Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

60- Có 4 vị hỏi:

Vị thứ nhất: Ông Nghĩa, ngụ góc đường Bình Tiên + Bãi Sậy, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, có hỏi:
1- Trẻ Sơ sinh có Phật Tánh không?
2- Nếu nói tu là để nhận ra Phật Tánh của chính mình. Như vậy, khi mình nhận ra Phật Tánh của mình rồi. Mình có trở lại làm trẻ sơ sinh nữa không?

Đáp cho vị thứ nhất là ông Nghĩa ở góc đường Bình Tiên và Bãi Sậy:
Câu 1: Trẻ sơ sinh có Phật Tánh.
Câu 2: Câu này, ông hỏi như vậy, ông không hiểu rõ lời của Đức Phật dạy trong tất cả các kinh Tiểu thừa và Đại thừa nên mới hỏi như vậy.
Tuy nhiên, để ông hiểu rõ câu này, Chúng tôi xin thuật lại lời hỏi của ông cư sỹ Liên Trường Ẩn hỏi Đức Phật và được Đức Phật trả lời ý nghĩa này như sau:
Ông Liên Trường Ẩn ngạo nghễ hỏi Đức Phật:
– Xin hỏi Đức Thế Tôn: Người đã nhận ra Phật Tánh của mình rồi, sống với Phật Tánh ấy, chừng nào trở lại sống với Tánh Người của mình nữa?
Ông Liên Trường Ẩn hỏi, mà giọng của ông rất là cao ngạo!

Đức Phật dạy:
– Này ông cư sỹ Liên Trường Ẩn: Sao ông đem lời Phàm phu của ông mà hỏi Như Lai như vậy?
Ông có biết tại sao Như Lai gọi ông là Phàm phu không?
– Như Lai nói cho ông biết: Sở dĩ Như Lai nói ông là Phàm phu là để cứu mạng ông đó.
Cứu mạng ông như thế nào?

Ông phải biết 2 phần:
Phần 1: Như Lai dạy người tu hành có thành tựu trong Vật lý, thì người hỏi như thế nào cũng được, không bị gì hết, kể cả chửi Như Lai cũng không sao.
Phần 2: Còn khi Như Lai dạy Pháp môn “Như Lai Thanh Tịnh Thiền”, là giúp cho ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát đến học. Nhưng khi đến học, thì phải tuân thủ nghiêm ngặt 2 điều:
+ Điều 1: Muốn Giác Ngộ và Giải Thoát ở lại nghe, còn không, thì đi nơi khác.
+ Điều 2: Nếu có thắc mắc điều gì, thì phải nghiêm chỉnh, đầy đủ lễ nghi, thưa hỏi.
– Còn hỏi mà có Tánh cách kêu ngạo hay ngạo nghễ, hoặc khinh chê Như Lai, thì bị Thần Kim Cang, là vị Thần có bổn phận hộ trì chánh pháp Như Lai Thanh Tịnh Thiền, đánh bật cái khinh chê, ngạo nghễ hay phá trở lại nơi người khinh chê hay phá đó. Nếu nhẹ, thì cũng bị thương; còn nặng, thì bị mất mạng!

Vì lý do này, nên Như Lai mới nói ông là Phàm phu, là để cứu mạng ông đó. Đức Phật vừa nói đến đây. Vị Thần Kim Cang liền xuất hiện và đưa chài Kim Cang lên định đánh tiếng kêu ngạo của ông cư sỹ Liên Trường Ẩn. Đức Phật liền đưa tay lên ngăn cản không cho Thần Kim Cang đánh.
Ông cư sỹ Liên Trường Ẩn nhìn thấy vị Thần Kim Cang đưa chài Kim Cang lên định đánh tiếng hỏi kêu ngạo của mình trả lại cho mình. Ông liền sụp xuống quì lạy Đức Phật và nói:
– Kính thưa Đức Thế Tôn, con xin sám hối lời hỏi xúc phạm đến Đức Thế Tôn. Ông vừa nói vừa khóc và liên tục lạy Đức Phật.

Đức Phật bảo:
– Hôm nay, ông thấy rõ qui lực của vị Thần Kim Cang rồi chứ. Nhiệm vụ của Như Lai là dạy cho loài người ai muốn Giải Thoát để trở về “Quê hương chân thật” của mỗi người thì đến nghe Như Lai dạy, còn không thì thôi, ở nơi Thế Giới này, ai muốn cầu xin lạy lục người khác thì cứ tự nhiên, chứ Như Lai không ngăn cản.
Như Lai nói cho ông biết rõ thêm: Mỗi vị Phật đều có vị Thần Kim Cang bảo vệ, nếu có ai xúc phạm, thì bị vị Thần này đánh trả cái khinh chê hay xúc phạm của người đó, trả lại cho người đó. Ông nên biết: Lực đánh trả của vị Thân Kim Cang nếu vào người nào, thì người đó khó mà sống sót được!
Ông Liên Trường Ẩn, nghe Đức Phật nhắc lại lần thứ hai về nhiệm vụ của vị Thần Kim Cang, ông liền sụp xuống quì lạy tiếp Đức Phật liên tục nữa.

Đức Phật nói với ông:
– Thôi, ông lạy Như Lai có lợi ích gì. Cái thiết thực của ông là ông có thật tình ăn năn sám hối hay không, nếu ông thật tình ăn năn sám hối, thì ông có 2 đường lựa chọn:
Một: Rời ngay chỗ này và xin lỗi Thần Kim Cang và nói:
– Xin Thần Kim Cang chứng cho tôi, tôi xin rút lại lời nói kêu ngạo của tôi và tôi xin chân thành ăn năn, sám hối những lời mà tôi nói với Đức Thế Tôn, xin Thần Kim Cang chứng cho tôi. Khi ông nói xong, hãy rời đây ngay.
Hai: Còn nếu ông muốn ở lại nghe lời chân thật của Như Lai dạy, nhưng ông phải nghe bằng cái Tâm Vật lý Thanh Tịnh của chính mình, thì mới hiểu lời dạy của Như Lai dạy được.

Đức Phật vừa dứt 2 câu, ông cư sỹ Liên Trường Ẩn, liền quì lạy tiếp Đức Phật và trình thưa:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Một lần nữa, con xin sám hối cùng Đức Thế Tôn, xin cho con ở lại nghe lời chân thật của Đức Thế Tôn dạy đại chúng và con?

Đức Phật dạy:
– Nếu ông tha thiết muốn nghe lời chân thật của Như Lai dạy, thì ông hãy nghe bằng cái tâm Thanh Tịnh của chính mình.
Vì sao Như Lai bảo ông như vậy?
– Vì tâm của ông, Thanh Tịnh, thì ông mới tiếp nhận được lời chân thật của Như Lai dạy được. Khi ông nghe bằng tâm Thanh Tịnh, thì ông được rõ 2 phần như sau:
Một: Ông biết sự sống trong Phật Giới là do Điện từ Quang duy trì và bảo quản. Điện từ Quang là loại Điện từ không có Âm Dương, mà chỉ có rung động nên không có Luân hồi. Vì không Luân hồi nên không có sanh tử. Vì vậy, chư Phật sống trong Phật Giới được gọi là “vô sanh”.
Hai: Còn nơi Trái Đất này là do Điện từ Âm – Dương bảo quản và luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Gọi là Luân hồi: Vì Luân hồi nên không vật gì đứng yên một chỗ.

Đức Phật dạy thêm:
– Người tu theo Đạo Giải Thoát của Như Lai, phải hiểu rõ 2 phần nói trên, thì mới hiểu rõ như sau:
Sử dụng Thân và Tâm duỵên hợp của con người để “tu hành” là có thành tựu trong Quy luật Vật lý, tức còn bị Luân hồi.

Còn không sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của Vật lý, mà chỉ nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình, tập sống với Tánh Phật của chính mình. Khi được thuần thục là mình được tự tại, cũng được gọi là tự do; còn ông muốn vuợt ra ngoài vòng sanh tử Luân hồi của Thế Giới này, duy nhất ông phải biết tạo ra Công đức, thì tự nhiên ông nhìn thấy được 6 nẻo Luân hồi và thấy được 2 cửa:
1- Cửa Hải Triều Âm: Cửa này chuyên hút Phật Tánh nơi Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới, vào Trái Đất này, đầu tiên là làm 1 con người, sau đó phải đi Luân hồi trong Tam Giới này, khi hết chu kỳ sẽ thành là 1 Kim Thân Phật.
2- Cửa Hải Triều Dương: Cửa này chuyên đẩy Tánh Phật và khối Công đức, từ Thế Giới loài người trở về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới.

Trong các kinh Như Lai thường dạy như sau:
– Tri Kiến lập tri, tức Vô minh bổn.
– Tri Kiến bất lập Tri, tức Tánh Niết Bàn.
Khi ông Tu tập như vậy, vào sống được với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính ông rồi, ông biết tạo ra Công đức nữa, thì ông mới thành là một vị Phật được.
Như Lai dạy cho ông rõ:
– Tánh Phật Thanh Tịnh của ông.
– Khối Công đức do ông tự tạo ra đó, nó nằm trong vỏ bọc Tánh Phật của ông, nên nó rất nặng. Vì vỏ bọc Tánh Phật quá nặng này, nên vỏ bọc Tánh Người không chịu nổi, đành buông Tánh Phật ra. Nên Tánh Phật của ông nhìn được rõ ràng cảnh vật xung quanh bằng Tánh Phật. Nhờ vậy, Tánh Phật mới di chuyển đến ‘Trung tâm vận hành Luân hồi” và nhìn thấy được 6 đường Luân hồi và 2 cửa Hải Triều Âm và Hải Triều Dương.

Khi vỏ bọc Tánh Phật và khối Công đức của ông vượt qua cửa Hải Triều Dương. Tức khắc, vỏ bọc Tánh Phật của ông có mang khối Công đức, vừa qua cửa Hải Triều Dương, liền được ánh sáng Điện từ Quang trong Phật Giới chiếu vào, thì cái vỏ bọc Tánh Phật có mang khối Công đức này, dần dần biến là “Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh”. Khi Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh được định hình xong, Tánh Phật của ông liền an trụ trong Ngôi Nhà này và tự hình thành ra “Một Kim Thân Phật”; Tánh Phật của ông là “Ông Chủ” Kim Thân Phật này cũng như Ngôi Nhà Pháp Thân này. Đến đây, một vị Phật “được sinh ra”, còn lớn hay nhỏ là do số Công đức của ông tự tạo ra nơi Thế Giới loài người.

Hình Phật của ông cấu tạo bằng 3 loại như nói trên, nên Như Lai cũng như chư Phật gọi “Kim thân Phật”, tức Phật bằng màu vàng. Khi ông đã thành Phật rồi, ông xem xét coi có cách nào ông trở lại làm người được không?

Nghe Đức Phật đặt câu hỏi với ông Liên Trường Ẩn, ông liền chắp tay trả lời Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn đã giải thích quá rõ, nên một người đã thành Phật rồi, không trở lại làm người được.

Đức Phật bảo ông Liên Trường Ẩn giải thích nguyên nhân.
Ông Liên Trường Ẩn thưa trình cùng Đức Phật: Khi một người đã thành Phật rồi, tức Thân của vị ấy cấu tạo bằng: Công đức – Điện từ Quang – Tánh Phật. Ba thứ này không có lực hút Âm Dương, nên tồn tại hoài như vậy thôi.
– Còn xác thân của con người cấu tạo bằng: Tứ đại – Điện từ Âm – Dương – Tánh của con người – Khối nghiệp. Vì con người cấu tạo bằng 4 căn bản nói trên, trong đó có Khối nghiệp ham muốn, nên Điện từ Âm – Dương mới cuốn hút và kéo đi đến nơi Tánh Người ham muốn, nên bị Luân hồi. Ở Thế Giới Luân hồi này, một vị đã thành Phật rồi, không thể vào Thế Giới này sống được.
Vì sao con nói được như vậy?
– Là vì con nhờ Đức Thế Tôn dạy con, và phân tích cho con rõ, nên tự nhiên con biết được rõ ràng như vậy.

Đức Phật nói với ông Liên Thường Ẩn:
– Đâu, ông đem vật gì nơi Thế Giới này ví dụ cho Như Lai nghe thử xem?
Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật rằng:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Như ở Thế Giới này, vàng khi còn lẫn lộn trong quặng, được gọi là quặng vàng. Khi quặng vàng được nấu, vàng đã chảy ra thành khối vàng ròng rồi, thì khối vàng ròng này không thể trở lại thành quặng được.

Đức Phật khen ông:
– Rất phải!
Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật: Kính bạch Đức Thế Tôn, trước đây con là một tên “tội đồ ngỗ nghịch” nhờ Đức Thế Tôn Từ bi tha tội cho con, mà còn dạy cho con biết chân thật nơi Thế Giới này cũng như trong Phật Giới, thật tình con rất ăn năn và sám hối cùng Đức Thế Tôn.
Ông vừa nói vừa khóc rất nhiều và lạy Đức Thế Tôn hoài mà không thôi!

Đức Phật dạy ông:
– Thôi, ông đừng lạy nữa, bao nhiêu đó cũng đủ rồi. Lòng sám hối tha thiết và chân thành của ông Như Lai chấp nhận. Lời trình bày của ông với Như Lai, Như Lai xác nhận, hôm nay ông là người đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thanh Tịnh Thiền”.
Ông Liên Trường Ẩn được Đức Phật thứ tội cho mình và còn xác nhận mình Giác Ngộ “Yếu chỉ Thanh Tịnh Thiền”, ông hết sức vui mừng lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.

Đức Phật liền quay sang ông A Nan Đà và nói:
– Này ông A Nan Đà: Lời dạy hôm nay của Như Lai dạy ông Liên Trường Ẩn, ông đã nghe rõ rồi đó, vậy ông viết vào quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm để lưu lại cho hậu thế.
Ông A Nan Đà vâng lời Đức Phật và ghi đầy đủ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu, xin đem câu chuyện này để trả lời cho ông Nghĩa, góc đường Bình Tiên và Bãi Sậy, quận 6, TP. Hồ Chính Minh.

Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu Chúng tôi xin trình với ông:
– Nếu ông biết có vị nào dạy cao hơn lời của Đức Phật dạy cho ông Liên Trường Ẩn, thì xin ông cho Chúng tôi biết để học hỏi thêm, xin cám ơn.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *