Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

52- Bác sỹ Trần Thị Yến Anh, tại Hà Nội, hỏi Trưởng Ban

Bác sĩ Trần Thị Yến Anh, sanh năm 1960, tại Nam Định, cư ngụ tại Hà Nội, hỏi Trưởng Ban:
– Theo tìm hiểu của tôi, Thế Giới này có 3 Đạo chánh:
– Đạo Phật: Ngồi Thiền, gõ mõ tụng kinh, cầu xin Phật che chở.
– Đạo Thánh: Đọc kinh, cầu nguyện, xin làm con của Ngài và xin Ngài đem về nước Thiên đàng ở.
– Đạo Thần: Đọc kinh, lạy Ngài, xin làm con của Ngài, xin Ngài sai bảo làm những gì mà Ngài muốn.
Tôi thiết nghĩ, nếu trên Thế Giới này, có quốc gia nào đó tu 1 trong các Đạo nói trên, thì quốc gia đó sẽ ra sao. Tôi xin chứng minh cho Trường ban thấy rõ: Nước Tây Tạng, toàn dân ngồi tu Mật chú, sau cùng rồi mất nước. Vậy, tôi xin hỏi Trưởng Ban: Thiền Tông Đạo Phật có nằm ngoài trường hợp này không?

Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu nghe câu hỏi khó này, ông chậm rãi trả lời như sau:
– Kính thưa bác sĩ Trần Thị Yến Anh, câu hỏi của bác sĩ thật hay, bác sĩ chỉ hiểu bề nổi của mỗi Đạo, chớ Đạo nào cũng có mục đích “sâu xa” của mỗi Đạo. Phần này, tự bác sĩ tìm hiểu, chớ tôi không nói.
Vì sao vậy?
– Vì nhân thế có câu: “Lời thật mích lòng”!
Tôi là người tu theo Đạo Phật, nên phải có bồn phận giải thích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu Đạo này. Hôm nay, bác sĩ hỏi, nên tôi mới giải thích:

Đạo Phật có tất cả là 6 Pháp môn tu:
– Ngồi Thiền Quán, Tưởng, để biến thể Vật chất.
– Ngồi lý luận trên trời dưới biển.
– Ngồi Thiền suy tư, tìm hiểu Vật chất.
– Niệm Phật, mong thấy Đức Phật A Di Đà.
– Niệm chú, để có thần thông.
– Không cần hình thức, mà chỉ muốn nhận ra chân thật của chính mình.

Pháp môn từ 1 đến 5, bác sĩ đọc sách là đã hiếu rồi, còn Pháp môn thứ 6 này, dù bác sĩ có đọc đi đọc lại 100 làn, mà Tánh Phật Thanh Tịnh của bác sĩ không hiển lộ ra, thì bác sĩ cũng không hiểu Pháp môn thứ 6 này.
Vì sao tôi quả quyết với bác sĩ như vậy?
– Vì bác sĩ đến đây hỏi Chúng tôi, mà hỏi với Tánh cách đả kích, là bác sĩ không hiểu, nếu bác sĩ hiểu Pháp môn thứ 6 này, thì bác sĩ không đả kích như vậy.
Bác sĩ Trần Thị Yến Anh, nghe Trưởng Ban phân tích lời hỏi của mình, nên bác sĩ có lời hối lỗi và nói với Trưởng Ban:
– Sự thật, lời nói của tôi có xúc phạm, vậy cho tôi xin lỗi và xin Trưởng Ban bỏ qua cho.

Trưởng Ban nói:
– Hầu hết, những người đọc sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết ra do tôi giải thích, đều có lời đả kích như bác sĩ cả. Lời của bác sĩ còn nhẹ nhàng lắm. Có người bảo tôi không được nói Pháp môn này, nếu ngồi đây nói hoài, thì thân mạng tôi không bảo đảm! Hôm nay, bác sĩ đến Chùa, Chúng tôi xin cám ơn.

Bác sĩ Trần Thị Yến Anh nói:
– Nghe Trưởng Ban nói, thật lòng tôi rất hối hận. Vì tôi ở Hà Nội vào đây, cốt yếu là muốn tìm hiểu rõ Pháp môn Thiền Tông mà Đức Phật đã dạy cho những vị Tổ Thiền Tông. Vậy, xin Trưởng Ban giải thích cho tôi 2 câu, xin thành thật cám ơn:
Câu 1: Trong các kinh có nói: “Một vị Phật được sanh ra, vậy vị Phật được sanh ra bằng cách nào?”
Câu 2: Tu theo Thiền Tông, khác với 5 Pháp môn mà Trưởng Ban nói ở trên như thế nào, xin Trưởng Ban giải thích giúp, xin cám ơn nhiều?

Trưởng Ban trả lời:
Câu 1: Nói đến “một vị Phật được sanh ra”, thì thời gian rất dài không thể nói được. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được làm 1 vị Phật, phải trãi qua gần 10 tỷ năm! Còn 28 vị Phật mà Đức Thích Ca Mâu Ni đề cập trong các kinh, vị nào cũng lăn lộn trong Tam Giới này từ 15 đến 30 tỷ năm!

Đức Phật đưa ra 3 điển hình như sau:
1 – Mục đích người tu là để Giác Ngộ và Giải Thoát. Nhưng không chịu tìm hiểu để tu, mà ham chức này chức kia, rồi lường gạt với nhau, biết chừng nào trả Nhân – Quả cho xong!
2- Người ở trong dòng tộc, cứ gieo Nhân – Quả với nhau, biết chừng nào trả Nhân – Quả cho rồi!
3- Người chuyên sát sanh, biết trả Nhân – Quả đời nào mới hết!

Đức Phật dạy:
Trong Nhân – Quả có 4 nơi dài nhất:
1- Vãng sanh đến Cõi Trời Vô Sắc, mỗi lần đến sống nơi đó là 100 ngàn năm, có nhiều người sống nơi Cõi Trời này 1 ngàn lần mà cũng chưa chán.
2- Vãng sanh đến Cõi Trời Hữu Sắc và Tịnh Độ, 1 lần vãng sanh đến sống nơi đó là 10 ngàn năm, có người vãng sanh đến đó sống 10 ngàn lần mà cũng còn ham.
3- Bị quả báo xuống Địa ngục sống, ít nhất là 1 ngàn năm, còn dài nhất là 18 ngàn năm. Nhưng khi trả quả xong, rồi cũng muốn xuống Địa ngục sống nữa. Có người cứ lên xuống hằng 3, 4 ngàn lần, mà cũng chưa chịu thôi!
4- Bị quả báo làm Hoa báo, mỗi lần như vậy là 2, hay 3 tỷ năm. Nhưng khi trả quả xong, được trở lại làm người, cũng đi lường gạt người khác tiếp, để làm Hoa báo nữa! Có người làm Hoa báo mấy triệu lần mà cũng chưa chán.

Đức Phật dạy:
– Một người được thành Phật, tức 1 vị Phật được sinh ra là phải trãi qua A Tăng Kỳ kiếp, tức con số không nói được.

Đức Phật dạy thêm:
– Mỗi 1 vị Phật được sinh ra, phải đợi Pháp môn Thiền Tông chánh thức lưu hành, thì mới có vài vị Phật được sinh ra.
– Khi nào ở Trái Đất này có vị Phật ra đời, thì Pháp môn Thiền Tông mới được dạy. Mà phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp, thì Pháp môn Thiền Tông mới được công bố ra, nhưng thời gian chỉ có 12 năm thôi, nếu ai nhận được thì nhận, còn không nhận được thì phải đợi vị Phật sau ra đời.
Khi nào vị Phật sau ra đời?
– Khi nào Trái Đất này chết đi gần hết, từ từ sống lại, thì vị Phật sau mới ra đời.

Như Lai dạy cho các Ông/Bà rõ:
– Khi nào Pháp môn Thiền Tông được nói trắng ra, để cho người nào muốn Giải Thoát, họ biết mà thực hành. Khi Pháp môn Thiền Tông được nói trắng ra, cũng là lúc Địa Cầu này sắp bị tiêu diệt gần hết sự sống.
Bác sĩ Trần Thị Yến Anh nghe Trưởng Ban nói đến đây, bác sĩ tự nhiên khóc.

Trưởng Ban trả lời tiếp:
Một vị Phật được ra đời, thì người đó phải có được 3 phần như sau:

– Phải nhận được “Mạch nguồn Thiền Tông”.
– Biết được Công thức Giải Thoát.
– Phải có Công đức ít hay nhiều hoặc vô lượng.

Câu 2: Thiền Tông khác với 5 Pháp môn tu có dụng công như sau:
1- Pháp môn Tiểu thừa: Ngồi nghiêm chỉnh trong phòng để Quán và Tưởng, thành tựu ý mình muốn, nếu có tiếng động không thành tựu được.
2- Pháp môn Trung thừa: Lý luận rất hay, nhưng cố ai chỉ trích thì không chịu nổi.
3- Pháp môn Đại thừa: Ngồi suy tư, tìm hữu dụng trong Vật chất, phải ở phòng Thanh Tịnh, mới tìm ra được, khi tìm ra được thì rất vui và đi khoe cùng làng cùng xóm.
4- Pháp môn niệm Phật: Miệng lúc nào cũng lép nhép, mong được thấy Đức Phật A Di Đà, để nhìn Ngài cho vui, chớ khi thấy hình bóng của Ngài, Ngài mời đi theo Ngài, thì không ai dám đi theo. Nếu có vị nào gan dạ bước đi theo Ngài, chác chắn phải vào nhà thương nằm!
Vì sao vậy?
– Vì bị chấn thương sọ não!
5- Pháp môn niệm Chú: Miệng lúc nào cũng đọc câu Thần chú, mong có hiện tượng lạ xảy ra, để người đời kính nể, đi làm thầy trị bệnh cho Thiên hạ.
6- Pháp môn Thiền Tông: Người tu Pháp môn này có 4 cái đặc biệt:

Không cầu khẩn hay quì lạy ai.
Không cần hình thức bên ngoài.
Không khiếp nhược với bất cứ ai.
Tu bằng trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật và phải gan dạ.

Xin Phân tích:
A- Ở Thế Giới này không ai giúp mình Giải Thoát được, mà chỉ có tự mình làm việc này, nếu có, chỉ là trợ giúp thôi. Vì vậy, không cầu lạy ai.
B- Nếu tu Thiền Tông mà lộ ra ngoài, chẳng khác nào mình khoe với người khác, tức khắc cái Ngã được hiện ra. Vi vậy, người tu theo Thiền Tông không lưu lại dấu vết.
C- Nếu có giặc xâm chiếm quốc gia mình, không khiếp nhược, mà phải đánh đuổi cho bằng được.
D- Người tu theo Pháp môn Thiền Tông, phải tìm hiểu thật rõ ràng và chính xác. Khi biết rồi, phải quyết chí đi, khi nào đến đích mới thôi.

Trưởng Ban nói:
– Người tu 5 Pháp môn có dụng công gọi là yếm thế.
– Còn người tu theo Thiền Tông gọi là nhập thế. Chỉ có con đường nhập thế này mới Giác Ngộ và Giải Thoát, giữ gìn và cứu quốc gia mình được. Phần này, lịch sử Thiền Tông Phật giáo chứng minh rất rõ ràng qua hình ảnh của Đức vua Trần Nhân Tông.
Khi Trưởng Ban giải thích đến đây, Cử nhân bác sĩ Cao Thành Tấn, đi cùng bác sĩ Trần Thị Yến Anh có hỏi:
– Trưởng Ban có dám đối chất với những vị tu hành cao không?

Trưởng Ban nói:
– Đối chấp thì Đức Phật không cho phép Chúng tôi đối chất; nhưng, Đức Phật có cho phép thảo luận với nhau thôi, nếu người thảo luận mà họ cố chấp thì không thảo luận nữa. Tuyệt đối, người không biết gì mà ham danh mê tiền, đứng dụ nhiều người khác thì phải tránh xa, nếu tranh luận với người này, bị quả báo theo người này đó vậy.

Trưởng Ban nói:
– Nếu sư phụ của Cử nhân không nằm vào dạng ham danh mê tiền thì tôi xin mời. Tuy nhiên, để phần thảo luận có ngã ngũ, Chúng tôi hoặc bên Cử nhân mời thêm trọng tài để phân ai sai.
Trưởng Ban vừa nói đến đây:

Bác sĩ Trần Thị Yến Anh đứng lên nói:
– Thôi ông Thành Tấn ơi, ông lại lần theo vết của tôi rồi, tôi đã tâm phục khẩu phục trước vị Trưởng Ban Quản trị Chùa này rồi, ông muốn đem sư phụ của ông ra đối chất chứ gì. Tôi đã rành sư phụ của ông quá. Sư phụ của ông chỉ là con người ham danh mê tiền, nói mình tu chứng được cái này, khôi phục cái kia, để dụ những người không biết như ông đến để cúng tiền. Ông định đem sư phụ ông đến đây “làm vật tế thần” hở? Tôi khuyên ông nên bỏ ý định đó đi. Trước đây, tôi cũng tưởng sư phụ ông là người tu hành chứng Đạo, nên theo ông, suýt chút nữa tôi nhận ông ấy làm sư phụ, thì tiêu đời tôi rồi. Nhưng hôm nay, tôi may mắn nghe được lời của Trưởng Ban giải thích, nên tôi mới hiểu rõ lời giảng của sư phụ ông. Tôi chứng minh cho ông thấy, hiểu biết về Đạo Phật của sư phụ ông, chỉ là người tưởng tượng ra để dụ nhiều người dốt như tôi và ông đến nghe, để cúng tiền cho ông ta xài mà thôi, Tôi xin đưa ra mấy câu đơn giản của Nhà Phật, mà sư phụ ông giảng trật lất, như:

– Kiến Tánh: Mà sư phụ ông giảng là nhận định.
– Biệt truyền: Nói Đông phải hiểu Tây.
– Nghiệp: Nói là thói quen.
– V.v…

Chỉ có mấy chữ đơn giản nhu vậy, mà sư phụ ông nói không đúng. Hôm nay, đến đây nghe Trường ban nói mà ông không chịu nghe, ông cứ mong đem sư phụ ông ra đối chất. Bộ ông định đem sư phụ anh “tế sống” hả ? Ông về nhà đi, tôi tặng mấy quyển sách cho ông đọc. khi ông đọc hết, sẽ biết rồ lời của sư phụ ông liền.

Bác sĩ Trần Thị yến Anh nói với Trưởng Ban:
– Ban đầu, tôi định chọc tức Trưởng Ban, xem Tánh của Trưởng Ban như thế nào. Khi tôi nói, nhìn thấy sắc diện và lời nói của Trưởng Ban rất bình thường, đúng là con người có phong cách là một “Thiền Tông Gia”. Xin chân thành cám ơn những lời giải thích của Trưởng Ban.

Còn riêng Cử nhân bác sĩ Cao Thành Tấn đứng liền bỏ ra ngoài.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *