Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

Riêng ông Trần Quế cúi đầu và khóc và hỏi thêm:
– Trưởng Ban đã trả lời cho Chúng tôi rõ ràng và sâu sắc. Vậy, xin phép cho Chúng tôi hỏi thêm 2 câu nữa, ông hỏi:
– Tôi đi hỏi các nơi: người tu theo các Pháp môn dụng công tu Thiền, niệm Phật và niệm Chú, quí thầy dạy xong rồi, khuyên về nhà tu. Còn ở đây, Chúng tôi hỏi gì đều được trả lời thật rõ.

Vậy, xin cho hỏi thêm 2 câu:
Câu 1: Khi Chúng tôi nghe Trưởng Ban giải thích, Chúng tôi về nhà thực hành, khi thành tựu phải làm sao?
Câu 2: Xin giải thích rõ Pháp môn Thiền Tông này và các pháp tu khác, sử dụng danh từ gì cho đúng?

Trưởng Ban trả lời:

Câu 1: Vị nào tu theo Pháp môn Thiền Tông được chia ra làm 3 phần chánh:
– Một là, hiểu căn bản Pháp môn Thiền Tông học, nếu có yêu càu Chùa Thiền Tông Tân Diệu cấp giấy, thì quí vị được cấp giấy chúng nhận “Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông”.
– Hai là, vị nào giải thích được tất cả các danh từ của Đức Phật dạy, nếu có yêu cầu Chúng tôi cấp giấy, thì quí vị phải qua “Ban kiểm Thiền” cho quí vị biết 3 phần như sau:
1- Yêu cầu quí vị: Khi quí vị ở trong “trạng thái Thanh Tịnh” mà có thơ hay kệ lưu xuất ra ít nhất là 12 câu, nói lên được chỗ sâu mầu của Pháp môn Thiền Tông học này.
2- Đưa cho quí vị 26 câu hỏi về Pháp môn Thiền Tông học này, nếu quí vị trả lời đúng trên 60%, thì quí vị xem như đã đạt được.
3- Sau cùng, quí vị phải làm giải trình nguyên do mình hiểu Pháp môn Thiền Tông học này.

Trong 3 trường hợp trên, nếu quí vị đạt cả 3, thì quí vị được cấp một “Bằng chứng nhận là đạt được Bí mật Thiên tông”, thì Ban Quản trị Chùa có bổn phận hành lễ “Truyền Bí mật Thiền Tông” cho quí vị ở nơi thích hợp, tức quí vị được truyền Bí mật Thiền Tông giống như các vị Tổ sư Thiền ngày xưa vậy.

Chúng tôi xin nói rõ cho quí vị biết 2 phần:
Cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông bằng 1 tấm giấy màu cứng, khổ A.4, quý vị không mất 1 đồng nào, Chúng tôi cũng không nhận của quý vị 1 đồng nào, với bất cứ hình thức gì.

Cấp bằng chứng nhận và truyền Bí mật Thiền Tông thì có 4 loại giấy:
A- 1 tấm bảng gỗ sơn mài màu, khổ 40×3 5cm.
B- 1 tập hành lễ truyền Bí mật Thiền Tông từ 30 đến 40 trang giấy khổ A 4.
C- 1 tập 26 câu trả lời mà Chùa đã hỏi quý vị.
Phần này quý vị cũng không tốn 1 đồng nào.

Phong Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia: Vị nào giúp cho trên 30 người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông và trên 15 người đạt được Bí mật Thiền Tông, thì vị này được phong Thiền Tông Sư, nếu là tu sỹ; còn cư sỹ hay người bình thường được phong là Thiền Tông Gia.

Cấp bằng công nhận đủ tư cách truyền Bí mật Thiền Tông lại cho người sau, thì người này phải có 3 điều kiện như sau:
Một là, vị này phải có đủ Đạo đức và năng lực về Pháp môn Thiên tông học này. Tức vị này phải chịu nổi sức công kích của người khác mà không sanh lòng sân hận.
Hai là, phải có tài lực đủ chi cho trên:
– 2000 người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông.
– 200 vị đạt được Bí mật Thiền Tông.
Ông Trần Quế nghe Trưởng Ban trả lời hết những câu hỏi của mình, ông hết sức cảm động và cám ơn.


Bất ngờ giáo sư tiến sỹ yật lý Tạ Quang Chung, sanh năm 1944, tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, cư ngụ tại thành phố San Diego, nam tiểu bang California, Hoa kỳ đứng lên hỏi 2 câu đặc biệt như sau:

– Thưa Trưởng Ban, những gì mà Thầy giải thích mà tác giả Nguyễn Nhân ghi âm lại, Chúng tôi thấy rất hợp lý, nhưng Chúng tôi còn hai thắc mắc nhỏ như dưới đây, xin Trưởng Ban giải đáp cho, xin cám ơn:
– Người tu dụng công là có kết quả theo Vật lý, là rất thuận theo khoa học. Còn người tu Thiền Tông không càn dụng công, cứ để tâm Vật lý mình tự nhiên Thanh Tịnh, thì sẽ nhận ra Niết Bàn nơi tâm mình. Xin Trưởng Ban giải thích theo khoa học để Chúng tôi hiểu được thông?
– Tại sao Ý trong Tánh Phật, khi vào Thế Giới loài người, tại sao không biết Công thức trở vê Phật Giới của mình trước kia?

Trưởng Ban trả lời:
Câu 1: Phần này được xếp vào hàng “Tuyệt mật trong Thiền Tông” mà Như Lai đã dạy ở Pháp môn Thiền Tông học này. Theo lời dạy của Như Lai như sau:
– Người nào muốn biết được chỗ “Tuyệt bí mật” này, thì người đó phải đạt được “Bí mật Thiền Tông”, thì vị có trách nhiệm mới được phép cung cấp chỗ này. Ở nơi pháp hội Thiền Tông này, hiện có đến 8 người đã đạt được “Bí mật Thiền Tông”, nên Chúng tôi nương theo Công đức của các vị này, giải thích chỗ sâu mầu mà tiến sỹ hỏi, nhưng phải có điều kiện như sau:
– Vị nào muốn nghe nên ngồi yên tại chỗ, còn vị nào không muốn nghe, xin xuống nhà dưới uống nước.

Vì sao có chỗ khắt khe này?
Xin thưa, vì Đức Phật dạy trong Huyền ký của Như Lai: Vị nào đã đạt được “Bí mật Thiền Tông”, thì vị đó mới được phép nghe chỗ “Bí truyền” này, còn người bình thường hay không thích không được phép nghe.

Vì sao vậy?
Vì phần này là “Cực Dương”, nó phá tất cả “Tâm Âm”, tức cái tâm chấp Ngã của con người. Điển hình như, khi Như Lai vừa mở miệng để nói chỗ chân thật này, có rât nhiều người bỏ đi, còn những người ở lại nghe, họ cho Đức Phật bị Ma ám, trong đó có cả 10 đệ tử lớn của Đức Phật nữa!
Vì vậy, nên Chúng tôi mới nói ra điều kiện này.

Trưởng Ban nói ra điều kiện xong, không ai rời cả, nên Trưởng Ban nói:
Trái Đất này tồn tại được là nó luân chuyển theo Qui luật Vật lý Điện từ Âm – Dương. Do vậy, người tu theo Đạo Phật mà dụng công tu hành là làm theo: Thành – Trụ – Hoại – Diệt của Trái Đất này, tức phải bị Luân hồi.
Còn ai muốn nhận ra Niết Bàn của chính mình, thì đừng dụng công tu hành, thì Niết Bàn Thanh Tịnh của mình tự động hiện ra.

Câu 2: Tánh Phật vào Địa Cầu này không biết đường thoát ra là có nguyên nhân như sau:
Nơi Trái Đất này, là 1 trong 6 nhánh Luân hồi của 1 Tam Giới này.
Qui luật của nó như sau:
Trái Đất này là nơi “Ngũ thú tạp cư”, tức 5 loài sống chung, gồm:

1- Loài Thần, tiếng Phạn gọi là A Tu La.
2- Loài Người.
3- Loài Ngạ quỷ.
4- Loài Súc sanh.
5- Loài Địa ngục.

Loài người là “Trung tâm Luân hồi ” đi trong 1 Tam Giới, Chúng tôi chỉ trả lời theo câu hỏi của tiến sỹ, chứ không trả lời ngoài phạm vi này.
Sở dĩ Tánh Phật bị hút qua cửa “Hải Triều Âm” để vào Thế Giới loài người mà không biết đường thoát ra là có nguyên do như sau:
Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống gọi là “Thế Giới Dục Giới Nhân – Quả Vật lý Âm Dương” do loài người là chủ động.

Quy luật của Địa Cầu này có 2 phần:
– Một là cuốn hút và luân chuyển.
– Hai là hình thành cho ra kết quả.
Tánh con người có đến 16 thứ:
– Trong Tánh của con người có cái Tưởng là mạnh nhất. Chính cái Tưởng này là chủ động tạo nghiệp.

Nghiệp là gì?
– Là suy nghĩ và hành động của con người.
Quy luật Vật lý Điện từ Âm – Dương có 2 phần:
– Một là duy trì thân tứ đại của con người và vạn vật.
– Hai là quét và kéo cái suy nghĩ của con người đến nơi mà con người suy nghĩ.

Lý do Tánh Phật không biết lối thoát ra để trở về Phật Giới:
– Đầu tiên, Tánh Phật bị hút qua cửa Hải Triều Âm và bị quăng vào Địa Cầu này, lơ lửng di chuyển đi khắp nơi.

Sau cùng bị hút vào tử cung của người Nữ và ngủ trong đó. Tử cung của người Nữ có 3 nhiệm vụ:
Một là nơi làm cho Tánh Phật và Trung Ám Thân không còn nhớ trước kia nữa.
Hai là nơi nuôi dưỡng tinh trùng của người Nam và noãn của người Nữ trở thành là 1 con người.
Ba là nơi ngủ suốt một thời gian dài.
Vì 3 nguyên nhân này mà Tánh Phật không biết đường thoát ra để trở về Phật Giới.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *