Quyển 08: Cuộc đời và Ngộ đạo của 36 Vị Tổ sư Thiền Tông
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc…
Thiền Tông Mạng XH Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông
⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉 Xem
⭐️ 36 Vị Tổ sư Thiền Tông (Ấn – Hoa – Việt)👉 Xem
⭐️ Lễ công bố Huyền Ký của Đức Phật 👉 Xem
⭐️ Kinh và Kệ 👉 Xem
Quyển 08: Cuộc đời và Ngộ đạo của 36 Vị tổ sư Thiền Tông: Ấn Độ . Trung Hoa . Việt Nam
✍️ Mục lục:
01. Lời giới thiệu 👉 Xem
Mở đầu là các vị Tổ sư Thiền Tông Ấn Độ
02. Tổ thứ nhất Ma-Ha-Ca-Diếp 👉 Xem
03. Tổ thứ hai A-Nan 👉 Xem
04. Tổ thứ ba Thương-Na-Hòa-Tu 👉 Xem
05. Tổ thứ tư U-Ba-Cúc-Đa 👉 Xem
06. Tổ thứ năm Đề-Đa-Ca 👉 Xem
07. Tổ thứ sáu Di-Dá-Ca 👉 Xem
08. Tổ thứ bảy Bà-Tu-Mật 👉 Xem
09. Tổ thứ tám Phật-Đà-Nan-Đề 👉 Xem
10. Tổ thứ chín Phục-Đà-Mật-Đa 👉 Xem
11. Tổ thứ mười Hiếp-Tôn-Giả 👉 Xem
12. Tổ thứ mười một Phú-Na-Dạ-Xa 👉 Xem
13. Tổ thứ mười hai Mã-Minh 👉 Xem
14. Tổ thứ mười ba Ca-Tỳ-Ma-La 👉 Xem
15. Tổ thứ mười bốn Long-Thọ 👉 Xem
16. Tổ thứ mười lăm Ca-Na-Đề-Bà 👉 Xem
17. Tổ thứ mười sáu La-Hầu-Đa-La 👉 Xem
18. Tổ thứ mười bảy Tăng-Già-Nan-Đề 👉 Xem
19. Tổ thứ mười tám Già-Da-Xá-Đa 👉 Xem
20. Tổ thứ mười chín Cưu-Ma-La-Đa 👉 Xem
21. Tổ thứ hai mươi Xà-Dạ-Đa 👉 Xem
22. Tổ thứ hai mươi mốt Bà-Tu-Bàn-Đầu 👉 Xem
23. Tổ thứ hai mươi hai Ma-Noa-La 👉 Xem
24. Tổ thứ hai mươi ba Hạc-Lạc-Na 👉 Xem
25. Tổ thứ hai mươi bốn Sư-Tử 👉 Xem
26. Tổ thứ hai mươi lăm Bà-Xá-Tư-Đa 👉 Xem
27. Tổ thứ hai mươi sáu Bất-Như-Mật-Đa 👉 Xem
28. Tổ thứ hai mươi bảy Bát-Nhã-Đa-La 👉 Xem
29. Tổ thứ hai mươi tám Bồ-Đề-Đạt-Đa 👉 Xem
Các Vị Tổ sư Thiền Tông Trung Hoa
30. Tổ thứ hai mươi chín Huệ-Khả 👉 Xem
31. Tổ thứ ba mươi Tăng-Xán 👉 Xem
32. Tổ thứ ba mươi mốt Đạo-Tín 👉 Xem
33. Tổ thứ ba mươi hai Hoằng-Nhẫn 👉 Xem
34. Tổ thứ ba mươi ba Huệ Năng 👉 Xem
Tam Tổ sư Thiền Tông Việt Nam . Trúc Lâm Yên Tử
35. Tổ thứ ba mươi bốn Phật Hoàng Trần Nhân Tông 👉 Xem
36. Tổ thứ ba mươi lăm Pháp Loa 👉 Xem
37. Tổ thứ ba mươi sáu Huyền Quang 👉 Xem
Giới thiệu
Kính thưa độc giả.
Pháp môn tu Thiền Tông học, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy nơi thế giới này là Pháp môn Ngài không sử dụng bất cứ thứ gì trong vật lý trần gian để dạy. Vì vậy, Pháp môn Thiền Tông học được xếp vào hàng “tuyệt mật” của Phật giáo. Vì chỗ tuyệt mật đó, nên ít người nhận ra được, cũng bởi lẽ đó, hiện nay chúng tôi chưa thấy có vị nào biết Pháp môn tu Thiền Tông học này chính xác cả.
Chúng tôi viết ra quyển Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền Tông này với mục đích chánh như sau:
1. Muốn nói lên thân thế và cuộc đời của 36 vị Tổ sư Thiền Tông một cách thực tế và khoa học.
2. Không đem những chuyện hư ảo và huyền bí nêu trong 36 vị Tổ sư Thiền Tông học này như nhiều vị đã viết ra trước đây.
Vì sao phải nói thực tế và khoa học như vậy?
. Xin kính thưa, vì hiện nay loài người văn minh đã lên cao, học vấn hơn hẳn người xưa, không ai chấp nhận những gì mà họ biết mù mờ không thực tế hay huyền bí cả. Vì chỗ đó, nên chúng tôi không nêu những thứ linh thiêng và huyền bí vào đây, cốt để Pháp môn Thiền Tông học này đúng với giá trị thực của nó.
3. Hiện nay, các Nhà Khoa học, Nhà Vật lý học, Nhà Bác học và những người có học thức cao, v.v… họ không chấp nhận những chuyện huyền bí linh thiêng mà người xưa nói và bày ra.
Vì sao vậy?
Vì những hiện tượng xảy ra hằng ngày là do biến chuyển của vật lý, các vị nói trên biết một cách hết sức rõ ràng và khoa học.
Họ bảo:
Những chuyện linh thiêng có tánh cách thần bí hãy để cho người kém hiểu biết tin.Vì những người này thích những chuyện ấy, nên trúng ý của những người khôn lanh, nên họ thêu dệt thêm để họ được lợi như:
1. Được người khác kính nể và ăn trên ngồi trước.
2. Không lao động mà cũng có tiền xài.
3. Họ thấy dễ lường gạt quá.
Người trí thức ngày nay hỏi:
. Những chuyện linh thiêng mà người xưa nói, sao chúng tôi đã sống đến tám, chín mươi tuổi rồi mà chưa từng thấy. Do vậy, họ bảo những chuyện linh thiêng của người xưa nói là họ có ý đồ không tốt, chứ không phải là sự thật.
Quí vị lại hỏi, còn Pháp môn Thiền Tông học Nhà Phật này thì sao?
Cũng xin kính thưa, Pháp môn Thiền Tông học này là Pháp môn rất thực tế và khoa học, giúp cho những ai muốn trở về quê hương chân thật của chính mình, nếu thực hành đúng lời Đức Phật dạy sẽ được toại nguyện, tức không bị ai lừa mình cả, nhưng qúi vị phải hiểu, người “tu” theo Pháp môn Thiền Tông học này phải biết các điều căn bản như sau:
1. Ai tu sử dụng nhân duyên của vật lý thì có kết quả theo chiều vật lý, tức còn bị đi trong 6 nẻo luân hồi!
2. Trong vật lý mà làm bất cứ thứ gì đều phải có kết quả của vật lý.
3. Người tu không sử dụng những thứ trong vật lý, tức không làm theo vật lý, đồng nghĩa từ bỏ vật lý, Đức Phật gọi là “Vô trụ với vật lý, là giải thoát”. Phần giải thoát này, có “công thức” đàng hoàng chứ không phải nói suông.
Nếu quí vị muốn thử thực tế Pháp môn Thiền Tông học này thì xin thử như sau:
1 . Tâm vật lý thanh tịnh rỗng lặng và hằng tri, khi thuần thục sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu của Thanh tịnh thiền:
2. Đầu tiên, thân tâm vật lý của mình dường như không có.
3. Kế đến tự nhiên thấy làn nước mênh mông.
4. Nếu tâm mình mà tự nhiên được thuần thục, đồng nghĩa sức hút vật lý âm dương tự nhiên rời bỏ mình, mình liền được hút qua và vào khoảng không mênh mông vô tận.
5. Khi mình được hút vào khoảng không mênh mông vô tận đó, tự nhiên mình nghe, thấy và biết như sau:
A. Thấy mênh mông không giới hạn.
B. Nghe được trùm khắp.
C. Mình muốn phát ra tiếng, tự nhiên tiếng mình được vang rền trùm khắp.
D. Biết tự nhiên không thiếu chỗ nào.
E. Trong chỗ mênh mông trùm khắp trong sáng đó, nhờ “Điện từ quang” tự nhiên, Điện từ quang này không phải là Điện từ Âm Dương hay Điện từ Vật lý. Nhờ Điện từ này mà các tánh Thấy, Nghe, Tiếng, Biết, được “chuyên chở” đi trùm khắp.
Vì sao các thứ trên được trùm khắp?
Xin thưa, vì nó không bị lực cản của vật lý nên được trùm khắp.
Trên đây là 5 căn bản của người tu theo Thiền Tông phải biết và thực hành cho đúng thì mới có kết quả được.
Có vị lại hỏi?
- . Người ham thần quyền, sợ thần linh thì không nói làm chi, còn:
- . Người có học vấn cao, người uyên thâm Phật học, nếu nói không biết, tại sao hiện giờ nhiều người đứng ra dạy Pháp môn Thiền Tông học này?
Chúng tôi cũng xin thưa:
– Phần này, chúng tôi có đi kiểm chứng, các vị giảng là giảng Pháp môn tu thiền Tiểu thừa chứ không phải là Thiền Tông.
– Chúng tôi xin nói rõ, hiện nay những vị dạy tu là Pháp môn Tiểu thừa, Pháp môn Trung thừa thì có ít hơn, còn Pháp môn Đại thừa hoàn toàn chúng tôi chưa tìm thấy ai tu cả, vì vậy Pháp môn Thiền Tông tuyệt mật này làm sao có ai biết, nếu có biết cũng không ai dám tu.
Vì sao vậy?
Vì chúng ta đang sống hoàn toàn lệ thuộc vào vật lý, còn Pháp môn Thiền Tông này là loại bỏ tất cả những thứ trong vật lý nên khó có người tu Pháp môn này.
Người tu theo đạo Phật phải hiểu 2 căn bản như sau:
Một: Ai tu sử dụng những thứ trong vật lý là phải tạo nhân duyên, vì là nhân duyên nên mới có kết quả, có kết quả gọi là chứng hay đắc, có chứng hay đắc thì phải giữ lấy, vì giữ lấy nên phải theo chiều vật lý là Thành . Trụ . Hoại . Diệt, mà Đức Phật gọi là Sanh Tử . Luân Hồi!
Hai: Người “tu” Pháp môn Thiền Tông, là Pháp môn không sử dụng bất cứ thứ gì trong vật lý cả, mà người tu chỉ cần để tâm vật lý của mình tự nhiên thanh tịnh, khi thuần thục tự nhiên được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh” trong càn khôn vũ trụ này. Khi được rơi vào trong đó, tự nhiên mình muốn biết những gì mà mình muốn, nói theo Nhà Phật là mình đã về được quê xưa của mình, còn nói theo ngôn ngữ huyền bí là “thành Phật”.
Trên đây là hai căn bản của người tu theo đạo Phật, ai muốn tu mà còn luân hồi là tu sử dụng những thứ trong vật lý; còn ai tu muốn giải thoát thì đừng sử dụng bất cứ những thứ trong vật lý, chỉ có đơn giản như vậy thôi.
Người tu theo đạo Phật hiện nay, không phải tu để Giác Ngộ và giải thoát, mà họ tu theo đạo Phật để tìm chức vụ, hay tìm cuộc sống an nhàn trong vật chất. Do đó, họ bị những thứ trong vật chất ràng buộc nên không thoát ra được, khi lìa bỏ cuộc đời phải đi theo chiều vật lý. Cái bệnh của người tu hiện nay, là chấp mình tu được nhiều năm để khoe với người chung quanh, để được người chung quanh kính nể. Đây là cốt lõi của vật lý này vậy.
Mục đích của chúng tôi viết ra quyển sách này:
- Một: Nêu danh 36 vị Tổ sư Thiền Tông của 3 quốc gia mà có “Mạch nguồn Thiền Tông” đã đi qua.
- Hai: Nêu bài kệ của Ngài Ma Ha Ca Diếp trình với Đức Phật và những bài kệ của các vị Tổ sư Thiền Tông trình chỗ Giác Ngộ của mình trình với vị Thầy trước. Đặc biệt nhất, bài kệ Đức Phật truyền “Bí mật Thiền Tông” cho Ngài Ma Ha Ca Diếp, chính bài kệ này được các vị Tổ sư Thiền Tông lấy làm chuẩn để truyền Bí mật Thiền Tông cho những vị sau, khi vị sau đạt được Bí mật Thiền Tông rồi, vị Thầy trước có bổn phận là truyền Bí mật Thiền Tông lại cho vị sau nữa. Nói cho thật chính xác, dòng Thiền Tông này phải chảy theo dòng riêng của nó. Vì chỗ chảy riêng đó, nên các vị Tổ sư Thiền Tông nói là “Giáo ngoại biệt truyền”, tức truyền ngoài kinh điển thông thường.
Còn vị nào muốn biết thật rõ tu Pháp môn Thiền Tông học này, xin tìm đọc một loạt các sách của chúng tôi đã xuất bản.
👉Muốn Giác Ngộ nhanh, hãy đọc:
– Tu theo Pháp môn nào của đạo Phật dễ Giác Ngộ.
👉Muốn tu đúng theo Pháp môn Thiền Tông, hãy đọc:
1. Hành đúng phương pháp Phật dạy, chắn chắn được giải thoát.
2. Khai thị Thiền Tông.
3. Đức Phật dạy tu Thiền Tông.
👉Muốn biết dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông, hãy đọc:
– Huyền ký của Đức Phật và những vị ngộ thiền.
👉Muốn biết tất cả những thắc mắc, hãy đọc:
– Những câu hỏi về Thiền Tông, quyển 1 và 2.
👉Còn muốn biết Đức Phật truyền Thiền Tông và quí vị Tổ sư Thiền Tông ngộ đạo như thế nào, hãy đọc:
– Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền Tông Ấn Độ, Trung Hoa và Việt Nam.
Quyển sách này, tuy chỉ nói một đề tài, nhưng nó tuyệt quí vô cùng. Đầu tiên, vị đứng ra dạy Pháp môn Thiền Tông học này là Thái tử Tất Đạt Đa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da, của nước Ca Tỳ La Vệ.
Khi Ngài tu “Được rơi Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, được hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, nên Ngài dạy Pháp môn tu này. Nói theo người Trung Hoa, Ngài là vị thủy Tổ Pháp môn Thiền Tông học này vậy.
✍️ Mục lục: Cuộc đời và Ngộ đạo của 36 Vị tổ sư Thiền Tông 👉 Xem tiếp
⭐️ Bộ sách Thiền Tông 👉 Xem
Người sưu tầm và biên soạn, kiêm tác giả Nguyễn Nhân
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram