Thiền Tông tồn tại bao nhiêu năm?
✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Nguyễn Thị Trường Giang, Lâm Ngọc Thuận. Đoàn Thị Liên, Nguyễn Thị Kiều Mai Thảo:
PT Lâm Ngọc Thuận ( 10 Câu hỏi):
⭐️ 10 Câu hỏi của Lâm Ngọc Thuận; Sinh năm 1981 huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Cháu kính chào bác Nguyễn Nhân; Cháu tên là Lâm Ngọc Thuận; Sinh năm 1981, hiện cư ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Trước, Cháu xin hỏi thăm sức khỏe Bác và tất cả Anh, Chị, Em trong Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu; đã cho phát trên trang mạng ThienTong.Com những câu hỏi của độc giả hỏi Bác về Pháp môn Thiền Tông học này; mà Bác không từ chối câu hỏi nào dù Hữu hình hay Vô hình.
Sau Cháu xin có 10 Câu hỏi, xin Bác giải đáp giúp Cháu được rõ, thông. Xin cảm ơn Bác và tất cả Anh, Chị, Em trong Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Câu hỏi 01: Mẹ Cháu sinh năm 1950 nấu ăn hàng ngày hay kêu Ba, Mẹ của Bà đã mất về ăn; Xin hỏi Công đức của Mẹ cháu có bị bôi đên không, thưa Bác? Khi gần mất Thân Công đức có sáng lại để thấy đường về Phật Giới không thưa Bác?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
⭐️ Câu hỏi 1 này của Cháu tuy ngắn mà có đến 3 ý:
Ý 1: Mẹ Cháu hàng ngày cúng cho Ông, Bà Cháu ăn;
Ý 2: Công đức Mẹ cháu có bị bôi đen không?
Ý 3: Khi Mẹ Chúa mất Công đức có sáng lại để thấy Đường trở về Phật Giới không?
Bác sẽ trả lời theo 3 ý này:
Ý 1: Người tu theo Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam thì không cúng ai hết. Vì sao” Vì ai cũng vậy chết là phải đi theo Nhân – Quả còn không theo Nhân – Quả thì phải vào Thập loại Thánh sống.
Nếu Mẹ Cháu cúng là cúng cho Thập loại Thánh ăn; Tức Mẹ Cháu muốn làm bạn với Thập loại Thánh đó.
Ý 2: Mẹ Cháu Cúng nếu có Công đức thì bị bôi đen liền.
Ý 3: Khi Mẹ Cháu mất Công đức có sáng lại hay không là do Mẹ Cháu chứ không ai biết được.
Tất cả những Người trước khi mất đều phải có Công đức sáng thì vị Thần Quản lý mới giao cho Ban Nghi lễ Thần – Thánh – Tiên tiễn hay dặn dò Đường trở về Phật Giới.
Còn không có Công đức thì vị Thần Quản lý bàn giao cho Ban Thần Thực thi Nhân – Quả đi nơi nào Mẹ Cháu tạo nghiệp.
(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )
Nguồn Thiền Tông