Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

38- Cô Nguyễn Như Trang, TP. HCM hỏi

Cô Nguyễn Như Trang, sanh năm 1980, tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, cư ngụ tại đường Mai Xuân Thưởng, quận 6, TP.HCM, có hỏi:
– Tôi quy y với vị Thầy rất nổi tiếng, khi đọc sách của soạn giả Nguyễn Nhân Viết, tôi thấy sự hiểu biết của tôi quá là cạn cợt, vậy xin hỏi Trưởng Ban 4 câu như sau:
Câu một: Tôi thấy có vị Thấy cất “Thiền Diệt Thất” vào đó tu, không biết tu trong Thiền Diệt Thất là tu Pháp môn gì?
Câu hai: Chùa và Thiền Viện có khác nhau không?
Câu ba: Tôi thấy có Chùa ở… trương bảng ghi tu theo “Phái Thiên Thai tông”, vậy tu Phái Thiên Thai tông là tu làm sao?
Câu bốn: Tôi có đi nghe vị Thầy nói mình tu chứng “Đăng Minh Quang” là tu chứng cái gì, có phải là Thiền Tông không?

Trưởng Ban trả lời cho cô Nguyễn Như Trang:
Câu một: Vị nào tu mà ở trong “Thiền Diệt Thất” mà thành công, thì vị ấy trên Trái Đất này không ai tu bằng vị ấy cả.
Vì sao vậy?
Vì vị đó tu “Diệt được Tham, Sân, Si… và những thứ “vọng tưởng của chính mình”, vị đó tu cao hơn tất cả các vị Thánh từ trước đến nay.

Câu hai:
Chùa là hàm chứa những lời dạy cao quý của Như Lai, không đem mê tín vào đây.
Thiền Viện là nơi dạy tu Thiền có dụng công của Pháp môn Thiền Tiểu thừa.
Vì sao có chữ Thiền Viện?
Ngày xưa, bên nước Trung Hoa, các vị tu Thiền có dụng công, các Ngài lập ra có 3 viện như sau để tu Thiền:
– Tiểu Thiền Viện, chứa tu từ 20 người trở xuống.
– Trung Thiền Viện, chứa tu từ 100 người trở xuống.
– Đại Thiền Viện, chứa tu từ 100 đến 1.000 người trở lên.

Câu ba: Tu Pháp môn “Thiên Thai Giáo” có hai lối tu:
Một là tu Tiên, dụng công tu để có hiện tượng lạ cho người xung quanh kính nể.
Hai là dùng pháp tu của thầy Trí Khải ở núi Thiên Thai bên Trung Quốc. Pháp môn này là sử dụng hơi thở để xua đuổi bệnh tật trong người.

Câu bốn: Câu này Chúng tôi giải thích từng chữ thì cô mới biết được:
– Đăng là đèn.
– Minh là sáng.
– Quang cũng là sáng.
Người tu Pháp môn này gọi là tu Thiền “Tiểu thừa”, tức dụng công tâm Vật lý mình sáng ra, mà sáng gấp hai lần của cây đèn bình thường vậy.

Cô Nguyễn Như Trang lại hỏi tiếp:
– Như vậy, người tu Thiền Tông phải ở đâu mới đúng là tu Thiền Tông?

Trưởng Ban trả lời:
Người tu Thiền Tông, nếu là tu sỹ phải ở một trong hai nơi như sau đây:
– Chùa Thiền Tông.
– Thiền Tông thất.
Còn các vị cư sỹ, ở nhà hay ở đâu cũng được.

Trưởng Ban nói rõ thêm:
Các Pháp môn tu trong Nhà Phật có câu chuyện, khi Như Lai gần diệt độ, Ngài A Nan Đà có hỏi Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Sau này chúng con cất Chùa để thờ Đức Thế Tôn, ngoài cửa Chùa phải có bảng hiệu. Vậy, bảng hiệu ấy phải ghi như thế nào là phải, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy:
Như Lai dạy Đạo ở Thế Giới này có 6 Pháp môn:
– Năm Pháp môn Như Lai dạy dụng công tu bằng tâm và thân của Vật lý, để có kết quả theo chiều Vật lý.
– Một Pháp môn tu phi Vật lý, để Giải Thoát ra ngoài sự cuốn hút của Vật chất Trần gian này, để trở về sống trong Bể Tánh Thanh Tịnh nơi Mười phương chư Phật sống.
Do vậy, ông phải ghi trong Huyền ký của Như Lai, để các Tổ sư sau thực hiện cho đúng:
– Chùa nào tu theo Pháp môn nào của Như Lai dạy, Chùa đó phải ghi rõ ràng Pháp môn tu của Chùa mình áp đụng tu, không được ghi lấp la lấp lửng.
Nếu Chùa nào xây ra để tập họp nhiều người đến tu học mà không ghi rõ, đồng nghĩa Chùa đó vi phạm lời dạy của Như Lai hôm nay.

Cô Nguyễn Như Trang nghe Trưởng Ban tận tình chỉ rõ cho mình, cô hết sức vui mừng và cám ơn.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *