Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2

✍️ Mục lục:

VỊ THỨ 36

Bà Lê Thị Nguyệt, sanh năm 1941 tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Cư ngự tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh, hỏi 2 câu:
Câu 1: Xin Trưởng Ban giải thích rõ câu “Tri kiến lập Tri tức Vô minh bổn
Câu 2: Trực nhận Phật Tánh là ta ngộ Thiền?

Trưởng Ban giải thích:
Câu 1: Bà vừa Thấy liền Biết chưa kịp suy nghĩ, đó là còn ở trong Thanh Tịnh của Ý trong Phật Tánh Thấy biết đó. Còn bà vừa thấy rồi tiếp đến là suy nghĩ để phân biệt, cái suy nghĩ và phân biệt này là của Tánh Người. Đức Phật dạy: Tánh Người là cái Tánh sinh diệt theo 3 thời của Vật lý. Vì là sinh diệt nên Tánh Người không thật, nên Đức Phật gọi là Tánh vô minh, tức Tánh không sáng suốt.

Câu 2: Câu này là do Tổ sư Thiền Tông đời thứ 12 là Ngài Mã Minh nói với ông quan phủ Liệu Trường Anh. Câu chuyện này hai vị đối đáp như sau:
Tổ nói: “Nếu ông trực nhận được Phật Tánh là ông ngộ Thiền”.
Ông quan phủ Liệu Trường Anh nói: “Sao tôi tìm Phật Tánh hoài mà không nhận được?”
Tổ nói: “Ông nên tìm đến những vị thầy có danh tiếng hỏi ông ấy, nếu ông thầy ấy có yêu cầu ông làm gì thì ông cứ làm, kể cả cúng tiền cho vị ấy. Khi ông thực hiện hết những lời của các ông thầy yêu cầu mà ông cũng chưa trực nhận được, thì đến đây ta sẽ dạy ông “Trực nhận Phật Tánh”.
Ông quan phủ nghe lời Tổ dạy, nên ông đi tìm đến những vị thầy có tiếng cúng dường cho những vị này suốt 3 năm mà cũng không sao trực nhận được Phật Tánh của mình. Ông trở lại thưa với Tổ là ông cũng không trực nhận được.

Tổ liền đọc 4 câu kệ cho ông quan phủ Liệu Trường Anh nghe:

Trong nhà có báu không xài
Lang thang tìm kiếm tìm hoài uổng công
Phật Tánh là ở trong lòng
Đi tìm đi kiếm là ông… (Tổ không nói 2 chữ sau).
Ông quan phủ liền nói thêm 2 chữ: “Ngu khờ! ”

Vừa nói 2 chữ ngu khờ, ông quan phủ liền nghe thần và tâm ông như mất hẳn. Khi ông sống lại với thân Tâm Vật lý của ông, ông liền trình bài kệ 20 câu như sau:

Thế gian cứ mãi tìm thiêng
Bị người lường gạt hết tiền hết công
Phật Tánh cứ kiếm lòng vòng
Bị thầy lường gạt hết Ông đến Bà.

Phật Tánh là ở trong ta
Nghe người dụ dỗ vì ta ngu khờ
Đưa tiền thầy nói u ơ
Ông ta không biết, mình khờ đến nghe.

Lời Tổ, Ngài nói không nghe
Đi tìm đi kiếm, hết xe hết tiền
Cúng tiền cho mấy ông… điên!
Hết tiền hết bạc, không tìm được chi

Về đây, Tổ không dạy thứ chi
Tổ nói ẩn ý, nhận thì Tánh xưa
Tánh xưa Phật nói sớm trưa
Trực nhận Phật Tánh đừng ưa Niết bàn.

Niết bàn, chuyện nói Thế gian
Thế gian là chỗ buộc ràng không thiêng
Bỏ thiêng thì biết đường liền
Trực nhận Phật Tánh ngộ Thiền không sai.

Tổ Mã Minh, liền cấp cho ông quan Liệu Trường Anh giấy chứng nhận là ông đạt được “Bí mật Thiền Tông” và truyền Thiền cho ông, nhưng vì ông đang đảm nhận chức quan triều đình nên ông không nhận Tổ vị Thiền Tông được. Ông hết sức vui mừng và cám ơn Tổ.

Bà Lê Thị Nguyệt lại hỏi tiếp:
– Xin Trưởng Ban trả lời thêm cho tôi 2 câu:
1: Tôi bỏ tiền ra làm phước thiện có được Phước đức?
2: Công đức và Phước đức sai biệt như thế nào?

Trưởng Ban trả lời:
Câu 1: Phước đức, là bà bỏ tài vật ra bố thí thì có Phước đức, Phước đức ít thì được tái sanh lại làm người giàu sang. Phước đức cao hơn thì được sanh vào các cõi Trời tương ứng với việc làm từ thiện của bà.

Câu 2: Công đức, là bà bỏ tài vật ra giúp người khác hay tự bà nói cho người khác nghe mà họ được Giác Ngộ và Giải Thoát thì bà có Công đức.

Bà Lê Thị Nguyệt hỏi thêm:
– Trưởng Ban xem tôi có thể tạo ra Công đức được không?

Trưởng Ban hỏi bà Lê Thị Nguyệt:
– Bà có biết Pháp môn Thiền Tông học Nhà Phật?
Bà trả lời: không biết

Trưởng Ban trả lời:
– Bà không thể nào tạo ra Công đức được.
Vì sao vậy?
Vì bà không biết Thiền Tông là gì thì làm sao tạo ra Công đức được.

Bà Lê Thị Nguyệt liền bỏ đi ra ngoài Chùa không từ giã ai.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 04: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 2 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *