29_Tổ sư Thiền Tông đời Thứ hai mươi chín
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…
Thiền Tông Videos Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông
⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉 Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉 Xem
⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉 Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉 Xem
Tổ Huệ Khả, tính theo dương lịch, Ngài sanh vào năm 494, tịch năm 601, thọ 107 tuổi, ở nước Chu. Cha là Chu Lương Khánh, dòng dõi Hoàng thất, mẹ là Khưu Phước Vinh.
Cha mẹ Ngài 39 tuổi mà chưa có con nên thường xuyên đến chùa cầu tự. Một hôm, cha mẹ Ngài đến chùa cầu tự, đêm đó về nhà nằm mộng thấy có hào quang lạ chiếu vào nhà mình nên khi sanh ra đặt tên Ngài là Chu Thần Quang, tức ánh sáng diệu kỳ.
Lớn lên, Ngài rất thông minh, xem tất cả kinh Khổng Tử và Lão Tử viết, Ngài thấy chưa thông suốt nên xem qua kinh Phật giáo nhưng các kinh Ngài xem cũng không làm thỏa mãn lòng tìm kếm của Ngài. Ngài có đến chùa Long Môn trên núi Hương Sơn thuộc Lạc Dương, gặp thiền sư Bảo Tịnh,
Ngài có hỏi:
Kính thưa thầy, mục đích chính của người tu theo đạo Phật để được cái gì?
Thiền sư Bảo Tịnh hỏi lại Ngài:
Vậy quan niệm ông như thế nào?
Ngài trả lời:
Tôi đọc hết kinh Lão Tử, mục đích chính của Lão Tử là con người và vạn vật sanh ra bởi Âm Dương và cứ liên tục như vậy, còn khởi đầu là nhất sinh ra nhị, nhị sinh ra tứ, tứ sinh ra bát… cứ như vậy sinh đôi ra không khi nào cùng.
Còn Khổng Tử, Ngài chủ trương: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, Quân – Thần, Phụ – Tử, Bình Thiên Hạ.
Đó là căn bản lời dạy của Đức Khổng Tử.
Nói tóm lại, thuyết hai vị trên là của nhân gian, còn nói về xuất thế gian, tôi chưa thấy ai trả lời cho tôi thỏa mãn cả.
Thiền sư Bảo Tịnh trả lời cho Ngài biết, đạo Phật tu có hai đường:
- Tu để được luân hồi trong vật lý.
- Tu vượt ra ngoài vật lý, để được trở về quê hương chân thật của chính mình.
Ngài vừa nghe thiền sư Bảo Tịnh nói vậy, Ngài suy nghĩ một hồi lâu rồi hỏi như sau:
Vậy, xin thầy dạy con pháp tu vượt ra ngoài vật lý có được không?
Thiền sư Bảo Tịnh nói với Ngài:
Tôi không có khả năng ấy, ông nên đi tìm người khác.
Ngài nghe thiền sư Bảo Tịnh từ chối, Ngài đến chùa Vĩnh Mục tại huyện Du Giảng Tứ, tiếp tục tìm hiểu kinh luận của nhà Phật. Năm 32 tuổi, Ngài trở về chùa Hương Sơn chuyên ngồi thiền Quán, Tưởng.
Có một vị thầy thấy Ngài ngồi thiền niêm mật như vậy có bảo rằng:
Tôi thấy ông tu kiên cường quá mà không có kết quả, vậy ông hãy đến chùa Thiếu Lâm hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma, có thể Tổ giúp ông được toại nguyện.
Ngài liền đến chùa Thiếu Lâm ra mắt Tổ và xin Tổ dạy Ngài pháp môn giải thoát
Ngài đến chùa Thiếu Lâm ra mắt Tổ, Tổ không nhìn Ngài, Ngài quỳ sau lưng Tổ đến 3 ngày 3 đêm.
Tổ thấy Ngài có chí khí kiên cường nên quay lại hỏi:
Ông quỳ sau lưng ta 3 ngày 3 đêm như vậy để cầu việc gì?
Ngài thưa:
Con xin Tổ dạy con đạo Giác ngộ và Giải thoát
Tổ bảo:
Đạo Giác ngộ và Giải thoát là đạo đưa con người từ Phàm phu trở thành Phật, ông có chút hạnh cỏn con như vậy mà muốn thành Phật được sao?
Thấy Tổ Bồ Đề Đạt Ma chê mình nên Ngài xuống nhà bếp lấy con dao chặt đứt cánh tay trái đem dâng cho Tổ để cầu đạo Giải thoát.
Tổ thấy trên đời này không ai có chí kiên cường như Ngài nên Tổ nhận làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả, tức có ý chí kha khá và dạy Ngài pháp môn Thiền Tông.
Ngài theo Tổ học pháp môn Thiền Tông được hai năm. Một hôm, hai thầy trò đi qua sông, vừa lên thuyền thấy bên bờ sông có con rắn cắn con ếch, con ếch kêu lên,
Tổ hỏi Ngài:
Tiếng con gì kêu đó?
Ngài thưa:
Tiếng con ếch kêu vì nó bị con rắn cắn
Tổ bảo:
Vậy mà ông nói con liểu liểu hằng tri mà sao con chạy theo vật?
Ngài nghe Tổ nhắc nhở như vậy, tự nhiên Ngài chết đứng.
Tổ biết, nhờ câu nhắc nhở của mình nên Ngài thấy được tường tận ‘Ngũ uẩn giai không’.
Khi Ngài trở lại bình thường, Ngài trình thưa với Tổ:
Con nhờ Tổ nói diệu thuật này nên con đã thấy được rõ ràng ‘Bản lai diện mục’ của con rồi,
Tổ bảo:
Đâu, ông trình ‘Bản lai diện mục’ của ông cho ta xem?
Ngài liền trình bài kệ 56 câu:
Người đời vay trả, trả vay
Cứ vay và trả biết ngày nào xong
Nhờ thầy nhắc khéo con không
Không theo thế sự, ở trong Niết bàn
Vào đây thấy được rõ ràng
Tánh Ý thanh tịnh, rõ ràng tự nghe
Nghe thấy thanh tịnh không che
Những thứ vật lý không đè được con
Thì ra Bể tánh trống không
Không có vật chất ở trong Niết bàn
Không có vật chất rõ ràng
Thấy Nghe thông suốt, không gàn thứ chi
Thiền Tông quả thật diệu kỳ
Không theo vật lý, cái gì cũng thông
Ngày xưa con cứ ngóng trông
Mong sao thành Phật để xong luân hồi
Năm tháng ngồi thiền để thôi
Để thôi sinh tử, luân hồi bỏ ta
Hành thiền năm tháng đã qua
Thì ra vô ích vì ta dại khờ
Dại khờ vì hiểu vu vơ
Dụng công Quán, Tưởng là bờ trầm luân
Vì vậy Đức Phật bảo dừng
Luân hồi sanh tử tức thì dừng ngay
Nhờ con dám chặt cánh tay
Để cầu giải thoát Đức Ngài dạy con
Hôm nay thầy khéo dạy con
Chỉ hỏi rắn ếch mà con về nguồn
Về nguồn con thấy rõ luôn
Ở trong thanh tịnh không buồn không vui
Thanh tịnh không có cái Tui
Mà chỉ thấy biết muôn trùng xa xăm
Vào đây con chỉ âm thầm
Vì vậy vật lý cõi trần đứng yên
Người nhìn thấy tưởng con điên
Không nhúc, không nhích, y như trời trồng
Thầy biết con vậy đã xong
Vì vậy đứng nhìn đệ tử thầy rơi
Rơi vào Bể tánh thảnh thơi
Vì không vật chất, thảnh thơi vô cùng
Đức Phật chỉ dạy tột cùng
Rơi vào Bể tánh là đây Niết bàn
Niết bàn không chuyện thế gian
Mà chỉ thấy biết muôn ngàn diệu linh
Vào đây muốn có huyền linh
Khi mình khởi muốn huyền linh có liền
Huyền linh Bể tánh linh thiêng
Không được thi thố trước người thế gian
Chỗ này Phật dạy rõ ràng
Khi ngộ thiền học không màng huyền linh
Huyền linh sử dụng thì mình
Bị dính bị mắc luân hồi kéo ngay
Vào trong lục đạo thi tài
Thì tài mà được, thi hoài không thôi
Do vậy Đức Phật dạy thôi
Luân hồi sinh tử, hết rồi là xong.
Tổ nghe Ngài trình 56 câu kệ, biết Ngài được ‘Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh’ nên dạy như sau:
Nay ông đã được ‘Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh’ và vượt được cửa ‘Bí mật Thiền Tông’. Vì hiện nay có trên 1.000 đệ tử, nếu ta âm thầm truyền ‘Bí mật Thiền Tông’ cho ông, những người kia nói ta không công bằng.
Vậy, một tuần sau ta sẽ có cuộc kiểm thiền trước tất cả mọi người, nếu ai nhận được ‘cốt tủy hoặc cao hơn là não tủy Thiền Tông’ ta sẽ trao Tổ vị cho.
Đúng một tuần sau, tại sân chùa võ Thiếu Lâm cuộc kiểm thiền được thực hiện, tất cả người tu trong chùa cũng như Phật tử đều được tham dự,
Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói:
Ta nay đã trên 100 tuổi, người đời phải chịu quy luật Sanh – Lão – Bệnh – Tử, ai mang thân tứ đại vật lý đều phải như vậy.
Đức Phật là đấng tối cao giác ngộ cũng không nằm ngoài quy luật này, còn ta chỉ là một vị Tổ cho bổn phận dẫn mạch nguồn Thiền Tông đến nước Trung Hoa, để truyền lại cho người phương Đông. Vậy, hôm nay ta công bố 2 điều như sau:
- Một: Trong đại chúng, bất luận là nam hay nữ, người xuất gia hay tại gia, người giàu hay nghèo, người cao sang hay bần cùng, người có học thức hay không học thức. Đối với đạo Thiền Tông Đức Phật dạy, ai cũng bình đẳng như nhau, người nào nhận được cốt tủy hay não tủy của pháp môn Thiền Tông, ta sẽ truyền Tổ vị Thiền Tông đời thứ 29 lại cho.
- Hai: Vị nào nhận được Tổ vị, hãy mau rời Thiếu Lâm Tự Vì sao? Vì Thiếu Lâm Tự là chùa võ, lúc nào cũng động, không thích hợp vói pháp môn Thiền Tông là pháp môn Thanh tịnh.
Tổ vừa nói xong, búa kiểm thiền Ngài gõ xuống bàn để cuộc kiểm thiền bắt đầu.
1. Đầu tiên, ông đạo Phàn A Dục đứng ra thưa
Kính thưa Tổ, hằng ngày con ngồi thiền Quán Tưởng đạt được một ra vô lượng giống như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm mà có vị Thánh đã tu được.
Tổ bảo: Ông đụng được phần da của ta.
2. Ông đạo Lại Chí Cường đứng ra thưa
Kính thưa Tổ. con dụng công ngồi thiền suy tư, con biết được: Đất – Nước – Gió – Lửa, thứ nào có công dụng riêng của thứ ấy, vì nó bị lực hút âm dương nên mới kết dính được.
Tổ bảo: Ông chạm được vào thịt của ta.
3. Ông đạo Trường Trí Phó đứng ra thưa
Kính thưa Tổ con dụng công ngồi thiền thấy được vô số hành tinh trong vũ trụ này.
Tổ bảo: Ông rờ trúng được gân của ta.
4. Bà Ni Phúc Lộc Tổng Trì đứng ra thưa
Kính thưa Tổ con dụng công tu thiền thấy được nước của Đức Phật A Di Đà thật là trang nghiêm và sáng rực.
Tổ bảo: Bà rờ trúng được xương của ta.
5. Ông cư sĩ Vĩnh Phước Trầm đứng ta thưa
Kính bạch Tổ, con dụng công ngồi thiền, con tích được một khối điện từ, nếu con muốn vật chất trước mặt con di chuyển, tức khắc khối vật chất ấy di chuyển ngay
Tổ bảo: Ông rờ trúng được phần tủy của ta.
6. Ngài Chu Thần Quang đến trước mặt Tổ không nói lời nào, chỉ chắp tay xá Tổ rồi lui về chỗ cũ
Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói với Ngài:
Ông tuy không nói lời nào nhưng ông đã hiểu lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về pháp môn Thiền Tông, nhìn từ trong ra ngoài, ông đã chạm được phần tủy não của ta.
Theo quy định trong Thiền Tông, ông là người đã đạt ‘Bí mật Thiền Tông’, vậy Tổ vị Thiền Tông đời thứ 29 sẽ truyền lại cho ông sau một tuần nữa.
Tổ dạy Ngài Chu Thần Quang (Huệ Khả) và đại chúng:
- “Nay chánh pháp Thiền Tông của Như Lai Huyền Ký chảy về phương Đông, hôm nay ông Chu Thần Quang đã nhận được. Nay ta công bố trước đại chúng lời dạy của Tổ Bát Nhã Đa La dạy ta như sau:”
- Khi ta truyền ‘Bí mật Thiền Tông’ cho ông Chu Thần Quang rồi, ta phải đi thí nghiệm pháp môn Thiền Tông chỗ đông người, coi có đúng là chỗ đông người không chấp nhận pháp môn Thiền Tông không.
- Đúng một tuần sau vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý, buổi lễ truyền ‘Bí mật Thiền Tông’ được tổ chức trước sân chùa Võ Thiếu Lâm, đầy đủ các môn đồ của Tổ đều tham dự.
Tổ nói:
Các ông phải tổ chức thật trang nghiêm đúng theo phong cách Thiền Tông vì ông Huệ Khả là người Trung Hoa đầu tiên nhận được.
Chúng tôi xin ghi lại bài kệ truyền ‘Bí mật Thiền Tông’:
Ngày xưa sen nở Linh Sơn
Như Lai dạy thiền, quý hơn ngọc vàng
Truyền đi khắp chốn gian nan
Ta nay truyền lại rõ ràng cho ông
Ông phải giữ lấy trong lòng
Tìm nhiều phương cách thiền đây lưu truyền
Hôm nay họ Chu có duyên
Ta nay truyền thiền chứng nhận cho ông
Quang kia nhận được không mong
Sống với Phật tánh là xong luân hồi
Thiền Tông đơn giản vậy thôi
Sống với Phật tánh luân hồi màng chi
Thiền Tông đặc biệt diệu kỳ
Ông đã nhận được, nhận thì Tổ tông
Tổ tông ông nhận trong lòng
Để truyền người kế là xong phận mình
Hôm nay, trước Đấng tối linh
Chánh thức truyền thiền Tổ vị cho ông
Ông phải cố gắng hết lòng
Tìm người kế tiếp là xong phận mình
Thiền Tông ông phải lặng thinh
Người có duyên lớn mới trình thiền ra
Vì đây lời dạy Thích Ca
Ai có duyên lớn, nói ra pháp này
Hôm nay, chánh điện tại đây
Tổ vị Hai Chín tại đây được truyền
Ông người có đủ phúc duyên
Chính thức truyền thiền Tổ vị cho ông
Tổ vị, ông để trong lòng
Không nói ai biết là ông được truyền
Đức Phật Huyền Ký dạy riêng
Các Tổ chỉ truyền theo dòng Thiền Tông
Truyền đi khắp chốn núi sông
Giúp người biết được là xong luân hồi
Thiền Tông đặc biệt vậy thôi
Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình
Thay lời Đức Phật tuyệt linh
Chuyển ông Tổ vị một mình biết thôi
Khi nhận Tổ vị được rồi
Phải nhớ những lời Đức Phật dạy ra
Theo như lời dạy thầy ta
Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền
Vị đó là người đủ duyên
Phải được truyền thiền để làm lòng tin
Hôm nay, thay mặt Tối linh
Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông
Ông nên giữ lấy trong lòng
Vượt qua bể khổ để về nhà xưa
Từ nay dù sớm hay trưa
Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn
Ông nên cố gắng bình an
Rơi vào Bể tánh chính đây quê mình
Ngày xưa Đức Phật dạy dừng
Vì ông không biết không theo lời Ngài
Vì vậy, đi khắp trần ai
Vào được Bể tánh, hôm nay mới dừng
Tất cả chúng tôi rất mừng
Vì đã chứng nhận, ông đây ngộ thiền
Ông nay hết đảo hết điên
Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông.
Xin nói về Tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi truyền Tổ vị cho ông Chu Thần Quang, Ngài đến các nơi sau để nói pháp môn Thiền Tông:
Đầu tiên Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến nước Lương (Trung Hoa lúc này gồm nhiều nước, chưa thống nhất như bây giờ), gặp vua Lương Võ Đế, vua cho Tổ là ông thầy bị điên.
Vì vậy, Tổ phải đến nước Bắc Ngụy, Ngài cũng giảng pháp môn Thiền Tông, tất cả người đến nghe đều cho Tổ là ông thầy bị khùng.
Khi Ngài truyền ‘Bí mật Thiền Tông’ cho ông Chu Thần Quang, nghe lời dạy của Tổ Bát Nhã Đa La, Tổ phải đến nơi công cộng nói trắng pháp môn này ra, coi sự phản ứng của những người đến nghe ra sao.
Lần đầu tiên:
Tổ đến chùa Từ Quang nói cho nhiều người nghe pháp môn này, không ai hiểu gì cả, mấy người trong chùa nói:
Nếu để ông thầy Ấn Độ truyền pháp môn Thiền Tông thì không ai đến chùa cúng, những người trong chùa có ý muốn giết Tổ bằng cách mời Tổ ăn cơm và uống nước trà có pha thạch tín cực độc để giết Tổ, Tổ biết nên từ chối, thoát nạn lần thứ nhất.
Lần thứ hai:
Tổ đem pháp môn Thiền Tông nói tại chùa Diệu Pháp, các vị trong chùa cũng làm y như chùa nói trên, Tổ biết, từ chối nên thoát nạn lần thứ hai
Lần thứ ba:
Tổ đến chùa Hồng Ân đem pháp môn Thiền Tông nói cho những vị tu ở đây và Phật tử nghe, Tổ cũng được mời ăn cơm, Tổ từ chối nên thoát nạn lần thứ ba.
Lần thứ tư:
Tổ đến chùa Chánh Pháp nói pháp môn Thiền Tông, cũng bị những người trong chùa làm như các chùa trên, Tổ không ăn hay uống gì hết, Tổ thoát nạn lần thứ tư.
Lần thứ năm:
Tổ đến chùa Quang Chiếu, cũng nói pháp môn Thiền Tông, quý thầy mời Tổ dùng nước, không dùng cơm, Tổ biết không dùng, thoát nạn lần thứ năm.
Lần thứ sáu:
Tổ đến Thiền Đường Như Lai để nói pháp môn Thiền Tông, ở đây không mời Tổ dùng gì cả.
Họ đặt một quán nước bên vệ đường cách Thiền Đường 500 mét, ở đây có một cô bé nhỏ tuổi đứng bán nước trà nên Tổ vào mua uống. Tổ quan sát trong ly nước trà không có độc nên Tổ uống, trên thành ly có lát chanh kẹp trên đó, Ngài lấy lát chanh vắt vào ly uống. Khi Ngài đi ra khỏi quán chưa đầy 100 mét, Ngài bị sủi bọt mép, co giật và tử vong.
Thế là pháp môn Thiền Tông Như Lai dạy, không ai dám dạy nơi đông người nữa.
✍️ Mục lục: Cuộc đời và Ngộ đạo của 36 Vị tổ sư Thiền Tông 👉 Xem tiếp
Nguồn Thiền Tông
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram