Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

34- Ông Phạm Nhất Anh, tỉnh Kiên Giang hỏi

Ông Phạm Nhất Anh, sanh năm 1969, tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cư ngụ tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hỏi:
– Tôi ngồi Thiền, mỗi lần nhập định, tôi ngồi suốt 10 giờ liền mà không thấy thân mệt mỏi. Nay tôi nghe Thầy nói về Pháp môn tu theo Thiền Tông không cần dụng công. Nếu không dụng công tu, tức không tu hành, thì làm sao đạt đến quả vị mà mình mong muốn được?

Trưởng Ban hỏi lại ông Phạm Nhất Anh
– Ông có đọc sử 36 vị Tổ Thiền Tông không?
Ông Phạm Nhất Anh trả lòi:
– Thưa có.

Trưởng Ban hỏi tỉếp:
– Ông thấy 36 vị Tổ, có vị nào dụng công tu để được Đạo không?

Ông Phạm Nhất Anh nói:
– Thật tình tôi có đọc các vị Tổ, nhưng tôi không thấy các vị ấy dụng công tu hành gì, các vị ấy chỉ nói qua nói lại rồi vị trước chấp nhận vị sau, nói là ngộ Đạo vậy thôi.

Trưởng Ban nói tiếp:
– Nếu ông có đọc sách ấy mà không hiểu cách ngộ Đạo của các vị ấy thật là thiếu sót. Ông nên về xem cho kỹ từng vị một thấy vị nào ông thích cứ nghiền ngẫm, nếu có chỗ nào không hiểu, đến đây tôi xin giải thích cho. Ông nhớ căn bản tu theo Thiền Tông là phải đặt mình vào vị trí được Giải Thoát hoàn toàn, không lệ thuộc vào bất cứ hình thức gì bên ngoài.
Đức Phật dạy, mỗi người chúng ta ai ai cũng có Phật Tánh, nếu chúng ta dụng công tu để “lòi ra” Phật Tánh. Phật Tánh nếu chúng ta tu hành mà được đó, là Phật Tánh của ai chứ không phải của mình.
Chúng tôi xin trả lời luôn: Phật Tánh mà ông tu để đạt được là Phật Tánh không thật.
Vì sao không thật?
Vì những ai tu theo Thiền Tông mà dụng công, các vị Tổ sư Thiền bảo là làm những chuyện vô nghĩa, càng làm càng sai, càng dụng công càng trật…

Ông Phạm Nhất Anh thốt lên:
– Bây giờ tôi mới thấy sự lầm lẫn tôi từ mấy chục năm qua, xin thành thật cám ơn Trưởng Ban. Ông xin phép Trưởng Ban hỏi thêm một câu nữa.

Trưởng Ban nói:
– Mời ông hỏi.

Ông Phạm Nhất Anh hỏi:
– Tôi nghe có vị giảng sư giảng, người tu đến “Đầu sào trăm trượng”, là tu làm sao? Tu như vậy để được cái gì? Xin Trưởng Ban giải thích, cám ơn?

Trưởng Ban trả lời:
– Đây là lối dụng công từ thấp đến cao. Ví như leo thang có 100 nấc. Người bắt đầu tu, họ dụng công tu từ nấc 1, rồi từ từ đến nấc thứ 100. Vì tu dụng công, nên mỗi nấc thấy mỗi cảnh. Càng tu cao, càng thấy cái đẹp mênh mông của nội tâm, không thể tả bằng văn phàm phu được. Vì mãi mê dụng công tu, nên đến nấc thang thứ 100 mà họ không hay. Khi đến đỉnh thang rồi, họ cũng dụng công nữa, Lúc này không thể dụng công được nữa, nên họ bít lối.

Vì sao bít lối?
Vì bước thêm bước nữa sẽ bị rơi vào khoảng không vô tận. Còn đứng yên một chỗ, bị tuột xuống vị trí ban đầu, giống như chiếc xe leo núi, nó bắt buộc phải leo hoài. Lên thì dễ, còn tuột xuống rất nguy hiểm.

Vì sao nguy hiễm?
Vì khi dụng công mà lên được 1 nấc thang, tự nhiên được một phần thấy khác. Khi đến nấc thang thứ 100 rồi, người dụng công thấy vô số cái được, tức thấy mình có chứng, có đắc. Bước thêm bước nữa không được, còn dừng lại phải làm sao đây. Tới chỗ này mà không biết vượt qua khỏi “Đầu thang trăm trượng”, chắc chắn sẽ bị rối loạn thần kinh! Hậu quả xấu sẽ đến với họ, không thể nói hết được!

Những người tu theo lối này, nếu có đại duyên, mà gặp được người biết tu Thiền Tông, họ sẽ chỉ cho cách vượt qua khỏi “Đầu thang trăm trượng”, tức khắc được trở về nguồn cội của chính mình ngay. Còn không có đại duyên, người ấy sẽ nhận được kết quả xấu không thể tưởng tượng được!
Tôi giải sơ lược căn bản của người tu dụng công theo phương pháp từ nấc thang một để đến “Đầu sào trăm trượng”, như vậy ông có hiểu không?

Ông Phạm Nhất Anh nói:
– Thưa, tôi đã hiếu, xin thành thật cám ơn Trưởng Ban

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *