Mê tín – Cầu, Cúng, Lạy Lục…
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…
Thiền Tông Mạng XH Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông
⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉 Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉 Xem
⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉 Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉 Xem
Thưa Bác, con với tư cách là một giáo viên tâm lý giáo dục. do đó, nếu nhà chùa khuyến khích học sinh trước kỳ thi đến chùa để cầu nguyện để cho mình gặp may mắn bình an thì theo đó trái với quan điểm giáo dục của khoa học hiện đại; bởi như vậy, trẻ em sẽ không tự mình cố gắng và không tự chịu trách nhiệm với việc làm của chính bản thân mình mà trông chờ vào sự may rủi ban phước của các Thần hoặc các vị Thầy nào đó.
Nếu thầy Thích Nhật Từ hướng dẫn trẻ em những hành vi như vậy thì có phải là mê tín không ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Cái này không phải mê tín mà là “tin sai”, chứ không phải mê tín.
Thế gian này hiện giờ đó, những cái chuyện mà cầu cúng nó thuộc về thời kỳ con người đồ đồng; người ta không có hiểu, người ta tưởng tượng trên trời dưới đất người ta cúng, người ta cầu xin thôi. Nhưng mà thời nguyên tử rồi, Nhà khoa học đã khám phá ra các hành tinh rồi, hồi xưa mình tưởng hành tinh là cái ông Thần ông Thánh mình cầu, bây giờ hành tinh nó chỉ là đất – đá – nước vậy thôi.
Thành ra, mình làm cái chuyện đó là làm của người thời kỳ đồ đồng, có nghĩa là cái đầu chưa có phát triển. Còn bây giờ thôi, cái đầu văn minh rồi, mấy cái chuyện đó dẹp đi, giờ tu đạo Phật.
Vì thế mà, Đức Phật mới nói là:
Đạo Như Lai là Giác Ngộ và Giải Thoát là tinh hoa của nhân loại. Các con có lỡ rồi thì thôi, bỏ đi; bây giờ học cái Giác Ngộ là gì – Giải Thoát là sao, trình bày cái tinh hoa nhân loại ra cho nhiều người biết, đừng có đi đó mà cầu cúng lạy lục.
Ông Phật nói: Thời này công bố rồi:
+ Tam giới cái gì sống trong đó?
+ Trái đất này mấy loài sống trong đó?
Căn cứ vào hai cái phần này mà sống thì nó mới đúng.
Chứ Trái đất này ngũ thú tạp cư mà tối ngày lạy ai, cúng ai? Giờ con suy nghĩ, cúng ai? Làm cái gì? Cúng là phải cầu xin, mà cầu xin ai?
– Không lẽ cầu xin mình? Thì mình cúng mình dọn ra mình ăn cho rồi.
– Không lẽ cúng Cô hồn? Cúng Cô hồn thì con có làm ăn thì con cúng:
+ Bữa nay tao bán ế quá, tao cúng, tụi bay đi kiếm khách giùm tao.
Thì được, cúng Cô hồn thì được với điều kiện nhờ nó giống như con sai nó đó, con có tiền mà: “giờ tao cho tụi bay ăn đó thì tụi bay cho tao bán đắt đi thì tao cúng”.
Thì cái đó được, trả qua trả lại được. Duy nhất chỉ cái đó được thôi. Còn mình không cúng mình. Thần không ăn, Thần là “tôi quản lý anh”. Thần giống như cán bộ Nhà nước “tôi quản lý ông, ông làm tầm bậy tôi thực thi nhân quả ông”. Vậy thôi.
Đó, mình phải hiểu thế giới này. Khi văn minh rồi mình mới hiểu, mới lột trần được cái sự thật của Trái đất này.
Mình làm bất cứ gì phải làm bằng trí tuệ, còn không trí tuệ đừng làm, làm tầm bậy tầm bạ người ta cười mình. Cho đi học rồi đi tu mấy chục năm, giờ hỏi:
– Giác Ngộ là gì?
– Không biết.
Tại sao? Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, tại sao ông không biết, vô đây tu để tu cái gì? Đạo Phật là đạo Giác Ngộ Giải Thoát mà vô đây tu. Giác Ngộ không biết, hỏi Giác Ngộ là gì? Không biết thì tu cái gì? Còn đi nhận tiền của người ta nữa, là sao đây?
Tôi nói thật, ngày xưa đó, Đức Phật nhận của người ta một bát cơm phải thuyết cho người ta một bài pháp:
– Như Lai thọ cơm của đàn na thí chủ, Như Lai Trả bằng cái Pháp chứ không phải Như Lai không đâu.
Ngày xưa, người ta gọi là Khất sĩ đi xin ăn bằng một cái văn học chứ không phải bằng bây giờ. Bây giờ gọi là khất gì? Khất thực – đến xin ăn thôi chứ không có Khất sĩ, mất cái chữ sĩ, đó đổi chữ Khất sĩ thành chữ Khất thực, thành ra nó sai là sai chỗ này.
Tất cả… Khi mà Đức Phật ông nhận được đủ ăn rồi, ông ngồi ông giảng cho nghe: “tôi trả cho ông”.
Đây là Đức Phật dạy cho thế hệ sau, các ông tu theo ta mà tu theo Khất sĩ thì phải tu thế này này: Ăn của người ta một hạt cơm thì phải trả lại cho người ta một bài pháp; giống như con là cô giáo nhận tiền của học trò rồi con lặng thinh con không dạy được không? Không dạy nó chửi con liền.
Thì nguyên tắc thế giới vật lý này có qua có lại, công bằng, không ai đi xin ai hết. “Anh tu anh thành cái gì đó thì tự anh kiếm anh sống anh ăn đó chứ anh đừng bắt tôi cúng cho anh ăn. Ông tu thành Thánh rồi bắt đầu tôi cúng ông, rồi mai mốt ông tu thành Thánh ông đập lại tôi thì sao, ông Thánh ông có thần thông ông đánh tôi thì sao”.
Vì thế nên nhớ rằng, đời này đạo Phật chuẩn lại, anh tu anh thành cái gì là anh hưởng. Chừng nào tôi thấy thương tôi cúng, không có thôi chứ đừng có lại xin tôi. Luật nó là vậy.
Bởi vậy, Thiền Tông ra đời để chuẩn cái đạo Phật lại. Chứ không phải anh ngồi đó rồi anh bắt tôi lạy, rồi cúng, anh không nói gì, không dạy tôi được chữ nào, không được.
(Trích Buổi Giải Đáp Thiền Tông: Ngày 22/12/2019)
Nguồn Thiền Tông
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram