Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

Quyển 03: Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được Giải thoát

✍️ Mục lục:

2 – ĂN UỐNG ĐỂ ÍT BỆNH:

Theo thống kê của ngành Y khoa, người bị các bệnh hiện nay, như:

* Tiểu đường.
* Huyết áp.
* Đau nhức.
* V.v…

Vì họ dung nạp vào cơ thể quá mức các thứ như sau:

Bệnh tiểu đường:

* Ăn nhiều trái cây quá ngọt!
* Uống sữa ngọt quá nhiều!
* Dùng các thức ăn quá ngọt!
* Dùng bột ngọt để thế các thức ăn khác!
* Chất béo quá nhiều của những thức ăn nhanh!
* Uống nước tăng lực, thế nước uống và thức ăn!

Bệnh huyết áp:

* Ăn thức ăn quá mặn!

* Dùng thức uống kích thích quá mạnh!

* Chứng minh: Nếu người uống rượu trắng nhiều, chắc chắn sẽ bị bệnh cao máu, dù người đó có sức khỏe tốt đến đâu đi chăng nữa.

Bệnh đau nhức:

* Uống nước đá quá nhiều! Dùng trái cây thế cơm!

* Rau trái bị nhiễm hóa chất!

* Đặc biệt dùng trái cây trái mùa!

Các loại bệnh nói trên, vì chúng ta ăn sai thiên nhiên, nếu chịu khó biết ăn uống đúng theo thiên nhiên, chắc chắn cơ thể chúng ta đồng hành cùng sự sống, tuổi thọ được nâng cao và ít bệnh tật, đó là hạnh phúc mỗi đang sống vậy.

Phân định Âm – Dương trong thức ăn:

Theo các Nhà Thực dưỡng học, họ phân định thực phẩm theo Âm – Dương như sau:

Dạng hình thể:

DƯƠNG: Thon cao, ít nuớc, nấu hay luộc mà dai

ÂM: Nở ngang, nhiều nước, nấu hay luộc mà bở.

Dạng màu sắc:

Loại một: Thực phẩm DƯƠNG nhiều, gồm các màu: Đỏ, hồng, vàng.

Loại hai: Thực phẩm ÂM nhiều, gồm các màu: Đen, xanh, nâu, tím.

Loại ba: Thực phẩm ÂM, DƯƠNG quân bình gồm các màu: Trắng và thiên về trắng, sáng.

Chỉ chính xác từng loại thực phẩm:

Âm nhiều, gồm: Gừng, ớt, tiêu, mướp, chanh, me, cà ry, chao, giấm, kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, cà phê, đường cát, cà nâu, măng, giá, nấm, dưa leo, bắp chuối, khoai mì, môn tím.

Âm vừa, gồm: Rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ, khoai tím, bí đao, mướp ngọt, củ sắn, khoai lang, nếp, các loại gạo mạch, tương, đậu phụ, mẻ, tương cải, va ni, rau răm, nước trái cây, bia, đường thốt nốt, đường thô, đường trái cây.

Âm ít, gồm: Bo bo, bắp, bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mỡ trắng, khoai tây, bơ, mè, tỏi, rau cần, rau húng, quế.

Dương nhiều, gồm: Gạo lứt đỏ, củ sắn dây, củ khoai mài, muối tự nhiên, trà rễ đinh lăng, nhân sâm, hạt dẻ, trà già 3 năm trở lên.

Dương vừa, gồm: Hạt kê, gạo lứt trắng, mè đen, diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách xon, rau má, củ sâm, củ cà rốt, cà phê thực dưỡng, trà củ sen.

Dương ít, gồm: Bắp cải, bông cải, cải cay, cải ngọt, củ cải trắng, rau tần ô, rau câu chỉ, phổ tai, hồi, hoắc hương, rau mùi, hành, kiệu, rau diếp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc, mạch nha, chất ngọt hạt ngũ cốc, chất ngọt mật ong, chất ngọt rau cải.

Phần gạo: ăn gạo lứt (gạo nào cũng được), vì tinh bột gạo và chất lứt bao quanh gạo, khi ăn, nhai có nước bọt, ba thứ này trung hòa lại tạo thành dinh dưỡng thật cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể, các thành động mạch và tỉnh mạch được trơn, dầu thực vật loại âm nhiều không bám dính được, nên máu lưu thông dễ dàng, khó sanh các thứ bệnh.

Nồi nấu cơm:

– Thứ nhất là nồi đất.

– Thứ hai nồi đồng.

– Thứ ba nồi inox.

– Thứ tư nồi nhôm.

– Thứ năm nồi cơm điện.

Vì sao nồi cơm điện đứng vào hàng thứ năm?

Vì nồi cơm điện, khi nấu, tia điện nóng bắn hạt gạo, làm hạt gạo bị chứa Điện từ, nêu ăn lâu ngày sẽ sanh bệnh đau nhức.

Kiêng cử:

Phải cử các thức ăn như sau:

Cử nước đá. Đừng uống đường quá ngọt. Sữa có nhiều đường. Không ăn bột ngọt quá nhiều. Không ăn các loại cà có màu nâu hay màu tím. Không ăn dưa leo. Không ăn giá quá nhiều. Không ăn măng rừng và măng tre. Cử mắm. Nấm rừng. Các nấm của các cây to. Chao.

Các thức ăn và uống nói trên cực âm, không lợi cho cơ thể người tu theo Thiền Tông. Tu theo Thiền Tông, đầu tiên cơ thể phải được quân bình Âm – Dương. Nếu để cơ thể bị lệch về âm nhiều quá, thì Điện từ Âm – Dương bị lệch về Âm nhiều, nên Điện từ Quang trong cơ thể bị bao phủ đen hơn, nên những thứ của Ý trong Phật Tánh khó hiển lộ ra, việc tu theo Pháp môn Thiền Tông coi như vô ích!

Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt:

– Một lon gạo, hai lon nước. (Thêm hay bớt nước, nếu khô hay nhão).

– Vo gạo sạch.

Nấu nước vừa sôi, bỏ 1/4 muỗng cà phê muối vào nước sôi, đổ gạo vào nước đang sôi, quậy cho đều, đậy nắp lại, nấu tiếp cho sôi 20 giây, nhắc xuống, để 15 phút, bắt lên nấu lại, cho lửa riu riu, đến khi chính.

– Ăn cơm với muối mè vàng là tốt nhất, một chén cơm, rắc 2 muỗng cà phê muối mè là vừa, nếu bón rắc thêm 1 muỗng nữa. (Có chỉ cách làm muối mè ở phần sau).

– Muốn cơm để lâu còn hơi ấm, nên mua nồi ủ cơm, có thể dùng từ sáng đến chiều.

– Hấp cơm, như chưng mắm cách thủy, cơm rất ngon. Lưu ý ăn gạo lứt muối mè:
Khi ăn cơm gạo lứt muối mè có cái đặc biệt như sau về tiêu hóa và đường ruột:

– Phân vàng, chặt là tốt, nếu chặt mà xanh cũng tốt, vì dùng rau xanh nhiều, không sao.

– Đi cầu rất dễ,

– Nếu bị bón, thêm muối mè.

Gạo lứt rang:

– Vo gạo (1 lít).

– Nấu sôi.

– Gạo vừa nở.

– Vớt ra phơi khô.

– Rang với 2 muỗng canh muối hột đã nghiền sẵn.

– Gạo chính, dòn, đem ra rây lấy muối lại, bảo quản tốt, sử dụng lâu ngày.

Làm muối mè (mè vàng):

– Lựa sạn, ngâm nước, đãi vỏ, vớt ra phơi khô, hoặc lựa sạn, thổi cho hột lép bay đi, bỏ vô chảo rang, chảo càng dày càng tốt.

– Lửa càng nho càng tốt.

– Khi hạt mè vàng, hơi phồng lên, nổ lách tách và nứt độ 80% là được.

– Nhắc chảo xuống, lấy khăn lông trắng đậy lại, để hơi ẩm rút hết vô khăn, hơi nóng tiếp tục làm chính đến ruột hạt mè, cho đến khi nào nguội.

– Bỏ vào cối cùng muối hột rang, nghiền cho nát đều, không giã. (Phân lượng muối mè ghi sau).

– Muối mè chi dùng trong 4 ngày là tốt nhất. (Không mua muối mè đã làm sẵn, vì không bảo đảm thời hạn sử dụng).

– Muối mè làm xong có mùi thơm là đúng; còn nghe mùi dầu là rang sai kỹ thuật hoặc mè để lâu ngày, bị chảy dầu.

Rang muối hột:

– Muối hột rửa sơ cho sạch cát.

– Bỏ vô chảo gang hoặc nhôm dày.

– Đậy nắp kín, cho muối nổ, khi nào hết nổ là xong.

– Đem ra để nguội, nghiền cho nát, sử dụng lâu ngày.

Rửa rau:

– Lặt rau xong.

– Ngâm nước muối (không ngâm nước tím, vì có hóa chất).

– Rửa nước sạch lại.

– Ngâm nước muối lại 10 phút, không rửa nước lạnh lại, mới luộc, chiên hay xào…

Nấu súp cốc loại:

– Đổ ít dầu mè (không khử tỏi).

– Vừa hơi nóng, bỏ cốc loại vô, vừa xì bọt, bỏ nhúm muối vô (canh vừa ăn), cho muối rút chất ngọt từ trong ruột cốc loại ra, xào cho nước ra độ 1 phút, châm nước vào, khi chính là xong.

Phân lượng muối mè:

– Tuổi từ 30 đến 40 : 30 muỗng mè, 1 muỗng muối.

– Tuổi từ 41 đến 50 : 40 muỗng mè, 1 muỗng muối.

– Tuổi từ 51 đến 60 : 50 muỗng mè, 1 muỗng muối.

– Tuổi từ 61 trở lên: 60 muỗng mè, 1 muỗng muối.

Súp bổ dưỡng:

– Đậu đỏ 5 grs, (nấu mềm chắt bỏ nước).

– Đậu trắng, 5 grs, (nấu mềm chắt bỏ nước).

– Bí đỏ, 10 grs, (xắt bỏ vỏ).

– Phổ tai, 5grs, (xắt nhuyễn).

– Hạt sen, 5grs.

– Sâm Hà Nội, 5 lát, loại cứng, (xắt từng lát mỏng, người bị máu cao không sử dụng).

Sáu thứ trên nấu cho thật rục. Nêm muối vừa ăn, nếu có nêm đường nên nêm ít, vì chất ngọt từ trong cốc loại tiết ra đủ làm ngọt rồi. Đây là thức ăn bố dưỡng thật cao.

Muốn thức ăn thơm ngon nên nêm tương Miso có bán tại các nhà bán thức ăn thực dưỡng, còn mua tuơng Miso ngoại mua địa chỉ số 05 và 15, đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận Một, TP.HCM. Nước ngoài, Wesite www.edenfoods.com.

Lưu ý:

Mùa Hè nắng nóng, ăn các thức ăn lệch về âm.

Còn mùa Đông hay mua lạnh ăn thức ăn lệch về dương.

– Người ưa buồn chán không nên ăn theo phương pháp Âm – Dương này. Vì sao? Vì văn học Việt Nam có câu: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”!

Cách làm nước súp thế đường và bột ngọt:

1 – Bắp, lột vỏ, để nguyên trái, rửa sạch.

2 – Mướp, rửa sạch, cắt 2 hoặc 3 khúc.

3 – Củ sắn, gọt vỏ, xắt ra từng miếng mỏng.

Ba thứ này, nấu cho rục, bỏ cái, chỉ lấy nước để làm nước súp ăn với: Hủ tiếu, mì, bún, nui, để thay thế bột ngọt và đường.

Tuyệt đối, không ăn những thức ăn, chế biến sẳn.

Làm sữa bằng ngũ cốc:

– Hạt sen 1 ký.

– Đậu đỏ 1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô).

– Đậu trắng1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô).

– Đậu nành 1 ký, (nấu sôi hơi mềm, vớt ra phơi khô). Bốn thứ trên, đem phơi nắng thật khô, đập thử mà nát, đem rang vừa vàng, đừng cho khét.

Xay thành bột. Thế sữa, dành riêng cho người tu theo Thiền Tông.

Video (Trích đoạn)

Nguồn Thiền Tông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *