Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

✍️ Mục lục:

Vị thứ 15

Ông Tỳ kheo Châu Lợi

Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chắp tay bạch cùng Đức Phật:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Qua lời dạy của Đức Thế Tôn, chúng con đã biết Pháp môn Thanh Tịnh Thiền rồi, tu Thanh Tịnh Thiền là không tu gì hết, chúng con chỉ cần “Dừng” tất cả chuyện của Thế gian, tức không suy nghĩ chuyện gì nên những chông gai suy nghĩ của con không hiện ra. Do vậy, Điện từ Âm – Dương đang duy trì và quét cái suy nghĩ của con đến nơi con suy nghĩ, nó không quét được. Con tập được thuần thục là con không bị Luân hồi nữa.

Đức Phật khen:

Rất phải!

Đức Phật liền bảo ông Châu Lợi:

Đâu, ông nói cho Như Lai và đại chúng nghe rõ thêm, để Như Lai ấn chứng cho ông. Ông Châu Lợi liền trình thưa cùng Đức Phật và những vị có mặt. Kính bạch Đức Thế Tôn, theo sự hiểu biết của con:

Đầu Tiên, Ý của con nằm trong vỏ bọc của Tánh, Tánh con lại nằm trong Bể Tánh Thanh Tịnh. Vì Ý của con tò mò vào trong Thế Giới loài người xem thử, bất ngờ bị Điện từ Âm – Dương đang duy trì và điều hành Thế Giới này hút vào nên bị Luân hồi trong Tam Giới này. Trong thân Tứ Đại của con có Tánh Người. Trong Tánh Người có cái Tưởng là mạnh nhất, con sử dụng cái Tưởng của Tánh Người để tìm lối thoát ra ngoài thân Tứ Đại nhưng không được.

Vì sao không được?

Vì trong Vật lý Thế Giới này, suy nghĩ và hành động gì đều theo Quy Luật Nhân – Quả Luân hồi, không cách nào thoát ra ngoài được. Trong chúng con, ai cũng muốn thoát ra ngoài cái vỏ bọc của Tánh Người nhưng không biết phải làm sao, chúng con sử dụng cái Tưởng của Tánh người làm những việc như sau:

– Làm Phước thiện thật nhiều để mong có vị nào đó giúp chúng con thoát ra ngoài cái vỏ bọc của Tánh người, để trở về Phật giới. Không ngờ, chúng con làm Phước thiện thật nhiều, tự chúng con tạo ra làn sóng Điện từ Dương, chính cái nghiệp của Điện từ Dương, đưa chúng con đến nơi tốt đẹp để hưởng.
– Trong chúng con, ai làm ác, tức tạo ra làn sóng Điện từ Âm. Khi hết tuổi thọ, làn sóng nghiệp âm, tự động kéo chúng con xuống chỗ âm u, đen tối để trả quả.
– Từ vô lượng kiếp trước, chúng con đã làm như vậy. Cái ngu dốt của chúng con là cứ đi lạy lục, cầu xin những người cũng bị Luân hồi như mình, mong họ giúp mình được Giải Thoát. Nếu nói chúng con ngu cũng chưa đúng lắm, mà phải nói chúng con là những kẻ đại ngu mới phải.

Hôm nay, chúng con mới biết rằng: Người mà chúng con cầu khẩn đó còn dốt hơn chúng con cả trăm lần, làm sao họ giúp chúng con được. Vì chúng con quá tham lam và mê muội nên ngày đêm làm như vậy.

Hôm nay, chúng con nghe Đức Thế Tôn phân tích Quy Luật Nhân – Quả Luân hồi trong Vật lý Thế Giới, chúng con đã rõ thông. Vậy, chúng con kính trình lên Đức Thế Tôn sự hiểu biết của chúng con như sau:

Một: Trong chúng con ai muốn Giải Thoát, đừng sử dụng bất kỳ thứ gì trong Vật lý Thế Giới này, tức không dính mắc.

Hai: Phải học hỏi cho biết 2 phần:

– Tánh Phật có những chi?
– Tánh người 16 thứ là gì phải thông?

Khi biết rõ 2 phần này:

– Người nào muốn Luân hồi thì sống với Tánh người.
– Người nào muốn Giải Thoát thì sống với Tánh Phật Thanh Tịnh, biết tạo Công đức nữa, chắc chắn được Giải Thoát.

Đức Phật khen ông Châu Lợi trình bày rất đúng và hỏi ông:

Này ông Châu Lợi, rất đơn giản tại sao các ông không thực hiện được?

Ông Châu Lợi trình với Đức Phật:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Nhờ Đức Thế Tôn dạy rõ nên chúng con mới biết. Trước đây, chúng con sống với Tánh người của chúng con. Vì chúng con sử dụng cái Tưởng và Tham nên phát sanh cái Sợ. Vì Sợ nên bị những người khôn lanh lừa, chúng con nghe theo, họ lừa chúng con rất dễ dàng. Chúng con đã trải qua nhiều đời như vậy, đồng nghĩa chúng con sống hoàn toàn trong bóng tối, cứ cắm đầu vào chỗ u mê, không biết lối thoát ra.

Đức Phật lại hỏi ông Châu lợi:

Hôm nay, các ông đã biết pháp “Dừng” Như Lai dạy, các ông có “Dừng” ngay được không?

Ông Châu Lợi trình thưa:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Chúng con không dừng ngay lại được. Đức Phật hỏi: vì sao các ông không dừng ngay lại được? Ông Châu Lợi trình thưa:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Dòng đời của chúng con khi sinh ra rồi mất đi giống như một cổ xe vậy. Cổ xe của chúng con, nó dài vô tận, không thể nào dừng ngay được, chúng con phải tập dừng từ từ. Khi nào dòng xe của chúng con dừng lại, chúng con muốn bỏ lúc nào cũng được.

Đức Phật khen:

Rất phải!

Đức Phật liền ngó sang ông Ananda căn dặn:

Này ông Ananda, ông hãy nhớ rõ lời trình thưa của ông Châu Lợi, xem đây là căn bản Pháp môn tu Thanh Tịnh Thiền Như Lai dạy nơi Thế Giới này.

Ông Ananda vâng lời Đức Phật, nhân cơ hội này, ông trình hỏi thêm Pháp môn Thanh Tịnh Thiền:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Con xin góp ý về Pháp môn Thanh Tịnh Thiền. Nếu phải con xin biên soạn lại, kính xin Đức Thế Tôn ấn chứng cho con, để sau này con ghi lại lời dạy của Đức Thế Tôn cho đúng.

Đức Phật bảo ông Ananda:

Ông thử nói Như Lai nghe xem.

Ông Ananda trình thưa với Đức Phật:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Đất – Nước – Gió – Lửa, Âm – Dương vận hành sinh ra Tứ Đại, có Tứ Đại nên sinh ra hình tướng, vì có hình tướng nên bị Nhân – Quả kết dính gọi là Nhân duyên. Vì có Nhân duyên nên hình thành thời gian, tức Luân hồi. Vì có Luân hồi nên có Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Vì có Nhân duyên nên có kết quả, gọi là Nhân – Quả. Trong Nhân – Quả này do một cá nhân tạo tác mà có. Do đó làm gì nhận quả đó, người Thế gian gọi là gieo gì gặt nấy. Tứ Đại không tạo tác được mà do Ý trong Phật Tánh, vì khi Ý trong Phật Tánh vào trong Tam Giới bị Tánh người phủ lên, chỉ phủ lên thôi, chứ Ý chân thật trong Phật Tánh không bị ô nhiễm.

Tánh người có 16 thứ, 16 thứ này là tự nhiên của mỗi người. Vì 16 thứ này nên con người gây ra đủ chuyện, ganh ghét, vay trả với nhau, không khi nào thoát ra được. Trong Tam Giới này, dù có địa vị cao đến đâu, quyền uy đến cỡ nào, cũng chỉ là những thứ sinh diệt của Vật lý trần gian mà thôi, không phải chân thật.

Con xin phân tích 16 thứ nói trên, để trình xin Đức Thế Tôn ấn chứng cho con:

1. Thọ: Tốt xấu gì trong Vật lý cũng phải Thọ nhận

2. Tưởng: Chính cái này mà người trong Tam Giới Tưởng tượng ra quá nhiều, cốt yếu là để lừa gạt người khờ dại, cũng vì Tưởng này người có đầu óc phong phú, họ Tưởng tượng ra không biết bao nhiêu chuyện trên đời, cốt yếu là để lừa gạt người khác. Hiện giờ chúng con nhìn thấy nhiều người Tưởng tượng ra nhiều nhất là Tưởng có ông bà nào đó sinh ra thứ này, làm ra thứ kia.

Tưởng chỗ nào đó không làm mà cũng có ăn Tưởng chỗ này linh thiêng, chỗ kia huyền bí

Tưởng mình cầu xin ai đó, họ sẽ cho lộc, cho Phước mình

Nói đến cái Tưởng thì không thể nào nói hết được. Vì cái Tưởng này nên ai có chức có quyền, phải cố bám lấy, nếu mất không chịu nổi. Như đang ở địa vị giàu sang bỗng nghèo khó, không chịu nỗi nên tự vẫn.

3. Hành: Trong Tam Giới này rất đặc biệt vì cái Hành này mà chúng sanh dụng công làm ra hình thức này, làm ra hình thức kia, không thể nào tính hết được.

4. Thức: Tức biết đủ thứ chuyện trên đời. Vì biết nơi Thế Giới này càng nhiều càng sai với sự thật. Vì sao không đúng? Vì cái biết của Vật lý sinh ra là cái biết của sinh diệt, đã là sinh diệt thì làm sao chân thật được. Bởi vậy, Đức Thế Tôn dạy, nếu chúng con sử dụng bất cứ thứ gì của Vật lý trần gian để làm thành phần chân thật, chẳng khác nào đem đồng nấu để thành vàng ròng vậy.

Người sống nơi Thế Giới Vật lý, muốn tìm ra thứ chân thật để trở về nguồn cội của chính mình phải hiểu Thọ – Tưởng – Hành – Thức như sau: khi Ý trong Tánh Phật còn trùm khắp trong Phật giới thì chỉ Thấy, Nghe, Nói, Biết ở yên, tự nhiên Thanh Tịnh, trùm khắp trong Phật giới. Khi Ý trong Phật Tánh vào thân Tứ Đại mà Hành thì cái Hành này là của Vật lý. Cái Biết trong Ý lúc này trở thành Thức, nếu học hỏi thêm kiến thức của Thế Giới thì gọi là học thức (tri thức), tức cái hiểu biết do học hỏi. Vì nhận cái học của Thế Giới Vật lý nên loài người gọi là Thọ, chính cái Thọ này mà Tưởng tượng ra đủ thứ nên sinh ra khuôn phép để cai quản Thế Giới Vật lý này.

Khi Thọ, Tưởng, Hành, Thức hoạt động sinh ra Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến.

5. Tham: Vì có thân nên phải Tham để cung phụng cho nó.

6. Sân: Vì có tri thức, ai làm sai ý mình nên phát Sân để bảo lưu tri thức của mình.

7. Si: Vì có thân và đối tượng do Vật lý hình thành, bắt buộc phải chiếm lấy cho được, nếu không được phải Si.

8. Mạn: Vì có thân và tri thức nên cho mình là cao, cho những người chung quanh là ngu dại hơn mình nên sinh ra Mạn.

9. Nghi: Vì có thân nên phải giữ gìn thân cho tốt. Do đó, lúc nào cũng nghi mọi người xung quanh.

10. Ác: Vì muốn đem vật chất của trần gian nhiều về mình nên sinh ra Ác với mọi người để chiếm lấy.

11. Kiến: Vì cho kiến thức mình là hơn hết, ai nói trái liền chống đối. Do vậy, Kiến này chia ra làm 2 để đối nghịch với nhau:

– Người nói vạn vật là thường, tức còn hoài là Kiến thường.
– Người nói vật chất khi mất là mất hẳn, gọi là Kiến đoạn.

Khi chúng con Giác Ngộ Thanh Tịnh Thiền, 2 thứ Kiến thường và Kiến đoạn đều không phải. Vì sao không phải?

Vì trong Tam Giới Tứ Đại phải tuân theo Quy luật của Vật lý từ nơi này đến nơi khác, gọi là luân chuyển.

Khi nó trở về Thanh Tịnh, nó ở ngôi vị của nó, nó là như vậy thôi, gọi là Như Như, tức Chân Như. Như Lai dạy chúng con về chỗ chân thật nơi kinh Diệu Pháp Liên Hoa như sau: tướng Thế gian thường trụ.

Khi Ý trong Phật Tánh vào Tam Giới hình thành loài người, bắt buộc con người phải chạy theo tiền tài.

12. Tài: Tiền để cung phụng cho thân Tứ Đại.

13. Sắc: Từ sắc thân Tứ Đại cho đến sắc thân của vạn vật, vì bị tham nên loài người phải chiếm lấy.

14. Danh: Vì có sắc thân Tứ Đại và tri thức học hỏi nơi Thế Giới này nên loài người ai cũng muốn mình cao hơn người khác nên tìm cách làm sao cho có Danh hơn người khác.

15. Thực: Vì có sắc thân, có thân phận nên phải ăn uống làm sao cho sắc thân mình hơn hẳn người khác, phải Thực cho cao sanh hơn người xung quanh.

16. Thùy: Vì có sắc thân, phải làm sao cho sắc thân mình đẹp nên phải ngủ kỹ để bảo quản thân này cho bền đẹp.

Khi loài người bị 16 thứ bao quanh, còn thêm 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác nữa nên không thể nào thoát ra được. Chúng sanh đang ở trong Tam Giới phải sống với Nghiệp của mình, gieo nghiệp gì thì phải trả nghiệp ấy, mình phải tự chịu trách nhiệm, chứ không ai thay thế cho mình được.

Trên đây là Quy luật của Vật lý trần gian, con xin ví dụ: Người vào trong Tam Giới giống như bị nhốt trong lồng lớn, còn ngoài lồng là tự do của Vũ Trụ. Con kính xin trình để Như Lai ấn chứng cho con có đúng như vậy không?

Đức Phật khen ông Ananda:

Rất phải!

Đức Phật lại nói với ông Ananda:

Như vậy, các ông muốn ra khỏi Tam Giới các ông phải tu làm sao? Ông Ananda trình thưa:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Chúng con ai muốn ra ngoài sức hút của Vật lý trong Tam Giới, không cần phải làm gì hết, chỉ cần không theo 16 thứ trên của Tánh Người là được ra ngoài Tam Giới ngay.

Đức Phật khen:

Phải đó!

Ông Ananda hết sức vui mừng, lễ lạy Đức Phật rồi lui ra.

Video (Trích đoạn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *