Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

✍️ Mục lục:

Vị thứ 13

Ông Tỳ kheo Lã An Quyên

Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chắp tay bạch cùng Đức Phật:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Trước đây Đức Thế Tôn dạy chúng con, có nhiều người đã biết Công thức Giải Thoát rồi nhưng sao khi lìa bỏ Thế Giới này thân vẫn còn đau nhức là lý do làm sao, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

Đức Phật dạy:

Những người này tuy họ đã biết Công thức Giải Thoát nhưng họ có Công đức quá ít, trong khi Phước đức và Ác đức lại quá nhiều, bị 2 thứ này kéo lại. Vì chỗ giằng co này nên thân họ bị đau. Nếu người này biết pháp tu “nhất tự Thiền” thì họ làm như sau, cơn đau sẽ hết và được Giải Thoát ngay. Họ chỉ cần nói “Buông”

Ông Tỳ kheo Lã An Quyên thưa hỏi tiếp:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Công thức để giúp loài người trở về Phật giới quá dễ như vậy, cớ sao ban đầu Đức Thế Tôn không dạy chúng con, mà phải đợi đến khi Đức Thế Tôn lớn tuổi rồi mới dạy, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con rõ?

Đức Phật dạy:

Này ông Tỳ kheo Lã An Quyên, Như Lai đã nói nguyên lý này rồi. Tuy nhiên để các ông bà hiểu thêm, Như Lai nói rõ lại phần này: Ban đầu Như Lai có dạy Công thức này cho 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu về Công thức “Bụi Trần”. Chín vị này, ai cũng nhận được Tánh Phật của chính mình, còn những người khác thì không nhận được. Một vị Phật muốn cho đạo của mình tồn tại lâu dài phải dạy đủ 6 Pháp môn.

Vì sao phải dạy đủ như vậy?

Vì loài người đang sống bởi sự cuốn hút Nhân – Quả Vật lý Âm – Dương nên 1 ngàn người:

– 500 người chỉ biết sống với Dòng tộc.

– 400 người thích sống với Thần, Thánh.

– 90 người thích sống với Ma, Quỷ.

– 10 người muốn Giải Thoát nhưng trong 10 người này chỉ có 1 người đạt được mà thôi.

Vì chỗ quá ít đó nên Như Lai phải dạy 5 Pháp môn có chứng đắc để họ thích đến với đạo của Như Lai xem trong số đông này, có ai muốn Giải Thoát không. Thành tựu trong Nhân – Quả của 5 Pháp môn như sau:

1. Như Lai sử dụng thân và tâm duyên hợp để Quán, Tưởng, Cầu mong, số ít ra nhiều.

2. Sử dụng tâm duyên hợp để suy nghĩ mênh mông và nói cho hay.

3. Sử dụng tâm duyên hợp Tìm hay Kiếm hữu dụng trong vật chất.

4. Mơ Tưởng hình bóng đẹp để sống với cái bóng ảo đó.

5. Niệm câu Thần chú để có hiện tượng lạ.

Trên đây là 5 Pháp môn tu Như Lai sử dụng thân và tâm duyên hợp để dụng công tu cho có kết quả theo chiều Vật lý. Vì có kết quả theo chiều Vật lý nên còn bị đi trong Luân hồi.

Nhiệm vụ của Như Lai dạy cho loài người biết hai phần.

Giác Ngộ: Giác Ngộ cái gì, tức hiểu biết 3 phần như sau:

– Phật Tánh cấu tạo bằng gì?
– Tánh Người có chi phải tường?
– Tu sao Giải Thoát ra đường trầm luân?

Ba phần nói trên người tu theo đạo của Như Lai khi đã Giác Ngộ rồi, tiếp theo phải hiểu thêm 6 phần nữa:

– Thế Giới loài Người ra sao?
– Ở trong Tam Giới sống sao phải tường?
– Lục đạo là phải thông đường?
– Luân chuyển Vật lý là đường nào đây?
– Loài người có Tánh gì đây?
– Phật Tánh trong đây là gì?

Trên đây là 9 phần người tu theo đạo Như Lai phải Giác Ngộ

Giải Thoát: Tức ra ngoài sự luân chuyển của Nhân – Quả và cuốn hút của Vật lý Âm – Dương

Phải rõ thông như sau:

– Tại sao phải bị Luân hồi?
– Muốn dứt Luân hồi phải làm sao?
– Như Lai dạy rõ phần này: chỉ cần Thanh Tịnh dứt dây Luân hồi.

Phần Giải Thoát này, chỉ cần rõ thông các phần trên và tu theo lời dạy của Như Lai thì mới Giải Thoát được.

Tuy rất dễ như vậy nhưng khi Như Lai tuyên dạy 2 phần này, tại hội của Như Lai có đúng 7.630 người, tức khắc có 5.620 người đứng dậy bỏ đi; còn lại 1.250 người nhưng tất cả số này đều nói Như Lai bị ma ám!

Như Lai nói rõ cho các ông biết, nếu Như Lai sử dụng ba phần sau đây:

– Bủa hào quang cho sáng rực.
– Đọc Thần chú cho cát bay đá chạy.
– Điều khiển cho nước sông Hằng dậy sóng.

Chắc 5.620 người này sẽ không bỏ đi mà còn rũ thêm mấy ngàn người nữa đến xem Như Lai Nếu Như Lai làm 3 việc nói trên thì Như Lai là một ông Thần, chứ không phải một vị Phật Như Lai dạy rõ cho các ông bà rõ:

Loài người thích linh thiêng, huyền bí, cầu xin lạy lục, muốn làm tôi tớ cho người khác, chứ không dám làm chủ đời mình.

Vì sao vậy?

Vì đầu óc con người quá mu muội nên mới làm như vậy. Phải đến thời Mạt Thượng Pháp trở đi khi loài người văn minh lên cao, họ mới hiểu nguyên lý sinh tồn của Thế Giới này. Nhờ vậy, Pháp môn Thanh Tịnh Thiền Như Lai dạy mới có nhiều người chấp nhận.

Ông Tỳ kheo Lã An Quyên nghe Đức Phật dạy, ông hết sức vui mừng, lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.

Video (Trích đoạn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *