Vật chất tối
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Tháng 08/2021 loạt video Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật đầu tiên đã được xuất bản. Xin trân trọng giới thiệu.
Thiền Tông Videos Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Trả lời câu hỏi của 4 Phật tử: Nguyễn Văn Nhàn, Phùng Thị Thơm, Nguyễn Cơ Duy và Nguyễn Văn Trung:
Trong phần giải đáp hôm nay có 4 Vị là những người đã từng tìm hiểu và nghiên cứu về Pháp môn Thiền Tông nhiều năm nay. 4 Vị đã đặt 73 câu hỏi gửi về Thiền Gia – Soạn Giả Nguyễn Nhân gồm:
Một: 05 Câu hỏi của Nguyễn Văn Nhàn, cư ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Hai: 22 Câu hỏi của Phùng Thị Thơm, cư ngụ Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh;
Ba: 25 Câu của Nguyễn Cơ Duy, cư ngụ Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh;
Bốn: 21 Câu của Nguyễn Văn Trung, cư ngụ Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là 73 Câu hởi của 4 Vị đã gửi về như sau:
Để tiện cho việc học tập và tham khảo nên xin mời Quý vị lựa chọn như dưới đây:
⭐️ PT Nguyễn Văn Nhàn ( 05 Câu hỏi): 👉 Xem tại đây
⭐️⭐️ PT Phùng Thị Thơm ( 22 Câu hỏi): 👉 Xem tại đây
⭐️⭐️⭐️ PT Nguyễn Cơ Duy ( 25 Câu hỏi): 👉 Xem tại đây
⭐️⭐️⭐️⭐️ PT Nguyễn Văn Trung ( 21 Câu hỏi): 👉 Xem tại đây
⭐️ Xem từng Câu hỏi ( 05 + 22 + 25 + 21 Câu hỏi): 👇 Xem dưới đây
Câu hỏi 01: ⭐️ Có phải các Hạt Vật chất tối chính là Phật Tánh không ạ?
Câu hỏi 02: ⭐️ Có phải các khối Vật chất tối lớn nhỏ khác nhau gây ra các hiệu ứng bẻ cong ánh sáng của các vật thể trong Vũ Trụ chính là hình thể của Phật không ạ?
Câu hỏi 03: ⭐️ Có phải Năng lượng tối bao trùm tất cả chính là Điện từ Quang không ạ?
Câu hỏi 04: ⭐️ Có phải Tâm Tỉ Cự chính là Trục của Trung tâm Vận hành Luân hồi của Tam Giới không?
Câu hỏi 05: ⭐️ Trục này rất gần với Mặt Trời, vậy khi các Tánh Phật đi vào hay thoát ra khỏi Tam Giới, có bị đi qua khu vực gần Mặt Trời hay không? Kính mong Bác vui lòng giải đáp giúp Con, con xin cảm ơn Bác rất nhiều.
PT Phùng Thị Thơm ( 22 Câu hỏi):
Câu hỏi 01: ⭐️ Bác từng nói Giáo Lý Thiền Tông có 3 Quyển: Một quyển để cho Người ta ăn cắp, Quyển hai là nói về những điều Thực tế, Quyển ba là nói về Sự thật. Vậy những gì chúng con được học trước kia là thuộc về Thực tế chứ không hẳn đã là Sự thật. Chỉ đến khi được nhận Bí Kíp Thiền Tông thì mới hiểu sự thật có phải không ạ?
Câu hỏi 02: ⭐️ Thưa Bác, nay Bác nói 5 Loài sống chúng trên Trái Đất là: Người, Thần, Thánh, Tiên, Ngạ Quỷ vậy tạo sao không phân loại các loài Sức Sinh, Địa Ngục và Hoa Báu nữa ạ? Phải xếp các Loài này vào đâu?
Câu hỏi 03: ⭐️ Thưa Bác, việc con Người có 5 thứ Tánh là có sẵn Tự nhiên, từ khi Tượng hình trong Tử cung Mẹ; hay chỉ khi phát ra cái Tưởng trong Tánh Người thì mới bị 4 Loài kia nhập vào để thể hiện Tánh của Loài đó.
Câu hỏi 04: ⭐️ Thưa Bác, mọi thứ Tánh trong con Người có nhiệm vụ gì, đối với sự sống của chính cá thể con Người và sự tồn vong của Trái Đất?
Câu hỏi 05: ⭐️ Thưa Bác, việc chọn 1 trong 5 Tánh để sử dụng là do điều gì trong con Người quyết định?
Câu hỏi 06: ⭐️ Thưa Bác, cùng một lúc con Người có thể phát ra mấy thứ Tánh hay mỗi Tánh chỉ thị hiện lần lượt tùy theo mục đích?
Câu hỏi 07: ⭐️ Thưa Bác, hành vi nào của con Người thì thể hiện cho các Tánh mà họ sử dụng, xin Bác cho ví dụ cụ thể về hành vi từng loại Tánh ạ?
Câu hỏi 08: ⭐️ Thưa Bác, có phải chọn loại Tánh nào để hành động thì sẽ tạo Nhân – Quả theo loại Tánh đó không ạ? Xin Bác cho ví dụ cụ thể.
Câu hỏi 09: ⭐️ Thưa Bác, Tánh Thánh trong con Người là thuộc về Thánh nào? Thánh thượng hay Thánh hạ?
Câu hỏi 10: ⭐️ Thưa Bác, nếu thuộc về Thánh hạ thì trong 5 đẳng cấp, con Người sử dụng Tánh Thánh nào? và sử dụng lúc nào ạ?
Câu hỏi 11: ⭐️ Thưa Bác, trong lá cờ Phật giáo, Công đức tượng trưng cho màu Cam, Tánh Người được tượng trưng là màu Xanh, còn trong bài kể về 5 loại Tánh thì Tánh Người lại có màu Cam. Thưa Bác, tại sao lại như vậy ạ?
Câu hỏi 12: ⭐️ Thưa Bác, có phải màu sắc trong 5 Tánh của con Người có sự khác biệt nhau là do tần số của Điện từ Âm – Dương ra giảm theo mỗi loại Tánh phải không ạ?
Câu hỏi 13: ⭐️ Thưa Bác, một vị Toàn năng Toàn giác hay một vị đã Kiến Tánh có thể biết con Người đang sử dụng loại Tánh nào, thông qua điều gì?
Câu hỏi 14: ⭐️ Thưa Bác, một con Người thì có 5 thứ Tánh, tùy nghi sử dụng. Vậy các loại Thần, Thánh, Tiên, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Địa Ngục thì chỉ có 2 thứ Tánh hay sao ạ?
Câu hỏi 15: ⭐️ Thưa Bác, Tánh Phật không bao giờ ngủ, vậy một Người khi ngủ hay khi bệnh nặng, bị tai nạn, bị hôn mê hoặc đang trong giai đoạn cận tử nghiệp, thì các loại Tánh khác trong con Người sẽ như thế nào?
Câu hỏi 16: ⭐️ Thưa Bác, trước đây Bác có nói Tánh Người chứa khối nghiệp Phước đức, Ác đức. Tánh Phật chứa Công đức, này Bác dạy con Người có 5 Tánh. Vậy mỗi loại Tánh này lưu giữ cái gì, Tàng thức con Người được giữ trong Tánh nào là chính?
Câu hỏi 17: ⭐️ Thưa Bác, một Người khi đã học Thiền Tông đã và đang tạo được Công đức, vậy các Tánh khác trong Người đó có biết không, và có xung đột ngay trong Thân Người không?
Câu hỏi 18: ⭐️ Thưa Bác, một Người khi đã học và hiểu thiền tông, ham muốn giải thoát. Vậy đối với các loại Tánh khiến gây ra Nghiệp đi luôn hồi, họ có thể kiểm soát để không sử dụng các Tánh đó không, có cần phải kiểm soát không, và kiểm soát bằng cách nào ạ?
Câu hỏi 19: ⭐️ Thưa Bác, các vị Nguyên thủ Quốc gia thì mang tính gì nổi trội, ngoài Nhân – Quả của riêng họ thì điều gì khiến họ có sự ảnh hưởng lớn đối với thế giới. Ai là Người chi phối sự ảnh hưởng đó của các Nhà lãnh đạo này?
Câu hỏi 20: ⭐️ Thưa Bác, Bác nói loài thú không có cái Tưởng, vậy tại sao chúng cũng biết thể hiện cảm xúc và phát sinh hành động theo cảm xúc, ví dụ chó, mèo, nhớ chủ lặn lội đi tìm hoặc buồn đến nỗi bỏ ăn mà chết?
Câu hỏi 21: ⭐️ Thưa Bác, Người triệt phá Thiền Tông vào Hầm lửa lớn làm loài Vi khuẩn, vậy loài này được xếp vào mục nào?
Câu hỏi 22: ⭐️ Thưa Bác, Đạo Phật là do một Người Toàn năng, Toàn giác lập ra, còn các Đạo khác thì lập ra trên nguyên tắc, Tam giáo Đồng nguyên. Vậy tại sao trong khối Tam giáo Đồng nguyên này vẫn xảy ra các cuộc Thánh chiến, thanh trừng lẫn nhau, điều này do ai tác động, mục đích để làm gì?
PT Nguyễn Cơ Duy ( 25 Câu hỏi):
Câu hỏi 01: ⭐️ Thưa Chú, phải chăng Lời dặn dò Đường về Phật Giới có bổ sung phải không ạ?
Câu hỏi 02: ⭐️ Thưa Chú đối với việc các vị Thánh sẽ giả làm Phật mà Trung Ấm Thân còn không theo, vậy tại sao Trung Ấm Thân phải nghe theo sự hướng dẫn của Ban Dặn dò ạ?
Câu hỏi 03: ⭐️ Thưa Chú, làm sao phân biệt được ban nghi lễ, Ban Dặn dò với các vị Thần và Thánh xuất hiện thử thách Trung Ấm Thân ạ? Thành phần, số lượng, hình thức, hành vi của các Ban này ra sao?
Câu hỏi 04: ⭐️ Thưa Chú, nếu ở trường hợp Công đức trung bình hay ít, xuất hiện Ban Dặn dò dạy Đường về Phật Giới, vậy khi còn sống, Người học Thiền Tông có cần học thuộc Lời Dặn dò để phát ra Pháp Trần nữa không ạ?
Câu hỏi 05: ⭐️ Thưa Chú, nếu vẫn cần thiết phải học Lời Dặn dò để phát ra Pháp Trần, thì tại sao Ban Dặn dò lại phải xuất hiện để dạy lại lần nữa, mục đích để làm gì ạ?
Câu hỏi 06: ⭐️ Thưa Chú, 10 ngàn năm mới có một vị Phật dạy Giác ngộ và Giải thoát, vậy khi Thiền Tông ra đời, có Phật Tánh được trở về Phật Giới, Trái Đất có hiện tượng gì khi xảy ra hiện tượng hy hữu này không ạ?
Câu hỏi 07: ⭐️ Nhiệm vụ của loài Tiên là lập ra nước bồng lai Tiên cảnh và đại hải thanh tịnh, để cho Người tu theo Đạo Tiên vào hưởng phước sau khi chết, chờ ngày dự hội nghị Long Hoa. Vậy loài Thần và loài Thánh thì lập ra cái gì để cho những Người tu theo Đạo Thần và Đạo Thánh vào hưởng phước để chờ ngày đón vị Phật tương lai ạ?
Câu hỏi 08: ⭐️ Thưa Chú, mỗi vị Phật ra đời cách nhau 10.000 năm, vậy những Người tu theo Đạo Thần – Thánh – Tiên, vào các nơi hưởng phước để chờ vị Phật sau như Chú vừa giải đáp trên, thì tuổi thọ và sự tái sinh của họ như thế nào ạ?
Câu hỏi 09: ⭐️ Thưa Chú, nhân gian có câu: “Rảnh rỗi sinh nông nổi” hoặc câu “Nhàn cư vi bất thiện” Phải chăng là nói đến việc vì Tánh Tiên quá nhàn hạ khiến Con Người phát ra cái Tưởng, nên bị Tánh Cô Hồn cướp lấy và xúi làm bậy phải không ạ?
Câu hỏi 10: ⭐️ Thưa Chú, ngoài lý do trên thì còn điều gì khác khiến xảy ra vì Tánh Cô Hồn và Tánh Tiên giành giật nhau ạ?
Câu hỏi 11: ⭐️ Thưa Chú Tánh Tiên giành lại được nên xảy ra sự hối hận, hay do có sự hối hận thì Tánh Tiên mới lấy lại vị trí của mình ạ?
Câu hỏi 12: ⭐️ Thưa Chú, việc Táanh Tiên nằm bên tay trái, Tánh Thánh nằm bên tay phải của Con Người, việc này có liên quan gì đến việc có Người thuận tay phải, có Người thuận tay trái không ạ? Nếu có liên quan thì việc này có ý nghĩa như thế nào?
Câu hỏi 13: ⭐️ Thưa Chú, việc một Người tin và học theo Thiền Tông, ngoài Công đức có sẵn thì còn do Tánh gì trong con Người quyết định ạ?
Câu hỏi 14: ⭐️ Thưa Chú, Chú có nói Công đức của mỗi Người cũng được chia ra làm nhiều tầng bậc, xin Chú nói rõ hơn về các tầng bậc này. Tại sao lại có sự phân chia tầng bậc trong cùng một cá thể tạo Công đức, và mỗi tầng bậc như vậy có tác dụng như thế nào ạ?
Câu hỏi 15: ⭐️ Thưa Chú, Chú nói chữ ý của Phật Tánh mà Thiền Tông sử dụng là để biết nguồn gốc xuất phát, chứ không phải là cái ý giống như duyên hợp của Tánh Người. Xin Chú nói rõ hơn cho cháu biết sự khác biệt về cái ý của Phật Tánh và cái ý trong duyên hợp của Tánh Người.
Câu hỏi 16: ⭐️ Thưa Chú, Người làm sai với Giáo Lý, trước khi chết có biểu hiện như là co rút Thân thể, sống như Thực Vật hoặc chết bất đắc kỳ tử… Vậy Người triệt phá Thiền Tông sẽ đi vào Hầm lửa lớn, thì trước khi chết họ có dấu hiệu nào đặc biệt không ạ?
Câu hỏi 17: ⭐️ Thưa Chú, Vi khuẩn và virus là hai loại khác nhau. Vi khuẩn lớn hơn virus 100 lần, là các tổ chức sống có khả năng sinh sản thông qua quá trình sinh sản vô tính, còn gọi là sinh sản Phân đôi. Còn virus chỉ được coi là các cấu trúc hữu cơ, tương tác với các cơ thể sống khác để sống sót và nhân lên. Xin Chú giải thích giúp Con, ai tạo Nghiệp gì thì sẽ thành virus hay Vi khuẩn ạ?
Câu hỏi 18: ⭐️ Trong bài thơ xuất hiện 3 chữ “Ta Bà Ha” xin Chú giải thích ý nghĩa 3 chữ này giúp Con ạ?
Câu hỏi 19: ⭐️ Nếu không hiểu về “Ta Bà Ha” này Người niệm A Di Đà thì A Di Đà thành Ma, ý Phật Hoàng là Người niệm thành ma hay A Di Đà thành Ma ạ?
Câu hỏi 20: ⭐️ Từ thời nhà Lý đến đời Trần, danh hiệu Cư sĩ Thiền Sư đã có, trong bảng danh sách các Cư sĩ, Thiền Sư này, ngoài các vị vua như: vua Lý Thánh Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông; hay vua Trần Thánh Tông; Trần Nhân Tông, thì những Người còn lại đều được ghi rõ họ tên thế tục và chức tước.
Thưa Chú, như vậy việc Chùa Tân Diệu sắc phong Thiền Tông Sư, cho các Cư sĩ Thiền Tông tại gia, không phải là chuyện chưa từng có phải không ạ?
Câu hỏi 21: ⭐️ Đề thi Đình năm 1502 có 47 câu, câu hỏi thứ 15 đã đặt ra thế này: Điều Ngự và Huyền Quang truyền Đạo gì mà được thành Phật làm Tổ. Lê Ích Mọc trả lời:
Tuệ Trung, Điều Ngự, Huyền Quang được Pháp Vô Thượng, cho nên có thể gắn mình vào cảnh giới Di Đà, viết Thiền Tông chỉ Nam. Đó là cái Đạo họ truyền lại vậy, về sau ai hiểu được lẽ vô sinh, chứng tới thành Niết Bàn, thì thành Phật làm Tổ, điều ấy cố nhiên là phải thôi.
Nhờ trả lời đề thi kiểu ấy, Lê Ích Mộc đã được đỗ Trạng nguyên, thưa Chú, quá khứ là như thế. Vậy trong tương lai, hiểu biết về Pháp môn Thiền Tông như vậy, sẽ là một trong các tiêu chí đánh giá là bậc trí thức phải không ạ?
Câu hỏi 22: ⭐️ Tại một buổi giảng năm 1306, Phật Hoàng đã gửi lời cảm ơn Vô Nhị Thượng Nhân và Tuệ Trung Thượng Sĩ, vì ơn mưa Pháp đã thắm tới cho cháu Con tắm gội, Vô Nhị Thượng Nhân chính là vua Trần Thánh Tông, cha của Đức Phật Hoàng.Thưa Chú, xin Chú giải thích danh xưng Vô Nhị Thượng Nhân của vua Trần Thánh Tông giúp Con ạ?
Câu hỏi 23: ⭐️ Thời Phật Hoàng, đã đúc kết mẫu Người lý Tưởng của Phật giáo Việt, từ những vị lãnh Đạo tối cao như Trần Hưng Đạo; Trần Quang Khải; đến Người dân thường, họ đều là Phật tử nhưng sống có kỷ luật, có lý Tưởng, là trượng phu Trung Hiếu, Trung thành với Tổ Quốc, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Thưa Chú, như vậy Nhân Lễ Nghĩa Trí Tính, Đức Phật Hoàng đã áp dụng cho Người dân khi phát triển Thiền Tông tại nước ta thời đó phải không ạ?
Câu hỏi 24: ⭐️ Chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo ở nước ta hay ở bất cứ một nước nào khác, mà một Người xuất gia lại có thể mở mang bờ cõi và mở mang bờ cõi một cách Hòa Bình.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông có cái nhìn bình đẳng về con Người, sử dụng lý luận: ai cũng có Phật Tánh, Bác bỏ tư Tưởng kỳ thị, xây dựng hôn nhân cho con gái mình là công Chúa Huyền Trân với vua Chế Mân của nước Chiêm Thành.Nhờ đó nhân dân Đại Việt không tốn một mũi tên, một Người lính nào mà có thêm một dải đất trên 200 cây số.
Thưa Chú, từ quyết lược của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thực hiện mục đích mở rộng bờ cõi về phương Nam, để ngày nay tại Đất Rồng phổ biến Pháp môn Thiền Tông là phù hợp với quy trình Thiền Tông của chư Phật phải không ạ?
Câu hỏi 25: ⭐️ Phật giáo Thiền Tông đời nhà Trần phát triển mạnh mẽ, nên khi đất nước bị xâm lăng, từ nhà sư Phạm Ngọc cho đến những phật tử như Trần Trùng Quan, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đều đánh đuổi quân thù với kết cục là những chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang vang dội, đem lại nền độc lập cho Tổ quốc và sự ra đời của nhà Lê.
Thưa Chú, đó có phải là nhờ tư Tưởng có gia đình phải lo cho gia đình, có Tổ quốc phải lo cho Tổ quốc mà Thiền Tông đã đem lại không ạ?Con xin cảm ơn Chú rất nhiều vì đã trả lời cho Con được rõ không ạ?
PT Nguyễn Văn Trung ( 21 Câu hỏi):
Câu hỏi 01: ⭐️ Thưa Bác, hiệu suất sử dụng 10% não bộ của con Người là không thay đổi, dù sống ở thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng, thời nguyên tử phải không ạ?
Câu hỏi 02: ⭐️ Thưa Bác, con Người chỉ có thể sử dụng 10% hiệu suất của bộ não ở thời kỳ nào, có phải do Điện từ Âm – Dương đã giới hạn hiệu suất này hay không ạ?
Câu hỏi 03: ⭐️ Thưa Bác, con Người ngày nay muốn thấy các hành tinh phải dùng viễn vọng, kính phóng đại lên hàng tỷ lần. Còn Đức Phật thì dùng Thiên Nhãn thông qua Nhục nhãn là đã có thể thấy được. Như vậy phải chăng Ngũ nhãn, Tam minh, Lục thông của một vị Phật là do Điện từ quang phát ra công suất mạnh hơn, phá được bức màn Vô minh của lực xoáy Điện từ Âm – Dương đang bủa vây các căn của Thân Tứ Đại, có phải không thưa Bác?
Câu hỏi 04: ⭐️ Điện từ Quang có phát ra sóng như Điện từ Âm – Dương không, và con Người trong tương lai có thể nhận diện được Điện từ Quang không thưa Bác?
Câu hỏi 05: ⭐️ Các vị tu hành các Pháp môn khác, họ có thể có được Thiên nhãn, Huệ nhãn hoặc vài cấp bậc trong 18 bậc Thần thông của A La Hán. Vậy ngoài việc được các Thánh giúp đỡ, thì con Người có cách nào để tự kích hoạt cho bộ não tăng hiệu suất hoạt động lên thêm vài phần trăm nữa hay không thưa Bác?
Câu hỏi 06: ⭐️ Các nhà Khoa học đo được các bước sóng khi bộ não hoạt động. Vậy những Người có khả năng Tha Tâm Thông, nhận biết suy nghĩ của Người khác là do vận hành theo cơ chế bắt sống não phải không ạ?
Câu hỏi 07: ⭐️ Thưa Bác, các Trung Ấm Thân, các loại vô hình, các vị bồ-tát tầm thinh khắp ta bà. Thân của họ bằng Điện từ, không phải bằng Thân Tứ Đại, tức không có bộ não và Lục căn. Vậy họ nghe và thấy được là thông qua điều gì ạ?
Câu hỏi 08: ⭐️ Thiền Tông không nói chuyện quá khứ, vị lai, không Tiên tri, bói toán… Nhưng Đức Phật Thích Ca khi giảng dạy về Phật pháp, ngài hay dẫn giải các câu chuyện Nhân – Quả trong quá khứ của chính mình, hoặc của Người khác. Con vẫn biết rằng đối với một bậc Toàn năng, Toàn giác thì cái gì cũng biết, nhưng ai hoặc điều gì đã giúp Đức Phật thấy được các hình ảnh quá khứ đó. Xin Bác hãy lý giải điều này cho Con trên phương diện Khoa học và Thiền Tông ạ?
Câu hỏi 09: ⭐️ Hiện tượng Cô Hồn nhập vào một con Người bình thường để xưng này, xưng kia, có phải được thực hiện bằng cơ chế gọi là bắn điện tử Âm – Dương không ạ? Nếu phải, xin Bác giải thích rõ hơn về cơ chế này, nó có giống với hiện tượng thu, phát, giao thoa sóng não hay không thưa Bác?
Câu hỏi 10: ⭐️ Vậy Chư Phật phân Thân, ứng Thân, hóa Thân vào một con Người Tứ Đại để dạy Đạo thông qua cơ chế nào của Điện từ Quang ạ?
Câu hỏi 11: ⭐️ Thiền Tông nói, Thân Người và Tánh Người chỉ là công cụ cho Tánh Phật, Tánh Tiên, Tánh Thánh và Tánh Cô Hồn. Vậy đối với một vị Toàn năng, Toàn giác, ngài sử dụng Tánh nào trong quá trình dạy Đạo ở Trái Đất này. Khi muốn sử dụng Tánh nào thì Đức Phật sẽ làm sao thưa Bác?
Câu hỏi 12: ⭐️ Bộ não của một con Người Tứ Đại, khi tiếp nhận Điện từ Âm – Dương từ các loài vô hình, hoặc Điện từ Quang của Chư Phật, thì sẽ có hiệu ứng như thế nào, và biểu hiện bên ngoài có gì đặc biệt không ạ?
Câu hỏi 13: ⭐️ Thưa Bác, thành Phật ở cõi trời Đâu Suất, thành Phật nhân ở Trái Đất, và trở thành Kim Thân Phật khi trở về Phật Giới có sự giống nhau và khác nhau như thế nào ạ?
Câu hỏi 14: ⭐️ Thưa Bác, một Tánh Phật phải mang Công đức trở về Phật Giới mới có thể trở thành Kim Thân Phật. Khi muốn vào Tam Giới. này, các ngài chỉ có thể phân Thân, hóa Thân, ấn Thân mà thôi. Vậy khi ngài Thích Ca Văn tuyên bố, ta đã thành Phật từ nhiều kiếp trước, là do chính Ngài Thích Ca Văn nói hay do một vị Phật khác ứng Thân vào Thích Ca Văn, để chỉ dạy về Công thức Giải Thoát ạ?
Câu hỏi 15: ⭐️ Đức Phật dạy 5 Pháp môn Vật lý thì rất dễ, số Người tạo Nhân – Quả để đi theo luân hồi trong các Pháp môn này thì rất nhiều. Còn khi dạy về Pháp môn Thiền Tông thì lại rất khó, số Người thành tựu để trở về Phật Giới thì rất ít.
Thưa Bác: Tại sao Đức Phật lại bị cản trở trong quá trình dạy Pháp môn Thiền Tông này. Việc Chư Phật đưa một số ít Tánh Phật có Công đức trở về Phật Giới, có gây ra đều gì cho thế giới Vật lý này không, mà tại sao tập đoàn Thánh lang thang lại quyết phá cho bằng được?
Câu hỏi 16: ⭐️ Thưa Bác, tột cùng của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam là nói về vấn đề gì? Làm sao để một con Người bình thường có thể thấu hiểu được sự tột cùng này? Nếu hiểu được sự tột cùng này thì có lợi ích hay nguy hiểm gì đối với Người học Thiền Tông không ạ?
Câu hỏi 17: ⭐️ Đến nay các Nhà Khoa học vẫn chưa lý giải một cách hoàn thiện về khái niệm không gian và thời gian. Trên phương diện Thiền Tông, Bác có thể giải thích 2 khái niệm này, để các Nhà Khoa học có thể nương vào đó mà có một phương pháp luận đầy đủ và chặt chẽ hơn không ạ?
Câu hỏi 18: ⭐️ Có nhiều Người cho rằng học Thiền Tông chỉ cần hiểu thấu đáo Công thức trở về Phật Giới và cố gắng tạo Công đức là đủ, không cần tìm hiểu nhiều về các vấn đề khác mà Thiền Tông đề cập đến, nhất là không cần sa đà vào các câu hỏi mang tính giải mã, các vấn đề của thế giới Vật lý. Thưa Bác, theo Bác thì Người học Thiền Tông nên như thế nào là thực tế và hiệu quả nhất ạ?
Câu hỏi 19: ⭐️ Thưa Bác, kinh Vệ Đà thuộc về tôn giáo của giới Bà La Môn tại Ấn Độ đã tồn tại hơn 1.000 năm trước khi Đức Phật ra đời. Kinh này gồm hơn 2.000 bài, bao gồm 4 tạng: là tạng ca tụng, tạng Thần Chú, tạng Công thức nghi lễ, và tạng thuyết giáo, được phổ biến và lưu truyền trong Giới Tu sĩ thượng lưu qua mấy ngàn năm nay, đến giờ vẫn là tôn giáo trọng yếu của Ấn Độ.
Thế nhưng các Tu sĩ Phật giáo trong nước ta, chỉ vì muốn phủ nhận sự tồn tại của Huyền ký, nên cứ một mực cho rằng thời Đức Phật không có chữ viết, xin Bác giải thích về thái độ này của các vị ấy ạ?
Câu hỏi 20: ⭐️ Nước Việt Nam ta là nước vô cấu, là nước Rồng, là nơi mà Chư Phật đã định vị để Pháp môn Thiền Tông phổ biến tại đây, cho nên bảo vệ đất nước được bền vững cũng là để bảo vệ Pháp môn Thiền Tông được phổ biến lâu dài. Vậy những Người làm điều gây nguy hại cho đất nước, cho dân tộc, thì có bị xem là gây ác đứt không thưa Bác?
Câu hỏi 21: ⭐️ Mỗi một bộ kinh của Đức Phật truyền lại đều ẩn chứa một phần thông điệp của Pháp môn Thiền Tông. Vậy xin Bác giải thích cho Con biết thực chất về Kinh Vu Lan. Kinh này có truyền tải thông điệp gì liên quan về Thiền Tông không ạ?
(Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật )
Nguồn Thiền Tông
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram