Bí Kíp Thiền TôngKinh - KệSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Kinh tụng theo Pháp môn Thiền Tông

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…

  Thiền Tông    Mạng XH    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông

⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉  Xem

⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉  Xem

✍️ Mục lục: Kinh Tụng theo Pháp môn Thiền Tông

Lời Giới thiệu và Lời Giải Tụng Kinh
Bài Kệ Hoa Thiền  👉  Xem
Phẩm thứ 1:Tự Quy y Tam Bảo 👉  Xem
Phẩm thứ 2: Sám Hối 5 Tội bản thân  👉  Xem
Phẩm thứ 3: Kinh Báo Hiếu Mẹ Cha  👉  Xem
Phẩm thứ 4: Kính Mừng Phật Đản  👉  Xem
Phẩm thứ 5: An vị Phật 👉  Xem
Phẩm thứ 6: Bát Nhã Tâm Kinh  👉  Xem
Phẩm thứ 7: Kệ Thiền đạt Bí Mật Thiền Tông  👉  Xem
Phẩm thứ 8: Kinh cúng Cửu Huyền  👉  Xem
Phẩm thứ 9: Kinh tiễn Phật Gia về Phật Giới  👉  Xem
Phẩm thứ 10: Kinh cúng Cô Hồn  👉  Xem

 LỜI GIỚI THIỆU

Kinh tụng theo Pháp môn Thiền Tông này có 2 phần chánh như sau:

Một: Trợ giúp cho người tu theo Pháp môn Thiền Tông mà chưa nhận ra “Yếu chỉ Thiền Tông”.

Hai: Người đã giác ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, hoặc đã đạt được “Bí mật Thiền Tông” rồi, muốn trợ giúp cho những người xung quanh chưa hiểu Pháp môn Thiền Tông, nên tụng kinh này. Người xung quanh nghe nhiều lần, tự nhiên họ cảm ngộ được Pháp môn này, người tụng được nhiều Công đức.

Bài kinh tụng này, là do soạn giả Nguyễn Nhân, sưu tầm, biên soạn và viết ra để kính tặng chùa Thiền Tông Tân Diệu, nhân ngày lễ lạc thành Thiền Tông Phật đài và an vị Tôn Tượng Đức Phật truyền Thiền Thanh Tịnh cho Ngài Ma Ha Ca Diếp để làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất.

Ngày an vị Phật Thiền Tông là ngày 01-4-2012, nhằm ngày 11-3 năm Nhâm Thìn.

Người tụng, nên tụng chậm rãi, rõ ràng, từng lời, từng tiếng, để tâm vật lý người tụng đạt được ý sâu mầu của lời kinh tiếng kệ, mới giúp cho người nghe cảm ngộ được Pháp môn Thiền Tông học được.


 LỜI GIẢI KINH TỤNG THEO PHÁP MÔN THIỀN TÔNG

Có người hỏi:
– Tu theo Thiền Tông, sao còn tụng kinh?

Xin trả lời:
– Lời hỏi ấy rất phải, tu theo Pháp môn Thiền Tông, người tu cốt là nhận ra Phật Tánh của chính mình qua sáu căn và sống với Phật Tánh ấy; nhưng hai căn dễ nhận ra Phật Tánh nhất là căn mắt và căn tai.

Ngày xưa, khi Đức Phật còn tại thế, định lực Thanh Tịnh Thiền của Đức Phật rất mạnh, có thể nói là trùm khắp. Nhờ định lực này, nên có một người kiến Tánh Phật của chính mình.

Thời các Tổ Thiền Tông nối tiếp dòng Thiền Tông đem đi, không vị Tổ nào nói trắng ra Pháp môn Thiền Tông học này. Do đó, rất ít người ngộ đạo.

Còn hiện tại, chúng ta sống vào đời “Mạt Thượng Pháp”, nên quân bình mà nói: Một ngàn người tu theo đạo Phật, chưa chắc có được một người nhận ra Phật Tánh của chính mình!

Vì chỗ cực kỳ khó đó, nên chúng tôi sưu tầm, tìm hiểu và biên soạn ra quyển kinh SÁM HỐI này, là để trợ giúp cho người tụng dễ dàng nhận ra chỗ sâu mầu trong ý kệ lời kinh, cơ may người trì tụng kinh này mới nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình. Vì nhờ quyển kinh tụng này, mới có cơ may đạt được “Yếu chỉ Thiền Tông” và cao hơn nữa là “Bí mật Thiền Tông”, thì mới biết đường trở về Phật Giới, người bình dân gọi là giải thoát.

Xin chỉ rõ 2 phần:

Phần 1: Người tụng kinh Sám Hối này, mà tụng ở “trạng thái Thanh Tịnh mà hằng biết”, thì sẽ có những điều kỳ diệu xảy ra, không thể ngờ được.

Phần 2: Người tụng kinh này, tâm vật lý của mình khi trì tụng mà tâm thật sự Thanh Tịnh, thì người xung quanh nghe họ tự cảm thông được, thì mình có Công đức thật lớn.

Quý vị khi tụng kinh Sám Hối này:

1. Tụng rõ từng lời, từng chữ.

2. Khi lời kinh nhập vào tâm vật lý của mình.

3. Nước lệ của quý vị tự tuôn ra

– Là quý vị đã tự cảm ngộ Pháp môn Thiền Tông này rồi vậy.

✍️ Mục lục: Kinh Tụng  👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *