Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 07: Đức Phật dạy tu Thiền Tông

✍️ Mục lục:

17- Nhà văn Mai Ánh Dương, sanh 1944, tại Lâm Đồng, cư ngụ tại Tp. Cremona, nước Ý, hỏi:

– Tôi xem sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, thật tình quá hay, tôi chưa tìm thấy sách nào viết về Đạo Phật mà quá rõ ràng và bài bản như vậy. Tôi có thắc mắc, xin Thầy giải thích, vì câu này tôi có hỏi nhiều vị Thầy có danh tiếng, nhưng tôi không vừa lòng, câu hỏi như sau: Trong kinh Pháp Bảo Đàn, khi Đức Lục Tổ ngộ đạo có nói:

“Tâm hằng sanh muôn Pháp”.

Chúng tôi hỏi các vị Thầy có danh tiếng, các vị ấy giảng là “Tâm sanh ra vạn vật ở Thế gian này”. Chúng tôi xin quí Thầy đưa ra vài ví dụ, nhưng quí Thầy không đưa ra được. Ở đây, Trưởng ban có đưa ra được không, xin Trưởng ban cho biết, xin cảm ơn?

Trưởng ban trả lời:

– Thưa Nhà văn Mai Anh Dương: Như trong các sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, tôi có nêu 4 hạng người giải đáp kinh điển. Vị nào sống được với Tánh Thanh Tịnh của chính mình thì mới giảng đúng câu này được; còn đem cái Tưởng của Tánh người để giảng, thì không thể nào dúng.

Câu “Tâm hằng sanh muôn Pháp” , Nhà văn phải hiểu cấu tạo nơi Thế Giới này như sau:

Thế Giới này cấu tạo bằng 6 thứ như:

1- Đất.

2- Nước.

3- Không khí.

4- Hơi ấm

5- Tánh 5 loài.

6- Điện từ Âm – Dương.

Câu này xuất phát từ lời thốt lên của Đức Lục Tổ Huệ Năng khi Ngài nhận ra Tánh Phật Thanh Tịnh của chính Ngài nên Ngài mới thốt lên như vậy.

Người muốn hiểu ý nghĩa của câu này thì phải hiểu 2 phần như sau:

Một là “Tướng Pháp”.
Hai là “Tánh Pháp”.

* Tướng Pháp như sau:

– Muốn làm ra cái nhà, thì Tâm phải Tưởng tượng ra và suy nghĩ ra như thế nào đó, khi suy nghĩ hoàn chỉnh rồi bắt tay vào thực hiện, sau cùng cái nhà được hình thành, gọi là:

“Tâm hằng sanh muôn Pháp Tướng”.

* Pháp Tánh như sau:

– Muốn nói ra điều gì, thì Tâm phải Tưởng tuợng và suy nghĩ ra thật chuẩn xác rồi mới phát ra tiếng nói; tiếng nói này được xuất phát ra, gọi “Tâm hằng sanh ra Pháp Tánh”.

Muôn sự việc khác cũng vậy, cho nên Đức Lục Tổ Huệ Năng nói: “Tâm Ta hằng sanh muôn Pháp”

Nghe Trưởng ban giải thích “Tâm hằng sanh muôn Pháp” quá hay nên Nhà văn Mai Ánh Dương hỏi thêm:

Còn Sơn, Hà, Đại Địa ở Thế Giới này là do gì sanh ra?

Trưởng ban trả lời:

– Đức Phật dạy: Căn bản trong Càn khôn Vũ Trụ này có 3 phần:

Một: Phật Giới, gồm có:

1- Điện từ Quang.

2- Tánh Phật.

3- Chư Phật.

Hai: Thế Giới, gồm có:

1- Đất, Nước, Không khí, Lửa.

2- Động vật, gồm có: Loài người và muôn thú.

3- Thực vật gồm có: Cỏ, cây, hoa, lá, trái, v.v…

4- Tỉnh vật gồm có: Núi, đồi, ruộng, đồng, v.v…

5- Thế Giới bằng Tứ Đại này có 6 Hành tinh.

Ba: Các cõi Trời và nước Tinh Độ, gồm có:

1- Cõi Trời Dục giới có 11 Hành tinh.

2- Coi Trời Hữu sắc có 11 Hành tinh.

3- Nước Tịnh Độ có 6 Hành tinh.

4- Coi Trời Vô sắc có 11 Hành tinh.

Tổng cộng trong 1 Tam Giới có đến 45 Hành tinh. Còn Hành tinh “vật tư” thì không thể nào đếm hết được. Trên đây là tự nhiên như vậy.

Chủng tôi xin trở lại câu hỏi của Nhà văn là Sơn, Hà, Đại, Địa này do ai sinh ra?

Như chúng tôi đã nói ở trên, nó là tự nhiên như vậy, tức không ai sinh ra hết, mà nó do sức hút của Điện từ Âm – Dương luân chuyền nên mới có cảnh vật, sự sống. Đức Phật gọi là:

“Sức hút Nhân – Quả Vật lý Âm – Dương”

Đức Phật dạy:

– Ai muốn sống để được Luân hồi trong Hành tinh của loài Người đang sinh sống hay Luân hồi các nơi khác trong Tam Giới này, thì sống bằng Tánh người của chính mình.

– Còn ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát, thì sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, thì không bị Luân hồi.

Chỉ có như vậy thôi.

Còn hiện nay chúng ta nghe nhiều người nói: Trái Đất, loài Người và muôn vật là do “Thượng Đế” sanh ra là có nguyên nhân như sau:

1- Khi loài Người chưa văn minh, con cháu họ hỏi:

– Kính thưa ông, bà hay cha, mẹ: Trái Đất này do đâu mà có?

Ông, bà, cha, mẹ các đứa trẻ trả lời:

– Do Trời sanh đó con.

Vì sao họ trả lời như vậy?

– Vì họ cũng không biết.

2- Các Nhà Lãnh đạo quốc gia, họ muốn cho trong nước ai cũng lương thiện nên đưa ra:

– Làm thiện và hiền lành là thuận lòng Trời, làm ác là nghịch lòng Trời.

3- Các nơi tổ chức cúng Trời, mục đích của họ là muốn lấy tiền của người tin Tưởng, chứ “Ông Trời” đâu có xài tiền của người Thế gian hay ăn thức cúng của những người này. Nhà văn nhìn kỹ xem, có người trí thức nào họ tin việc này không. Thỉnh thoảng, có người học vấn cao họ đứng ra tổ chức cúng này là có nguyên nhân như sau:

Vì họ thấy bày cúng này dễ kiếm tiền quá, nên họ bày ra để kiếm tiền, chứ họ đâu có tin việc này.

Nhà văn Mai Ánh Dương nói:

Quả thật, Trưởng ban giải thích hết sức thuận lý và cao sâu.

Vốn là một Nhà văn, ông liền xuất khẩu thành bài thơ 32 câu và ngâm lên trước sự chứng kiến của nhiều người:

Thơ rằng:

Tin rằng: ở tận quê xa
Có Thầy chỉ dạy nhận ra Nguồn Thiền
Chúng tôi tìm đến hỏi liền
Được Thầy chỉ dạy Nguồn Thiền Thích Ca,

Hôm nay tôi đã nhận ra
Tuyệt ý Phật Đà “Yếu chỉ Thiền Tông”
Mạch Phật tôi nhận trong lòng
Niết Bàn vi diệu tôi nhìn đã ra.

Lòng từ của Phật Thích Ca
Hôm nay con đã nhận ra nơi này
Con xin cảm ơn vị Thầy
Lập nhiều phương tiện tại đây dạy Thiền.

Đến đây, hết đảo hết điên!
Nhận được Nguồn Thiền của Phật Thích Ca
Cảm ơn người bạn chỉ ra
Đến nơi quê vắng nhận ra Niết Bàn.

Sự thật tôi đã bình an
Nhìn thấy quê cũ an nhàn thảnh thơi
Hôm nay tôi đã ngộ rồi
Cảm ơn Thầy dạy tuyệt mùi Thiền Tông.

Chánh pháp tôi nhận trong lòng
Niết Bàn vi diệu hiện trong lòng mình
Tôi nay nhận được lặng thinh
Không cho ai biết, sợ người cười chê.

Khi xưa Lục Tổ nói về
Ai nhận Thiền học một bề lặng thinh
Coi ai ham muốn thì mình
Tìm nhiều phương tiện tự mình chỉ cho.

Người ngộ Thiền học phải lo
Nếu ai ham muốn mình lo vẹn toàn
Không được dấu kín ý son
Để môn Thiền học luôn còn Thế gian.

Những người có mặt đều vô tay, khen hay!


18- Giáo sư Tiến sĩ Triết học Lâm Ngọc Thái, sanh năm 1943, tại Cần Giuộc, Long An, cư ngụ tại quận 2, Thủ đô Paris, nước Pháp, có hỏi như sau:

Tôi đọc sách do Thầy giảng giải, thấy lạ quá! Tôi là người sống ở nước ngoài lâu năm, khi đến tuổi nghỉ hưu, không biết làm gì, nên mua sách, xem băng, để tìm những lý luận hay nơi Thế Giới này. Trong tất cả các đạo, tôi thấy Đạo Phật có một hệ thống lý luận rất tuyệt, thực tế và khoa học, nhưng tôi chưa từng nghe vị Thầy nào giảng giống như Thầy cả.

Hôm nay, tôi có 2 câu hỏi sau đây rất khó, xin Thấy giải thích cho, xin cảm ơn:

Câu 1: Xin Thầy lý giải cụ thể về Tam Giới mà Đức Phật nói?

Câu 2: Tôi chưa từng nghe ai giảng “Phật” và “Tánh”, giảng riêng, giống như Thầy giảng. Xin Thầy cho ví dụ và chứng minh?

Trưởng ban trả lời:

Câu 1: Quả thật, câu hỏi của Giáo sư thật là hóc hiểm, vị nào muốn giải 2 câu này, vị đó phải hiểu và biết tu theo Pháp môn Thiền Tông Nhà Phật, mà phải nhận được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình thì mới giảng đúng được.

Bằng không nhận ra, có giảng hay nói, chỉ là người nghe người khác nói sao, thuật lại như vậy mà thôi.

Trước nhất, tôi xin giải về Tam Giới mà Đức Phật dạy:

Tổ chức 1 Tam Giới gồm:

* Có 45 Hành tinh chia ra như sau:

1- Có 6 Hành tinh cấu tạo bằng Tứ Đại.

2- Có 11 Hành tinh cấu tạo bằng 5 màu sắc của Điện từ Âm Dưong rất đậm.

3- Có 17 Hành tinh cấu tạo bằng 12 màu sắc Điện từ Âm – Dương rực rỡ.

4- Có 11 Hành tinh cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương không màu sắc.

Còn Hành tinh “vật tư” thì không đếm hết được!

Câu 2: Trong các kinh của Nhà Phật, kinh nào cũng có đề cập đến Phật Tánh cả. Sở dĩ Giáo sư không nghe ai giảng hay nói đến là có nguyên do như sau:

Vị Giảng sư nào đề cập đến Phật Tánh thì vị đó phảithông suốt thì mới dám giảng, còn giảng mà không biết thì làm sao dám giảng.

Giáo sư Tiến sỹ Triết học Lâm Ngọc Thái nói:

– Xin Trưởng ban giảng giải về Phật Tánh để chúng tôi hiểu, xin cảm ơn?

Trưởng ban không giảng giải mà trích đọc ít câu về Phật Tánh:

Phật là trùm khắp mọi nơi
Chân Tánh theo Phật khắp nơi mà Hành
Trong Tánh Phật chỉ rõ rành
Tánh Thấy Thanh Tịnh không sanh điều gì.

Tánh Nghe Thanh Tịnh một khi
Tánh Biết chỉ biết vậy thì mà thôi
Pháp đi khấp chốn mọi nơi
Trong khối của Pháp, không hề bị vơi.

Phật Tánh bị Luân hồi:
Khi vào Thế Giới rong chơi
Bị hút Vật lý Luân hồi chuyển đi
Các con đừng có tư nghì

Phật Tánh Thanh Tịnh là đây Niết Bàn.
Phật Tánh rời Thế gian:
Muốn lìa sức hút Thế gian
Chỉ cần “Thôi Dứt” Niết Bàn hiện ra

Như Lai nói rõ lòng ta
Phật Tánh Thanh Tịnh là ra Luân hồi.
Ai làm như vậy được rồi
Luân hồi sinh tử là thôi tìm mình

Các ông ngồi đó lặng thinh
Uống công vô ích không tìm ra chi.
Nghe lời ta dạy một khi
Thực hiện cho được tâm thì yên vui

Như Lai để lại niềm vui
Cho người Thanh Tịnh yên vui Niết Bàn.
Tức khắc hết khổ hết nan
Như Lai chỉ rõ có đàng này thôi

Các ông có kiếm được rồi
Đây là đường khổ xa rời nhà xưa.

Nghe Trưởng ban ngâm một loạt câu kệ mà Đức Phật dạy Phật Tánh, Giáo sư Tiến sỹ Triết học Lâm Ngọc Thái đã rõ thông những câu hỏi của mình, Giáo sư hết sức cảm ơn.


19- Bác sĩ Lê Long Trường, sanh năm 1946, tại Thủ Dầu Một, cư ngụ TP. San Diego, Mỹ, hỏi một loạt 4 câu:

Câu 1: Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Ngài là 1 vị Tổ sư Thiền Tông, cớ sao Ngài để danh hiệu là “Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử”?

Câu 2: Chủ trương Đạo Phật tu là để được Giác Ngộ và Giải Thoát, cớ sao tôi vào các chùa hỏi không ai biết?

Câu 3: Phiền não là của con người, không cho diệt trừ phiền não thì làm sao tu thành Phật được?

Câu 4: Thầy chúng tôi dạy: Muốn thành Phật thì phải diệt trừ Vọng Tưởng, nếu không cho diệt trừ được Vọng Tưởng thì làm sao Giải Thoát được?

Trưởng ban trả lời:

Câu 1: Khi Phật hoàng Trần Nhân Tông lập ra Pháp môn tu Thiền này, Ngài đề bảng hiệu là “Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”.

Hiện nay bảng hiệu để “Thiên viện Trúc Lâm Yên Tử là của những người sau này để.

Vì sao họ để vậy?

– Vì họ không biết Pháp môn Thiền Tông học là gì. Cũng vì ham danh và lợi, nên họ tự cho mình biết Pháp môn Thiền Tông mà đức vua Trần Nhân Tông đã Giác Ngộ, nên họ trương bảng như vậy.

Nhiều nguời, nghe Thiền viện dễ câu khách, nên xây Thiền viện để kiếm tiền.

Thậm chí, Tu viện là của đạo Thánh, quí vị đại diện cho những vị Thánh có dạy rõ: Ai muốn làm con của những vị Thánh, hãy vào Tu viện để tu. Người tu theo Đạo Phật cũng vì ham danh, nên để trước cửa chùa mình là Tu viện, để dụ những người ham mê làm con của Thánh đến tu. Thật là khổ cho Đức Phật, có những môn đồ quá ham mê danh và lợi, nên đem đạo Thần đạo Thánh vào chùa để thay thế Đức Phật.

Câu 2: Mục đích của Đức Phật lập ra đạo là dạy cho con người Giác Ngộ, từ chỗ Giác Ngộ này mới biết đường Giải Thoát. Nhưng vì Pháp môn Giải Thoát này con người khó thực hiện.

Vì sao vậy?

Vì Pháp môn Giải Thoát là “vô trụ” với vật chất, mà con người ai cũng dính với vật chất, nên Đức Phật dạy thêm 5 Pháp môn còn năm trong Luân hồi để tìm trong đông người này coi có ai muốn Giải Thoát không, nếu có thì người đó tự nhiên có người đến giúp.

Bác sỹ muốn hỏi Pháp môn Giải Thoát này, phải tìm đến chùa nào có ghi chữ “Thiền Tông” thì nơi đó có người dạy cho.

Xin lưu ý bác sỹ: “Thiền viện” hay “Tu viện” không biết được Pháp môn giái thoát này.

Câu 3: Phiền não gốc là do Tâm con người Tưởng tượng ra, nó tự nhiên trong Thế Giới loài Người, không ai dẹp trừ phiền não được, kể cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vị nào muốn “thành Phật”, thì cứ sống với Tánh Phật của chính mình, còn phiền não kệ nó.

Đức Phật có dạy như sau:

Phiền não là của con người
Tánh Phật Thanh Tịnh, đừng tìm mà chi
Trực nhận Tánh Phật mình đi
Sống với Phật Tánh, màng chi Luân hồi.

Phiền não là của con người
Tại người ngu muội não phiền nơi
Tâm Phiền não là của chiều Âm
Sống với phiền não đường Trần phải đi.

Thanh Tịnh Phật Tánh một khi
Phiền não lìa bỏ còn chi não phiền
Muốn về Bể Tánh ở yên
Tạo nhiều Công đức về yên quê nhà.

Câu 4: Vọng Tưởng là do cái Tưởng tượng của Tánh người, bất cứ người nào cũng sống bằng cái Vọng Tưởng của Tánh người cả. Bất cứ ai dám diệt trừ Vọng Tưởng, thì người đó tự mình giết mình vậy.

Vì vậy Đức Lục Tổ có dạy:

Vọng Tưởng là của con người
Người không Vọng Tưởng như là cỏ cây
Các con ghi nhớ lời Thầy
Người không Vọng tuởng như thấy thúi sình!

Vọng Tưởng mà tìm huyền linh
Là tìm sinh tử để mình vui chơi
Thiền Tông Phật bảo mình “Thôi”
“Thôi” tìm “Thôi” kiếm hết rồi trầm luận!

Bác sĩ Lê Long Trường nghe Trưởng ban trả lời hết 4 câu hỏi của mình, bác sĩ xin phép Trưởng ban và nhiều người có mặt, ngâm bài thơ để nói lên sự ngộ đạo Thiền Tông của mình.

Thơ rằng:

Nhiều năm tôi nguyện tôi cầu
Trước nay, tôi làm những chuyện không đâu
Đến đây nghe Trưởng ban dạy
Tôi nhận được chân tâm chẳng cần cầu.

Hôm nay đã hết nhức đầu
Tại nơi quê vắng lại có hạt Châu
Phước tôi thật lớn lao thế!
Nhận được chân Tâm chỉ nghe mấy câu.

Về đất Mỹ bỏ cầu mong
Phổ rằng nước Việt Nam có “Báu mầu”
Ai thích, tôi xin chỉ rõ
Thiền Tông không kiếm cũng chẳng cầu.


20- Kỹ sư Bùi Trong Khánh, sanh năm 1950, tại Bạc Liêu, cư ngu tại Tp. Thượng Hài, Trung Quốc, hỏi 5 câu:

Câu 1: Làm sao nhận ra Tánh Thanh Tịnh của chính mình?

Câu 2: Lục Tổ dạy: “An tâm tại vọng Tánh” là an tâm làm sao?

Câu 3: Con người nhờ Tánh để thấy, vậy Tánh và Linh Hồn có giống nhau không?

Câu 4: Trong sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, Trưởng ban có nói: Vị nào đạt được “Bí mật Thiền Tông”, thì vị đó biết được ai tu còn Luân hồi hay tu Giải Thoát, có đúng như vậy không?

Câu 5: Muốn tu vượt ra ngoài Tam Giới phải tu làm sao?

Trưởng ban trả lời:

Câu một: Người tu theo Đạo Phật phải hiểu Phật và Tánh như sau, thì mới biết Tánh là gì mới nhận Tánh được:

Phật là trùm khắp.

Tánh: Trong Tánh có cái Ý, Ý này có 4 cái hằng: Thấy, Nghe, Pháp và Biết, nhưng tất cả đều là Thanh Tịnh. Cái Tánh này nhờ Điện từ Quang làm sự sống cho Tánh, nên Tánh mới: Thấy, Nghe, Nói và Biết đưa đi xa hay thu gần lại được.

Trên đây là 6 thứ trong Tánh, gọi là Tánh chân thật cũng gọi là Chân Tánh. Vì Tánh nó có đầy khắp theo Phật, nên Đức Phật gọi chung là “Phật Tánh”.

Còn cái học thức, suy nghĩ, chúng ta dùng là những thứ đối đãi trong Vật lý Trần gian này, nên gọi là Vọng Tánh; cái Vọng Tánh này là sinh diệt, luân chuyền của Thế Giới này, nên không thể nào dừng được. Tôi phân tích như vậy, nếu ông khéo sẽ nhận ra Tánh chân thật của chính ông.

Câu hai: Câu này nếu ai nhận ra Phật Tánh của chính mình giải ra rất đơn giản, còn người không nhận ra Phật Tánh của chính mình, sử dụng cái Tâm duyên hợp của vật chất để giải thích, dù ngồi dó giải thích cả ngày thì người nghe cũng không biết gì.

Câu này các vị Tổ cũng như Đức Phật đã có dạy: Như Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn day:

– Người đã an Tâm rồi, tức sống với Phật Tánh của chính mình. Dù có hoàn cảnh khắc nghiệt đến với mình, Tâm mình vẫn không bị lay động.

Khi con người được hình thành, trong đó có quả Tim, người Trung Quốc gọi là Tâm. Cái Tâm này nó ở trong Thân con người, mà cái Tánh của con người nó lại bao bọc xác thân của con người. Vì con người không muốn bỏ 2 thứ này nên gọi luôn 2 chữ: Tâm Tánh của tôi là như vậy.

Đức Phật dạy:

Sở dĩ con người bị đi trong Lục đạo Luân hồi là vì con người thích sử dụng Tánh người, mà Tánh người có đến 16 thứ. Trong 16 thứ của Tánh người, con người sử dụng nhiều nhất là “Tướng, Tham, Ác và Kiến”, nên con người khó mà nhớ lại Tánh Phật của chính mình được.

Đức Phật dạy tiếp:

– Khi Như Lai dạy Pháp môn Giải Thoát, bị các thầy Bà La Môn chửi, nhưng Tánh Như Lai không động”.

Vì sao Tánh Như Lai không động?

Vì Như Lai đã sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của Như Lai. Vì Tánh Phật Thanh Tịnh nên không dính tiếng chửi của dạo Bà La Môn. Nhờ vậy, Như Lai không sân hận.

Câu ba: Tánh của mỗi con người, chúng tôi đã giải thích rồi; còn Linh Hồn, đây là hiểu biết của người bình dân, chứ không phải lời dạy của Đức Phật.

Câu bốn: Phần này là đúng sự thật. Vì sao đúng sự thật?

– Vì tu Thiền Tông là tu cao nhất, thành tựu cao nhất, hiểu biết tột cùng nhất, và duy nhất chỉ có một con đường là “thành Phật”. Pháp tu Thiên tông này, Đức Phật dạy sau cùng nơi kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong hang núi Kỳ Xà Quật và trên núi Linh Sơn. Vì là cao nhất, nên biết tất cả những Pháp môn khác.

Câu năm: Muốn vượt ra ngoài Thế Giới loài Người hay Tam Giới. Duy nhất, người tu phải nhận ra Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình. Khi nhận ra được rồi, việc làm của Tánh Phật mới không bị Luân hồi.

Đức Phật dạy đoạn này như sau:

Khi vào Tam Giới rong chơi
Bị hút Vật lý Luân hồi chuyển đi
Các con đừng có tư nghì
Tánh Phật Thanh Tịnh là đây Niết Bàn.

Muốn lìa sức hút Thế gian
Chỉ cần “Thôi, Dứt” Niêt bàn hiện ra
Như Lai nói rõ lòng Ta
Tu theo Đạo Phật là ra Luân hồi.

Ai làm như vậy được rồi
Luân hồi sinh tử là thôi tìm mình
Các ông ngồi đó lặng thinh
Uồng công vô ích không tìm ra chi.

Nghe lời Ta dạy một khi
Thực hiện cho được Tâm thì yên vui
Như Lai để lại niềm vui
Cho người Thanh Tịnh an vui Niết Bàn.

Tức khắc hết khổ hết nan
Như Lai chỉ rõ có đàng này thôi
Các ông có kiếm được rồi
Đây là đường khổ xa rời “nhà xưa”.

Kỹ sư Bùi Trọng Khánh nghe xong 5 câu trả lời của Trưởng ban, Kỹ sư hết sức vui mừng và cảm ơn.


21- Cụ bà Nguyễn Thị Phương Thanh, sanh 1935 tại Tp. Huế, cư ngụ tại Thủ đô Tokyo, nước Nhật, hỏi 5 câu như sau:

Một: Tu theo Đạo Phật chân chánh, phải tu như thế nào mới đúng?

Hai: Căn cứ vào đâu, Thầy bảo là người tu phải sử dụng, Tánh Thấy và Tánh Biết của chính mình để tu?

Ba: Thầy tôi dạy: Nghiệp là do việc làm xấu của chính mình, nếu muốn hết nghiệp phải làm từ thiện, làm càng nhiều, lâu ngày Công đức mình tích lũy, sẽ vào được Niết Bàn, như vậy có đúng không?

Bốn: Người nhận ra Phật Tánh, sống với Phật Tánh của chính mình, họ khác nhau rất nhiều, có đúng như vậy không?

Năm: Chúng tôi thường tổ chức cúng trai Tăng, những vị nào tu tốt chúng tôi cúng nhiều, còn những vị tu không tốt chúng tôi cúng ít, cúng dường như vậy có được không?

Trưởng ban trả lời:

Câu một: Người tu theo Đạo Phật, muốn mình là người tu chân chính, trước nhất phải tìm hiểu Phật Tánh là gì, khi biết Phật Tánh rồi, làm sao sống với Phật Tánh ấy, thì người đó mới được xem là người tu chân chánh. Còn không biết căn bản trên, người tu chỉ là người dùng cửa Phật để tìm kế sinh nhai mà thôi!

Câu hai: Căn cứ vào câu “Tri và Kiến” của Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Đức Phật dạy:

– Các ông muốn tu theo đạo của Như Lai thì phải dùng 2 căn Mắt và Biết để tu. Nếu các ông sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của Tứ Đại dụng công tu, là các ông như lấy cát mà muốn nấu thành cơm vậy.

Câu ba: Câu này, vị Thầy giảng đơn giản quá. Người tu theo Đạo Phật phải hiểu căn bản như sau:

Một: Trong 1 Tam Giới là nói nhỏ, còn mênh mông là trong Càn khôn Vũ Trụ, còn nhỏ nhất là Nguyên tử hay Điện tử, Tất cả tồn tại được là do sức hút của Điện từ Âm – Dương.

– Điện từ Âm – Dương có công năng như sau:

1- Âm: Hút vào, để vật chất tựu hội có hình thể.
2- Dương: Đẩy ra, để hình thể không va chạm với nhau.

Công năng của Điện từ Âm – Dương có 2 chiều để tạo ra Nhân – Quả.

Nhân – Quả có 2 chiều:

1- Chiều Dương: Hút lên, gọi là chiều tốt, cũng gọi là chiều Phước.

2- Chiếu Âm: Kéo xuống gọi là chiều xấu, cũng gọi là chiều Âm, tức chiều tai họa.

Đức Phật dạy:

– Vì có Nhân – Quả, nên Thế Giới này, hoặc trong 1 Tam Giới hay khắp trong Càn khôn Vũ Trụ này mới tồn tại được.

Hiểu như vậy, thì mới hiểu qui Luật Nhân – Quả nơi Thế Giới này là nói nhỏ, còn nói vừa là trong 1 Tam Giới, còn nói lớn lao là trong Càn khôn Vũ Trụ này.

Cho nên qui Luật Nhân – Quả như sau:

1- Ai thích sống cảnh Thanh Tịnh, đang sống nơi Thế Giới này phải ngồi Thiền dụng công ép cho Thân và Tâm minh Thanh Tịnh, để tạo ra làn sóng nghiệp bằng Điện từ Âm – Dương thích hợp với Hành tinh Thanh Tịnh. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, được Điện từ Dương hút nghiệp và Trung Ấm Thân của mình đến cõi Trời Vô sắc để hưởng Thanh Tịnh mà mình ham muốn.

2- Ai thích sống cảnh đẹp, có màu sắc rực rỡ, thì đang sống nơi Thế Giới này phải làm Phước thiện thật nhiều, để tạo ra làn sóng nghiệp bằng Điện từ Dương rực rõ, thích hợp với Hành tinh đẹp và rực rỡ. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, được Điện từ Dương hút nghiệp và Trung Âm Thân của mình đến cõi Trời Hữu sắc để hưởng phong crnh đẹp và rực rỡ, mà mình ham muốn nên làm từ thiện thật nhiều.

3- Ai thích sống nơi có phong cảnh đẹp và rực rỡ mà Thanh Tịnh, thì đang sống nơi Thế Giới này phải làm Phước thiện thật nhiều, để tạo ra làn sóng nghiệp bằng Điện từ Âm – Dương rực rỡ và Thanh Tịnh. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, được Điện từ Duơng hút nghiệp thiện mà Thanh Tịnh và Trung Âm Thân của mình đến cõi Tịnh Độ sinh sống, đúng với lòng ham muốn của mình.

4- Ai thích sống với phong cảnh đẹp và vui chơi thật mạnh, thì đang sống với Thế Giới này phải làm Phước thiện thật nhiều, để tạo ra làn sóng nghiệp thật mạnh. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, được Điện từ Dương hút nghiệp thích mạnh và Trung Âm Thân của mình đến sống nơi Hành tinh dao động thật mạnh, để thỏa lòng ham muốn của mình.

5- Ai sống thích hù dọa người khác, thì đang sống với Thế Giới này phải làm Phước thiện thật nhiều và đứng đầu nhóm làm Phước thiện ấy, tức tự mình tạo ra làn sóng

Điện từ Âm – Dương cao hơn những người xung quanh. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, làn sóng Điện từ này tự động hút mình vào các cõi Thần để sinh sống và được làm Thần chủ, còn những người đi theo làm Phước thiện với vị Thần chủ này, những người này chỉ được làm Thần con thôi.

6- Những người không tin Tưởng bất cứ thứ gì, chỉ biết tho ông bà cha mẹ. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, cứ luẩn quẩn trong Dòng tộc để thay phiên nhau trả Nhân – Quả.

7- Những người thích giành giật của người khác. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, thì được sanh vào các loài Cô Hồn.

8- Những người thích sát hại sinh vật, nếu giết hại sinh vật nào. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, được sinh vào loài sinh vật đó để trả quả mà mình đã sát hại nó.

9- Những người thích làm những chuyện mờ ám hay gây trọng tội. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, thì bị nghiệp lực kéo đến vùng âm u để sống, trả quả mà mình đã tạo ra.

10- Người không biết Giác Ngộ Giải Thoát là gì. Cũng vì danh và tiền, nên tuyên bố là mình biết, dụ nhiều người đến nghe để lấy tiền của họ. Tức tự mình tạo con đường Hoa báo để đi vào trả quả mà mình đã lường gạt người khác. Trả khi nào hết nợ mới được trở lại làm người, nhưng làm người bần cùng hèn hạ.

Trên đây là 10 con đường Nhân – Quả do Điện từ Âm – Dương cuốn hút kéo di. Còn ai muốn Giải Thoát thì đừng dính vào 1 trong 10 con đường này.

Câu năm: Về cúng dường cho những vị tu hành. Đức Phật có dạy rõ ràng như sau:

1- Cúng dường có Công đức: Cúng tài hay vật mà giúp người khác nhận ra Tánh Phật Thanh Tịnh của chính người đó, là người cúng đó có Công đức.

2- Cùng duờng có Phước đức: Cúng tài hay vật mà giúp người khác được an vui là người cúng có Phước đức.

Còn bà cúng dường mà phân biệt, Phước đức này đưa bà đến nơi có cao có thấp theo Luật Nhân – Quả nơi Thế Giới Vật lý này.


22- Giảng su Phật hoc Thích Nhuận Chính, sanh năm 1943, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang, cư ngụ tại quận 5, Tp. HCM, hỏi 2 câu như sau:

Một: Nếu nói như Thiền gia, người tu theo Đạo Phật như chúng tôi, không dụng công được gì sao?

Hai: Tôi là một Giảng sư, nếu tu theo Thiền Tông hết, thì chúng tôi thất nghiệp sao?

Trưởng ban trả lời:

Câu một: Kính thưa Giảng sư: Như Lai dạy Pháp môn tu Thanh Tịnh Thiền là để chỉ cho ai muốn vượt ra ngoài Tam Giới để trở về sống nơi Phật giới. Pháp môn tu Thiền này hết sức khó. Do đó, khi Như Lai dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, gần 3 năm trên núi Linh Sơn. Một hôm, Ngài muốn tìm xem trong mấy ngàn đệ tử của Ngài coi có ai nhận được và sông với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình không?

Đệ tử của Như Lai nhiều như vậy, duy nhất chỉ có ông Ma Ha Ca Diếp hằng sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính ông, còn bao nhiêu người sống với Tánh Người của họ. Thi thử hỏi, đời Mạt pháp hiện nay có mấy ai biết được. Giảng sư đừng sợ “Ngài” không có việc làm. Sở dĩ chúng tôi nói ra Pháp môn Thiền Tông này, là vì chúng tôi vâng lời Thầy của chúng tôi, chỉ nói trong 4 năm rồi thôi, chứ chúng tôi không dám nói công khai và nói lâu. Hiện nay, nhiều người biết là do soạn giả Nguyễn Nhân, yêu cầu chúng tôi cho phép ông viết ra thành sách. Chúng tôi đồng ý, nhưng với một điều kiện: Khi sách phát hành, nếu có nhiều người đọc và nhiều người hỏi, chúng tôi sẽ không nói nữa. Hôm đây hỏi, chúng tôi đã đoán biết trước là nay, Giảng sư sẽ có rất nhiều người bị sốc, trong đó có Giảng sư. Phần tu theo Thiền Tông mà không cần dụng công, xin Giảng sư đọc kỹ lại sách Khai Thị Thiền Tông, chúng tôi có nói rất rõ. Rõ nhất là sách Huyền ký của Đức Phật và của những vị ngộ Thiền.

Câu hai: Câu này Giảng sư đến đây hỏi bị sai địa chỉ rồi. Vì sao bị sai?
– Vì bảng hiệu chùa có ghi rõ là “Thiền Tông Việt Nam”. Có nghĩa là chùa này là Chùa Thiền Tông, có bồn phận giúp cho bất cứ ai muốn Giải Thoát, nếu họ có yêu cầu, còn không có yêu cầu thì chúng tôi không dám chỉ. Nếu Giảng sư không có nhu cầu Giải Thoát mà đến đây hỏi, Giảng sư đã lầm địa chỉ rồi vậy.

Giảng sư nghe Thiền gia Chánh Huệ Phong trả lời 2 câu hỏi của ông, ông có lời hối lỗi và cảm ơn Trưởng ban.


23- Giáo su Lâm Ngọc Trân, sanh năm 1936, tại huyện Vĩnh Châu, tinh Bạc Liêu, cu ngụ tai Tp. Union, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, hỏi 2 câu:

Một: Bên Mỹ tôi có đến nhiều chùa, nghe quí Thầy giảng về Thiền học, quí Thầy day: “Muốn tu Thiền, trước hết phải tu Tâm, tu khi nào Tâm mình được Thanh Tịnh, là tu thành công, như vậy có đúng không?

Hai: Trong quyển sách “Khai thị Thiền Tông”, tôi có đọc được câu kệ của Thiền sư Thần Tán độ Thầy mình, có câu: “Tánh Thấy, không Thấy, chỗ xưa Niết Bàn”. Thật tình tôi chưa hiểu thấu, xin Thầy giải rõ nghĩa cho?

Trưởng ban trả lời:

Câu một: Chữ “Tâm” Đức Phật dạy, Giáo sư phải hiểu như sau: Khi Phật Tánh bị hút vào Tánh Người; Tánh Người có đến 16 thứ, ngoài vỏ bọc của Tánh Người là 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác nữa. Con người duyên hợp mới có quả “Tim”; quả Tim này người Trung Hoa họ gọi là “Tâm”. Cái Tâm này là sự sống của 1 con người. Còn điều khiển cái Tâm này là do “Tánh Phật”, mà Tánh Phật nó lại nằm trong cái vỏ bọc của Tánh Người. Chúng tôi phân tích như vậy, nếu Giáo sư sử dụng cái Tâm để tu hành thi có Giải Thoát được không?

Trưởng ban liền đọc trích đoạn 12 câu kệ của Đức Phật:

Tu Thiền, dùng Tâm để cầu
Nếu Tâm Thanh Tịnh là đầu trầm luân!
Như Lai dạy ông chỉ “Dùng”.
Nhận ra Phật Tánh là đây cội nguồn.

Các ông phải nhớ luôn luôn
Muốn về quê cũ, đừng tuôn theo Trần
Cái Tâm Vật lý không cần
Nhận Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn hiện ra.

Các ông nghe rõ lời Ta
Dùng Tâm Vật lý là sa Luân hồi!
Các ông chỉ cần “Dứt, Thôi”
Không theo Luân hồi là Giải Thoát ngay!

Câu hai: “Tánh Thấy, không Thấy chỗ xưa Phật truyền”. Câu này Đức Phật có chỉ rõ nơi kinh “Thủ Lăng Nghiêm” như sau:

– Tri Kiến lập Tri, tức vô minh bổn.

– Tri Kiến bất lập Tri, tức Tánh Niết Bàn.

Có ý nghĩa như sau:

Đức Phật dạy: Người tu Thiền khi:

– Thấy liền Biết, mà chồng thêm Thấy và Biết nữa, là gốc của vô minh.

Còn Thấy cũng liền Biết, mà Biết trong Thanh Tịnh, tức Thấy và Biết còn nằm trong Niết Bàn.

Vừa nghe Truởng ban giải thích câu thứ 2, Giáo sư Lâm Ngọc Trân đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, có làm bải thơ trình với Trưởng ban.

Muốn đời ngàn kiếp đi tìm cầu
Tìm cao tìm thấp chẳng thấy đâu?
Nay nghe Trưởng ban phân tích rõ
Nhận rõ chân Tâm rất nhiện mầu.

Đến nơi quê vắng, tôi không cầu
Chỉ cần thưa hỏi có hai câu
Trưởng ban phân tích tôi đã biết:
Hạt châu là “Thấy” không cầu đâu.

Lần này tôi về lại Việt Nam
Nghe báo rêu rao bán sách Thiền
Có bạn rủ tôi về quê vắng
Đến đây tôi nhận cốt tủy Thiền.

Cảm ơn Trưởng ban tôi đã biết
Ai dạy Phật Tâm tôi lắc đầu
Những gì Vật lý không cần đâu
Tức khắc Tánh chân sẽ “lú đầu”.


24- Thầy Lê Trọng Kính, sanh 1948 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cư ngu tại Tp. Colorado, Hoa Kỳ, có hỏi 1 câu như sau:

– Tôi là một vị tu sĩ cũng có danh phận, xin miễn nói Tôn giáo của tôi. Tôi có đến nhà người bạn chơi, bạn ấy có cho tôi xem sách của tác giả Nguyễn Nhân viết. Vì Tánh tò mò nên tôi xem hết các sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, tôi có thắc mắc như sau, xin Thầy giải đáp cho:

Như trong các sách viết: Dụng công tu là còn bị Luân hồi. Vậy xin Thầy giải thích cho tôi biết rõ lý do, xin cảm ơn?

Trưởng ban trả lời:

– Như Thầy đã biết: Trong Thế Giới này có 6 nẻo Luân hồi. Sử dụng Thân và Tâm của Vật lý để tu, đều là thành tựu trong Vật lý, như:

1- Tu Quán, Tưởng, Cầu mong, nếu đạt là có Thần thông nhỏ. Thành tựu là dính với cái Thần thông nhỏ này.

2- Học Lý luận nói cho hay để nổi danh, khi danh đã nổi rồi thì dính vào danh ấy.

3- Tu Nghi, Tìm trong vật chất xem hữu dụng như thế nào, nếu thành công thì dính vào sự hữu dụng của vật chất đó.

4- Tu niệm Phật, khi thành tựu thì thấy được hình bóng của Đức Phật mà mình niệm, nên phải giữ hình bóng ấy hoài.

5- Tu niệm Chú là để có Thần thông lớn, khi thành tựu, sử dụng Thần thông này để đi làm Thầy trị bệnh cho người khác.

Đức Phật có dạy những người sử dụng Thân và Tâm Vật lý để tu như sau: Niệm Chú Đại Bi là để cho Thân Tâm Vật lý được an vui,

* Niệm Chú Thủ Lăng Nghiêm để xua đuổi Tà Ma để cho Thân Tâm được Thanh Tịnh.

* Niệm Chú Dược Sư để cho Thân của mình bị đau ở đâu, chỗ đó tự nhiên nghe như đã hết bệnh.

* V.v…

* Đức Phật có dạy rõ về Thân như sau: Như Thân mình bị nóng nực, sử dụng quạt, quạt cho mát thì hết nóng, khi hết quạt thì nóng trở lại.

* Còn về Tâm, khi Tâm buồn rầu, niệm Chú Đại Bi Tâm hết buồn liền.

Đức Phật day:

* Thân Vật lý đau, thì phải sử dụng thuốc là cỏ cây hoa lá để xóa đau hoặc cắt bỏ chỗ đau.

* Tâm Vật lý buồn là do cái “Tưởng” của Tánh Người mà ra. Muốn hết buồn thì “Đừng” Tưởng tượng.

Đức Phật dạy rõ người sống nơi Thế Giới này phải hiểu rõ như sau:

– Tu theo “Đạo Trời” là để về với các cõi Trời. Cõi Trời này có đến 3 vùng:

Vùng một là cõi Trời Dục giới: Ông xem trong truyện Tây Du Ký thì hình dung được. Cõi Trời chắng khác gì cõi Người cả.

Vì sao vậy?

Vì cõi Trời họ Tham – Sân – Si như cõi Người. Vì vậy, ai nghịch ý Trời sẽ bị Trời đày đến chỗ xấu! V.v…Còn nặng nề hơn thì bị “Trời đánh”!

– Tu theo “Đạo Thánh” là đế xin Ngài che chở. Nếu không nghe lời các Ngài, thì các Ngài sẽ trừng phạt! Còn nặng nề hơn thì Ngài giết chết! Vì vậy có câu: Ai làm trái ý Thánh sẽ bị “Thánh đâm”!

– Tu theo “Đạo Thần” để sống với các vị Thần. Nếu Thần sai làm mà mình không chịu làm thì “Thần vặn họng”!

Trên đây là căn bản mà Nhân gian ai cũng biết, tùy ông lựa chọn để tu.

Ý ông hỏi là tại làm sao bị đi trong 6 nẻo Luân hồi?

Xin thưa: Vì trong 6 nẻo Luân hồi là tự nhiên trong Càn khôn Vũ Trụ này. Ai thích Luân hồi thì dùng những phương tiện nơi Thế Giới này làm; còn ai không thích Luân hồi, thì đừng sử dụng những thứ của Vật lý của Trần gian này, thì Luân hồi không đến với mình được, chỉ đơn giản như vậy thôi.

Thầy Lê Trọng Kính bất ngờ thốt lên: “Không ngờ đơn giản như vậy mà tôi không biết, hôm nay đến đây nghe Trưởng ban đưa ra nguyên lý thực tế này, tôi đã hiểu cốt tủy nơi Vật lý Trần gian này, xin cảm ơn Trưởng ban”.

Ông liền ứng khẩu làm bài thơ 12 câu:

Cuộc đời đơn giản bình thường
Tại tôi Tưởng tượng đi khắp muôn phương
Đến đây Thầy giải thích rõ
Bỏ đi Tưởng tượng, được về quê hương.

Đến đây cảnh, vật mến thương
Không ngờ ở quê vằng lại chủ trương
Thiền Tông không cần tu lạy
Sống với Phật Tánh không bị lường.

Lần này về với quê hương
Thiền Tông Tân Diệu, được Thấy chủ trương
Quê chân thật không cần kiếm
Chỉ cần sống Tánh Phật hết đau thương.


25- Kỹ sư Trần Đại Dũng, sanh năm 1950, tại Long Khánh, Đồng Nai, cư ngụ tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hỏi 2 câu:

Tôi thích tim hiểu các Tôn giáo, trong đó có Đạo Phật. Về Đạo Phật, tôi hiểu rất sâu. Tôi có tò mò hỏi vị Thầy ở Long Thành, Đồng Nai 2 câu như sau:

Câu 1: Thưa thầy Phật là gì?

Câu 2: Thưa thầy ai Thấy, ai Nghe?

Vị Thầy ở Long Thành, Đồng Nai, trả lời:

Câu 1: Phật là giác, tu giác cho mình rồi đem day lại cho nhiều người khác cùng giác như mình. Đức Phật dạy: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Câu 2: Phật Thấy, Phật Nghe, Phật Biết. Tôi có góp ý: Sao tôi nghe nói là Tánh thấy, chứ không phải Phật thấy?

Vị Thầy ấy khẳng định: Không cần Tánh mà cũng thấy được!

Vậy xin Trưởng ban giải thích: Thầy ấy đúng hay là tôi đúng?

Trưởng ban trả lời:

Câu 1: Vị thầy ấy chưa biết Phật là gì, nếu nói thầy ấy ngộ đạo Thiền là không phải thật, mà vị thầy ấy ngộ đạo Thiền do Tưởng tượng thôi.

Câu hỏi này Kỹ sư hỏi rất hay. Hôm nay, tôi không trả lời cho Kỹ sư. Khi nào Kỹ sư đọc hết sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, tự nhiên biết Phật là gì.

Câu 2: Kỹ sư nói Tánh thấy là đúng, nhưng Kỹ sư chưa nắm vững Tánh của Đức Phật, Kỹ sư nên tìm đoc tập sách Huyền ký của Đức Phật, trong bài kệ mà Đức Phật dạy trong Bể Tánh Thanh Tịnh tự nhiên Kỹ sư biết, cái gì Thấy, cái gì Nghe, cái gì Nói và cái gì Biết.


26- Ông Đinh Văn Trọng, sanh năm 1951, tại Trà Nóc, TP. Cần Thơ, cư ngụ tại Tp. Cà Mau, hỏi:

Nhờ ơn Thầy, tôi đã Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”. Tôi muốn đem những lời Đức Phật dạy để chỉ lại cho người thân và bạn bè của tôi để họ không còn bị đi trong 6 nẻo Luân hồi nữa; nhưng lời nói của tôi họ không thèm nghe mà còn chửi lại tôi. Hôm nay tôi về đây, xin Thầy chỉ phương cách để tôi nói cho họ nghe và thực hiện theo Thiền Tông, xin cảm ơn Thầy?

Trưởng ban trả lời:

– Thưa ông Đinh Văn Trọng, đời này ông là người có Phước đức thật lớn nên mới có duyên gặp được Pháp môn Thiền Tông học này. Khi người nhận được “Yếu chỉ Thiền Tông”, người đó sẽ trở thành là một người “lớn tuổi”, rất chững chạc về phong cách của một con người. Còn người tu các Pháp môn khác hoặc không biết tu hành là gì, họ ví là như “mấy đứa trẻ” vậy. Vì Tánh của bọn trẻ, tụi nó thích ăn chơi, vui đùa. Do đó, những đứa trẻ không biết tụ hành là gì; còn những đứa trẻ biết tu, tụi nó thích linh thiêng, kỳ bí, hiện tượng lạ, đặc biệt bọn trẻ thích làm con của những người có quyền thế.

Vì chỗ đó, khi ông muốn giúp những hạng người xung quanh hiểu được Thiền Tông, ông phải tìm những phương tiện để giúp họ, chứ ông không thể nào nói trực tiếp được.

Tôi xin góp ý với ông như sau: “Ông mua vài quyển sách của tác giả Nguyễn Nhân cứ để trên bàn sách, đặc biệt, ông để quyển sách Huyền ký của Đức Phật trên hết, vì quyền sách này có sức thu hút những người thích linh thiêng, Khi người đọc, tự nhiên

bị sức hút của sách liền, tự nhiên họ tìm đọc sách về Thiền Tông, việc Giác Ngộ đạo Thiền chỉ còn là thời gian thôi.

Ông Đinh Văn Trọng, hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.


27- Cụ bà Đỗ Thị Xuân, sanh năm 1935, tại Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, cư ngụ tại phường Thới An, quận 12, Tp. HCM, hỏi:

Thưa Thầy, khi đọc sách Nguyễn Nhân viết, tôi đạt được “Bí mật Thiền Tông”. Năm rồi, tôi có đến đây trình Thầy, Thầy có cấp cho tôi 1 giấy chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”, mang số 62. Mỗi lần tôi nhìn tấm bảng chứng nhận và số sách truyền Thiền là tôi lại khóc; khóc đây là vì tôi được Phước lớn quá. Khi mãn phần, tôi biết cách vào Phật giới ở. Đã được như vậy rồi, tôi rất thương cho những người xung quanh, nên đến đây xin hỏi Thầy 1 ý như sau:

– Sao Thầy không công khai đứng ra phổ biến cho nhiều người biết, để họ biết đường Giải Thoát?

Trưởng ban trả lời:

Thưa cụ Đỗ Thị Xuân, câu hỏi của cụ rất phải. Trong Huyền ký Đức Phật có dạy: Người nào nắm được “Mạch nguồn Thiền Tông” thì phải tuân thủ 3 phần như sau:

Một: Chỉ nói cho vài người biết rồi dừng.

Hai: Không nói thời gian dài. Ba: Không nói chỗ đông người. Vì sao vậy?
Vì “Mạch nguồn Thiền Tông” này cực Dương, tức cực Mạnh. Nó phá đi tất cả những thứ trong Vật lý là Tiền, Tài, Danh, Lợi và Địa vị. Người sống hiện nay, ai cũng sống hoàn toàn với các thứ ấy. Vì vậy, Pháp môn Thiền Tông này, người nào đứng ra nói chỗ đông người sẽ mất mạng ngay!

Đã có người đem ra thí nghiệm lời của Đức Phật dạy này rồi.

Như năm 2011, có anh thanh niên 28 tuổi, qui y với vị Thầy có danh tiếng. Khi anh đọc sách được Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, anh có hỏi vị Thầy qui y cho anh chỉ 2 câu như sau mà bị Thầy anh đánh cho một trận:

Anh hỏi như sau:

– Kính thưa Thầy: Phật là gì?

– Tu sao để được Giải Thoát?

Anh bị Thầy mình đánh cho mấy bạt tay đỏ mặt! Vì sao anh bị đánh như vậy?
Vi 2 câu này là tuyệt mật của Đức Phật dạy, mà thầy anh là người bình thường thì làm sao biết được 2 câu tuyệt mật này. Hơn nữa, trong lúc anh hỏi, thầy anh đang giảng đạo cho người khác nghe, nên phải đánh anh và nói như sau để người khác không phát hiện cái không biết của thấy anh:

– Mày vô phép!

Tôi cũng nói cho cụ biết: Đức Phật nói ra Pháp môn này còn bị chửi. Các Tổ nói ra còn bị mất mạng. Vì vậy, chúng tồi phải vâng lời Đức Phật không dám tiếp nhiều người, phải nhờ soạn giả Nguyễn Nhân tuyển lựa, chúng tôi chỉ phổ biến một thời gian ngắn rồi thôi.

Cụ bà Nguyễn Ánh Hoàng, 75 tuổi, bạn đi chung với cu bà Đỗ Thị Xuân, đứng lên hỏi:

– Kính thưa Trưởng ban: Như vậy những vị tu theo Pháp môn Tịnh Độ hay các Pháp môn khác, sao họ tập trung được nhiều người?

Trưởng ban trả lời:

Vì Pháp môn Tịnh Độ hoặc các Pháp môn khác là dụng công tu có kết quả theo chiều Vật lý, như:

– Người tu Tịnh Độ, ý họ muốn về nước Cực Lạc để hưởng sung sướng như:

Đi trên đất bằng vàng ròng.
Hoa lá trái bằng châu ngọc,
Chim muông ca hót rất hay.
Đi cúng dường các nơi thờ chư Phật tuyệt đẹp.
V.v…

Khi hưởng hết Phước sẽ trở lại loài Người sống tiếp. Nói tóm lai: Tu mà sử dụng Thân và Tâm Vật lý, là có kết quả của Vật lý, tập trung bao nhiêu người cũng được,

Vì sao vậy?

Vì người đấy được thu lợi.

Còn người tu được huởng vui suớng. Tức họ đồng ý vay trả với nhau. Vì vậy, tập trung càng đông càng tốt.

Cụ bà Đỗ Thị Xuân và cụ bà Nguyễn Ánh Hoàng hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban, vì 2 bà đã hiểu sâu về Pháp môn Thiền Tông học này rồi vậy.


28- Bác sỹ Phan Thành Vinh, sanh 1950, tại Đồ Sơn, Hải Phòng, cư ngụ tại Tp. San Diego, California, USA, hỏi đặc biệt như sau:

– Kính thưa Trưởng ban: Xem sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, tôi đã nhận rất rõ ràng, tường tận và rất sâu mầu lời của Đức Phật dạy nơi Thế Giới này. Nhưng còn vài thắc mắc như sau, xin Trưởng ban giải thích cho tôi, xin cảm ơn?

Câu 1: Xin Trưởng ban giải cho chúng tôi biết “Lộ trình” của người hành Thiền Tông để trở về nguồn cội của chính mình?

Câu 2: Hiểu Thiền và Giác Ngộ Thiền sai biệt chỗ nào?

Câu 3: “Yếu chỉ Thiền Tông”, “Bí mật Thiền Tông” và “Bể Tánh Thanh Tịnh”, sai biệt nhau như thế nào?

Câu 4: Truyền Tâm Ấn có phải là truyền Thiền Tông không?

Trưởng ban trả lời:

– Kính thưa Bác sỹ Phan Thành Vinh, câu hỏi của Bác Sỹ tính đến nay chúng tôi nhận được trên 70 câu hỏi tương tự như vậy. Chúng tôi xin giải đáp như sau:

Câu một: “Lộ trình” của một người tu theo Thiền Tông có 4 cấp bậc như sau:

Cấp bậc 1: Hiểu Pháp môn tu Thiền Tông, là ngược tất cả các Pháp môn khác. Trong Thiền Tông học gọi là “Quay lưng với các Pháp môn Thiền Vật lý”. Vị nào hiểu Pháp môn này gọi là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.

Cấp bậc 2: Cảm nhận được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, từ trong Tánh Phật ấy lưu xuất ra gọi là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.

Cấp bậc 3: Thấy được “Màn trong suốt” bằng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình. Gọi là thấy được “Cửa Hải Triều Âm và Hải Triều Dương”.

Cấp bậc 4: Nhìn xuyên qua được Màn trong suốt thấy được “Phật giới”. Gọi là thấy được “Quê hương chân thật của mình”.

Trên đây là 4 cấp bậc người tu theo Pháp môn Thiền Tông.

Còn muốn trở về sống trong Phật giới thì phải làm 2 việc như sau:

1- Phải biết tạo ra Công đức.

2- Phải được truyền “Bí mật Thiền Tông” để biết rõ lộ trình trở về Phật giới.

Bác sỹ Phan Thành Vinh nghe Trưởng ban trả lời quá rõ, ông hết sức cảm ơn Trưởng ban.


29- Luật sư Lrong Thế Oanh, sanh 1950, tại Sa Đéc, Đồng Tháp, cư ngụ tại quận 10, Paris, nước Pháp, hỏi:

– Đọc sách tu theo Thiền Tông, chúng tôi hiểu là tất cả các Pháp môn tu khác không thế nào Giải Thoát được. Như vậy, 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà là sai sao? Xin Thầy giải đáp câu này, xin cảm ơn?

Trưởng ban trả lời:

– Câu này, chúng tôi xin không trả lời trực tiếp cho Luật sư, mà xin đặt câu hỏi lại với Luật sư:

– Đức Phật A Di Đà, từ Cổ chí Kim có vị nào thấy mặt Ngài không? Hay chỉ nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến Ngài thôi?

– Có nghĩa là 48 lời nguyện của Ngài không phải của Ngài nguyện, mà do người khác nói. Nếu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói, chẳng lẽ Pháp môn tu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước sau không đồng nhất sao?

– Chúng tôi xin dẫn chứng: Trong kinh Kim Cang Đức Phật có dạy:

* Ai tu lấy Sắc mà cầu Ta?

* Ai tu lấy Âm thanh mà cầu Ta?

* Người ấy tu hành theo đạo Tà!

* Không thấy Như Lai mà chỉ thấy Ma!

Vi 4 câu Đức Phật dạy nói trên, nên các Vị Tổ nương theo đó dạy như sau:

* Ai tu, nếu gặp Phật phải “giết” Phật!

* Ai tu, nếu gặp Ma cũng phải “giết” Ma!

Các lời dạy nói trên, Luật sư tự suy nghĩ về 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, đi?

Bác sỹ Phan Thành Vinh, nói:

– Tôi đã hiểu, xin cảm ơn Trưởng ban.


30- Tiến sỹ Hồ Phương Nam, sanh 1943, tại Thanh Hóa, cư ngụ tại Thủ đô Mác Cơ Va, Liên Bang Nga, hỏi 2 câu:

1- Chúng tôi nghiên cứu Đạo Phật, lời giới thiệu của tác giả Nguyễn Nhân: sách chưa nơi nào xuất bản, có thật đúng như vậy không?

2- Xin chứng minh là Thầy nhận được “Mạch nguồn Thiền Thanh Tịnh”?

Trưởng ban trả lời:

– Đây là câu hỏi thứ 128, mà từ khi chúng tôi nói về Thiền Tông học tại chùa này. Hôm nay, ngày 14-10-2009 (ÂL). Chúng tôi xin trả lời:

Câu hỏi 1: Chúng tôi xác nhận là Pháp môn Thiền Tông học này chưa nơi nào xuất bản. Nếu có nơi nào xuất bản, chúng tôi xin đốt hết sách của tác giả Nguyễn Nhân viết.

Câu hỏi 2: Chứng minh vị tiếp nhận được “Mạch nguồn Thiên tông” thì phải có các tín vật như sau:

Từ Tổ thứ nhất đến Tổ thứ 33 phải có:

Một: Áo choàng của Như Lai mặc, khi Ngài đi ra ngoài Thất.

Hai: Bát ăn cơm của Như Lai làm băng đất sét đặc biệt, do chính tay của Như Lai làm.

Ba: Gói Huyền ký trong đó có các bài văn và kệ của Đức Phật dạy:

1- Sự sống trong Phật giới.

2- Tổ chức trong 1 Tam Giới.

3- Công thức để vượt ra ngoài Thế Giới loài Người.

4- Ngài dạy về Tánh Phật và Tánh Người.

5- Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông.

Còn để chứng minh chúng tôi nắm được “Mạch nguồn Thiền Tông” là, 5 phần nói trên chúng tôi đã có tài liệu đầy đủ, nên chúng tôi yêu cầu soạn giả Nguyễn Nhân biên soạn và viết lại thật rõ ràng để phổ biến cho nhiều người biết. Xin Bác sỹ cứ đi tìm hết các nơi coi có nơi nào có tài liệu này không. Trước nhất, xin Bác sỹ tìm những nơi nào mà quí Thầy tuyên bố là dạy Pháp môn Thiền Tông học này và tìm hiểu 8 phần như sau:

1- Phật Tánh là gì?

2- Tánh Người là sao?

3- Tam Giới cầu tạo ra sao?

4- Công thức tu Giải Thoát.

5- Tạo ra Phước để làm gì?

6- Tạo ra Công đức để làm chi?

7- Hồ sơ truyền “Bí mật Thiền Tông” có những chi?

8- Bốn căn bản Giấy và Bằng Chứng nhận:

A- Giấy Chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, có không?

B- Bằng Chứng nhận cấp cho người đạt được “Bí mật Thiền Tông” ra sao?

C- Bằng Công nhận cấp cho người đủ tư cách truyền “Bí mật Thiền Tông” lại cho người sau như thế nào?

D- Bằng phong Thiền Tông sư hay Thiền Tông gia hình dáng ra sao?

Các phần nói trên chúng tôi dã có đầy đủ, chứng tỏ là chúng tôi đã nắm được “Mạch nguồn Thiền Tông”. Hiện tại, ở Hội này có 5 người đã được cấp Giấy Chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và 3 người đã được cấp Bằng Chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.

Chúng tôi chỉ nêu 1 phần nhỏ về chúng tôi nắm được “Mạch nguồn Thiền Tông” để Tiến sỹ yên lòng là chúng tôi phổ biến Pháp môn Thiền Tông này là sự thật.

Tiến sỹ Hồ Phương Nam nghe Trưởng ban trả lời 2 câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.


31- Kiến trúc sư Mai Thế Trung, sanh 1941, tại Vĩnh Phúc, cư ngụ tại Tp. Nha Trang, hỏi một loạt 4 câu:

1- Như Thầy giải thích, người tu theo Pháp môn Tịnh Độ là còn đi trong Lục đạo Luân hồi. Như vậy, 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà là không thật sao?

2- Xin Thầy giải thích các bước tu theo Thiền Tông?

3- Thầy nói, người tu theo Thiên Tông, có nhiều người cảm nhận được Tánh Phật của họ, những người này có kệ xuất phát từ trong Tánh Phật của họ lưu xuất ra, xin Trưởng ban cho biết cụ thể?

4- Trong 12 bộ kinh Đại Thừa, chăng lẽ không có kinh nào áp dụng tu để được Giải Thoát sao?

Xin Trưởng ban trả lời, cảm ơn?

Trưởng ban trả lời:

Câu 1: Tịnh Độ, Đức Phật giải thích như sau: Tịnh là Thanh Tịnh.
– Độ là đưa qua, Đưa qua đâu?

Đưa từ nơi ồn ào luân chuyển của Thế Giới Nhân – Quả Vật lý loài Người sang Thế Giới Thanh Tịnh của Đức Phật A Di Đà làm chủ. Thế Giới của Ngài là còn sống trong Luân hồi. Vì vậy, ai sống nơi Thế Giới Tịnh Độ này thì phải biết 9 tầng bậc của Cửu phẩm liên hoa. Ở mỗi tầng bậc này có thời gian sống khác nhau. Khi hết tuổi thọ ở đây, phải trở lại Ioài Người sống tiếp!

Vì sao vậy?

– Vì trong cõi Tịnh Độ còn nằm trong sức hút của Điện từ Âm – Dương nên không Giải Thoát được.

– Còn về 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, ghi trong các kinh, nhất là kinh Vô Lượng Thọ. Kiến trúc sư phải tìm hiểu như dưới đây:

– Ai nói ra 48 lời nguyện này?

– Nếu nói Đức Phật Thích Ca nói ra thì Ngài bị lỗi là lời dạy của Ngài trước sau không đồng nhất?

Không đồng nhất chỗ nào?

Chúng tôi xin dẫn chứng chỗ không đồng nhất của Ngài như sau:

– Ngài dạy người tu niệm Phật A Di Đà để được Đức Phật A Di Đà rước người niệm về nước của Ngài ở để hưởng sung suớng tột cùng! Trong kinh A Di Đà Đức Phật dạy như vậy phải không?

– Còn trong Kim Cang Đức Phật lại dạy: “Nếu ai tu lấy Sắc cầu Ta, lấy Âm thanh cầu Ta, người ấy hành đạo Tà!” Chẳng lẽ, Đức Phật Thích Ca dạy người tu mong Đức Phật A Di Đà đến để rồi “giết” Ngài sao!?

Còn các vị Tổ sư Thiền Tông và quí Thiền sư dạy còn “bạo” hơn: “Gặp Phật giết Phật! Gặp Ma giết Ma!”

Như vậy, tu theo Pháp môn Tịnh Độ phải tu làm sao đây?

Câu 2: Các bước tu theo Thiền Tông như sau:

1- Đầu Tiên, người tu phải biết: Pháp môn Thiền Tông này không dính với vật chất Trần gian này và không được dụng công tu.

2- Phải tìm hiểu Phật Tánh là gì?

3- Hiểu Tánh Người là sao?

4- Tu sao Giải Thoát?

5- Tu sao luận hồi?

Câu 3: Chúng tôi xác nhận, tất cả người tu theo Thiền Tông, nếu họ kiên trì, thì họ chắc chắn nhận ra Phật Tánh của họ, nếu cố gắng, Giác Ngộ là chuyện nhỏ, còn Giải Thoát chắc chắn trong tầm tay. Xin Kiên trúc sư đọc trong Huyền ký của Đức Phật và những vị ngộ Thiền sẽ nhìn thấy những người này.

Câu 4: Trong 12 bộ kinh Đại Thừa, bộ kinh nào Đức Phật cũng có chỉ Giải Thoát, nhưng người tu hiện nay không ai chịu tìm hiểu, mà cứ đem kinh ra tụng cho Đức Phật nghe để tính công với Phật, nên không ai Giải Thoát được. Vì vậy, các bộ kinh Đại Thừa không giúp ai Giải Thoát được là vậy.

Kiến trúc sư Mai Thế Trung, chắc lưỡi nói:

– Hôm nay, chúng tôi đến đây mới hiểu được tuyệt đỉnh lời của Đức Phật dạy, xin cảm ơn Trưởng ban. Kiến Trúc sư vừa nói vừa rơi nước mắt!

Video (Trích đoạn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *