Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

✍️ Mục lục:

7 – TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

Cụ Lê Đại Trung tò mò hỏi thêm:

– Như vậy, ở Thế giới này, học thuyết nào hay nhất và cao nhất:

Trưởng Ban đáp:

– Nếu nói học thuyết này hay hơn hay cao hơn học thuyết kia thì không thể nói được, vì mỗi học thuyết chủ trương một đường lối riêng. Chúng tôi nêu 3 triết học Đông phương như dưới đây để cụ tìm hiểu:

1 – LÃO TỬ: TỰ NHIÊN VÀ ÂM – DƯƠNG:

– Lão Tử tên là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, sanh năm 570, trước Công nguyên, tại nước Sở, nay thuộc nước Trung Quốc. Căn bản học thuyết của Ngài nằm gọn trong quyển Đạo Đức Kinh. Các học thuyết của Ngài là Tự nhiên và Âm – Dương.

Tự nhiên: Không thêm, không bớt.

Âm – Dương: Lúc nào cũng vận hành trái ngược nhau:

– Từ trung tâm điểm theo chiều xoắn ốc ngược kim đồng hồ gọi là Dương.

– Từ ngoài xoay vào trung tâm điểm thuận kim đồng hồ gọi là Âm.

Đất, Nước, Gió, Lửa và Điện.

Năm thứ nói trên, không thêm cũng không bớt, bắt buộc tự nhiên phải xoay theo sự vận hành của Âm – Dương, để sanh hóa ra vạn vật. Cứ như vậy mà vận hành mãi không dừng, cũng không cùng.

Lão Tử khuyên:

Loài người và vạn vật phải tuân theo qui luật vận hành của Âm – Dương, đừng làm sai qui luật ấy, thì con người sẽ được hạnh phúc viên mãn.

2 – KHỔNG TỬ: XỬ THẾ:

– Khổng Tử tên thật là Khổng Phu Tử, sanh ngày 17 tháng 8 năm 551, mất năm 479, trước Tây lịch, tại nước Lỗ, ông tên thật là Khâu Trọng Ni, nay thuộc tỉnh Sơn Đông nước Trung Quốc. Căn bản học thuyết của Ngài nằm gọn trong quyền Ngũ Kinh.

Học thuyết của Ngài, có 4 căn bản:

Quân Thần. Trung hiếu. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Bình Thiên hạ.

* QUÂN THẦN:

Khổng Tử đưa ra qui định:

– Quân xử Thần tử, Thần bất tử bất trung.

* TRUNG HIẾU:

Phụ xử Tử vong, Tử bất vong bất hiếu.

* NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN:

Khổng Tử dạy:

– Đối với nhân dân với nhau, phải dùng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm đầu, nếu trong nhân dân ai không tuân thủ 5 nguyên tắc trên, người đó coi như người thừa trong xã hội!

* BÌNH THIÊN HẠ:

Khổng Tử có ý định đưa ra thuyết “Bình Thiên Hạ”, nên Ngài đi chu du khắp trong nước để thăm dò ý này. Ngài muốn trong nhân gian ai ai cũng bình đẳng với nhau.

3 – THÍCH CA: TU TẬP, GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT:

Tên thật Ngài là Tất Đạt Đa, lúc nhỏ Ngài quá thông minh nên được hoàng tộc đặt thêm cho cái tên là Sĩ Đạt Ta, con của vua Tịnh Phan và Hoàng hậu Ma Da, của nước Ca Tỳ La Vệ, hiện nay một phần thuộc miền Nam nước Népal và một phần thuộc miền Bắc nước Ấn Độ. Sanh ngày 8-4 – 625, trước Tây lịch, tính theo lịch Âm. (Đây là tài liệu lưu trữ nơi Tàng kinh cát Nhà Phật. Tính theo thực tế: Năm 2008, Phật đản sanh là năm thứ 2.552 năm, đem trừ ra, Ngài sanh vào ngày 8-4-544 trước Tây lịch. Tháng 11 năm 1.961, Hội nghị Phật giáo Thế giới tại Phnom Penh nước Campuchia, thấy lời dạy của Ngài hết sức thực tế, hết sức Khoa học và rõ ràng như ban ngày, nên qúi vị dự hội nghị quyết định đối ngày sanh của Thái tử Tất Đạt Đa là ngày rằm tháng tư (15-4) để nói lên lời dạy của Ngài hết sức thực tế và sáng suốt.

MÔN HỌC CỦA NGÀI LÀ DUY THỨC HỌC:

Đây không phải là học thuyết, mà là môn học về cái Biết của Ngài dạy. Môn học này phân tích tỉ mỉ về cái Biết của Phật Tánh, và cái biết của Tánh Người. Cốt yếu của môn Duy Thức học này: dẫn con người trở về sống với các cái Tánh chân thật của chính mình, để không còn bị lực cuốn hút của Vật lý Âm – Dương nữa, không còn bị chi phối của Nhân – Quả và nhân duyên, nên không bị đi trong sáu nẻo luân hồi. Vì bị đi trong Lục đạo nên con người bị triền miên đau khổ! Tuy nói là môn học, chứ sự thật đây là một “Công thức” hết sức rõ ràng và Khoa học, đưa tất cả những ai

muốn Giác ngộ (hiểu biết), để ra ngoài vòng sinh diệt theo qui luật của Vật lý, mà các Ngài gọi là “Giải thoát”.

Trên đây là 3 nền học lớn của Đông phương.

Xin thưa với cụ, các Nhà Trí thức cao trên Thế giới cũng như trong nước ta, họ khuyên:

– Muốn làm bất cứ việc gì, dù nhỏ hay lớn, phải suy xét cho tận tường, thuận lý, mới làm, chứ đừng làm như:

– Dã Tràng xe cát biển Đông.

– Xe rồi sóng đánh cái ầm lại tan!

Thì uống cho một đời người làm sai!

Cụ Lê Đại Trung hết sức vui mừng, vì đã hiểu thông suốt hết những gì mà cụ đã thắc mắc từ lâu, hết sức cám ơn Trưởng Ban.

Video (Trích đoạn)

Nguồn Thiền Tông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *