Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

(17) MỘT SỐ CÂU HỎI DO THIỀN GIA CHÁNH HUỆ PHONG TRẢ LỜI:

1- Ông Đào Đình Thường, sanh 1955, tại quận Ba Đình, Hà Nội, cư ngụ tại Tp. Nha Trang, có hỏi:

-Trong quyển “Khai Thị Thiền Tông” của tác giả Nguyễn Nhân có nêu lời dạy của Đức Phật như sau: Khi Đức Phật diệt độ 100 năm, những người tu theo tà đạo đốt phá tất cả những di tích mà các đệ tử của Đức Phật xây dựng lưu giữ Xá Lợi để làm kỷ niệm. Sau đó, 500 năm cũng những người tu tà đạo này đốt phá lần thứ hai. Như vậy, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn chỉ còn lại là một phế tích. Tất nhiên, Ngọc Xá Lợi của

Đức Phật làm gì còn nữa? Nhưng hiện giờ, nhiêu nơi trưng bày Ngọc Xá Lợi không biết Ngọc ấy lấy từ đâu ra?

Câu hỏi của ông Đào Đình Thường hỏi hết sức là phải và thuận lý. Chúng tôi đợi xem Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời như thế nào, kính mời quí vị.

Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:

Kính thưa ông Đào Đình Thường, câu hỏi của ông ngoài phạm vi Thiền học của chúng tôi. Chúng tôi xin vâng lời Thầy của chúng tôi và Đức Phật giải thích về Thiền học, không giải thích những việc khác. Do đó, xin ông vui long cho phép chúng tôi không trả lời câu hỏi này.

Bất ngờ, nhiều người có mặt đều yêu cầu:

– Kính thưa Trưởng ban, câu hỏi của ông Đào Đình Thường tuy là ngoài Thiền học, nhưng xét về lợi ích việc tìm hiểu tu Thiền của Nhà Phật, đây là một câu hỏi có liên quan đến việc những gì mà Đức Phật đã nói ra. Vậy, xin Trưởng ban vui lòng cho chúng tôi biết, để khi gặp trường hợp này, không bị người khác lường gạt?

Vì tất cả những người có mặt yêu cầu, nên Trường ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu phải trả lời về Ngọc Xá Lợi có đầu có đuôi như sau:

– Ở Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 1963, Khi gia đình trị của Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo lên đến đỉnh điểm. Tại chùa Xá Lợi, ở đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, có trưng bày Ngọc Xá lợi, do một vị Đại Đức ở nước Tích Lan (Sri Lanka) tặng, có mấy vạn người đến xem, bên sau việc trưng bày Ngọc Xá Lợi này chúng tôi không đề cập đến.

Năm 2008, có một vị Thầy ở Đài Loan qua Việt Nam tìm một ngôi chùa nào tu Thiền đúng với Nhà Phật, Thầy sẽ biểu 1 viên Ngọc Xá Lợi với một điều kiện nhỏ: Bên chùa nhận Ngọc, chỉ cần mua vé máy bay cho vài người bên ấy cung nghinh Ngọc Xá Lợi đến Việt Nam. Sự việc này chúng tôi không biết có chùa nào chấp nhận không?

Năm 2010, có một ngôi chùa hiệu là … ở Long Thành Đồng Nai, có trưng bày rất nhiều Ngọc Xá Lợi. Sau lễ trưng bày này, chùa này thu kết quả rất tốt…

Hiện nay, tại đường Cống Quỳnh, quận Một, thành phố Hồ Chí Minh, có rao cho thỉnh Ngọc Xá Lợi, bao nhiêu cũng có, ai thích thỉnh cứ tìm đến đó để thỉnh! Chúng tôi không biết Ngọc Xá Lợi đâu mà nhiều như vậy?

Còn Ngọc Xá Lợi giả, chúng tôi biết cách làm: Nguyên lý làm ra viên Ngọc Xá Lợi giả như sau:

Trong Ngành Nha khoa, có các loại bột làm răng giả, bột này có 2 loại:

Một: Nấu trong nước sôi 40 phút, bột mới cứng.

Hai: Loại để tự nhiên trong 10 phút cũng cứng. Loại này gọi là Résin Automatique.

Bột răng giá có tất cả là 13 màu, từ số 0 đến số 12. Trong suốt là số 0, vàng sậm đen là số 12. Số giống màu xương của người chết thiêu là số 2 và số 3.

Muốn làm thành khúc xương phải tuần tự như sau:

Nguyên liệu:

1- Bột răng xương số 2.

2- Nước Résin loại tự động cứng.

3- Hủ Péniciline, đã sử dung hết bột. 4- Ống chích 10 cc.
5- Bột Luminuex Blanc (tức bột phản quang, sử dụng trong công nghiệp, để pha nước sơn, sơn bảng chỉ dẫn lưu thông).

Cách làm:

– Đổ bột số 2 vào trong chum. Pha bột phản quang chừng 1/50 với bột răng giả, nhỏ nước Résin loại tự cứng vào chum, nước cao hơn phần bột 30%, quậy đều, đậy nắp lại, nghiêng chum bột xem gần cứng đem ra xoe tròn. Bỏ vào hủ Péniciline, đậy nắp cao su lại, lấy ống chích 10cc, đâm kim vô nắp sao su, rút không khí ra từ từ, gọi là hút chân không, nhìn thấy bột nở ra vừa xốp là ngưng, đợi 10 phút lấy bột ra, bẻ hoặc mài làm sao cho giống khúc xương, xịt một lớp keo mỏng lên chung quanh khúc xương đó, là xong. Muốn kiểm tra “khúc xương Xá Lợi” này, coi phản chiếu nhiều hay ít, dùng đèn pin chiếu vào sẽ có ánh sáng phản quang thì biết.

Có nhiều nơi, người ta dùng xương của thú đem bỏ vào bình, trong bình đã chứa săn nước có pha Luminuex, dung hơi bơm vào để cho nước Lumineux thăm sâu vào trong xương, đem ra phơi khô rồi xịt một lớp keo mỏng lên, cũng thành “Ngọc Xá Lợi”.

Muôn kiểm chứng coi xương hay bột hóa chất, dùng quẹt ga đốt, nếu cháy là hóa chất, còn xuơng thú thì bị nám đen. Nêu Ngoc Xá Lợi thật thì không có 2 trường hợp trên.

Mọi ngưoi nghe Trưởng ban giải thích hết sức vui mừng, từ trước đến nay chưa từng nghe.


2- Ông Lưu Chí Thành, sanh năm 1940, tại Quảng Đông, Trung Quốc, cư ngụ tại quận 5, Tp.HCM. Hỏi 2 câu đặc biệt như sau:

Một: – Kính thưa Trưởng ban, thường những người nhận được “Mạch nguồn Thiền Tông”, phải phổ biến rộng cho nhiều người biết. Cớ sao, trong thời gian ngắn nữa Trưởng ban không tiếp xúc với người khác. Như vậy, Trưởng ban có quá ích kỷ không?

Hai: Chúng tôi biết: Pháp môn Thiền Tông, gốc là Đức Phật truyền, tức chỉ một Pháp môn. Cớ sao, hiện nay có 3 nơi dạy khác nhau:

1- Hành Thiền để nhận ra Phật Tánh của chính mình.

2- Ngồi dẹp Vọng Tưởng, khi hết Vọng Tưởng là thành Phật!

3- Không làm gì hết, mà chỉ làm sao trực nhận Tánh Phật của mình là được. Xin Trưởng ban giải thích nơi nào dạy Thiền Tông đúng?
Trưởng ban trả lời:

– Thật tình câu hỏi của ông rất khó cho tôi. Vì sao vậy?
Vì nếu tôi trả lời có người đúng, có người sai. Người đúng thì không sao; còn người sai lại ghét chúng tôi. Vậy xin ông cho phép tôi không trả lời câu này.

Bác sĩ Triệu Thị Yến Vi đi trong đoàn đứng lên yêu cầu:

-Trưởng ban đã cho phép soạn giả Nguyễn Nhân phổ biến trên sách báo về Thiền Tông học này, đương nhiên đã mích lòng rất nhiều người tu các Pháp môn khác. Theo suy nghĩ của tôi: Nếu Trường ban trả lời về Pháp môn Thiền Tông này chắc cũng không sao.

Trưởng ban nghe nói vậy, nên trả lời Pháp môn Thiền Tông này như sau:

Quí vị nên hiểu Pháp môn tu Thiền Tông học này, là loại Pháp môn tu không dụng công, không cầu khẩn ai, mà chỉ cần biết 2 nguyên lý như sau là đủ:

1- Tu mà sử dụng Thân, Tâm Vật lý của chính mình là còn bị Luân hồi!

2- Vị nào nhận ra Tánh Phật của chính mình và sống với Tánh Phật ấy là không bị Luân hồi.

Chúng tôi xin phân tích:

1- Tâm là sản phẩm của Tứ Đại duyên hợp mới có, tức nó phải luân chuyển theo dòng sinh diệt.

2- Thân là sản phẩm của Tứ Đại duyên hợp lại mới có sắc thân. Sắc Thân này tồn tại được là do sức hút của Điện từ Âm – Dương. Điện từ Âm – Dương là thứ cuốn hút và kéo đi thành dòng: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Cứ thế mà luân chuyển. Do đó, ai sử dụng Thân, Tâm Vật lý để tu, thì phải có kết quả theo chiều Vật lý, tức còn bị đi Luân hồi!

3- Người tu Thiền Tông, không sử dụng Thân và Tâm của vật chất, mà phải làm sao nhận ra được Tánh Phật của chính mình thì phải.

Vì vậy, Đức Phật có day 6 chữ như sau:

* Minh Tâm, Kiến Tánh, Như Lai.

Có nghĩa như sau:

– Minh Tâm: Tâm mình phải thật sự sáng ra.

– Kiến Tánh: Phải thật sự thấy được Tánh Thanh Tịnh của chính mình.

– Như Lai: Phải thấy được nơi Mười phương chư Phật ở.

Tiếp theo Trưởng ban ngâm bài kệ 12 câu:

Thiền Tông chẳng Kiếm chẳng Tìm
Chắng Quán chẳng Tưởng nhận liền Tánh Nghe
Tánh Nghe Tánh Thấy là bè
Đưa người Thanh Tịnh về miền quê xưa!

Thiền Tông không chọn sớm trưa
Không ngồi không đứng không ưa Niết Bàn
Chỉ cần bỏ chuyện Thế gian
Tánh Thấy, không Thấy chỗ xưa Phật truyền.

Lòng người bị đảo bị điên!
Chỉ cần “Thôi, Dứt” Niết Bàn hiện ra
Các ông nghe dạy của Ta
Sống với Phật Tánh là ra Luân hồi.

Vừa nghe Truởng ban ngâm 12 câu kệ, Bác sĩ Yến Vi đi trong đoàn bật khóc và ngâm tiếp 36 câu:

Xưa nay tôi Tưởng tôi Tìm
Nhiều năm nhiều tháng không Tìm ra chi
Đến đây, nghe dạy tức thì
Rời vào Bể Tánh biết thì Tánh Nghe.

Tánh Nghe Tánh Thấy là bè
Ở trong Thanh Tịnh, tự Nghe Tánh mình
Tánh mình không phải lặng thinh
Mà Thấy cứ Thấy muôn trùng xa xăm.

Khi tôi nhận được âm thầm
Không thể tả đuợc vì trong Niết Bàn
Vào đây, tôi hết lang thang
Những việc trong Tánh để an Phật làm.

Tánh Phàm của tôi đã an
Chảy theo Vật lý, không màng đến chi
Hiện nay tôi biết Thiền thì
Chỉ cần Thanh Tịnh là y cội nguồn.

Nhận được, nước lệ lại tuôn
Chảy ra nước lệ, muôn lần cảm ơn
Trước, để cảm ơn vị Thầy
Sau, nhìn Đức Phật, dứt dây Luân hồi.

Phước con quá lớn Phật ôi!
Thiền Tông Tân Diệu, Luân hồi mất đi
Hôm nay con biết Thiền thì
Chấm dứt Quán Tưởng, là y Niết Bàn.

Tôi nay đã được bình an
Cũng nhờ Thiền học ở làng miền quê
Ở quê, lại có đường về
Về nơi “Bể Tánh” không hề dụng công.

Hiện tôi đã được thong dong
Nhất quyết một lòng cảm ơn Thích Ca
Vì Ngài đã chỉ đường ra
Ra ngoài sinh tử, được ra Luân hồi.

Đời con đại phúc Phật ôi
Đã lìa sinh tử, Luân hồi bỏ con
Thân con vương vấn không còn
Niết Bàn Thanh Tịnh là con thường hằng.

Vừa nghe Bác sĩ Yến Vi ngâm 36 câu thơ, Trưởng ban nói:

– Chúng tôi quyết định tuần tới sẽ cấp giấy chứng nhận Bác sĩ đạt được “Bí mật Thiền Tông” và chính thức truyền Thiền Tông cho Bác sĩ và 4 vị nữa.

Bác sĩ Triệu Thị Yến Vi vui mừng và cảm ơn.


3- Thầy giáo Lê Hoàng Thiện, sanh năm 1950, tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cư ngụ tại Tp. Sanfrancisco, bang California, Hoa Kỳ, nói:

– Chúng tôi đi nhiều nơi hỏi đạo, không đâu giảng như ở đây. Tôi có thắc mắc như sau xin Thầy giảng cho chúng tôi rõ:

Hiện có vị Thầy tuyên bố là Thầy ấy chính thức khôi phục Thiền Tông Phật giáo. Chúng tôi có hỏi pháp tu Thiền Tông, vị Thầy ấy hướng dẫn tu Thiến tông như sau:

Ngồi kiết già hoặc bán già, hít thở đều, khi thấy Tâm minh khởi lên vọng Tưởng, phải dẹp bỏ, nếu vọng Tưởng khởi lên nhiều quá, phải nạt nó:

Bộ mầy muốn kéo tao xuống Địa ngục hả?

Chúng tôi thấy ở đây có cái đặc biệt: Khi ai đến chùa hỏi đạo, hoặc xem sách mà hiểu đạo Thiền Tông, người đó được cấp Giấy Chứng nhận là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”; còn ai cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh của chính mình có thơ lưu xuất, được cấp Bằng Chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.

Phần này, tôi đã có 2 người bạn được Trưởng ban cấp Bằng đạt được “Bí mật Thiền Tông. Còn vị Thầy mà chúng tôi nói, hiện viết rất nhiều sách về Thiền Tông và tuyên bố là Thầy đã khôi phục Thiền Tông, nhưng Thầy ấy không cấp giấy cho ai hết. Ở đây, Trưởng ban cũng dạy tu theo Thiền Tông và có cấp giấy truyền Thiền. Như vậy, Thiền Tông ở đây dạy và Thiền Tông vị Thầy ấy có khác nhau không? Nếu nói giống, chúng tôi thấy không đúng, còn nếu sai, vậy ai đúng ai sai?

Trưởng ban trả lời:

– Thật tình câu hỏi của ông rất hay.Chỗ này là chỗ so đo của chúng tôi: Khi chúng tôi nhận được “Mạch nguồn Thiền Tông” của Đức Phật rồi, chúng tôi không dám nói ra liền, mà phải tập “Hành Thiền Thanh Tịnh” coi phải làm sao. Chúng tôi mới biết như sau: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài phổ biến Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này bằng cảnh hoa sen nơi núi Linh Sơn, trước 1.250 người, là những vị tu cao, nhưng chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp nhận ra Tri Kiến Phật của chính Ngài, đến đời Tổ thứ 33 mới có nhiều người ngộ Thiền Tông hơn. Do vậy, việc truyền Thiền Tông có kèm tín vật không được truyền nữa.

Vì sao vậy?

Vì có ba lý do sau đây:

Một: Có quá nhiều người ngộ Thiền, biết truyền cho ai?

Hai: Thiền Tông là loại Thiền dẹp bỏ tất cả các lối dụng công tu mà hiện giờ tất cả các nơi tu Thiền áp dụng.

Ba: Người tu hiện nay dụng công tu theo chiều Nhân – Quả của Vật lý. Vì vậy, họ thấy lối tu Thiền không dụng công này, họ cho là Thiền tà, nên họ tìm cách phá, có khi làm hại người nào nói trắng Pháp môn tu này nữa!

Vì ba lý do nêu trên, nên người giảng nói Pháp môn tu này phải dè dặt.

Đức Lục Tổ có dạy:

– Người đồng kiến đồng hành mà họ thích thì mới nói, còn người không thích, một lời không nói, một chữ cũng không hé môi.

Nghe lời dạy của vị Tổ sư xưa, nên chúng tôi chỉ nói hạn hẹp cho vài người biết và tìm cách phổ biến Nguồn Thiền Tông này, không cần tập trung nhiều người. Đến nay, việc phổ biến Thiền Tông chúng tôi đã đạt được mục đích, nên chúng tôi không nói nữa. Còn riêng phần ai đúng ai sai, tôi xin ông tìm hiểu căn bản như sau ông sẽ rõ:

Một: Vị nào sử dụng Thân và Tâm Vật lý dụng công tu, là có kết quả của Vật lý. Nếu có kết quả của Vật lý thi phải giữ lấy, không Giải Thoát được.

Hai: Còn vị nào tu muốn Giác Ngộ và Giải Thoát thì phải hiểu 2 phần nhu sau:

1- Giác Ngộ: Tức phải hiểu biết thật rõ ràng 4 phần:

A- Tánh Phật cấu tạo bằng gì?

B- Tánh người cấu tạo bằng chi?

C- Tu sao Giải Thoát?

D- Tu chi Luân hồi?

Trên đây là căn bản của người tu muốn Giải Thoát, còn Pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy, là Như Lai đầu Tiên chỉ dạy riêng cho Ngài Ma Ha Ca Diếp để truyền theo dòng Thiền Tông tuyệt mật này.

Vào đời Mạt Thượng pháp trở đi, vị nào muốn tu Giải Thoát, thì vị đó phải tìm cho được vị đang nắm “Mạch Nguồn Thiền Tông”, nếu vị ấy đồng ý giúp thì mới mong Giải Thoát được.

Còn Thầy hỏi tôi ai đúng ai sai, xin Thầy bỏ qua câu hỏi này đi.

Thầy giáo Lê Hoàng Thiện cảm ơn Trưởng ban đã giải đáp những câu hỏi của mình.


4- Sư cô Thích Diệu Huệ, sanh năm 1975, cư ngụ tại tỉnh Đồng Nai, hỏi:

– Kính thưa Trưởng ban: Sư phụ chúng tôi hiện đang phổ biến pháp tu Thiền Tông, Người cũng tuyên bố là đã khôi phục lại Pháp môn Thiền Tông tại Việt Nam. Trưởng ban ở đây cũng dạy tu Thiền Tông. Như vậy, giữa Thiền Tông Thầy tôi và Trưởng ban có giống nhau chăng?

Trưởng ban hỏi:

– Sư phụ của sư cô dạy tu Thiển tông như thế nào?

Sư cô Diệu Huệ đáp:

– Sư phụ chúng tôi day tu ngồi “Dẹp vọng Tưởng”, chừng nào hết vọng Tưởng là thành Phật!

Trưởng ban nói với sư cô Diệu Huệ:

– Như vậy, Pháp môn tu Thiền Tông của chúng tôi dạy có khác.

Sư cô Diệu Huệ nói:

– Đã là Thiền Tông do Đức Phật dạy, sao lại có khác?

Trưởng ban trả lời:

Chúng tôi không dám nói riêng ý mình, mà trích đoạn Đức Phật dạy tu Thiên tông, sau này các Tổ sư Thiền áp dụng:

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm
Chẳng quán chắng Tưởng nhận liền Tánh Nghe
Tánh Nghe Tánh Thấy là bè
Đưa người Thanh Tịnh về “Quê của mình!”

Sư cô Diệu Huệ lại hỏi tiếp:

– Bên Thiền Tông, sư phụ chúng tôi dạy tu hết vọng Tưởng là

thành Phật! Còn bên Trưởng ban dạy tu theo Thiền Tông để thành cái gi?

Trưởng ban trả lời:

– Chúng tôi huớng dẫn tu Thiền Tông không thành cái gì cả, mà chỉ để trở về quê hương chân thật của chính mình thôi!

Trưởng ban nói tiếp:

– Chứng minh phần này, hiện tại có rất nhiều ngưởi tu theo Thiền Tông của chúng tôi, họ Giác Ngộ Thiền rất nhiều, tức Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” thôi.

Còn vị nào đạt được 2 phần như dưới đây thì được cấp Bằng Chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”:

Một: Cảm nhận được Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình.

Hai: Có thơ hoặc kệ lưu xuất ra ý sâu mầu của Pháp môn Thiền Tông học

Trên đây là 2 nguyên tắc người tu theo Thiền Tông phải biết và thực hiện cho được.

Sư cô Diệu Huệ lại hỏi:

– Theo Trưởng ban: Su phụ chúng tôi tuyên bố khôi phục Thiền Tông, có phải là Thiền Tông mà Trưởng ban chỉ dẫn không?

Trưởng ban trả lời:

– Sư phụ sư cô dạy tu Thiền Tông, cũng là Thiền Tông đó, nhưng Thiền Tông còn nằm trong Nhân – Quả Vật lý.

Vì sao?

Vi sư phụ cô day tu dụng công “Dẹp Vọng Tưởng”, khi hết Vọng Tưởng Tâm được Thanh Tịnh, cái Tâm Thanh tinh do người tu dụng công dẹp đó, là cái Thanh Tịnh do dụng công dẹp mới có là do mình tự tạo ra, không phải Thanh Tịnh thật.

Trưởng ban đọc tiếp mấy câu kệ:

Tu Thiền mà Dẹp hay Cầu
Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông
Tu Thiền cố sức dụng công
Dụng công mà được bỏ sông cho rồi!

Sư cô Diệu Huệ đổi giọng thưa:

– Tôi muốn xin Trưởng ban cấp cho tôi Giấy Chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông” được không ạ?

Trưởng ban trả lời:

Ai đến chùa hỏi đạo, hoặc xem sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết ra, mà đạt được ý sâu mầu của Đức Phật dạy, thì được cấp Giấy Chứng nhận là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Còn cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh của chính mình, có thơ hay kệ lưu xuất ra, nói được chỗ thâm sâu của Pháp môn Thiền Tông học này, thì Chùa Thiền Tông Tân Diệu sẽ làm thủ tục cấp. Nếu nhờ vị nào trong Pháp hội này đã được truyền “Bí mật Thiền Tông” rồi, xin vị đó hướng dẫn. Khi đầy đủ rồi sẽ được truyền “Bí mật Thiền Tông” bằng một buổi lễ đúng phong cách của Đức Phật dạy cho vị Tổ đầu Tiên,

Nếu sư có chưa tìm được thì nhờ soạn giả Nguyễn Nhân giúp cho. Sư cô Thích Diệu Huệ hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.


5- Thầy Thích Mẫn Trung, 44 tuổi, đi chung sư cô Diệu Huệ, hỏi một loạt 5 câu:

Một: Như vậy, người dạy tu Thiền Tông mà không phải Thiền Tông chân thật có lỗi gì không?

Hai: Có nhiều vị Thầy dạy các Pháp môn tu theo Nhân – Quả, tập trung nhiều người có bị gì không?

Ba: Xin Trưởng ban nói rõ, Đức Phật day tu có mấy Pháp môn, mỗi Pháp môn tu thành tựu như thế nào. Xin Trưởng ban phân tích rõ.

Bốn: Hiện tại, trong nước ta có mấy nơi dạy tu theo Đức Phật?

Năm: Hiện tôi thấy nhiều vị xưng mình là “Thiền sư”.

Như vậy, tiêu chuẩn của một vị Thiền sư phải như thế nào?

Trưởng ban trả lời:

Câu một: Vị Thầy nào dạy tu Thiền Tông mà đúng với sự chỉ day của Đức Phật thì không bị gì hết. Khi bỏ xác thân, vị này muốn nhập vào Bể Tánh Thanh Tịnh, chắc chắn về được.

Theo như Thầy hỏi: Vị Thầy không biết pháp tu Thiền Tông mà đứng ra dạy người khác tu, nói là tu Thiền Tông.

Trong các kinh Đức Phật dạy như sau:

– Mình là người dân bình thường mà tự xưng mình là “Quốc vương” vậy, thì hậu quả như thế nào tự Thầy hiểu.

Câu hai: Các Pháp môn tu trong Nhân – Quả, Đức Phật dạy: Người đang sống trong Nhân – Quả, mà dạy những pháp tu trong Nhân – Quả thì kết quả theo Nhân – Quả là chuyện bình thường.

Còn người nào không biết Pháp môn tu vượt ra ngoài Nhân – Quả, mà nói mình dạy tu để vượt ra ngoài Nhân – Quả, thì người đó giống như người vừa nói ở trên.

Chúng tôi xin đua ra 5 ví dụ cụ thể như sau:

Một: Vị Thầy tu Mật chú tông, là để có Thần thông, sử dụng Thần thông có 2 mục đích:

1- Dạy người khác để họ trả tiền bằng nhiều hình thức.

2- Để nhiều người xung quanh kính nế.

Nếu Thầy ấy nói: Tu Mật chú tông là để Giải Thoát thì sai với lời Đức Phật dạy!

Hai: Vị Thầy dạy tu Thiền Quán, Tưởng là để biến vật ít ra nhiều, hoặc 1 ra vô lượng, để nhiều người đến xem họ cúng tiền.

Nếu Thầy ấy nói: Tu Thiền Quán Tưởng là để Giải Thoát thì không phải!

Ba: Vị Thầy tu Thiền Nghi, Tìm, là để xem hữu dụng trong vật chất như thế nào.

Nếu Thầy ấy nói: Tu thiển Nghi, Tìm để Giải Thoát là không đúng!

Bốn: Vị Thầy dạy tu Tịnh Độ, để đưa những người ham muốn đến nơi vui sướng ở.

Nếu Thầy ấy nói: Tu Tịnh Độ là Giải Thoát thì trật với lời Đức Phật dạy!

Năm: Vị Thầy dạy người khác Lý luận cho hay, người khác theo học, đi giảng nói kiếm tiền.

Nếu Thầy ấy nói: Lý luận là để Giải Thoát thì bị Nhân – Quả rất nặng nề!

Đức Phật dạy 5 loại Thầy nói trên, nếu Thầy nào vi phạm nặng, thì tự mình mở đường “Hoa báo” để đi vào.

Không biết thầy Thích Mẫn Trung tiếp thu như thế nào mà Thầy lại bỏ ra ngoài.


6- Ông Lưu Chí Thành, 39 tuổi, cư ngụ ở huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hỏi:

– Tôi đang tu Dẹp Vọng Tưởng, Thầy tôi bảo, khi nào dẹp hết Vọng Tưởng thì sẽ “thành Phật”. Xin hỏi Trưởng ban: Khi tôi tu Dẹp hết Vọng Tưởng có thành Phật được không, xin Trưởng ban cho biết, cảm ơn?

Trưởng ban trả lời:

– Vị Thầy nào dạy tu Dẹp hết Vọng Tưởng là thành Phật, vị đó quá tài giỏi. Chúng tôi xin dẫn chứng và phân tích như sau tự nhiên ông hiểu:
– Thế Giới Nhân – Quả Vật lý Âm – Dương này tồn tại được là do cuốn hút và luân chuyển của Điện từ Âm – Dương.

Đức Phật dạy 2 phần:

Một: Nơi Thế Giới loài Người là nói hẹp, nói rộng là trong 1 Tam Giới là do diện từ Âm – Dương duy trì và kéo Vọng Tưởng của người muốn đến chỗ nó ham muốn. Công năng của Điện từ Âm – Dương là vậy.

Hai: Phật giới, là nơi Mười phưrơng chư Phật sống. Sự sống của Muời phương chư Phật là do Điện từ Quang. Tánh của 1 vị Phật gồm có 4 phần: Thấy, Nghe, Nói và Biết.

Nhiệm vụ của 1 vị Phật là, cứu giúp con người nào muốn Giải Thoát ra ngoài sự luân chuyển của Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi của Vật lý Âm – Dương này, nếu vị đó có Công đức quá ít, không đủ khả năng tự thoát ra ngoài sự cuốn hút của Thế Giới Vật lý Điện từ Âm – Dương này, thì có 1 vị Phật trong Phật giới ứng thân đến giúp.

Còn Thầy ông dạy tu Dẹp Vong Tưởng để thành Phật.

Vị Thầy ông quả thật tài giỏi hơn người, kể luôn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nữa. Vì sao Thầy ông giỏi hơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni?
– Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dẹp được mà Thầy ông lại dẹp được! Ông Lưu Chí Thành nghe Trưởng ban phân tích, đã hiểu và cảm ơn.


7- Kỹ sư Triệu Quang Thuận, sanh năm 1944, tại Thái Bình, cư ngụ tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận,Tp.HCM, hỏi như sau:

– Kính thưa Trưởng ban, nhóm chúng tôi có 5 người, 4 người đều được cấp Bằng Chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông”, riêng tôi mới chỉ được cấp Giấy Chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Mặc dầu tôi đã cố gắng hết sức, nhưng không nếm được “mùi vị” Thanh Tịnh của chính tôi. Vậy, xin Trưởng ban vui lòng chỉ cho tôi biết cách như thế nào để cảm nhận được, xin cảm on?

Trưởng ban trả lời:

– Kỹ sư muốn cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh của chính mình thì phải thực hiện 2 bước như sau:

Một: Kỹ sư hằng ngày làm việc gì cứ chăm chú việc đó, tập không suy nghĩ việc khác.

Hai: Đọc sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết, coi đoạn nào, dòng nào chữ nào mà Kỹ sư nghe cảm động lòng mình, cứ chậm rãi đọc đoạn đó, hoặc kệ của những vị Tổ ngộ Thiền, Kỹ sư tự nhiên Thanh Tịnh, nếu Kỹ sư có điều kiện, nên thâu vào máy MP3 để nghe đi nghe lại thường xuyên, chắc chắn sẽ cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh của chính Kỹ sư, mong Kỹ sư cố gắng.

Kỹ sư Triệu Quang Thuận, hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.


8- Vào sáng chủ nhật, cuối tháng 10 năm 2009, Thầy Chánh Huệ Phong có nói với tôi, là Thầy không tiếp xúc với bất cứ ai nữa, vì những gì mà Thấy biết đã nói hết ra rồi.

Tuy nhiên, Thầy có hứa: Nếu sau này có ai hỏi về Thiền Tông của Đức Phật dạy, trong sách chưa nêu lên, mà phải tổng hợp từ 10 câu hỏi trở lên thì Thấy sẽ đứng ra giải đáp. Trong buổi họp mặt này có:

– Quận một, Tp. HCM 2 người.

– Quận Sáu, Tp. HCM 1 người.

– Việt kiều ở Mỹ có 3 người.

– Việt kiều ở Canada 1 người.

– Việt kiều ở Australia 1 người.

– Việt kiều ở Ucraina 1 người.

– Và tôi là soan giả Nguyễn Nhân.

Trước, Thiền gia Chánh Huệ Phong cảm ơn tôi đã viết sách phổ biến Thiền Tông học của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy ở cõi này. Sau, Thiền gia thông báo là đã làm tròn lời hứa với vị Thầy nhận được “Bí mật Thiền Tông” vào Thế kỷ 20 và vị Thầy kế tiếp. Cuộc nói chuyện của chúng tôi mới bắt đầu, bất ngờ, từ ngoài cửa chùa có Thiền sư Thích Chánh Trung và 5 đồ đệ nữa, đẩy cửa vào và lớn tiếng nói:

– Quí Thầy ở đây bàn luận gì cho chúng tôi tham gia được không?

Thiền gia Chánh Huệ Phong nhìn sang tôi hỏi nhỏ:

– Tác giả có mời quí vị này không?

Tôi trả lời:

– Thưa không.

Thiền gia Chánh Huệ Phong nói với Thiền sư Thích Chánh Trung:

– Hôm nay, chúng tôi họp mặt là để thăm hỏi sức khỏe nhau, chứ không bàn đạo lý gì cả.

Thiền sư Thích Chánh Trung rổn rảng nói:

– Nếu quí vị ở đây không đem đạo lý ra bàn, vậy, sẵn có mặt tôi, quí vị có thắc mắc điều gì về Đạo Phật, hỏi tôi, tôi giải thích cho. Trước, để mọi người hiểu. Sau, tác giả Nguyễn Nhân có tài liệu để bổ túc trong các sách Thiền học của ông.

Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy, 65 tuổi, là Việt kiều Mỹ đi trong đoàn liên đứng lên hỏi Thiền sư Thích Chánh Trung:

– Tôi xin hỏi 2 câu, xin Thiền sư “dạy” tôi và các vị ở đây biết, câu hỏi của tôi như sau:

1- Đức Phật dạy tu có mấy Pháp môn?

2- Tu “Lục Diệu Pháp môn” là tu làm sao?

Thiền sư Thích Chánh Trung trầm ngâm một hồi lâu rồi trả lời:

Câu một:

– Đức Phật dạy tu có 4 Pháp môn. Tôi xin giải thích luôn:

1- Một: Tu Thiền.

2- Hai: Tu tịnh.

3- Ba: Tu Niệm.

4- Bốn: Tu tụng. Câu hai:

– Lục Diệu Pháp môn là sáu pháp tu như sau:

1- Sổ tức.

2- Tùy tức.

3- Chỉ.

4- Quán.

5- Hoàn.

6- Tịnh.

Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy hỏi tiếp:

Xin Thiền sư giải thích cho chúng tôi nghe về các pháp nói trên được không?

Thiền sư Thích Chánh Trung giải thích 4 Pháp môn tu của Nhà Phật:

1- Thiền: Ngồi cho Tâm mình dừng hẳn lại.

2- Tịnh: Ngồi cho Tâm mình đừng động.

3- Niệm: Ngồi Tâm lúc nào cũng niệm Phật hay niệm Chú.

4- Tụng: Ngồi tụng những lời Đức Phật dạy.

Thiền sư giải thích Lục Diệu Pháp môn:

1- Ngồi đếm hơi thở.

2– Ngồi theo hơi thở.

3- Ngồi dừng suy nghĩ.

4- Ngồi quán xét bản thân.

5- Ngồi đem các cái suy nghĩ mênh mông trở về.

6- Ngồi phải cho Tâm mình thật sự Thanh Tịnh.

Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy vỗ tay và khen:

– Quả thật, Ngài là một Thiền sư đa Pháp môn!

Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy hỏi tiếp Thiền sư Thích Chánh Trung một loạt câu hỏi như sau:

– Nếu Thiền sự ngồi cho Tâm Ngài dừng hẳn lại được, thật tình Ngài hay hơn Đức Lục Tổ rồi!

– Thiền sư ngồi cho Tâm Ngài dừng động, Ngài giỏi hơn Đức Phật nữa! Thiền sư ngồi lúc nào miệng cũng lép nhép, Ngài giống như là… gì nhỉ?

Thiền sư ngồi mà tụng những lời Đức Phật dạy, thật tình Tâm Ngài vượt hơn các vị Tổ sư Thiền!

Còn Thiền sư nói 6 cách thở, tu của thấy Trí Khải Đại sự là Pháp môn tu, e Thiền sư có lầm chăng? Vì đây là một Pháp môn tu, chỉ dùng hơi thở, dụng công để hít và thở ra 6 cách, chứ không phải là Pháp môn tu. Nếu nói Pháp môn tu, Đức Phật dạy mỗi cách tu là một Pháp môn, tức cách tu này không giống cách tu kia, Pháp môn nào có công dụng riêng của nó. Vì vậy, mới gọi là Pháp môn tu. Theo tôi được biết: Danh hiệu Thiền sư là vị Thầy biết tất cả các Pháp môn tu Thiền của Đức Phật dạy, nhưng tôi không thấy Thầy có các cái hiểu biết căn bản trên, chỉ những câu hỏi sơ đẳng của Thiền học mà “Thiền sư” trả lời không đúng, thì Pháp môn cao trong Nhà Phật “Ngài” làm sao biết được?

Thiền sư Thích Chánh Trung nghe Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy nói một loạt về lời giải thích của mình, ông hết sức hổ thẹn cùng các để tử mình cáo lui!


9- Bác sĩ Trần Mạnh Trung, sanh năm 1941, tại Thanh Hóa, cư ngụ tại Tp. Hải Phòng, hỏi 3 câu như sau:

Một: Xin Trưởng ban chỉ cho chúng tôi biết Phật Tánh của chính chúng tôi?

Hai: Xin giảng cho tôi câu của Thiên sư Đức sơn nói: “Tâm ta không ngữ cú, không một pháp cho người”?

Ba: Tôi nghe vị Thầy có tiếng, giảng về “Tánh Nghe”, gần hay xa, khi phát tiếng thì đồng nghe một lượt, như vây có đúng không?

Trưởng ban trả lời:

– Câu một: Xin Bác sĩ nghe rõ câu Phật Tánh của mỗi người như sau: Phật Tánh là nói chung. Phân tích ra như sau:

Phật: Trùm khắp mọi nơi.

Tánh: Là vỏ bọc 6 thứ: 1- Ý, 2- Nghe, 3- Thấy, 4- Pháp, 5- Biết và 6- là Hành, tức Điện từ.

Trong Tánh là căn bản như vậy.

Bác sĩ nên chú ý chỗ này: Phật Tánh luôn lúc nào cũng như trên. Sở dĩ chúng ta bị như sau:

* Từ thuở nào đến nay, không ai biết! Nên luôn lúc nào cũng sống với Vọng thức của chính mình, mà mình đã huân tập vào từ vô lượng kiếp đến nay, vì theo Vọng thức nên bị đi theo 6 nẻo Luân hồi! Chớ Phật Tánh luôn lúc nào cũng như trên. Có nhiều vị Thầy giảng là Vọng Tánh che khuất Phật Tánh. Không phải bị Vọng Tánh che khuất, mà tại chúng ta ham theo Vong Tánh, rồi quên đi Phật Tánh. Tôi xin ví dụ như sau, Bác sĩ sẽ hiểu rõ hơn, như:

Mặt Trời chiếu sáng xuống Trần gian này, khi chúng ta không thấy Mặt Trời Tưởng là mây che khuất, cái Thấy và Biết của người này họ không hiểu, nên nói vậy, chớ mây làm sao che khuất Mặt Trời được, chúng ta có điều kiện lên khỏi mây, coi có phải mây che Mặt Trời không?

Bác sĩ Trần Mạnh Trung nói:

– Xin cảm ơn Trưởng ban đã giải thích, tôi đã nhận rõ về Phật Tánh của tôi.

Trưởng ban trả lời câu thứ hai:

-Về Tánh Nghe của người tu theo Nhà Phật, Tánh Nghe có 2 thứ:

Một: Tảnh Nghe của con người, nghe phải theo qui luật Vật lý nơi Thế Giới này: Khi tiếng động ở gần thì nghe trước, còn tiếng động ở xa phải nghe sau, không thế nào nghe cùng một lượt được.

Hai: Tánh Nghe của Phật Tánh Nghe, không trước hay sau gì cả; khi tiếng động phát ra dù gần hay xa gì cũng nghe một lượt.

Vì sao vậy?

Vì Tánh Nghe của Phật Tánh không bị Vật lý Trần gian này ngăn cản. Vì Tánh Nghe Phật Tánh trùm khắp, nên tiếng động gần hay xa gì cũng Nghe một lượt.

Trưởng ban trả lời câu thứ ba:

– Ngài Đức Sơn nói: “Tâm ta không ngữ cú, không một pháp cho người”. Đây, Thiền sư Đức Sơn muốn chỉ cho người hỏi chỗ chân thật của Phật Tánh.

Vì sao Phật Tánh không có ngữ cú và không có một pháp nào?

Vì Phật Tánh là như vậy, nên Đức Phật dạy là “Chân Như”, tức cái “Như Như”, chân thật nhu vậy thôi; nếu chúng ta vừa khởi lên tìm hiểu Phật Tánh như thế này hay như thế kia, là chúng ta đã đem cái suy nghĩ sinh diệt của Tánh người xen vào, thì Thấy hay Nói của Phật Tánh bị xuyên qua cái suy nghĩ của Tánh người, thì Tánh Phật làm sao còn trung thực được.

Chúng tôi đưa ra ví dụ sau đây Bác sỹ sẽ hiểu rõ hơn:

– Tánh Thấy của con mắt Bác sỹ, khi không đeo kiếng thì thấy rất trung thực. Còn khi Bác sỹ đeo mắt kiếng màu nhiều lớp vào, thì cái hằng Thấy của con mắt bị sai lệch liền.

Mà Đức Phật dạy:

Bao phủ bên ngoài Tánh người có đến 8 muôn 4 cái bong bóng ảo giác nữa, thử hỏi làm sao trung thực được.

Cho nên Đức Phật dạy:

– Người nào thật sự muốn Giác Ngộ và Giải Thoát, thì tận tình dạy họ. Còn người nào đem cái học thức mà lý luận chỗ chân thật này, hãy tìm cách tránh xa.

Vì chỗ không đem cái học thức của Tánh người ra lý luận chỗ chân thật này, nên Ngài Đức Sơn mới nói như trên.

Bác sĩ Trần Mạnh Trung hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.


10- Thầy Thích Quảng Chánh, sanh 1936, cư ngụ tại Thừa Thiên Huế, hỏi:

Tất cả các Pháp môn tu là của Đức Phật dạy, sao Pháp môn Thanh Tịnh Thiền có sức “công phá” tất cả các Pháp môn trước, xin Thầy vì chúng tôi và nhiều người có mặt tại đây biết, xin cảm ơn:

Trưởng ban trả lời:

– Người tu theo Đạo Phật, phải hiểu căn bản và tường tận như dưới dây thì mới hiểu trọn ven các Pháp môn tu của Đức Phật dạy được:

Thứ nhất: Mười lăm năm đầu, Đức Phật dạy các Pháp môn tu Thiền Quán, Tưởng, gọi là Pháp môn tu Nguyên Thủy hay Tiểu Thừa. Các pháp Quán, Tưởng này, Đức Phật sử dụng Tâm Vọng Tưởng của Tánh người để Quán và Tưởng hình thể của vật chất từ nhỏ ra lớn. Khi thành công, là thành công trong ảo Tưởng. Khi người tu không dụng công nữa thì cái ảo bóng đó liền mất.

Thứ hai: Mười lăm năm kế tiếp, Đức Phật sử dụng Tâm duyên hợp của Vật lý dạy Lý luận những hiện tượng nơi Thế Giới Vật lý này. Dù có lý luận hay đến đâu, cũng là lý luận mà thôi. Chớ không thể nào cảm nhận được Tánh chân thật của Phật Tánh được.

Thứ ba: Mười lăm năm kế tiếp nữa, Đức Phật dạy Pháp môn “Nghi, Tìm”, tức tìm ra hữu dụng của vật chất.

Để chi vậy?

Để đi khoe với người xung quanh. Không dính dáng gì đến Giải Thoát cả.

Thứ tư: Bốn năm sau cùng, Như Lai không sử dụng Tánh người, mà Ngài dạy các vị Tỳ kheo và các vị Ưu bà tắc và Ưu bà di một câu:

– Kiến Tánh thành Phật!

Chi có 4 chữ như vậy, nhưng cực kỳ khó khăn! Vì sao vậy?
– Vì con người ai cũng sống bằng Tánh người; Tánh người thì đủ thứ chuyện trong đó, nên ho sử dụng Tánh người để tìm vật chất nhiều về cho họ. Do đó, 1 ngàn người tu theo Đạo Phật họ tìm 2 thứ:

– Một là danh.

– Hai là tiền.

Còn Giải Thoát họ không cần.

Thầy Thích Quảng Chánh nói với Trưởng ban:

– Hiện giờ khác gì ngày xưa đâu! Thầy hết sức thỏa mãn và cảm ơn.


11- Cụ ông Bùi Đại Ninh, sanh 1934, tại Phủ Lý, Hà Nam, cư ngụ tại Tp. New Yord, Hoa Kỳ, hỏi:

– Tôi xem Website báo Tuổi Trẻ, thấy có quảng cáo bán sách Thiền học, có mua về đọc, mới biết ở Việt Nam có vị Thầy hiểu Thiền học quá sâu sắc. Vậy xin hỏi Thầy như sau:

– Người tu theo đạo Thiền Đức Phật dạy, khi ngộ Tánh, người ấy như thế nào?

Trưởng ban trả lời:

– Người thật sự ngộ Tánh, lúc nào cũng ở trong trạngthái như sau:

1- Lúc nào Tâm cũng Thanh Tịnh.
2- Hằng Thấy, hoặc Nghe lúc nào cũng Thanh Tịnh và hằng Biết.

Cụ ông Bùi Đại Ninh đã hiêu rõ và cảm ơn Trưởng ban.


12- Cụ bà Triệu Thị Truyền, sanh 1940, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, cu ngu tại Tp. Alpany, Australia, hỏi 4 câu:

1- Nếu người không tu thì làm sao Phật Tánh hiển lộ ra?

2- Nghiệp là của mỗi ngưoi tạo ra, có sao nói “Nghiệp chướng bổn lai không”?

3- Xin giải thích “Công thức” tu theo Thiền Tông?

4- Nếu giải như Trưởng ban, các pháp tu khác, không Pháp môn nào tu thành Phật được sao?

Trưởng ban trả lời:

– Cụ hỏi như vậy là sai qui luật hỏi, tôi xin tuần tự trả lời 4 câu hỏi theo tuần như sau:

Câu 1: Nghiệp chướng bổn lai không trước:

– Nghiệp là do suy nghĩ và hành động của con người tạo ra. Người tu sỹ theo Đạo Phật hoặc là phật tử, nếu hiểu được 2 phần như sau thì mới nói câu này được:

1- Bể Tánh Thanh Tịnh, là nơi Mười phương chư Phật sống. Trong Bể Tánh Thanh Tịnh là do Điện từ Quang duy trì làm sự sống.

2- Thế Giới và trong 1 Tam Giới này, là do Điện từ Âm – Dương bảo quản và cuốn hút theo Nhân – Quả của Vật lý Âm – Dương nên bị luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

Vị nào biết được như nói trên, khi tạo nghiệp, cái nghiệp này được chứa trong cái vỏ bọc của Tánh người. Phạm vi luân chuyển của Tánh người là nơi Thế Giới và Tam Giới này có 3 nơi:

1- Tạo nghiệp Phước đức, được vãng sanh đến các cõi Dương hưởng Phước. 2- Tạo nghiep Ác đức, bị kéo đến các nơi Âm để trả quả ác do mình tạo ra.
3- Không tạo nghiệp Dương và Âm, đủ tư cách làm người, thì ở trong Dòng tộc để trả Nhân – Quả với nhau.

Ngoài 3 nghiệp nói trên, vị nào nhận được Tánh Phật của chính mình và thuần thục sống với Tánh Phật ấy, thì họ mới dám nói câu:

– Nghiệp chướng bổn lai không.

Vì sao họ dám nói như vậy?

Vì họ đã sống được với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, thì họ nhìn thấy nghiệp mà trước đây họ tạo ra nó không dính dáng gì đến Phật Tánh của họ cả.

Đức Phật có dạy như sau:

– Như hoa sen ở trong bùn mà nó không dính bùn vậy.

– Vì hoa sen không bị dính bùn, nên bùn là bùn, còn hoa sen là hoa sen, hai thứ này tuy ở chung, nhưng thứ nào cũng có ngôi vị của nó. Do vậy, đầu Tiên Như Lai có dạy 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu về bài pháp “Bụi Trần”. Ánh sáng và hạt bụi tuy chung một không gian với nhau, nhưng 2 thứ không dính nhau. Người nào sống được với Phật Tánh của chính mình thì mới được nói câu: “Nghiệp chưong bổn lai không”; còn ai chưa sống được với Tánh Phật của chính mình mà nói như trên là bị mang hoa vào thân!

Câu 2: Không dụng công tu làm sao Phật Tánh hiển lộ?

– Phật Tánh là cái Như Như chân thật, nếu cụ sử dụng Thân và Tâm Vật lý dụng công tu thì Phật Tánh càng không hiển lộ được!

Vì sao vậy?

Trong các kinh Đức Phật dạy:

– Phật Tánh giống như là nước trong vậy. Vì nước trong này bị đủ thứ bùn đất làm vẩn đục nên không tự trong được. Vì nguyên lý này, nếu cụ càng dụng công tu, thì Tánh Phật càng không hiển lộ ra được.

Câu 3: Công thức tu theo Thiền Tông như sau:

1- Trước Tiên phải nhận ra Phật Tánh của cụ.
2- Nếu đã nhận ra được, sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình mà Tâm mình sáng ra gọi là:

– Minh Tâm.

Tiếp theo, thấy rõ ràng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, gọi là:

– Kiến Tánh.

Cụ muốn vượt ra ngoài sức hút Nhân – Quả của Vật lý Âm – Dương thì cụ phải biết tạo ra Công đức; số Công đức này mới giúp cụ “Vượt Hải Triều Dương” để trở về Phật giới, gọi là:

– Thành Phật.

Đức Phật dạy trọn câu này là:

– Minh Tâm, Kiến Tánh, Như Lai.

Dịch:

* Tâm sáng: Tự nó sáng rực.

* Thấy Tánh: Phải thấy thật rõ ràng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính cụ.

* Như Lai: Phải thấy đuợc nơi Mười phương chư Phật sống.

Câu 4: Tu các Pháp môn khác hoàn toàn không thành Phật được. Trong các kinh, kinh nào Đức Phật cũng dạy như sau:

* Phật Tánh nó là tự nhiên như vậy, nên Như Lai gọi là “Chân Như” tức cái “Như Như”, như vậy thôi.

Nếu các ông có dụng công tu 5 Pháp môn của Như Lai dạy ban đầu, dù có ngồi đó tu 1 ngàn năm cũng không thành Phật được.

Như Lai nói rõ như sau:

Nếu các ông dụng công tu, chẳng khác nào các ông lấy cát nấu để thành cơm vậy! Cụ bà Triệu Thị Truyền hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.


13- Bác sỹ Trịnh Hoài Phương, sanh 1939, tại Tây Ninh, cư ngụ tại Tp.Toronto, Canada, thắc mắc hỏi:

– Giải theo Trưởng ban, các Pháp môn tu khác của Đạo Phật, không Pháp môn nào Giải Thoát được sao?

Trưởng ban trả lời:

– Phần này Đức Phật dạy rất rõ: Người tu theo Đạo Phật phải hiểu các Pháp môn, ai muôn tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật cứ tu, môi Pháp môn đều có thành tựu riêng của nó chứ chắng phải không, việc thành tựu của các Pháp môn như sau:

Một: Pháp môn Tiểu thừa: Sử dụng Thân, Tâm duyên hợp của Tứ Đại để tu Quán và Tướng. Quán, Tưởng này có 37 pháp, mà trong các kinh Đức Phật dạy là 37 pháp Quán trợ đạo, tức có 37 pháp Quán có thành tựu, như :

– Muốn nhìn thấy vị Phật nào, thì Quán và Tưởng vị Phật đó.

– Muốn nhìn thấy vị Bồ Tát nào, thì Quán và Tưởng vị Bồ Tát đó.

– Đặc biệt, muốn nhìn thấy các loại Cô Hồn, để nhờ các loại Cô Hồn này giúp mình làm việc gì đó, thì ở Thế Giới loài Người phải làm 2 việc như sau:

1- Ngày nào cũng ngồi Quán và Tưởng muốn nhìn thấy được các loại Cô Hồn.

2- Muốn có kết quả nhanh, khi ngồi Quán và Tưởng phải có rượu và thịt cúng, thì có kết quả nhanh nhất.

Khi thường thấy và nói chuyện với Cô Hồn rồi, khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, thì tự nhiên mình gia nhập vào hàng ngũ Cô Hồn này rất dễ, không cần phải cầu xin ai cả.

Người tu 37 pháp Quán và Tưởng này, nếu có thành tựu được pháp Quán nào, thì dính vào pháp Quán đó không Giải Thoát được.

Hai: Pháp môn Trung Thừa: Học hỏi biết tất cả những gì nơi Thế Giới này, nên lý luận rất hay. Pháp môn này gọi là “Triết lý siêu suất”. Khi thành tựu, phải giữ lấy, không Giải Thoát được.

Trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật có Ngài Ca Chiên Dien tu thành tựu Pháp môn tu này.

Ba: Pháp môn Đại Thừa: Nghi, Tìm hay Kiếm, xem trong vật chất hữu dung như thế nào. Khi hiểu rõ công dụng của vật chất thì phải giữ lấy nên không Giải Thoát được.

Vì Pháp môn này hiểu rất mênh mông nên gọi là Đại Thừa.

Xin nói rõ: Ngài Trí Khải Đại sư ở núi Thiên Thai bên Trung Quốc, sử dụng Pháp môn này chế ra 2 Pháp môn tu, như:

1- Quán hơi thở. Ngài gọi là Lục Diệu Pháp môn Quán.

2- Quán Thoại Đầu. Tức đặt chữ Nghi ở đầu câu để Quán, như:

A- Khi cha mẹ ta, chưa sanh ra ta, ta là ai?

B- Cái gì mang thân này đi?

C- Tâm ta là cái gì? V.v…

Nương vào pháp tu Đại Thừa này, các Nhà Khoa học họ biết được 2 phần căn bản mà chúng ta gọi là “Phát minh”,

Một: Về ánh sáng: Họ biết chế ra máy phát điện Vật lý và các loại bóng đèn.

Hai: Về phương tien, họ chế ra:

1- Máy chiếu phim.

2- Máy nội soi. 3- Máy X quang.

4- Máy chụp cắt lớp…

5- Viễn vọng kính.

6- V.v…

Về phương tiện chuyên chở trên đường bộ, họ chế ra:

* Các loại xe.

Về phương tiện chuyên chở trên và dưới mặt nước, họ chế ra:

* Các loại tàu và tàu ngầm.

Về phương tiện chuyên chở trên không, họ chế ra:

* Các loại máy bay và phi thuyền.

Về phương tiện nghe nhìn, họ chế ra:

* Điện thoại và truyền hình.

Về chiến tranh, họ chế ra:

* Các loại súng và đạn, bom.

Pháp môn Đại Thừa nó có công dụng lớn lao như vậy, nhưng không giúp ai Giải Thoát được.

Bốn: Pháp môn Mật Chú tông: Miệng lúc nào cũng lẩm bẩm câu Thần chú để phát ra hiện tượng lạ.

Khi thành tựu được rồi, phải giữ lấy. Nên không Giải Thoát được.

Năm: Pháp môn Tịnh Độ tông: Miệng lúc nào cũng kêu tên Đức Phật A Di Đà. Khi thấy được cái ảo bóng của Ngài rồi, phải giữ lấy. Không Giải Thoát được.

Sáu: Tu lạy, cầu, xin: Đức Phật không dạy Pháp môn này. Pháp môn này là của “Đạo Thần quyền”. Người tu theo Đạo Phật thấy dễ kiếm tiền nên bắt chước bày ra tu.

Bảy: Pháp môn tụng: Đức Phật cũng không dạy, mà xuất phát từ bên Trung Quốc là của “Đạo Tiên”. Thấy Pháp môn này dễ kiếm tiền, nên những người tu theo Đạo Phật cũng bắt chước để thu hoạch tốt.

Cụ bà Triệu Thị Truyền, ngồi chăm chú nghe Trưởng ban giảng giải 7 Pháp môn tu của Nhà Phật, đến nổi bà khóc hồi nào mà không hay. Bà thốt lên từ tận đáy lòng:

– Không ngờ, mấy mươi năm tu theo Đạo Phật mà không tìm hiểu kỹ, nên tôi làm những chuyện không dính dáng gì đến Giải Thoát cả!


14- Cụ Bùi Minh Đức, sanh 1933, tại Nho Quan, Ninh Bình, cư ngụ Tp. Missouri, Hoa Kỳ, hỏi:

Tôi đọc sách của Tác giả Nguyễn Nhân viết do Thầy giảng giải, thật tình tôi chưa tìm thấy nơi đâu giảng nói rõ ràng như vậy. Xin Trưởng ban cho tôi hỏi 4 câu như sau:

Một: Xin giải thích Phật Tánh là gì?

Hai: Xin Thầy chi tổng quát về Tánh Phật, và Tánh người?

Ba: Tu Thiền bằng cách nào để chóng nhận ra Phật Tánh của chính mình?

Bốn: Truyền “Tâm ấn”, có phải là truyền Thiền Tông không?

Trên đây là 4 câu hỏi được xếp vào hàng rất cao của Nhà Phật, đuợc Trưởng ban quản trị chùa trả lời như sau:

Câu 1:

– Tánh Phật là Tánh Thanh Tịnh, ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh do Điện từ Quang duy trì.

Câu 2:

1- Căn bản Tánh Phật tự nhiên có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói và Biết.

2- Tánh người có 16 thứ là: Thọ, Tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến.

Câu 3:

– Tu Thiền Tông muốn nhận ra Phật Tánh của chính mình, thì phải áp dụng như sau:

1- Khi Thấy cứ tự nhiên ở trong Thanh Tịnh. Các thứ kia cũng vậy.
2- Khi tập thuần thục được, có ngày nào đó bất ngờ cụ cảm nhận được Tánh Phật Thanh Tịnh của cụ.

Câu 4:

– Truyền “Tâm ấn” là của những vị Tưởng tượng ra để truyền cho đệ tử mình. Vì sao họ Tưởng tượng ra?

Vì ho không biết Tâm là gì.

– Còn truyền Thiền Tông có qui cách rõ ràng và có các phần như sau:

– Vị nào muốn truyền Thiền Tông, vị đó bắt buộc phải hiểu rõ 8 phần căn bản như sau:

1- Rõ thông Tánh Phật.

2- Hiểu rõ Tánh người.

3- Tu sao còn bị Luân hồi.

4- Tu sao được Giải Thoát.

5- Giải thích đưrợc tất cả những lời dạy của Đức Phật dạy trong ẩn ý.

6- Phải có bài kệ xuất phát từ trong Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình nói lên được chỗ thâm sâu của Pháp môn Thiền Tông mà Đức Phật đã dạy theo dòng Thiền Tông.

7- Phải có bài văn trình sự hiểu biết của mình về Pháp môn Thiền Tông

8- Đặc biệt, phải trả lời 26 câu hỏi của Pháp môn Thiền Tông này, đạt trên 60% là được.

Trong 8 phần trên, nếu vị nào đạt được, thì mới được truyền “Bí mật Thiền Tông”.

Vị nào được truyền “Bí mật Thiền Tông” rồi, mới mong vào sống trong Phật giới được.

Cụ Bùi Minh Đức đã thông suốt, tự nhiên cụ khóc, và nói:

– Đức Phật đã vượt ra ngoài Tam Giới cách đây hơn 25 thế kỷ rồi, mà còn lâu xa như vậy; còn chúng tôi không biết chừng nào trở về nguồn cội của chính mình?

Cụ vừa than như vậy, làm mọi người ai ai cũng cảm động và khóc!

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Đức Phật dạy tu Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *