Sách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1

✍️ Mục lục:

Câu 13: Tu Thiền “Tứ niệm xứ”, là ngồi dụng công, để mơ tưởng hay tưởng nhớ thân duyên hợp của “tứ đại” này, mà lúc nào cũng hằng nhớ như vậy. Danh từ sử dụng tu Thiền “Tứ niệm xứ” này gọi là “Tuệ tri”, tức phải nhớ thật rõ ràng như vậy hoài.

Câu 14: Thiền Quán và Tưởng: Phải đem vật gì đó để trước mặt, ngồi dụng công, sử dụng tâm duyên hợp của Vật lý Quán và Tưởng từ nhỏ ra lớn hay từ ít ra nhiều.

Câu 15: Thiền Nghi Tìm: Ngồi dụng công, sử dụng tâm duyên hợp của Vật lý, để tìm hữu dụng của Vật chất như thế nào hay làm hại loài người ra sao.

Câu 16: Tu Bát chánh Đạo: Tìm hiểu 8 con đường đi chánh, để xem đường đi nào dẫn đến đường Giải Thoát.

Câu 17: Mục đích chánh của Đạo Phật là dạy ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát đến học để biết Công thức. Nhưng vì loài người ai cũng đang sống trong vòng cuốn hút của Nhân – Quả, Luân hồi của Vật lý Âm Dương. Mà Đạo Phật, Đức Phật có dạy: Người nào muốn Giác Ngộ và Giải Thoát, thì đến nghe Ngài dạy, còn ai muốn đi trong lục Đạo Luân hồi, thì tự nhiên đi. Vì cái không ràng buộc này, mà mới có 12 loại người sau đây nương Đạo Phật để tìm danh và lợi:

Tìm danh có 3 loại người:
1- Thấy danh từ “Tổ Thiền Tông” oai quá, nên tự xưng mình là “Tổ sư Thiển tông”, mặc dù không biết nhiệm vụ của Tổ Thiền Tông là làm gì và dạy tu như thế nào.
2- Thấy danh từ “Thiền Sư” nhiều người đến lạy, nên tự xưng mình là “Thiền Sư”. Mặc dầu không biết nhiệm vụ của “Thiền Sư” là gì, cùng vì danh mà tự xưng mình là “Thiền Sư” để nhiều người họ đến lạy và cúng tiền.
3- Nghe danh từ đắc Đạo, người thưởng cho mình là “Thánh”, nên bịa ra nói như sau: Tôi dụng công ngồi Thiền 5 phút, sẽ nhìn thấy Đức Phật và nghe Đức Phật dạy Đạo, nên “Tôi” nay đã là “Thánh nhân” rồi. Người không biết gì cho là phải, nên ùn ùn kéo đến lạy và cúng tiền xài không hết.

Tìm lợi có đến 6 loại người:
1- Tổ chức mỗi ngày lạy 100 lạy.
2- Tổ chức xuống Địa ngục rước người ở dưới đó lên.
3- Tổ chức cầu cho người đã chết lên Trời ở.
4- Tổ chức mỗi bước đi 1 lạy.
5- Tổ chức cúng đủ thứ.
6- Tổ chức cầu đủ chuyện.
V.v…

Những phần tổ chức nói trên, mục đích chánh là để lấy tiền của những người không biết sự thật nơi Thế Giới này.
Có người Quản trị Chùa mà còn mang hình hay tượng của những vị Tướng của người Trung Quốc xa xưa thời Tam Quốc vào Chùa mình để thờ nữa. Rồi thêu dệt thêm đủ chuyện gọi là linh thiêng, để dụ những người mê tín đến cúng tiền, chứ không ngoài gì khác.

Câu 18: Như nói ở trên, Đạo Phật là Đạo không ép buộc ai, không hù dọa ai, muốn Giải Thoát thì đến nghe, muốn Luân hồi đi đâu thì đi, muốn làm tôi tớ cho ai thì cứ tự nhiên.

Câu 19: Các Chùa tu không giống nhau là có nguyên do như sau: Đức Phật dạy nơi Thế Giới này có đến 6 Pháp môn tu. Tánh của con người có đến 16 thứ, mà cái Tưởng của Tánh Người là mạnh nhất, nên ai Tưởng ra như thế nào, thì họ làm như thế ấy. Miễn họ Tưởng và suy nghĩ làm sao có nhiều người đến cúng tiền là được.
Còn đúng hay sai, họ không màng đến.

Câu 20: Tiêu chuẩn một vị Thiền Sư là họ phải thông tất cả 9 Pháp môn tu Thiền, dù là của Đạo Phật hay ngoài Đạo Phật. Một Thiền Sư đúng chánh thống, thì người đó phải có 2 phần như sau:
– Một là phải được “Phong Thiền Tông Sư”, gọi tắt là “Thiền Sư”.
– Hai là phải thông suốt Pháp môn “Như Lai Thanh Tịnh Thiền” của Đức Phật dạy.

Câu 21: Ranh giới của 1 Tam Giới là do Điện từ Âm – Dương làm ranh giới. Còn bên ngoài 1 Tam Giới là “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Giới”.

Câu 22: Tiểu thiên Thế Giới không nói là bao lớn được.
Vì sao vậy?
Vì đâu có ai đứng ra đo được mà hỏi bao lớn.
Nhưng con mắt “Thiên nhãn” của Phật thấy được 1 Tiểu thiên Thế Giới gồm có 1.000 Tam Giới.

Câu 23: Trung thiên Thế Giới có 1 tỷ Tam Giới.

Câu 24: Đại thiên Thế Giới có 1.000 tỷ Tam Giới.

Câu 25: Càn khôn Vũ Trụ không giới hạn. Phần này, Đức Phật sử dụng Phật nhãn nhìn hoài mà cũng không thấy biên giới của Vũ Trụ, nên Ngài dạy là Vũ Trụ không biên giới.

Câu 26: Hỏi người tu theo Đạo Phật chết đi về đâu. Câu hỏi này không chính xác lắm.
Tuy nhiên, để ông hiểu rõ về lời của Đức Phật dạy chết đi về đâu.
Người tu theo Đạo Phật, hay người không tu theo Đạo Phật, hoặc tu theo các Đạo khác.
Bất cứ ai, đã sống trong Thế Giới Nhân – Quả Vật lý Âm Dương này, đều phải tuân theo Qui luật của nó.
Dù cho có 1 vạn “Ông Thượng Đế” cũng không thay đổi được Qui luật Nhân – Quả của Thế Giới này.

Ông Trịnh Công Mỹ xen vào nói:
– Chỉ cần có 1 Ông Thượng Đế là thay đổi được, chứ đâu cần đến 1 vạn ông như vậy?

Ban quản trị Chùa nói:
– Đức Phật có dạy: Vì các ông không biết, nên tưởng rằng Ông Thượng Đế có quyền năng như vậy. Các ông có biết không? Trong 1 Đại Thiên Thế Giới có đến 1.000 tỷ Ông Thượng Đế, mà trong Càn khôn Vũ Trụ này có “Hằng hà sa số” Tam thiên Đại thiên Thế Giới, đâu có ông Thượng Đế nào làm việc này, mà ông ta cũng chỉ là một ông còn nằm trong Quy luật Nhân – Quả Luân hồi cũng như bao nhiêu người khác, thì làm sao ông ta làm được.

Còn người ở Thế Giới này chết sẽ đi về đâu là tự họ quyết định đi, 1 trong 12 con đường như sau:
1- Muốn về Phật Giới sống, thì phải biết Công thức Giải Thoát và hành đúng Công thức này.
2- Muốn đến sống với Cõi Trời Vô Sắc, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
3- Muốn đến sống với Cõi Trời Hữu Sắc, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
4- Muốn đến sống với nước Tịnh Độ, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
5- Muốn đến sống với Cõi Trời Dục Giới, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
6- Muốn đến sống với Cõi Trời Thượng Đế, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
7- Muốn đến sống với loài Thần, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
8- Muốn ở sống trong dòng tộc hoài, thì cũng phải biết Công thức của nó.
9- Muốn làm loài Ngạ Quỷ, thì cũng phải biết Công thức của nó.
10- Muốn làm loài Súc Sanh, thì cũng phải biết Công thức của nó.
11- Muốn vào Địa Ngục ở, thì cũng phải biết Công thức của nó.
12- Muốn sống với loài Thực Vật, thì cũng phải biết Công thức của nó.
Nơi Thế Giới Nhân – Quả Vật lý Luân hồi do Điện từ Âm – Dương luân chuyển và kéo đi, không có bất cứ ai sửa Qui luật này được. Ai mà nói mình làm được, trong kinh “Vượt Hải Triều Dương” Đức Phật có dạy: Người đó là kẻ đại lường gạt mình đó, nên tránh xa họ ra!

Câu 27: Ngọc Hoàng cũng gọi là Thượng Đế, vị này cai quản Cõi Trời “Thượng Đế”; Cõi Trời Thượng Đế này nằm ở “Vùng 2 xung quanh mặt trời”. Vùng 2 này được gọi là “Cõi Trời Dục Giới” có đến 11 hành tinh cấu tạo bằng 5 màu sắc Điện từ Âm – Dương rất đậm. Vì cấu tạo băng Điện từ Âm – Dương rất đậm, cường lực nó rất mạnh, nên gọi là “Cực Dục”. Trong mỗi Hệ mặt trời có tất cả là 4 vùng. Một mặt trời và 4 vùng này, gọi là “Một Tam Giới”.

Câu 28: Thiên đàng, tức “Đường đi trên các Cõi Trời, 2 bên đường đi này có cây cảnh hoa lá rất đẹp, nên gọi đường này là “Thiên đàng”, tức đường đi trên trời.

Câu 29: Ở nơi mặt đất này, bất cứ ở đâu mà có con đường đi mà mặt đường rất đẹp. Hai bên đường có phong cảnh tuyệt đẹp, đường này được gọi là “Địa đàng”.

Còn theo Đạo Thiên Chúa nói: Vườn Địa đàng, nơi Đức Chúa Trời lập ra cho ông A Dam và bà EVa sinh sống. Theo sưu tầm của Chúng tôi, Địa đàng này nó nằm tại vùng “Sừng Phi Châu”, nay thuộc nước Yémen.

Câu 30: Chứng minh lời của Đức Phật dạy là Chân lý, Chúng tôi đưa ra 6 cái chứng minh như sau:

Một: “Nhân – Quả”.
Hai: “Luân hồi”.
Ba: “Điện từ”.
Bốn: “Âm Dương”.
Năm: “Vật lý”.
Sáu: “Tồn tại”

Chứng minh thật rõ như sau:
1- Nhân – Quả: Trên đời này, bất cứ việc gì hình thành ra, đều phải như sau:
– Tưởng tượng, suy nghĩ, là đầu tiên. Tức cái Nhân ban đầu.
– Bắt tay vào làm xong, là có kết Quả.
Hai danh từ này gọi chung là Nhân – Quả.
2- Luân hồi: Mọi sự mọi vật trên Trái Đất này, nó phải luân chuyển, tức “Luân hồi”, không đứng yên một chỗ được.
Lớn lao như hành tinh, còn nhỏ nhất là điện tử. Cái nào nó cũng phải Luân hồi cả.
3- Điện từ: Dù vật lớn hay vật nhỏ gì, đều do Điện từ cuốn hút luân chuyển để tồn tại. Lớn như Trái Đất. Nhỏ như vi trùng, không động vật hay thực vật nào thoát ra ngoài định luật này được.
4- Âm Dương: Từ loài người, cho đến tất cả các loài động vật hay thực vật, đều phải sống theo Qui luật Vật lý Âm Dương để sinh hóa, chứ không loài nào thoát ra ngoài định luật này được.
5- Vật lý: Những hiện tượng xảy ra hằng ngày, là một cách tự nhiên, hoặc do con người tạo ra, chớ không “Bàn tay quyền năng” nào làm ra việc này; mà chỉ có “Bàn tay và khối óc của người có học thức” làm ra thôi.
6- Tồn tại: Tất cả như loài người, động vật hay thực vật. Loài nào tồn tại cũng phải qua Công thức Vật lý Âm Dương, chứ không Công thức nào khác.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 02: Những câu hỏi Thiền Tông – Tập 1 – Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *