Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục:

6- Ông Trần Ẩn Long hỏi:

– Như lúc ban đầu, Trưởng ban có cho chúng tôi xem trong tủ kinh sách của Chùa rất nhiều kinh sách. Trong đó, chúng tôi thấy có hai cuốn kinh Kim Cang Đại Định và Thiền Định Đại Định. Tác giả nhận minh đã “lãnh hội” được kinh Kim Cang, thật tình tôi đọc, thấy giảng rất hay, vậy tôi xin hỏi:

Câu 1: Tác giả viết hai quyển sách trên, về phần lãnh hội kinh Kim Cang, như tác giả đã nêu trong sách, có phải như vậy không?
Câu 2: Về Thiền Tông học, theo tôi được biết, khi người lãnh hội kinh, có nghĩa là mở được con mắt sáng của đạo, còn người chưa lãnh hội kinh là, còn mù mắt với đạo, có phải như vậy không?

Trưởng ban trả lời:
– Câu này ông hỏi cũng kẹt cho chúng tôi quá, giống như ông Trương Quế Phong đã hỏi. Thôi thì, chúng tôi cũng xin sám hối với tác giả. Vì sự hiểu biết sâu mầu của Đức Phật; Đức Phật muốn đem sự hiểu biết sâu mầu của Ngài để chỉ dạy lại cho chúng sanh hậu thế, để phá đi cái tà mê mà chúng ta đã hiểu sai về nhân sinh quan và Vũ Trụ quan. Vì sự mê lầm đó, mà chúng ta bị đau khổ triền miên. Một lần nữa, chúng tôi xin sám hối cùng tác giả và xin được tham gia ý kiến vào hai quyển sách nói trên:

Câu 1: Chúng tôi cũng có duyên đọc được hai quyển sách Kim Cang Đại Định và Thiền Định Đại Định. Chúng tôi cũng đọc được lời của tác giả, nói là đã lãnh hội được kinh Kim Cang. Chúng tôi không dám nói tác giả có lãnh hội hay không lãnh hội kinh Kim Cang. Chúng tôi chỉ xin lấy ba dòng chữ mà tác giả nêu ở đầu sách:

– Kim Cang dụ như không.
– Đại Định không còn trần cảnh.
– …
– Dứt dòng nhục nhiễm tìm cầu Như Lai.

Ông hãy đối chứng ba câu này, cũng trong kinh Kim Cang, Đức Phật nói ra và sau này Đức Lục Tổ Huệ Năng lập lại, ông sẽ hiểu được người viết sách nói trên có lãnh hội được hay chưa.

Tác giả giảng:
– Kim Cang dụ như hư không.

Đức Phật dạy:
– Kim Cang, cũng gọi là Kim Cương, ở Thế Giới này không vật nào cứng bằng nó; nó phá được tất cả các vật cứng khác, chứ các vật cứng khác không phá được nó. Vì vậy, Đức Phật lấy chữ Kim Cương làm ẩn ý cho bộ kinh Kim Cang này.
Còn tác giả giảng Kim Cang dụ như hư không, xin ông tùy ý nhân xét:

Tác giả giảng:
– Đại định không còn trần cảnh.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy:
– Người tu thiền vào đại định rồi không còn thấy trần cảnh, người đó lạc vào si định (cái định si mê, vô ký không, không còn nhận biết cái gì nữa).
Còn câu: “Dứt dòng nhục nhiễm tìm cầu Như Lai”. Câu này Đức Phật cũng dạy ở kinh Kim Cang: Người nào muốn thành Phật mà cầu ta (cầu Như Lai) người ấy hành đạo tà. Ông hiểu thế nào tùy ý.

Câu 2: Chữ lãnh hội trong Đạo Phật. Chữ này chỉ áp dụng cho các vị tu thiền thôi, nhất là Thiền Tông dùng đến rất nhiều.

Chữ lãnh hội được giải thích như sau:
Ông nói rất đúng: Ví như người mù mắt, được thầy thuốc chữa được sáng mắt, tức nhìn thấy được tất cả mọi vật. Trong Thiền Tông gọi là biết được căn bản hay tổng quát của Pháp môn tu Thiền Tông này. Còn khi mở mắt được rồi, mà biết từng cảnh vật một, gọi là tiểu ngộ đạo thiền. Tiểu ngộ đạo vô số lần, giống như người mở mắt nhìn được vô số từng phần cảnh vật một vậy, còn đại ngộ đạo, thấy và biết sáu thứ dưới đây là đúng.

Sáu thứ nào ?
Tức sáu Pháp môn tu của Đức Phật dạy nơi Thế Giới này, các Tổ sư thiền gọi là “Lục diệu Pháp môn”.

Còn triệt ngộ đạo chỉ mọi lần là xong.

Triệt ngộ đạo là triệt cát gì?
Là được rơi vào Bể Tánh thanh thịnh phật Tánh của chính mình,
Tác giả mới vào đầu sách đã tuyên bố như vậy, khi phần tích ra, các lời giảng không giống lời của Đức Phật cùng như của Chư Tổ dạy. Vậy tùy ý thầy hiểu

Câu 3:
– Mới hai cầu đầu, tác giả chưa nắm vững ngôn từ của Đạo Phật. Khi vào được Nhà đạo rồi, viết sách mới đúng được, còn người chưa vào Nhà đạo mà viết sách về đạo, giống như người mù nghe người khác nói gì thì lặp lại cái dó mà thôi, chứ thật ra họ chưa thấy. Còn người sáng mắt, dù họ nói các cảnh chung quanh, nói bằng ngôn ngữ cao hay thấp gì cũng đúng cả.

Video (Trích đoạn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *