Nam Thiện Bội Châu (tức Trái Đất chúng ta đang sống) 4. Bắc Cô Lôi Châu 5. Thượng Tu Di Châu 6. Hạ Diệm Quang Châu.

Vật tư để tạo ra Trái Đất có 6 thứ gồm: 1. Đất 2. Nước 3. Gió 4. Lửa 5. Muối 6. Điện từ Âm Dương. Cháu muốn biết rõ Tam Giới hãy xem Bản đồ Tam Giới sẽ rõ hơn.

Còn những Hành tinh làm Vật tư có trong Không gian để sản xuất Hành tinh như chúng ta đang sống gồm có:

1. Kim Tinh gồm có Vàng, Nhôm, Thau, Sắt, Thép, Gang, Đồng, Chì, Kẽm, Thiếc…

2. Mộc Tinh các loại Cây.

3. Thủy Tinh: gọi là Hành tinh Nước.

4. Hỏa Tinh gọi là Hành tinh Lửa.

5. Thổ Tinh gọi là Hành tinh đất gồm có các loại Đá, các loại Đất;,các loại Cát…

6. Diêm Tinh gọi là Hành tinh Muối.

Câu hỏi thứ 25 này Bác chỉ phân tích từng chữ mà trong quyển Giáo lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam để Cháu hiểu chứ Bác không dám có ý kiến gì.

Mục đích của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam có 2 phần chính:

1. Giải thích rõ những gì ở Trái Đất này dù là Hữu hình hay Vô hình.

2. Giúp ai muốn thoát ra ngoài Quy luật Nhân – Quả Luân hồi của Trái Đất; chứ không phải dạy người ở Trái Đất này để kiếm Danh.

Bác nói rõ: Hệ Mặt Trời mà Đức Phật gọi là Tam Giới

1. Có 6 Hành tinh giống như Trái Đất chúng ta đang sống.

2. Có 39 Hành tinh cũng có sự sống nhưng cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương.

Tổng cộng 1 Hệ Mặt Trời có 45 Hành tinh có sự sống.

Trong Càn Khôn Vũ Trụ này Đức Phật tính như sau:

Một 1 Tiểu Thiên Thế Giới có 1.000 Tam Giới tức Hệ Mặt Trời.

Một Trung Thiên Thế Giới có 1.000.000 Tam Giới.

Một Đại Thiên Thế Giói có 1.000.000.000 Tam Giới.

Đem một Đại Thiên Thế Giới này nhân với 3.000 lần nữa số ra này gọi là Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Mà Đức Phật sử dụng Phật Nhãn nhìn khắp trong Càn Khôn Vũ Trụ này có Hằng hà sa số Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới như vậy.

Còn biên giới của Càn Khôn Vũ Trụ Đức Phật nhìn hoài mà không thấy biên giới của Càn Khôn Vũ Trụ, nên Đức Phật gọi là Vô biên giới.

Còn loài Người và vạn vật sống trong Càn Khôn Vũ Trụ này Đức Phật sử dụng Phật Nhãn nhìn lui về Quá khứ hàng tỷ, tỷ, tỷ năm mà Đức Phật cũng không thấy loài Người và vạn vật sống ban đầu; vì vậy Đức Phật mới gọi loài Người và Vạn vật sống trong Càn Khôn Vũ Trụ này là Vô thỉ cũng Vô chung.

(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )

Nguồn Thiền Tông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *