Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục:

6. Đã tìm được ngôi Chùa đúng gốc Thiền Tông

Kính mời đọc giả cùng chúng tôi tìm hiểu.

Địa chỉ ngôi Chùa Thiền Tông đúng nghĩa

Đã tìm được ngôi Chùa đúng gốc Thiền Tông học:

ĐỊA CHỈ NGÔI CHÙA THIỀN TÔNG
Từ ngã tư xã Tân Mỹ đi theo đường đá đỏ về hướng Đông độ 300 mét là đến Chùa Tân Diệu, cổng Chùa ghi:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHÙA TÂN DIỆU
THIỀN TÔNG  VIỆT NAM

Nhìn bảng hiệu ở cổng Chùa, chúng tôi nghe lòng mình rất mừng rỡ, có lẽ chúng tôi tìm được ngôi Chùa như ý muốn của chúng tôi mong mỏi chăng? Chúng tôi được ban quản trị Chùa tiếp, đứng đầu là Thiền Gia Chánh Huệ Phong, Trưởng Ban Quản trị Chùa.

Chúng tôi hỏi:

– Phật giáo, có môn thiền học là Thiền Tông, hết sức là khoa học, mà lại sâu mầu và cao siêu, có phải như vậy không?
– Chúng tôi hiểu, ai tu theo Pháp môn này đúng như lời Đức Phật dạy thì sẽ được Giác Ngộ và Giải Thoát, có phải như vậy không?
Một loạt hai câu hỏi trên, chúng tôi được Thiền Gia Chánh Huệ Phong vui vẻ đáp như sau:
– Tôi xin thay mặt ban quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu, xin đáp những câu hỏi của quý vị từ phương xa:

Đúng như vậy, người tu ở Chùa hay ở ngoài đời gì, nếu tu đúng theo Pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy, mà tu đúng như trong các kinh điển Đức Phật đã dạy, chắc chắn vị đó sớm muộn gì cũng được Giác Ngộ; còn vị nào thực hiện đúng là chắc chắn được Giải Thoát.

Chúng tôi mừng quá, giống như người đi trong sa mạc bị khát nước lâu ngày, mà gặp được hồ nước trong xanh trước mặt.

Chúng tôi hỏi tiếp:

– Kính thưa Thiền Gia, tu theo Đạo Phật có mấy Pháp môn?

Thiền Gia Chánh Huệ Phong trả lời:

– Tu theo Đạo Phật có 3 Pháp môn thiền như sau:

1. Pháp môn thứ nhất là Thiền Tông.
2. Pháp môn thứ hai là Thiền Bắc truyền.
3. Pháp môn thứ ba là Thiền Nam truyền.

Ngoài tu thiền ra, còn 2 Pháp môn nữa:

1. Pháp môn niệm Mật chú (tức Mật chú tông).
2. Pháp môn niệm Phật A Di Đà (gọi là Tịnh Độ tông).
Xét cho kỹ, hai Pháp môn sau cũng là thiền cả, người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, mới giải thích được hai Pháp môn tu này.

Chúng tôi hỏi thêm:

– Xin Thiền Gia giải thích các Pháp môn tu nói trên cho chúng tôi nghe được không?

Thiền Gia Chánh Huệ Phong trả lời:

– Như chúng tôi đã nêu ở trên, tu thiền có 3 Pháp môn, tu niệm có 2 Pháp môn, mỗi Pháp môn đều có công dụng riêng của Pháp môn đó.
Tu Thiền Tông cốt để nhận ra Phật Tánh chân thật của chính mình, hay nói theo Nhà Phật: Tu theo Pháp môn Thiền Tông cốt để thành Phật!
Tu thiền Bắc truyền cũng gọi là Phát triển, cũng đi vào mục đích đó, nhưng phải dùng phương tiện, có nghĩa là phải đi vòng, chứ không đi thẳng như Thiền Tông được.

Tu thiền Nam truyền cũng gọi là Nguyên thủy, tu thiền này dùng hình tướng nhiều hơn. Vì vậy, nếu người tu theo Pháp môn này, không nghiên cứu kỹ sẽ bị đi sai, không thành tựu được.

Còn tu Mật chú tông, là dùng câu thần chú coi như có vẻ mầu nhiệm, nhưng sự thật, nghiên cứu kỹ đây là dùng phương pháp định tâm bằng câu thần chú vì câu thần chú người niệm không hiểu câu thần chú ấy nói gì nên gọi là Mật chú.

Tu Tịnh Độ tông, vị nào hiểu và tu đúng theo Pháp môn Tịnh Độ tông, vị đó cũng nhận được Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình.

Một vị trong ban quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu dẫn chúng tôi đi xem qua tất cả các hình tượng trang trí và thờ trong Chùa và nói:

– Quý vị nên xem tất cả hình tượng trong Chùa này, Trưởng Ban Quản trị Chùa sẽ giải thích cho quý vị nghe, vị nào có duyên lớn sẽ lãnh hội được Thiền Tông.

Chúng tôi đi xem và đếm tất cả có 3 tượng Phật, (trừ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh trang trí trên đảnh tháp và tượng Đức Phật tọa thiền trước hành lang Chùa) bốn tượng Bồ Tát, tám phù điêu minh họa, lần lượt được vị Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu giải thích như sau:

Đảnh tháp:

Đảnh tháp trang trí tượng Đức Phật đản sanh, được giải thích ý nghĩa như sau:
Bồ Tát Hộ Minh, từ nội viện cung trời Đâu Suất, xuống trần gian này, đến hoàng cung, vào thai mẹ, khi mẹ sanh ra, Ngài bước đi 7 bước, tay chỉ trời, tay chỉ đất và nói:

“Thiên thượng, Thiên hạ, duy Ngã độc tôn ! ”

Trưởng ban dịch:

Trên trời, dưới trời, chỉ có chân Ngã là hơn hết. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ nội viện cung trời Đâu Suất, xuống trần gian này, duy nhất chỉ có một điều là, chỉ cho chúng sanh ở cõi Ta bà này biết, mỗi người ai ai cũng có cái chân Ngã trong bốn đức tính của Niết bàn là Thường – Lạc – Ngã – Tịnh. Nếu vị nào cố gắng học hỏi, cho ra lẽ, sẽ nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh, tức được trở về nguồn cội của chính mình, không còn bị đi trong 6 đường sinh tử nữa, cũng có nghĩa là ra khỏi Tam Giới, hay nói chính xác là sáu nẻo Luân hồi mình không còn bị nó lôi cuốn nữa.

Mới giải thích phần đầu, chúng tôi nghe như nhận ra được cái gì mà mình đã ao ước từ lâu. Vị Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu giải thích tiếp:

Cửa giữa Chùa ghi:
THIỀN TÔNG VIỆT NAM.

Cửa bên phải ghi:
– Cửa thiền là cửa CHÂN KHÔNG.

Cửa bên trái ghi:
– Hãy sử dụng trí tuệ BÁT NHÃ để nhận ra PHÁP THÂN Thanh Tịnh của chính mình.

Cũng bên cánh trái Chùa có cái phông rất đặc biệt

Phông trên là hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi tọa thiền, Ngài chứng được TAM MINH – LỤC THÔNG…

Còn phông dưới là nơi dành riêng cho Thiền Gia ngồi tọa thiền để TÌM LẠI CÁI CHÂN THẬT CỦA CHÍNH MÌNH.

Thật trong cả nước, không một ngôi Chùa nào có cái phông để ghi hình kỷ niệm khi đến viếng Chùa?

Thật tuyệt, điều này nói lên sự tu chứng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và nói lên sự tu chứng của thiền giả.

Nếu vị nào có thời gian rảnh rỗi, nên một lần viếng Chùa và tìm hiểu những ngôn từ ghi tại đây. Chúng ta, hay ai đó muốn tu hành đến Giác Ngộ và Giải Thoát, ngôi Chùa Thiền Tông Tân Diệu này đáp ứng đầy đủ cho chúng ta. Cũng nhân tiện nên đem theo máy ảnh ghi lại hình của chính mình tọa thiền cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật thì chứng được TAM MINH – LỤC THÔNG, còn chính chúng ta TÌM LẠI CÁI CHÂN THẬT CỦA CHÍNH MÌNH, hay ích ra cũng một lần ghi hình dưới chân Phật Tổ lúc Ngài tọa thiền đắc đạo.

Đặc biệt, nếu chúng ta ai hiểu được căn bản của Pháp môn Thiền Tông, người đó sẽ được cấp giấy chứng nhận là Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, còn cao hơn, vị nào giải thích được tất cả các ngôn từ của Đức Phật dạy, vị đó được cấp giấy chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông” và được lưu danh vào bia đá tại Chùa.

Chúng ta hãy thử xem, nếu chúng ta không đạt được trình độ “Yếu chỉ Thiền Tông”, cũng là người viếng một ngôi Chùa có một không hai ở vùng quê xa xôi hẻo lánh này vậy.

Hình tượng Đức Phật tọa thiền Ngài chứng được Tam Minh Lục Thông tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Hình ảnh Thiền Gia tọa thiền để tìm lại chính mình tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Video (Trích đoạn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *