Sách Thiền TôngBí Kíp Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 01: Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ

✍️ Mục lục:

10. Vua Lương Võ Đế

Năm câu dạy của chư Tổ nói trên, hiện nay chúng tôi chưa thấy ai giải thích đúng cả. Vì là các câu quá bí hiểm, nên khi Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Ngài đến nước Lương, gặp vua Lương Võ Đế, vua Lương Võ Đế hỏi Ngài:

– Trẫm cả đời cất Chùa độ Tăng, như vậy Trẫm có Công đức chi chăng?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời:

– Thật bệ hạ không Công đức chi cả!

Vua Lương Võ Đế hỏi tiếp:

– Trẫm cất Chùa thật nhiều và độ Tăng vô số, ý Trẫm là muốn Giác Ngộ và Giải Thoát. Vậy, Thầy đánh giá Trẫm như thế nào?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời:

– Đức vua vĩnh kiếp mãi trầm luân!

Vua Lương Võ Đế lại hỏi:

Như vậy, tu tột cùng của Đạo Phật để được thành Thánh, nếu nói như Thầy, vậy tu sau cùng để được cái gì?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời:

– Tu sau cùng không thành cái gì cả!

Tức quá, vua Lương Võ Đế hỏi thêm câu thứ 5:

– Vậy Thầy có biết ta là ai không?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời cộc lốc:

– Không biết!

Vua Lương Võ Đế chỉ mặt Tổ Bồ Đề Đạt Ma và nói một loạt:

– Như vậy, ông là ông Thầy bị điên rồi!
– Làm việc thiện mà không Công đức!
– Tu từ người Phàm để trở thành là Thánh mà Thầy cũng không biết!
– Tu sau cùng không thành cái gì cả, như vậy Thầy bị điên quá mức!
– Vậy tu để làm gì?

Vua Lương Võ Đế tức giận bỏ đi, ngài nhìn Bồ Đề Đạt Ma không một lời từ giả, làm cho tất cả quần thần trong triều rất bất bình đối với Tổ Bồ Đạt Ma!
Những lời đối đáp của vua Lương Võ Đế và Tổ Bồ Đề Đạt Ma, làm tất cả những vị quan trong triều hết sức kinh động. Vua, quan và thần dân ở nước Lương cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma là ông Thầy bị điên! Tổ suýt mất mạng tại nước Lương này!

Vì Pháp môn Thiền Tông học này quá bí hiểm, nên ở nước ta có vị Thiền sư Thường Chiếu (1.203), cách đây gần 800 năm có nói như sau:

Pháp môn Thiền Tông không phải ai cũng nhận ra được, nhưng vì loài người bị bệnh hám danh, mê lợi, khoe mình hiểu biết nhiều để câu người ngu khờ đến nhiều với mình, mục đích chánh của họ là vì tiền! Nên người tu theo Đạo Phật, thấy gì dễ câu khách là họ bày ra để dụ người đến. Do vậy, Pháp môn Thiền Tông này là Pháp môn trực chỉ đưa người vượt ra ngoài sanh tử của dòng Luân hồi.

Vì chỗ tuyệt quý và bí hiểm này, người hiểu Thiền Tông sơ sài, nếu nói mình đạt “Bí mật Thiền Tông” thì hãy coi chừng lời nói nặng của Thiền sư Thường Chiếu đó!

Ai Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, tức mới chỉ hiểu căn bản Pháp môn Thiền Tông học này thôi, nếu xưng mình đạt được “Bí mật Thiền Tông”; người này bị Thiền sư Thường Chiếu nói nặng lắm đó!”

Lời nói trên của Thiền sư Thường Chiếu, chúng ta nên thận trọng về Pháp môn Thiền Tông học này, để không bị Ngài nói nặng; Ngài nói nặng đây, không phải Ngài ghét chúng ta, mà Ngài sợ chúng ta bị quả báo rất nặng nề của Vật lý trần gian này.

Pháp môn Thiền Tông học này, nếu chúng ta muốn tu để được Giác Ngộ, và từ chỗ Giác Ngộ đó mới giúp bản thân mình Giải Thoát được; cũng từ chỗ biết cặn kẽ đó, mình mới giúp ngườị khác được. Đây là câu dạy tận tình của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: “Khi mình Giác Ngộ được Bí mật Thiền Tông học rồi, tự mình giúp cho mình, thì mới giúp cho người khác được tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”.

Vì vậy, vị nào muốn tu theo Thiền Tông học, nên cố gắng sưu tầm nghiên cứu, khi đạt được rồi, hãy cố sức dạy cho nhiều người cùng biết, đừng để bị Thiền sư Thường Chiếu rầy mình! (Vì chỗ quá quan trọng, nên chúng tôi nói lại nhiều lần như vậy).

Trở lại với vua Lương Võ Đế, Sử sách viết:

Vua Lương Võ Đế xây dựng tất cả là 72 ngôi Chùa có tầm cỡ, còn Chùa nhỏ thì không ghi hết được.
Ngài giảng được tất cả các kinh điển Đại Thừa, và giúp không biết bao nhiêu người muốn xuất gia tu hành Nhà vua đều giúp tất cả. Khi Nhà vua hỏi chỗ công lao của mình, mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo là không Công đức!
Vì vậy, Nhà vua và quần thần không ai hiểu nổi!

Vì Nhà vua sống trong theo chiều cuốn hút của Vật lý, nên làm bất cứ thứ gì cũng phải có thành quả cái thành quả trong Vật lý là cái thành quả của Luân hồi, tức: Thành – Trụ – Hoại – Diệt!

Còn Tổ Bồ Đề Đạt Ma, là một vị Tổ tuân theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là truyền dạy Pháp môn Thanh Tịnh thiền, tức Thiền Tông, Pháp môn này không sử dụng bất cứ thứ gì đối đải của Vật lý. Vì Tổ Bồ Đề Đạt Ma muốn thử coi vua Lương Võ Đế có biết chút gì về Thiền Tông học này không, nên Tổ mới dùng những danh từ của Thiền Tông học để đối đáp với Nhà vua. Những lời nói của Tổ, làm vua Lương Võ Đế bế tắc!

Vua Lương Võ Đế hiểu Đạo Phật một cách như người bình dân, như bao nhiêu người khác! Tuy ông xây nhiều Chùa, giúp đỡ nhiều Tăng, Ni tu hành, nhưng ông không hiểu được ngôn từ của Thiền Tông học, nên ông mới hỏi Tổ như vậy.

Chứ nếu Đức vua hỏi như vầy:

– Trẫm một đời cất Chùa độ tăng, có được phước đức chi chăng?

Thì Tổ Bồ Đề Đạt Ma sẽ trả lời:

– Bệ hạ có vô lượng phước đức!

Vì Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Ngài được truyền Y, Bát và Huyền Ký của Đức Phật dạy Pháp môn Thiền Tông. Ngài đến nước Trung Hoa là để giáo hóa Thiền Tông và tìm người kế thừa Ngài, nếu vua Lương Võ Đế hiểu được lời của Tổ, chắc chắn Tổ Bồ Đề Đạt Ma sẽ truyền Thiền Tông cho vua Lương Võ Đế để làm Tổ sư kế tiếp.

Mới mấy câu đầu mà vua Lương Võ Đế không lãnh hội được, nên Tổ mới bồi thêm mấy câu nữa, cốt yếu là Tổ muốn dồn vua Lương Võ Đế vào chỗ ra ngoài sự cuốn hút hình tướng của Vật lý trần gian này, để thử coi vua Lương Võ Đế có nhận ra chỗ “Bí mật Thiền Tông” này không, nên Tổ mới trả lời là phủi hết một loạt những câu của vua Lương Võ Đế hỏi.

Nhà Vua thấy Tổ Bồ Đề Đạt Ma này, là ông Thầy không bình thường, nên Nhà vua liếc mắt ngài nhìn Tổ Bồ Đề Đạt Ma và nói câu sau cùng:

– Ông là ông thầy bị điên, mà là Tổ sư Thiền Tông cái gì?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma, nhận thấy vua Lương Võ Đế, nghiệp Vật lý trần gian này quá nặng, nên Tổ đành sang nước Bắc Ngụy.

Phù điêu Tổ Bồ Đề Đạt Ma thờ tại điện Tổ Thiền Tông Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Video (Trích đoạn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *