Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

58- Anh La Ngọc Lâm, hỏi 4 câu

Ông LA NGỌC LÂM, sanh năm 1955, tại Chợ Lớn, cư ngụ nhà số 551/34E, đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. TP.HCM, hỏi 4 câu:
Câu 1: Ý nghĩa cao sâu 9 chữ của Đức Lục Tổ Huệ Năng:
– Không trà, không tâm, biết uống là hết bệnh?
Câu 2: Khi vua Võ Tắc Thiên đọc xong 9 chữ, Ngài liền hiểu cách uống “trà Đạo”, liền ứng khẩu ngâm 4 câu thơ:

Tay bưng lấy một tách trà
Trà vừa vô miệng hết đà “bệnh Tâm”
Nhờ Thầy chỉ dạy rất thâm
Nên nay Trẫm thấy “bệnh Thân” không còn?

Phải chăng, bà đọc được 9 chữ, bà trực nhận được Tánh Phật của chính bà, và từ Phật Tánh bà xuất khẩu thành thơ?

Câu 3: Một người khi mắc phải chứng bệnh động kinh. Khi lên cơn sốt:
– Có khi ngồi nói lảm nhảm một mình.
– Có khi nằm bất động mê sảng.
– Có khi vẫn đi đứng được, nhưng không làm chủ được mình. Ai nói hoặc bảo làm gì cũng nghe theo.
– Có khi biết hết, nhưng không nói được.
Khi rơi vào những trạng thái đó, Tánh Người, Tánh Phật của người đó đang ở đâu mà không làm chủ được thân tứ đại này?

Câu 4: Một người:
Hồi còn nhỏ tuổi có lời nguyện, khi tái sanh trở lại làm người, xin được xuất gia học Đạo để cứu độ Chúng sanh.
Khi lớn lên, vì còn cha mẹ già không dám xuất gia, nên thường xuyên vào Chùa làm công quả và tu niệm Mật chú một thời gian.
Sau một thời gian đến Chùa làm công qủa, người ấy thường xuyên chứng kiến những cảnh ngang trái ở Chùa, người ấy buồn bã ít đến Chùa…
Đang lúc chán nản buồn bã, người ấy lên trang Mạng, gặp địa chỉ cho mượn sách viết về Thiền Tông, người ấy liên hệ mượn sách đọc.
Đọc sách Thiền một thời gian ngắn, người ấy quyết định không ngồi Thiền, không niệm Mật chú nữa, mà tu tập Thiền Tông theo sách hướng dẫn.
Từ khi không còn niệm Mật chú nữa, người ấy thường xuyên nghe những lời hăm dọa, không buông tha, về đêm thường kèm theo bị quây vòng vòng không ngủ được…
– Trường hợp người này có phải do tu tập theo Thiển tông, bỏ lối tu cũ nên bị quây nhiễu?
– Có những phương pháp gì, để đối trị khi bị quấy nhiễu?

ĐÁP:
Câu 1: Câu Đức Lục Tổ Huệ Năng nói: Không trà – không Tâm, biết uống là hết bệnh.
Câu này, Phật gia Thiền Tông phải hiểu như sau:
Không trà, phải hiểu như sau:
– Trà là trà, đây là thứ con người sử dụng làm mùi thơm để uống, nó là nó, người uống là cứ uống, đừng dính vào nó là phải. Đức Phật dạy nơi Pháp môn Thiền Tông: “Tâm cảnh không dính nhau” là nói chỗ này.
– Không Tâm, Tâm con người duyên hợp mới có, nên Đức Lục Tổ nói nó là không thật.
Vì vậy, khi vua Võ Tắc Thiên, đọc 9 chữ của Đức Lục Tổ nói với Nhà vua, Nhà vua nhận ra ẩn ý sâu mầu này, nên Nhà vua “Giác Ngộ Thiền Tông”.
Nhờ Nhà vua Giác Ngộ Thiền Tông, nên Nhà vua biết: Trà và Tâm là 2 thứ này không phải của Bà, nhưng sao Bà lại biết uống?
– À ra, cái người biết uống đó là ai?
– Đó là “Tánh chân thật” của Bà biết uống.
– Tánh chân thật” này, gọi là “Phật Tánh”.

Nhờ Nhà vua nhận ra được chỗ này, nên Nhà vua sống được với cái “Tánh chân thật “tức Phật Tánh” của chính Bà. Vì Bà đã Giác Ngộ được “Tánh Phật” của chính Bà, nên vầng thơ từ trong “Pháp Tánh” của Nhà vua tự nhiên lưu xuất ra, nên vầng thơ này được xếp vào “thư Thiền Tông”.

Bốn câu thơ này, chỉ có người Giác Ngộ Thiền Tông thật sâu, thì mới giải mã được; còn người không hiểu Thiền Tông, không biết vua Võ Tắc Thiên nói cái gì rất lạ, họ cho Nhà vua nói thơ không nghĩa lý gì.
Thơ Ngộ Thiền, là chỉ để cho người đạt được “Bí mật Thiền Tông” trở lên đọc thôi.

Câu 2: Bốn câu thơ của vua Võ Tắc Thiên, có 3 ý như sau:
1- “Tâm bệnh”: Cái Tâm là do Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh Người tưởng tượng ra suy nghĩ lung tung rồi nói mình: Buồn, thương, giận, ghét,… đó là bệnh của Tâm. Bà biết như vậy, nên Bà thấy Tâm Bà không bệnh.

2- “Thân bệnh”: Thân của Bà là do tứ đại duyên hợp lại mới có. Khi tứ đại không cân bằng Âm Dương được thì có “trục trặc” như vậy thôi, chứ đâu phải là “Thân bệnh”.

3- Nhà vua nhận biết như vậy, nên Nhà vua sống được với cái Tánh chân thật của Nhà vua.
Nhờ biết như vậy, nên khi Nhà vua lớn tuổi, tự Bà tịch bỏ xác thân. Đây là cốt cách của người đạt được “Bí mật Thiền Tông” vậy.

Câu 3: Người bị “Động kinh”. Đây là do cơ thể bị lệch
– Tần số Điện từ Âm – Dương đang điều hành cơ thể mình. Vì vậy, khi Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh Người muốn nói ra điều gì, thì lời nói đó bị rối loạn, cho nên người đứng gần nhìn thấy người này nói không ổn định, cho người này “nói mê sảng”. Khi nào Điện từ Âm – Dương trong cơ thể ổn định, thì người này trở lại bình thường.

Câu 4: Phật gia Thiền Tông hỏi sai nhiều ý, như:
– Còn nhỏ, nguyện tái sanh làm người để xuất gia độ Chúng sanh.
– Sao hiện tại không xuất gia, mà phải đợi tái sanh?
– Nguyện với ai cho mình tái sanh đây?
– Xuất gia vào nhà Chùa, để lao bàn thờ và quét sân Chùa, thì làm sao thành Phật mà độ Chúng sanh được?

Còn nói vào trong Chùa tu mới Giải Thoát được. Vậy, ở Việt Nam và các nước có Đạo Phật, có Chùa nào dạy tu Giải Thoát không, thử chỉ xem?
Nếu có Chùa nào dạy tu Giải Thoát, có dám độ Chúng sanh không? Mấy con thú nuôi trong nhà thôi, đến độ nó đi. Đức Phật là vị toàn năng toàn giác, mà 10 đệ tử lớn của Ngài, Ngài chỉ độ được có 1 vị thôi, mà bây giờ, mình có lời nguyện quá lớn như vậy, có thực tế không?

Nên tìm những vị Thiền Sư có danh tiếng hiện nay, hoặc những vị là Hòa thượng từng xuất ngoại dạy Đạo, hãy tìm học với những vị này, chắc quí vị này biết Công thức Giải Thoát, nên tìm đến với những vị này học là chắc ăn nhất.
– Tu Mật chú mà bỏ qua tu Thiền Tông, bị phản ứng ngay.
Vì sao vậy?
– Vì mỗi bài Mật chú là do 1 vị Thần phụ trách, khi người tu mà đọc câu Thân chú lên, thì vị Thần đó làm việc theo lời sai khiến của câu Chú đó. Ở Thế Gian giống như con Lân múa theo tiếng trống vậy. Để ý cho này, khi người niệm Chú mà niêm mật rồi, thì Vật chất xung quanh đều chuyển động, người nào nhìn thấy đều kính sợ, đem tiền của dâng cúng. Nếu người tu lâu năm về Pháp môn Mật chú này, bỏ đi tu Pháp môn khác thì không được, những vị Thần kéo mình lại, hoặc làm những hiện tượng lạ, cho mình sợ. Thôi, đã theo tu Mật chú rồi, thì cứ tu theo luôn đi, để an ổn tấm thân. Người tu theo Mật chú được 3 cái lợi:

Một là không phản bội với vị Thầy dạy mình.
Hai là những vị Thần ủng hộ mình họ rất vui.
Ba là mình có Thần thông để người khác kính nể.

Còn người nào quyết chí tu theo Thiền Tông thì phải làm 2 việc như sau:
1- Phải làm lễ xin phép vị Thầy trước kia dạy mình.
2- Tạ lỗi với những vị Thần ủng hộ mình.

Còn ai gan dạ không sợ bị đánh, thì làm 2 việc nhẹ nhàng như sau:
1- Muốn độ vị Thần này trở lại làm người để tu Giải Thoát, thì đem những đĩa có lời vấn đáp của Pháp môn Thiền Tông cho vị Thần này nghe. Trong lúc nghe, nên có lời năn nỉ vị Thần này.
2- Còn muốn vị Thần này không đến với mình nữa, thì đem 2 đĩa Huyền Ký và 36 vị Tổ mở cho những vị này nghe. Trong lúc nghe cũng phải năn nỉ vị Thần này, xin vị này trở lại nhiệm vụ của vị Thần, nhưng mình phải xin lỗi thật lòng.

Nhớ, lúc nào mình cũng từ tốn và lễ phép với những vị Thần trong các bài Chú. Tuyệt đối, đừng đem những cách đối trị với những vị Thần này mà mình bị nghiệp. Khi mình tu Thiền Tông được yên ổn rồi, khi gặp lại vị Thầy dạy mình, mình cũng phải cung kính như lúc ban đầu.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *